Cứu huyệt Túc Tam Lý giúp trường thọ, nâng cao đề kháng nội tại...
Con người sống trong thế gian không thể không già, lại càng không thể sống mãi. Người xưa có câu: “Sinh chi hữu trưởng, trưởng chi hữu lão, lão chi hữu tử, nhược tứ thời chi đại tạ hĩ”, ý nói người ta sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết tựa như sự xoay vần của bốn mùa vậy. Xem ra, chuyện sinh tử của con người cũng là một quy luật bất khả kháng của tạo hóa.
Để làm chậm quá trình lão hóa, có nhiều phương pháp dưỡng sinh trường thọ.
Nhưng, liệu con người có thể làm chậm quá trình lão hóa được không? Có thể kéo dài tuổi thọ để sống cho hết “tuổi trời cho” (thiên niên) được hay không? Câu trả lời được khẳng định là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phải làm như thế nào để sống khỏe và sống lâu một cách có hiệu quả.
Thật khó có thể kể hết những quan niệm, những biện pháp mà loài người đã lý giải và tìm ra nhằm đạt mục đích này. Song, điều đáng nói là có những biện pháp rất cũ, rất tự nhiên, rất dễ làm và cũng rất rẻ tiền, nhưng dường như chưa được mọi người chú ý đến. Đó là những phương pháp dưỡng sinh trường thọ giản dị mà độc đáo của y học cổ truyền, trong đó không thể không kể đến liệu pháp tác động lên những huyệt vị châm cứu nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho con người. Một trong những huyệt vị điển hình có công năng đó là trường xuân huyệt.
Trường thọ huyệt là gì?
Trường xuân huyệt, hay còn gọi là trường thọ huyệt, vô bệnh trường thọ huyệt, hạ lăng, quỷ tà..., chính là huyệt túc tam lý thuộc đường kinh túc dương minh vị, được ghi lại sớm nhất trong thiên ngũ tà, sách Linh khu. Huyệt này được xác định bằng ba cách: (1) Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân (cách hay dùng nhất); (2) Huyệt ở chỗ trũng của hai gân, cách bờ dưới ngoài của xương bánh chè 3 tấc; (3) Gối gấp vuông góc, dùng bàn tay cùng bên ôm tự nhiên lấy đầu gối sao cho lòng bàn tay đặt vào xương bánh chè, các ngón tay duỗi thẳng, ngón trỏ đặt trên bờ trước xương ống chân, đầu ngón giữa ở đâu thì đó là huyệt.
Công dụng của trường xuân huyệt ra sao?
Theo y thư cổ, trường xuân huyệt có công năng điều lý tỳ vị, kiện vận tỳ dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hòa khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân; thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau gối, sưng gối, vận động khớp gối khó khăn (tác dụng tại chỗ), liệt bại chi dưới do di chứng trúng phong hay di chứng bại liệt, đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đau mắt... (tác dụng theo đường kinh), ăn không tiêu, sôi bụng, đầy hơi, táo bón, ỉa chảy, sốt, nâng cao sức đề kháng... (tác dụng toàn thân).
Y thư cổ có câu: “Đỗ phúc tam lý lưu”, ý muốn nói cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lý đường tiêu hóa hay “Nhược yêu trường thọ, tam lý thường cứu” (muốn trường thọ thì phải cứu huyệt túc tam lý thường xuyên). Trong dân gian Nhật Bản cũng lưu truyền câu tục ngữ: “Nhược yếu lão nhân an, tam lý mạc yếu can” hay “Nhược yếu lão nhân an, tam lý thường bất can”, nghĩa là muốn khỏe mạnh và sống lâu thì huyệt túc tam lý không được để cho khô, ý muốn nói là phải cứu bỏng huyệt vị này liên tục. Chính vì vậy mà túc tam lý còn được gọi là trường thọ huyệt, trường xuân huyệt hay vô bệnh trường thọ huyệt.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng lâm sàng hiện đại cho thấy, túc tam lý là một trong những huyệt vị thông dụng và hiệu quả nhất. Các nhà y học Trung Quốc đã chứng minh được rằng: chỉ cần dùng tác động lên một mình huyệt túc tam lý (đơn huyệt liệu pháp) bằng các phương thức khác nhau cũng có thể chữa được các bệnh lý như cảm mạo, viêm amidan cấp, chứng nhũ nga, viêm phế quản trẻ em, hen phế quản, hội chứng Ménière, tăng huyết áp, hội chứng rối loạn lipid máu, chứng chán ăn, hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột, viêm loét dạ dày mạn tính, ỉa chảy, cơn đau bụng cấp do co thắt dạ dày rột, viêm ruột cấp tính, nấc, chứng giảm bạch cầu sau hóa trị liệu ung thư, rối loạn chức năng dạ dày do hóa trị liệu, phản ứng nôn nhiều do hóa trị liệu, sốt kéo dài do ung thư đường tiêu hóa trên, bong gân mắt cá ngoài, vẹo cổ cấp tính, cơn đau do sỏi ống dẫn trứng, cơn đau quặn mật và quặn thận, bí đái, phản ứng phụ trong thủ thuật soi dạ dày, chứng co thắt môn vị và hành tá tràng khi soi dạ dày...
