Nhiều người cho rằng công dụng của nghệ đen là tốt hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này đã khiến không ít người rước họa vào thân khi dùng nghệ đen một cách vô tội vạ…
Tìm hiểu về giống nghệ đen
- Nghệ đen là gì?
- Đặc điểm của nghệ đen
- Công dụng của nghệ đen dưới góc nhìn của nền y học Đông – Tây
- Tác dụng chính của nghệ đen
- Những lưu ý khi dùng nghệ đen
Nghệ đen là gì?
Nghệ đen (Nghệ đen còn được gọi là nghệ xanh, nghệ tím), là cây thân thảo thuộc họ Gừng, thường đường trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Đây là loài bản địa của Ấn Độ và Indonesia. Nghệ đen được người Arab đưa đến châu Âu từ khoảng thế kỉ thứ 6, nhưng ít được người phương Tây sử dụng làm gia vị. Đôi khi họ dùng nghệ đen để thay thế gừng.
Nghệ đen là cây thân thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30–60cm, rộng 7–8cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.
Nghệ đen còn được gọi là nghệ xanh, nghệ tím.
Về hình dạng nghệ đen với nghệ vàng rất giống nhau, chỉ khác ở màu sắc. Nghệ đen có màu tím đậm.
Đặc điểm của nghệ đen
Cây nghệ đen dùng củ làm thuốc (Đông y gọi là nga truật). Củ hình con thoi hoặc hình trứng. Đầu trên phình to và thu nhỏ dần về phía đầu dưới. Chiều dài củ dao động từ 2 -4 cm, lớp vỏ bên ngoài màu vàng nâu, bề mặt trơn bóng. Thịt củ màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.
Bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây nghệ đen chính là củ tươi hoặc khô.
Củ nghệ đen được thu hoạch vào tháng 11 – 12 hàng năm. Phần củ đem về sẽ được rửa sạch đất cát, cắt bỏ hết rễ con.
Công dụng của nghệ đen dưới góc nhìn của nền y học Đông – Tây
- Theo Tây y, củ nghệ đen được dùng trong các loại thuốc bổ. Hàng ngày, dùng một thìa cà – phê tinh bột nghệ đen hòa với nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Tuyệt đối lưu ý là chỉ dùng cho những người không bị bệnh đau dạ dày
- Theo y học xưa nay, củ nghệ đen có vị đắng, cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì… Có thể dùng 3-6 g nghệ đen sắc uống hoặc dạng bột.
- Hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng kinh, kinh không đều ở chị em phụ nữ.
- Chữa các bệnh ăn không tiêu, thường xuyên đau bụng, các chứng đầy hơi, ợ chua gây buồn nôn.
- Chữa chứng bế kinh, tích huyết, hành kinh, điều hòa khí huyết.
- Hỗ trợ phục hồi da bị thương tổn, xua tan các vết bầm tím trên da.
Nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương.
Công dụng của nghệ đen được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh của chúng ta, nhưng không vì thế loại củ này trở thành thần dược như chúng ta vẫn nghĩ.
Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương mà ngược lại, chúng còn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vết thương lâu lành hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày vì nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn.
Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng.
Theo những công năng, dược tính đã trình bày ở trên thì nghệ đen không thể dùng để thay cho nghệ vàng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng chúng để điều trị riêng hoặc dùng chúng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau.
Vì vậy, các chuyên gia Đông y khuyên người dân nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi sử dụng.
Theo pgrvietnam/thuocdantoc