• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hình Ảnh Các Cây Đàn Guitar

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hình Ảnh Các Cây Đàn Guitar


    La Playa, guitar thời gian tình chưa quên lãng

    Năm 2013 cũng là thời điểm sinh nhật năm chẳn của khá nhiều ca khúc lừng danh quốc tế. Trong số những bài xưa nhất, có bài El Cóndor Pasa và bản tango El Choclo ra đời cách đây một thế kỷ. Nhạc phẩm Quién Será được ghi âm tại Mêhicô sáu thập niên về trước (1953). Một thập niên sau, đến lượt bài La Playa (Bãi biển) đi vòng quanh thế giới nhờ phiên bản dạo đàn ghi ta sáng tác vào năm 1963.
    Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.
    Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.




    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:16 PM.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads
  • #2

    Đến khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.
    Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.

    Đầu những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới ca sĩ ‘‘nhí’’ hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.
    Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
    Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.
    Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.


    Năm 1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz. Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của Claude Ciari).
    Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.
    Tác giả người Pháp Pierre Barouh, nghe được khúc đàn La Playa khi anh vừa từ Brazil trở về Paris. Pierre Barouh là người sáng tác sau này nhạc phẩm Samba Sarava (1966) và hát ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et Une Femme (Câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà) của đạo diễn Claude Lelouch, mà hầu hết mọi người chỉ nhớ mang máng câu hát mở đầu. Cảm thấy hứng thú, Pierre Barouh mới đặt lời ca tiếng Pháp cho giai điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm vào năm 1964.
    Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê hương do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì không ghi rõ tác giả, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.
    Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.

    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 11-03-2016, 09:33 PM.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment

    • #3


      Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 11-03-2016, 09:41 PM.
      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment

      • #4

        Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:19 PM.
        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment

        • #5

          Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 11-03-2016, 10:07 PM.
          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment

          • #6




            Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 10:03 PM.
            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment

            • #7

              Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:21 PM.
              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment

              • #8

                Guitar

                Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

                Đàn ghi-ta (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm (西班琴), vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây.

                Nó là một loại nhạc cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu.



                Ảnh chụp mặt trước và mặt bên đàn ghi-ta cổ điển

                Lịch sử

                Đàn ghita có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những người thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên được phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạcđàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùagân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).

                Từ "ghita" (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Babylon"]Babylon[/ame] từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.

                Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.

                Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latinaguittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.
                Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ ghita ngày nay.

                Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn ghita. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.

                Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây ghita ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Mandolin"]mandoline[/ame]) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn ghita hiện đại.

                Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn ghita mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.

                Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê ghita cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn ghita đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.

                Dù thế, cây đàn ghita vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn ghita phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Flamenco"]flamenco[/ame] vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.

                Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Fernando_Sor"]Fernando Sor[/ame] (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn ghita trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây ghita có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc ghita, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Robert_Schumann"]Robert Schumann[/ame], [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Johann_Sebastian_Bach"]Johann Sebastian Bach[/ame] cho ghita.

                Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.

                Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây ghita cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng ghita chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoya (1880-1942) là người duy nhất đã đưa được flamenco tới các phòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của ghita cổ điển.

                Sang đầu thế kỷ 20, cây ghita sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn ghita đã rẽ sang các nhánh mới như [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Rock"]nhạc rock[/ame], [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Jazz"]nhạc jazz[/ame] và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.


                Cấu tạo

                Chiếc đàn ghita thùng.






                Chiếc đàn ghita điện.

                Bộ phận quan trọng nhất của đàn là dây đàn và thùng đàn. Thùng có tác dụng cộng hưởngkhuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung động, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung động của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh mặt thùng đàn dao động với cùng tần số và tai ta nghe được âm thanh. Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tai"]tai[/ame] ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.