Cơ chế tác dụng của trường thọ huyệt như thế nào?
Theo học thuyết tạng phủ của y học cổ truyền, vị có chức năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn, tỳ có chức năng hấp thu và phân bố các chất dinh dưỡng và tân dịch. Quá trình tiêu hóa, hấp thu đồ ăn thức uống và phân bố các chất dinh dưỡng (cổ nhân gọi là các chất tinh vi) trong nhân thể là nhờ ở sự hợp tác của cả hai tạng tỳ và vị. Nếu công năng của tỳ vị thịnh vượng thì quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn mới hoàn thành, cơ thể mới có đủ các vật chất dinh dưỡng để tạo ra khí, huyết, tinh và tân dịch, hoạt động của các tạng phủ, kinh lạc... mới diễn ra bình thường, từ đó công năng sinh lý được duy trì, cơ thể nhờ vậy mà khỏe mạnh và trường thọ. Trường xuân là chủ huyệt của đường kinh túc dương minh vị, giữa vị và tỳ lại có quan hệ hết sức mật thiết (cổ nhân gọi là quan hệ biểu – lý). Vậy nên, khi tác động đúng cách lên huyệt vị này thì sẽ giúp cho tỳ và vị đều khỏe mạnh và hoàn thành tốt chức năng của mình, từ đó mà đạt được mục đích trường thọ, trường xuân.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trường xuân huyệt có tác dụng rất phong phú: làm giãn cơ trơn và cắt cơn hen phế quản; hạ huyết áp và làm nhịp tim chậm lại, giảm chỉ số tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim; điều chỉnh rối loạn lipid máu (giảm cholesterol và triglycearid, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao và HDL - C), làm hạ đường huyết; tăng tính lưu động của màng hồng cầu và tăng nồng độ cAMP trong huyết tương; làm giảm nhu động ruột và chống co thắt đường tiêu hóa; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống miễn dịch và các tuyến nội tiết; phòng chống tích cực các phản ứng phụ của hóa, xạ trị liệu, kéo dài thời gian và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư...
Như vậy, có thể thấy, trường xuân huyệt có tác dụng cường thân kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động.
Cách thức tác động lên trường thọ huyệt ra sao?
Có nhiều cách để tác động lên trường xuân huyệt như day bấm, châm cứu, thủy châm, laser châm, điện châm, từ châm, điện – từ châm, trong đó thông dụng và đơn giản nhất là tự day bấm và cứu bằng điếu ngải.
Tự day bấm là dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong khoảng 1-2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống bàn chân là được, mỗi ngày làm 2 lần vào lúc ngủ dậy buổi sáng và trước khi ngủ tối.
Cứu huyệt là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị để điều hòa âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo kiện sinh mệnh (bảo vệ và nâng cao sức khỏe), phòng chống bệnh tật và kháng lão ích thọ diên niên (chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ).
Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cách chế: lấy lá ngải cứu phơi không trong bóng râm rồi đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống và gân lá, sản phẩm thu được có màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn như nhung nên gọi là ngải nhung. Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành miếng dài 20cm, rộng 4cm, rải ngải nhung lên, cuốn thành điếu tròn như điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít ngải nhung đặt lên khay men, ép thành hình chóp nón, to bằng từ hạt đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi ngải. Hiện nay, người ta thường dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu thuốc đông y.
Có 3 cách cứu điếu ngải: (1) Đốt điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da chừng 2cm, khi thấy nóng thì để cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi thấy da hồng lên là được, cứu mỗi huyệt chừng 10 – 15 phút; (2) Đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng định cứu là được, cứu trong 20 – 30 phút; (3) Đưa đầu điếu ngải lại gần sát da cho có cảm giác nóng rát rồi lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần như chim sẻ mổ thóc, thường cứu trong 2-5 phút.
