Trong cuộc sống , việc chấp nhận 1 ai đó thật khó . Đôi lúc để chấp nhận chính bản thân mình mà chúng ta còn thấy khó nữa là chấp nhận 1 người nào đó , nhất là khi mà giữa chúng ta vừa xảy ra những xung đột . Và đôi lúc " chúng ta không thể thay đổi bất cứ điều gì trừ khi chúng ta chấp nhận nó" . Và blue sky có 1 vài chia sẻ mong là có thể giúp các bạn và các anh chị có thể chấp nhận nhau 1 cách dễ dàng hơn trong cuộc sống .
Carl Gustav Jung, nhà tâm bệnh học Thụy Sĩ, đã nói: “Chúng ta không thể thay đổi bất cứ điều gì trừ phi chúng ta chấp nhận nó. Sự kết án không giải thoát, nó đè nén”. Điều này có thể áp dụng vào trong lãnh vực các quan hệ giữa các con người, nhất là khi đã xảy ra những va chạm, và có sự xúc phạm.
Khi bạn bị một người xúc phạm, mà người ấy lại không biết chịu nhìn nhận sai trái của mình, bạn phản ứng thế nào? Bạn nổi khùng lên? Bạn làm dữ? Bạn tìm cách trả đũa? Bạn không thèm nhìn kẻ ấy, không thèm nói với kẻ ấy, nghĩa là bạn cắt đứt tương quan? Tất cả những phản ứng tạm gọi là bạo động đó, chúng ta có thể hiểu được, nhưng chúng giúp bạn được điều gì? Dường như chúng diễn tả ra một sự đau đớn nào đó bạn đang cảm nhận trong lòng, chúng nói lên trước mặt người khác rằng bạn là nạn nhân của một sự bất công, chúng chứng tỏ rằng bạn ý thức bạn là một giá trị. Nhưng rồi bạn được gì? Phải chăng chúng chỉ làm cho bạn căng thẳng thêm, mệt mỏi thêm, chán chường thêm và khép kín thêm? Chúng làm cho bạn hoang mang khi nghĩ đến tương lai vẫn còn đang mở ra?
Bạn lại cố gắng đưa bài Tin Mừng Mt 18,23-35 ra, để động viên chính mình: Mình đã được Thiên Chúa tha vô hạn, thì cũng hãy cố gắng tha thứ đi, nhất là “ca” này chẳng có gì là to lớn! Thật là vui khi nhờ ánh sáng của Lời Chúa, bạn thoát khỏi những tư tưởng đen tối và không đánh mất quan hệ với tha nhân. Thế nhưng lắm khi dường như “cái cục bực” vẫn nằm chẹn ngang cổ! Và bạn cảm thấy bạn là một “thọ tạo tuyệt vời” của Thiên Chúa mà “nó” dám xúc phạm đến! Bạn cố gắng lờ đi. Bạn tìm cách tự an ủi âm thầm … Chúng ta thử tìm thêm sự hỗ trợ bên bình diện tâm lý.
Các nhà tâm lý nghĩ rằng: Lúc đó, cần phải tập cho có khả năng “chấp nhận” chính mình và chấp nhận kẻ ấy. Cần phải hiểu cho đúng sự “chấp nhận” này. Đây không phải là một thái độ cam chịu, vì nếu vậy thì chẳng cần phải nói gì ở đây cả! Đây cũng không phải là thái độ khinh khỉnh bất cần, vì rất có thể thái độ này sẽ gây thêm những đổ vỡ, đào thêm những hố sâu. Khả năng chấp nhận kẻ ấy dựa trên quyết định riêng tư của bạn, đó là kiểm soát nỗi đau của bạn, tìm cho sự xúc phạm bạn phải chịu một ý nghĩa, và kiến tạo với người xúc phạm bạn một quan hệ có thể vận hành tốt.
Tác giả Judith Herman trong tác phẩm Trauma and Recovery nói rằng bạn không phải chịu trách nhiệm về điều xấu người ta đã làm cho bạn, nhưng bạn phải chịu trách nhiệm về việc tái phục hồi chính bạn. Nói cách khác, sự tự do của bạn nằm không phải trong việc phản đối sự xúc phạm không hay không đẹp, hoặc trong việc bắt kẻ gây vấn đề phải để ý. Sự tự do của bạn - và có lẽ là sự tự do duy nhất của bạn - nằm trong việc quyết định làm thế nào để tiếp tục sống và vượt lên trên sự xúc phạm. Đừng đánh giá thấp tự do này: nó rất to lớn. Cùng với tự do này, bạn sẽ đón nhận được năng lực quyết định cách thức bạn sẽ sống phần còn lại của cuộc đời bạn. Vì bạn đã biết nắm lấy nhiệm vụ chữa lành chính mình trong tay, bạn trở nên mạnh mẽ và giao hòa được với quá khứ.
Và cac tác giả nói đến 10 bước như là từng tầng kết quả nhận được khi biết chấp nhận chính mình và kẻ khác.
Khi bạn chấp nhận người nào:
Bước 1: Bạn có cơ hội thắng vượt được các cảm xúc của bạn;
Bước 2: Bạn bỏ đi được cái nhu cầu trả thù nhưng tiếp tục tìm kiếm một giải pháp đúng đắn;
Bước 3: Bạn thôi ray rứt với sự xúc phạm và quay trở lại được với cuộc sống bình thường;
Bước 4: Bạn biết cách che chở mình tránh khỏi một xúc phạm trong tương lai;
Bước 5: Bạn hiểu được phong thái của kẻ xúc phạm và diễn tả phong thái đó ra bằng bằng những từ ngữ tương ứng;
Bước 6: Bạn dám nhìn vào bạn để thấy bạn cũng có góp phần vào hoàn cảnh khiến xảy ra sự xúc phạm;
Bước 7: Bạn biết cân nhắc và đánh giá chính bạn, để thấy mình đã có những suy đoán sai lầm về những gì đã xảy ra;
Bước 8: Bạn nhìn người xúc phạm độc lập với / tách khỏi hành vi xúc phạm, để có thể cân nhắc điều tốt và điều xấu;
Bước 9: Bạn cẩn thận khi quyết định bạn muốn dệt với người ấy thứ quan hệ nào;
Bước 10: Bạn cũng tha thứ được cho bạn về những thất bại của chính bạn.
Quả thật, không tránh được những xúc phạm lớn nhỏ trong cuộc sống. Vì thế, vấn đề là làm thế nào để ngay những điều tưởng là tiêu cực vẫn có thể trở thành phương thế, thành cơ hội giúp mình lớn lên, vững chãi hơn, chững chạc hơn, có cái nhìn toàn diện và bao dung hơn.
__________________
TÔI CHỌN GIÊ-SU YÊU LÀ SỐNG
TÔI CHỌN GIÊ-SU SỐNG ĐỂ YÊU Web y nghia va co ich [url="http://www40.websamba.com/thienthantinhban"][u]Link hoac [url="http://www40.websamba.com/tamhoncaothuong"][u]Link