                Những phần cơ bản của ghi ta điện và cổ điển

                1. Headstock (đầu đàn)
                2. Nut (lược đàn)
                3. Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây)
                4. Frets (những phím đàn)
                5. Truss rod (trục kim loại giữ độ thẳng cho cần đàn)
                6. Inlays (dấu trên ngăn phím đàn)
                7. Neck (cần đàn)
                8. Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric) - chỗ tiếp nối giữa cần và thân đàn
                9. Body (thân đàn)
                10. Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh)
                11. Electronics (điện tử)
                12. Bridge (ngựa đàn)
                13. Pickguard (bảng che bảo vệ mặt đàn)
                14. Back (mặt sau)
                15. Soundboard (mặt cảm âm)
                16. Body sides (sườn đàn với những dải gỗ bên trong)
                17. Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm)
                18. Strings (những dây đàn)
                19. Saddle (lưng ngựa đàn)
                20. Fretboard or fingerboard (bàn phím)
                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment

                • #9

                  Guitar

                  Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - tiếp theo

                  Phân loại

                  Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn ghita cũng có những cải biến đáng kể.
                  Xét theo dòng nhạc, ghi-ta được phân chia thành 2 dòng chính thống: ghita cổ điển và ghita nhạc nhẹ. Ghita cổ điển thường là đàn gỗ, có 6 dây, đôi khi được thiết kế thành 12 dây. Trong nhạc nhẹ, có nhiều thể loại phong phú hơn nên người ta cũng đồng thời chia ghita thành các dòng như ghita flamenco, jazz hay rock.
                  Xét về cấu tạo, đàn ghi-ta được chia thành ghi-ta điện, ghi-ta Hawaii, ghi-ta phím lõm, ghi-ta đệm (bass), ghi-ta hai cần, ghi-ta 4 dây, 7 dây, 12 dây. Nhưng thông thường ghi-ta được chia làm 2 nhóm lớn: ghi-ta thùng (acoustic guitar) và ghi-ta điện (electric guitar).

                  Ghi-ta thùng (acoustic guitar)

                  Ghi-ta thùng đã thâm nhập vào rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Bên cạnh vai trò là những nhà solo tuyệt vời, acoustic cũng đã hòa nhập rất hài hòa với các dụng cụ âm nhạc khác.
                  Ghi-ta thùng về cơ bản là nhạc cụ không dùng điện, khối lượng nhẹ, thường được làm chủ yếu từ gỗ, dễ mang theo khi di chuyển. Dây đàn được làm chủ yếu từ dây sắt hoặc dây nilon. Trái với Ghi-ta điện, cây đàn ghi-ta thùng không sử dụng một thiết bị tăng âm nào gắn vào cây đàn, trái lại nó sử dụng một miếng gỗ tăng âm gắn vào phía trước thân đàn. Vì vậy, so với các nhạc cụ khác trong một dàn nhạc giao hưởng, âm thanh của cây ghi-ta thùng thường nhỏ hơn và vi vậy khi ghi-ta được chơi chung trong các dàn nhạc, nó thường được gắn thêm các bộ phận cảm ứng từ dùng để khuếch đại âm thanh (gọi là pick-up). Các ghi-ta thùng hiện nay sử dụng rất nhiều loại pick-up khác nhau để các nhạc công có thể dễ dàng điều chỉnh âm lượng của ghi-ta.
                  Đàn ghi-ta thùng có khả năng trình diễn ở nhiều thể loại nhạc khác nhau từ nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc jazz cho đến flamenco với tính biểu cảm tuyệt vời.

                  Ghi-ta thùng thường có:
                  • phím đàn hẹp hơn ghita cổ điển
                  • thùng đàn hơi mỏng hơn cổ điển, phía trên thường có một miếng hình khuyết để trang trí và tránh làm xướt thùng đàn khi đánh miếng gảy
                  • Một số cây, ở mặt bên trên của thùng đàn còn có chỗ để móc dây thiết kế sẵn để móc dây đeo vào đứng đánh

                  Ta có thể chia ghi-ta thùng ra thành nhiều nhóm lớn: ghi-ta cổ điển và ghi-ta flamenco; ghi-ta dây thép với phần đầu phẳng (còn gọi là ghi-ta dân gian - folk guitar); ghi-ta 12 dây; ghi-ta đầu vòm. Ghi-ta thùng còn bao hàm một số loại ghi-ta không gắn các bộ phận tăng âm và dùng trong một số trường hợp như loại ghi-ta thùng để đánh đệm trong các ban nhạc, chúng có cùng tông với loại ghi-ta điện cùng dùng để đánh đệm.