Nguồn: Link
Con người sống trong thế gian không thể không già, lại càng không thể sống mãi. Người xưa có câu: “Sinh chi hữu trưởng, trưởng chi hữu lão, lão chi hữu tử, nhược tứ thời chi đại tạ hĩ”, ý nói người ta sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết tựa như sự xoay vần của bốn mùa vậy. Xem ra, chuyện sinh tử của con người cũng là một quy luật bất khả kháng của tạo hóa.
Để làm chậm quá trình lão hóa, có nhiều phương pháp dưỡng sinh trường thọ.
Nhưng, liệu con người có thể làm chậm quá trình lão hóa được không? Có thể kéo dài tuổi thọ để sống cho hết “tuổi trời cho” (thiên niên) được hay không? Câu trả lời được khẳng định là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phải làm như thế nào để sống khỏe và sống lâu một cách có hiệu quả.
Thật khó có thể kể hết những quan niệm, những biện pháp mà loài người đã lý giải và tìm ra nhằm đạt mục đích này. Song, điều đáng nói là có những biện pháp rất cũ, rất tự nhiên, rất dễ làm và cũng rất rẻ tiền, nhưng dường như chưa được mọi người chú ý đến. Đó là những phương pháp dưỡng sinh trường thọ giản dị mà độc đáo của y học cổ truyền, trong đó không thể không kể đến liệu pháp tác động lên những huyệt vị châm cứu nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho con người. Một trong những huyệt vị điển hình có công năng đó là trường xuân huyệt.
Trường thọ huyệt là gì?
Trường xuân huyệt, hay còn gọi là trường thọ huyệt, vô bệnh trường thọ huyệt, hạ lăng, quỷ tà..., chính là huyệt túc tam lý thuộc đường kinh túc dương minh vị, được ghi lại sớm nhất trong thiên ngũ tà, sách Linh khu. Huyệt này được xác định bằng ba cách: (1) Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân (cách hay dùng nhất); (2) Huyệt ở chỗ trũng của hai gân, cách bờ dưới ngoài của xương bánh chè 3 tấc; (3) Gối gấp vuông góc, dùng bàn tay cùng bên ôm tự nhiên lấy đầu gối sao cho lòng bàn tay đặt vào xương bánh chè, các ngón tay duỗi thẳng, ngón trỏ đặt trên bờ trước xương ống chân, đầu ngón giữa ở đâu thì đó là huyệt.
Công dụng của trường xuân huyệt ra sao?
Theo y thư cổ, trường xuân huyệt có công năng điều lý tỳ vị, kiện vận tỳ dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hòa khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân; thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau gối, sưng gối, vận động khớp gối khó khăn (tác dụng tại chỗ), liệt bại chi dưới do di chứng trúng phong hay di chứng bại liệt, đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đau mắt... (tác dụng theo đường kinh), ăn không tiêu, sôi bụng, đầy hơi, táo bón, ỉa chảy, sốt, nâng cao sức đề kháng... (tác dụng toàn thân).
Y thư cổ có câu: “Đỗ phúc tam lý lưu”, ý muốn nói cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lý đường tiêu hóa hay “Nhược yêu trường thọ, tam lý thường cứu” (muốn trường thọ thì phải cứu huyệt túc tam lý thường xuyên). Trong dân gian Nhật Bản cũng lưu truyền câu tục ngữ: “Nhược yếu lão nhân an, tam lý mạc yếu can” hay “Nhược yếu lão nhân an, tam lý thường bất can”, nghĩa là muốn khỏe mạnh và sống lâu thì huyệt túc tam lý không được để cho khô, ý muốn nói là phải cứu bỏng huyệt vị này liên tục. Chính vì vậy mà túc tam lý còn được gọi là trường thọ huyệt, trường xuân huyệt hay vô bệnh trường thọ huyệt.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng lâm sàng hiện đại cho thấy, túc tam lý là một trong những huyệt vị thông dụng và hiệu quả nhất. Các nhà y học Trung Quốc đã chứng minh được rằng: chỉ cần dùng tác động lên một mình huyệt túc tam lý (đơn huyệt liệu pháp) bằng các phương thức khác nhau cũng có thể chữa được các bệnh lý như cảm mạo, viêm amidan cấp, chứng nhũ nga, viêm phế quản trẻ em, hen phế quản, hội chứng Ménière, tăng huyết áp, hội chứng rối loạn lipid máu, chứng chán ăn, hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột, viêm loét dạ dày mạn tính, ỉa chảy, cơn đau bụng cấp do co thắt dạ dày rột, viêm ruột cấp tính, nấc, chứng giảm bạch cầu sau hóa trị liệu ung thư, rối loạn chức năng dạ dày do hóa trị liệu, phản ứng nôn nhiều do hóa trị liệu, sốt kéo dài do ung thư đường tiêu hóa trên, bong gân mắt cá ngoài, vẹo cổ cấp tính, cơn đau do sỏi ống dẫn trứng, cơn đau quặn mật và quặn thận, bí đái, phản ứng phụ trong thủ thuật soi dạ dày, chứng co thắt môn vị và hành tá tràng khi soi dạ dày...