                  Một số biến thể của ghi-ta thùng:
                  • Phiên bản đầu tiên của ghi-ta thùng là cây đàn ghita cổ điển (classical guitar)
                  • Đàn dây kim loại: được tạo vào khoảng thế kỉ 19. So với dây đàn của ghi-ta cổ điển, điểm khác biệt lớn nhất là nó được căng dây kim loại và đôi khi thùng đàn to hơn. Cùng với ghi-ta điện (electric guitar), nó đã trở thành một nhạc cụ cốt lõi trong nhạc pop.
                  • Ghita cộng hưởng (resonator guitar): có thân đàn thường được làm từ kim loại. Cách làm này giúp nâng cao âm thanh để chơi trong dàn nhạc giao hưởng và thính phòng. Nó ra đời ở vùng trung tâm phía Bắc Mĩ vào khoảng thập niên 1920thập niên 1930.
                  • Đàn 12 dây: có số dây đàn là 12, gấp đôi một cây đàn bình thường. Cứ mỗi cặp 2 dây sẽ thể hiện một cao độ. Với cây đàn này một nghệ sĩ có thể thể hiện như 2 người đang cùng chơi. Do tính chất 2 dây/1 cao độ, tính cộng hưởng là rất cao nên có ảnh hưởng rất rõ ràng và tích cực tới người nghe.
                  • Ghi-ta Torres: được coi là bậc tiền bối trong dòng ghita thùng hiện đại. Nó có thân đàn to hơn một chút và rất giống cây đàn ghi-ta cổ điển.
                  • Ngoài ra, ở Việt Nam thì quen chơi đàn thùng. Đàn thùng thì cũng tương tự như đàn cổ điển, có cái thân rỗng và có lỗ âm thanh. Dây thì thường là sắt bao đồng, dây cứng hơn loại nylon, và dây đàn được giữ trên mình đàn bằng sáu cái chốt nhựa hoặc kim loại, chứ không cột lại như đàn nylon.

                  Ghi-ta Ba-rốc (Baroque) và ghi-ta Phục Hưng (Renaissance)

                  Tiền thân của ghi-ta hiện đại. So với ghi-ta cổ điển, nó nhỏ và thanh tú hơn, và âm thanh phát ra cũng nhỏ hơn. Nó có dây đạt thành cặp như ghi-ta 12 dây, nhưng chỉ có 3-4 cặp, khác với ghi-ta 12 dây có 6 cặp ứng với đủ 12 dây. Ghi-ta Ba-rốc được dùng để đánh đệm cũng như đánh đơn, và thường được thấy trong các buổi biểu diễn âm nhạc vào thời kỳ sớm của lịch sử âm nhạc (500-1760 CN) (Instrucción de Música sobre la Guitarra Española của Gaspar Sanz xuất bản vào năm 1674 bao gồm rất nhiều bài ghi-ta đánh đơn trong thời kỳ đó). Trong khi ghi-ta Ba-rốc có thân đàng phẳng thì ghi-ta Phục Hưng được trang trí rất cầu kỳ với những lớp gổ và ngà voi trang trí trên khắp thân và cổ đàn, và một paper-cutout inverted "bánh cưới" phía trong lỗ thân đàn.

                  Ghi-ta cổ điển (Classical guitar)