Cơ chế tác dụng của trường thọ huyệt như thế nào?
Theo học thuyết tạng phủ của y học cổ truyền, vị có chức năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn, tỳ có chức năng hấp thu và phân bố các chất dinh dưỡng và tân dịch. Quá trình tiêu hóa, hấp thu đồ ăn thức uống và phân bố các chất dinh dưỡng (cổ nhân gọi là các chất tinh vi) trong nhân thể là nhờ ở sự hợp tác của cả hai tạng tỳ và vị. Nếu công năng của tỳ vị thịnh vượng thì quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn mới hoàn thành, cơ thể mới có đủ các vật chất dinh dưỡng để tạo ra khí, huyết, tinh và tân dịch, hoạt động của các tạng phủ, kinh lạc... mới diễn ra bình thường, từ đó công năng sinh lý được duy trì, cơ thể nhờ vậy mà khỏe mạnh và trường thọ. Trường xuân là chủ huyệt của đường kinh túc dương minh vị, giữa vị và tỳ lại có quan hệ hết sức mật thiết (cổ nhân gọi là quan hệ biểu – lý). Vậy nên, khi tác động đúng cách lên huyệt vị này thì sẽ giúp cho tỳ và vị đều khỏe mạnh và hoàn thành tốt chức năng của mình, từ đó mà đạt được mục đích trường thọ, trường xuân.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trường xuân huyệt có tác dụng rất phong phú: làm giãn cơ trơn và cắt cơn hen phế quản; hạ huyết áp và làm nhịp tim chậm lại, giảm chỉ số tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim; điều chỉnh rối loạn lipid máu (giảm cholesterol và triglycearid, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao và HDL - C), làm hạ đường huyết; tăng tính lưu động của màng hồng cầu và tăng nồng độ cAMP trong huyết tương; làm giảm nhu động ruột và chống co thắt đường tiêu hóa; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống miễn dịch và các tuyến nội tiết; phòng chống tích cực các phản ứng phụ của hóa, xạ trị liệu, kéo dài thời gian và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư...
Như vậy, có thể thấy, trường xuân huyệt có tác dụng cường thân kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động.
Cách thức tác động lên trường thọ huyệt ra sao?
Có nhiều cách để tác động lên trường xuân huyệt như day bấm, châm cứu, thủy châm, laser châm, điện châm, từ châm, điện – từ châm, trong đó thông dụng và đơn giản nhất là tự day bấm và cứu bằng điếu ngải.
Tự day bấm là dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong khoảng 1-2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống bàn chân là được, mỗi ngày làm 2 lần vào lúc ngủ dậy buổi sáng và trước khi ngủ tối.
Cứu huyệt là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị để điều hòa âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo kiện sinh mệnh (bảo vệ và nâng cao sức khỏe), phòng chống bệnh tật và kháng lão ích thọ diên niên (chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ).
Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cách chế: lấy lá ngải cứu phơi không trong bóng râm rồi đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống và gân lá, sản phẩm thu được có màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn như nhung nên gọi là ngải nhung. Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành miếng dài 20cm, rộng 4cm, rải ngải nhung lên, cuốn thành điếu tròn như điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít ngải nhung đặt lên khay men, ép thành hình chóp nón, to bằng từ hạt đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi ngải. Hiện nay, người ta thường dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu thuốc đông y.
Có 3 cách cứu điếu ngải: (1) Đốt điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da chừng 2cm, khi thấy nóng thì để cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi thấy da hồng lên là được, cứu mỗi huyệt chừng 10 – 15 phút; (2) Đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng định cứu là được, cứu trong 20 – 30 phút; (3) Đưa đầu điếu ngải lại gần sát da cho có cảm giác nóng rát rồi lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần như chim sẻ mổ thóc, thường cứu trong 2-5 phút.
Nguồn: Link