                  Nhạc cụ này được chế tạo từ một bản thiết kế vào khoảng 150 năm trước đây. Nó là loại đàn ghi-ta thùng có 6 dây (thường làm bằng nilon), âm thanh phát ra nghe êm dịu. Nhạc cụ này có thể được dùng trong rất nhiều loại thể loại nhạc khác nhau: từ nhạc Tây Ban nha, folk, jazz cho tới nhạc độc tấu và hòa tấu và thường được chơi khi nhạc công ngồi tại một vị trí cố định.
                  Ghi-ta cổ điển thuộc bộ dây, âm vực rộng khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ nhiều loại gỗ khác nhau, có chiều dài xấp xỉ 1 m. Nhạc cụ này phát triển từ thời Trung cổ. Thời kỳ đầu, nó xuất hiện ở Tây Ban Nha và Ý, giai đoạn ấy nó có hình dáng nhỏ gọn hơn loại Ghi-ta cổ điển ngày nay.
                  Hiện nay, các loại ghi-ta cổ điển sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng Niibori Guitar được phân loại như sau:
                  • Ghi-ta sopranino hay ghi-ta piccolo, với quãng tám và quãng năm cao hơn bình thường một chút.
                  • Ghi-ta soprano, với quãng tám cao hơn bình thường.
                  • Ghi-ta alto, với quãng năm cao hơn bình thường.
                  • Ghi-ta chính (ghi-ta cổ điển nguyên mẫu).
                  • Ghi-ta đệm Niibori, với quãng bốn thấp hơn bình thường. Niibori thường chỉ đơn giản gọi đó là "ghi-ta đệm", mặc dù ghi-ta đệm của Niibori khác với các loại ghi-ta đệm thông thường.
                  • Đại hồ cầm, với quãng tám thấp hơn bình thường.

                  Ghi-ta 12 dây

                  Là loại đàn ghi-ta có 12 dây, nhiều gấp đôi số lượng dây của loại ghita thùng chuẩn mực. Nói cách khác, nó là loại ghi-ta có 6 cặp dây dựa theo loại ghi-ta thông thường: cặp dây số 1 là nốt Mi; cặp số 2 là nốt Si; cặp số 3 là nốt Sol; cặp số 4 là nốt Rê; cặp số 5 là nốt La và cặp số 6 là nốt Mi (thấp hơn nốt Mi của cặp dây số 1 đúng 2 quãng tám).
                  Ghi-ta 12 dây thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Đầu thế kỷ 19, người ta đã gắn thêm volume để nhạc cụ này tăng thêm cường độ âm thanh. Trong ban nhạc, nhiệm vụ của ghi-ta 12 dây là đệm hợp âm giữ nhịp. Nó phát ra âm thanh khá "chói tai" như thể có 2 cây ghi-ta cùng được sử dụng một lúc.

                  Ghi-ta Torres

                  Nhạc cụ này là kẻ tiền nhiệm của loại ghita thùng hiện đại. Nó có những thiết bị tăng âm nằm trong khuôn đúc hình nan quạt ở cạnh dưới của mặt thân đàn. Những thiết bị này giúp âm thanh phát ra lớn hơn.
                  Ghita Torres thuộc bộ dây, âm vực rộng 3,5 quãng tám, tổng chiều dài 81 cm. Thân đàn bằng gỗ với 6 dây ruột mèo (gut). Trước năm 1852, nghệ nhân Tây Ban Nha Antonio de Torres Jurrado đã chế tạo ra nhạc cụ này, do đó nó được đặt tên là Torres guitar, một loại nhạc cụ đã trở thành chuẩn mực cho loại classical guitar hiện đại. Ghita Torres lớn hơn những loại ghita trước đấy, đặc biệt là ở phần thân đàn. Về sau, người ta đã tái cấu trúc phần bên trong thân đàn để âm thanh vang lớn hơn nữa.

                  Ghi-ta Hawaii

                  Ghita Hawaii có 6 dây nhưng không có phím. Người chơi dùng một thanh (khối) kim loại (bằng đồng, thép không rỉ...) ở tay trái chặn trên cần đàn để tạo nên các phím. Độ dài ngắn của đoạn dây đàn bị chặn sẽ tạo ra các nốt. Ghita Hawaii chơi rất nhiều bồi âm, có rất nhiều bồi âm vì độ dài dây đàn có thể thay đổi được, và các bồi âm ấy du dương hơn tiếng ghita thông thường.
                  Tay phải để gẩy có 1 bộ 4 móng (tương tự móng của người chơi đàn tranh) lắp vào 4 ngón: cái, trỏ, giữa, nhẫn.
                  Dây của ghita Hawaii là dây trơn, không có vỏ bọc cả 6 dây. 6 dây này cũng không được lên theo các nốt mi, la, rê, sol, si, mi như đàn ghita Tây Ban Nha.
                  Người chơi khi diễn tấu thì đặt đàn trên đùi. (Gần giống tư thế của những người chơi đàn tranh hoặc đàn tam thập lục).
                  Ở Việt Nam, nghệ sỹ chơi ghita Hawaii nổi tiếng là Đoàn Chuẩn, Từ Linh.

                  Ghi-ta thép pêđan (Pedal steel guitar)

                  Đây cũng là một loại với ghita Hawaii. Nhạc cụ này không có thân đàn, nhưng lại có 2 cần đàn (mỗi cần 10 dây) được đóng khung trên một bàn phím. Ghita thép pêđan là loại đàn có nhiều bàn đạp để chỉnh độ cao của các dây. Để tạo ra những nốt riêng lẻ và các hợp âm, người ta khảy dây và dùng một thanh thép hoặc một ống lướt nhẹ dọc theo chiều dài của dây.
                  Ghi-ta thép pêđan có âm vực rộng 6 quãng tám, thân đàn và chân thẳng đứng bằng gỗ hoặc kim loại. Nhạc cụ này cao 23 cm, dài từ 71 đến 91 cm. Vào khoảng năm 1830, người ta mang loại đàn này từ Mexico đến Hawaii, thế rồi nhạc cụ này phát triển mạnh và trở thành vật đặc trưng của cư dân đảo Hawaii từ thập niên 1940. Joseph Kekuku (nghệ sĩ Hawaii) là người đầu tiên đã dùng một vật gì đó lướt dọc theo chiều dài của dây trong lúc khảy đàn để tạo ra âm thanh "nhão". Sau đó, người ta mới sử dụng một thanh thép hoặc một ống để thay thế dụng cụ này.
                  Một trong những kỹ thuật phổ biến khi chơi Ghi-ta thép pêđan là sử dụng các bàn đạp và đòn bẩy đầu gối để thay đổi độ cao thấp, tạo ra những âm thanh luyến láy.

                  Ghi-ta điện đầu vòm

                  Là loại đàn ghi-ta đầu vòm truyền thống đã được cải tiến vào cuối thập niên 1930. Ghita điện đầu vòm thuộc bộ dây, có âm vực rộng trên 3 quãng tám, thân đàn làm bằng gỗ với 6 dây đàn kim loại. Nhạc cụ này rất thông dụng đối với những nhạc sĩ chơi nhạc Jazz. Trong thập niên 1940, ghita điện đầu vòm được cải tiến khá nhiều, kết hợp thêm một cutaway, những bộ cảm ứng âm thanh và một công tắc chọn độ rung âm thanh (selector switch). Loại đàn này phát ra tiếng êm dịu và ấm. Nếu gắn thêm những thiết bị điện tử khác, người ta có thể chơi những nốt riêng lẻ hay tạo thành giai điệu hoặc độc tấu.
                  Ghita điện đầu vòm là nhạc cụ gợi ý cho sự phát triển loại ghita điện tử có thân đàn rắn đặc ngày nay.

                  Ghita phím lõm

                  Lục huyền cầm hay ghi-ta Việt Nam, ghita phím lõm, ghi-ta vọng cổ hoặc ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn ghi-ta (guitare espagnole moderne) do các nghệ sỹ cải lương Việt Nam sáng tạo ra. Từ cây đàn guitar 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.
                  Khi dùng chơi nhạc cổ, guitar phím lõm không dùng dây 6.
                  Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (pentatonic).
                  Guitar phím lõm được chủ yếu chơi trong dàn nhạc của cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.

                  - Còn tiếp
                  Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment

                  • #10

                    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:27 PM.
                    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                    Comment

                    • #11

                      Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:29 PM.
                      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                      Comment

                      • #12

                        Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:33 PM.
                        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                        Comment

                        • #13

                          Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 09:58 PM.
                          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                          Comment

                          • #14

                            Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 10:01 PM.
                            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                            Comment

                            • #15

                              Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 18-06-2016, 10:02 PM.
                              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom