• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thuật Ngữ Võ Thuật

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuật Ngữ Võ Thuật





    A

    Aikibudo: Hiệp khí võ đạo

    Aikido: Hiệp khí đạo .

    Aikaikan : Hiệp hội Aikido ...

    AikiJujitu: Hiệp Khí Nhu Thuật ( Daito Ryu )Danh từ này được Tổ sư UESHIBA sử dụng từ năm 1922 đến thập niên 1930 , để chỉ môn võ của mình (giai đoạn sơ khai của Aikido).

    AikiDoka : Võ sĩ Hiệp-Khí-Đạo , người tập luyện Aikido lâu năm ...

    Aikijo : Cây gậy hay côn của Hiệp Khí Đạo ...

    Aikiken : Kiếm của Hiệp-Khí-Đạo.

    Age Tsuki: Đấm móc dưới lên ...

    Ato No Sen : Tiên xuất thủ, ra tay trước khi đối thủ tấn cộng..

    Atemi: Tờ Thư bỏ trong bao thư ( Sự áp dụng một kỹ thuật tuỳ theo trường hợp , Đương thân, Điểm huyệt, đánh vào (chỗ trọng yếu) cơ thể người , đánh vào tử huyệt , Cavity Strikes ...)

    Ai Deshi : Đệ tử cùng một thầy , bạn đồng môn .

    Aite : Đối thủ , đối địch ...

    Áp hình quyền : Võ con dzịt bầu , vịt xiêm quyền ...

    Arnis : ( Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu.


    B


    Bando: Một môn phái chuyên về nhu của Miến Điện .

    Bát Bộ Chân Quyền: Bài quyền là sự kết hợp 24 thế căn bản của võ Bình Định đươc góp lai (Các thế tấn , chân quyền của thầy Trương Thanh Đăng - MP Sa Long Cưong )

    Bát Bất Truyền: Chỉ tám loại đối tượng không thể truyền dạy võ nghệ, đó là: Người bất trung bất hiếu, người tâm địa xấu xa, người tâm thuật bất chính, người lỗ mãng thô tục, người không coi ai ra gì, người vô lễ vô ơn, người phản phúc bất thường, người dễ được dễ mất.

    Bát Đoạn Cẩm: Tám đoạn gấm ( 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ )

    Bát Quái: Thời xưa dùng tám hiện tượng tự nhiên tượng trưng là Thiên, Địa, Lôi, Phong, Thủy, Hỏa, Sơn,Trạch ứng với tám quẻ Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài .

    Bát Quái chưởng: Bagua Zhang , của phái Võ Đang

    Bát Mạch: Tên gọi chung của mạch Nhâm, Đốc, Xung, Đối, Âm kiểu, Dương kiểu, Âm duy và Dương duy?

    Baguazhang: Bát Quái Chưởng ( Bằng, Loát, Tễ, Án, Thái, Liệt, Trừu, Hạo )

    Bodhidharma: Bồ Đề Đạt Ma ( Puti Damo (có nguồn gốc từ tiếng Ấn Độ cổ hay tiếng Phạn (Sankrit )

    Bo : Cây gậy , côn

    Bogu: Giáp dùng trong tập luyện Kendo .

    Bokken: Mộc kiếm, kiếm gỗ .

    Bojutsu : Kỷ thuật đánh gậy ...

    Buki : Binh Khí dùng trong võ thuật ...

    Bunkai: Phân thế từ bài quyền .

    BJJ Jujitsu: Nhu Thuật Ba Tây .

    Bushido: Võ Sĩ Đạo .

    Budo Damashi: Tinh Thần Võ Đạo .

    Budoka : Người luyện tập võ thuật ...

    Bút Sắt: Ngọn giáo, ngọn mác hoặc mũi sắt cắm trên cán tre, khi dùng uốn cong cán để phóng mũi vào mục tiêu

    Bút Chì: Mai hoặc thuổng có buộc dây thừng ở cán .

    Thiết Lĩnh: 2 thanh gỗ hoặc tre nối với nhau bằng dây, giống côn nhị khúc kiểu tử mẫu côn .

    Bộ Nhãn: Thuật ngữ võ thuật, đó là bộ vị, bộ điểm đạt được thế tốt nhất khi giao chiến. Nó bao gồm phương vị, cự ly, thời cơ để làm sao giành được thế chủ động ...


    C


    Capoeira : Môn võ thuật xuất phát từ Brasil

    Channgjia Taiji Quan : Thường gia Thái cực quyền , thành lập bởi Thường Đông Thăng (Chang Dongshing) (1909-1986)

    Chang Quan: Trường quyền ( Long Fist)

    Chao Yang Quan: Triều Dương quyền .

    Chen family style Tai Chi ch’uan : Trần thức Thái Cực quyền

    Chudan Geri: Đòn đá tầm trung đẳng .

    Chinkon : Cách luyện định tâm ...

    Chin Na: Cầm Nã Thủ .

    Chokki: Cước pháp , những đòn chân .

    Chokusen No Ỉrỉmi: Đánh nhập nội ...
    Cửu Bộ Thối: (Gau Bo Toi), có nghĩa là chín bước chân.

    Cửu cung: Là một biến thiên của bát quái khi thêm trung cung, tạo ra chỉnh thể tương ứng với quy luật vận hành của con người. Đây là một kiến tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận động của một số lượng người nhiều


    D


    Da Hong Quan: Đại Hồng quyền .

    Da Luohan Quan: Đại La Hán quyền .

    Da Fuk Fu Kuen: Đại Phục Hổ quyền .(Big Tiger Fist, Big Tiger Form)

    Dachi-waza: Tấn pháp Dachi-waza .

    Dan-kyu: Đẳng cấp .

    Dan rank: Đẳng cập

    Dĩ công vi thủ: lấy công làm thủ .

    Dĩ đả vi tiêu: lấy đánh làm hóa giải .

    Doshu : Chưởng môn , Người khai sinh ra môn phái với kỷ thuật đặc trưng riêng , Founder

    Dojo: Võ đường .

    Dojocho Người lãnh đạo hay đứng đầu võ đường ...

    Dojo kun: Lời tuyên thệ của võ đường .

    Điểm huyệt: Dim Mak ( Cavity Strikes , đánh huyệt .... )

    Đường Lang quyền: Mantis Fist , Mantis Form
    Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 11-06-2010, 11:40 PM.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.
    Similar Threads
  • #2




    E

    Eagle Eye Fist: Phụng Nhãn Quyền .

    Eagle Fist: Ưng Trảo quyền,Ưng Trảo Công .

    Emei Boxing: Nga Mi Quyền, Quyền Pháp Nga Mi .

    Emei Kungfu: Nga Mi Võ Phái, Võ Thuật Phái Nga Mi .

    Enpi: Cùi chỏ ( tiếng Nhật )( (elbow strike) , Phựong dực ..... Phi Yến ????

    Embu: Võ lễ , Lễ nhớ ơn , Quyền lễ . Chỉ động tác kính lễ trước khi đi quyền hoặc giao đấu. Đây là chiêu thức mang tính chất lễ nghĩa trong võ thuật, thường có: cung lễ (cúi mình), bao quyền lễ, hợp thập lễ, cử thủ lễ…

    Eskrima : hay Escrima là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt là FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines)


    F


    Fencing: Môn Đấu Kiếm Tây Phương .

    Fujia Taiji Quan : Phó gia Thái cực quyền , lập bởi Phó Chấn Tung (Fu Zhensong) (1881-195)

    Fugi : Phất thủ , lắc cổ tay ...

    Fire: Hỏa , hoả công ...

    Five Elements: Ngũ Hành

    Five Patterns: Ngũ Hình quyền (Five Styles, Five Animal Fist, Ng Ying Kuen)


    G


    Garrote: Sợi dây thép có nhỏ như dây đờn xử dung khi xiết cổ dối thủ từ phía sau của Ninja .

    Gankaku Kata Nham Hạc quyền .

    Gedan: Thấp , Phía dứoi .

    Ganmen-Tsuki: Đấm vào cằm, mặt .

    Gendai Budo: Võ thuật hiện đại .

    Gong Li chuan: Công Lực , Công lực quyền thường xuất hiện trong các dòng nam phái chuyên luyện thở bằng đan điền ...

    Gorin-no-Sho: Ngũ luân thư , Kinh ngũ luân thư ....

    Godan: Đai đen ngũ đẵng ...

    Goju Ryu: Cương Nhu Lưu .

    Gia: Nhà , trong võ thuật chỉ một người nào đó có học tập, luyện tập, nghiên cứu một môn phái võ thuật, đồng thời có sự kế thừa và phát triển ...


    H


    Hapkido: Hợp khí Đạo Đại Hàn .

    Happo : 8 hướng trước và sau trong Kyokushin , aikido , sabaki ...

    Hangetsu Kata: Tên của bài quyền , Bán Nguyệt Quyền

    Hakutsuru Karate : Bạch Hạc Không Thủ Đạo ( Môn phái được sáng lập bởi vs Hohan Soken )

    Harakiri: Hành động mỗ bụng để tự sát ,đề cao danh dự của người võ sĩ Đạo Nhật Bản.

    Hakama : Váy , võ phục tập Aikido ...

    Hầu quyền: Võ Khỉ , Các thế võ lấy từ do các động tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong quyền thuật.

    Hwa-Rang- Do: Hoa Lang Đạo , một hệ phái võ thuật của Hàn Quốc .

    Hachisabaki: Phương pháp di chuyển 4 phương hướng .

    Hangetsu Dachi : Bán nguyệt tấn .

    Hanshi: Cấp bậc từ cửu đẳng huyền đai trở lên .

    Hàm Hung Bạt Bối : "Hàm hung"chỉ ngực thu lại để khí có thể trầm xuống Đan Điền. “ Bạt bối” là chỉ bộ phận cơ nhục ở lưng, vai thư triển, nở rộng khi thực hiện động tác đưa hai tay lên.( TCQ)

    Heisoku-dachi: Tấn hai bàn chân chụm vào nhau, đầu gối duỗi thẳng.

    Heiko Dachi: Tấn bước - moto dachi

    Henka : Biến đòn , biến thế ...

    Hạc Hình quyền : Crane Style, Crane Fist

    Hiza: Đầu Gối .

    Hiji : Cùi chỏ ...

    Hijia Taiji Quan : Hòa gia Thái cực quyền , lập bởi Hòa Triệu Nguyên (HeZhaoyuan) (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình.

    Hình Ý Quyền: Xing Yi quan hay Xing Yi chuan hoặc Xing Yi Animal Fist.

    Hung Gar Kuỳn: Hồng Gia quyền (Hung Gar Kuen, Hung Style, Red Fist)

    Hung Kuen: Hồng Quyền .

    Hwa-Rang: Hiệp Sĩ Hoàng Cung , Đạo quân Hoa Lang (Tiếng Hàn )

    Ho : Phương pháp ...

    Hombu : Tổng đàn , tổ đình ...

    Hổ Hạc Song Hình Quyền: Crane and Tiger Paired-form , Fu Hok Seung Ying Kuen

    Hồng Gia Quyền La Phù Sơn: Hung Ga Kuen Luofu Shan
    Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 11-06-2010, 11:53 PM.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3




      I

      Ibuki: Hơi thở ( Luyện Thở )

      Iai : Một chiêu thức trong kiếm đạo, tốc độ từ lúc rút kiếm ra đến chém địch, đưa kiếm vào vỏ kiếm, vẫn trong một tư thế.


      Inyo : Âm dương , phòng thủ và tấn công ...

      Iaido: Kiếm Thuật Cư Hợp Đạo .

      Irimi Issoku : Kỹ thuật nhập nội, chỉ một bước tiến vào tới, tấn công thẳng. Irimi còn có nghĩa là nhập nội

      I CHING: Kinh Dịch .

      Ichi Ryu Ni To: Một hệ phái với lối đánh xong kiếm của Miyamoto Musashi

      Isshin Ryu Karate: Chi phái Chân-Tâm Không Thủ Đạo .

      Ippon: Điểm trong thi đấu .

      Ippon Ken: Nắm đấm với ngón trỏ lồi ra , PHOENIX FIST (Phượng quyền).



      J



      Jeet Kune Do: JKD , Triệt Quyền Đạo môn phái do cố võ sư Lý Tiểu Long sáng lập .

      Jikotai : Tự vệ ...

      Jodan Tsuki : Đâm phần thượng đẳng , đâm vào phần mặt ...

      Josokutei: Đá ức bàn chân .

      Jime Waza: Kỷ thuật xiết cổ , làm nghẹt thở ...

      Jin kang Quan: Kim Cương quyền .

      Jumbi Chuẩn bị ...

      Jujitsu: Nhu Thuật .

      Judo: Nhu Đạo .

      Jodan: Thượng Đẳng ( Chudan : Trung Đẳng . Gedan : Hạ Đẳng )




      K



      KaLaRiPaYat: Môn Võ Ấn Độ .

      Krav Maga: Môn Võ của Do Thái.

      Kaíso : Khai mỡ ra bộ môn mới , khai tổ ...

      Kansetsu Waza: Khoá khớp xương , Bẻ khớp xương ( Jiu Jitsu )

      Karatedo: Karate, Không Thủ Đạo (Đường Thủ Đạo : Môn Võ Tay không xuất xứ từ thời nhà Đường Trung Hoa)

      Karate-ka: Karate gia .(người tập luyện Karate, song thường để chỉ các cao thủ Karate)

      Kata: Bài Quyền .

      katana: Trường kiếm-tachi .

      Ki : Khí ...

      Kakie: Quái thủ .

      kaitennage: Ném xoay .

      kaeshi-waza: Kỹ thuật đánh đòn ngựoc , dùng lực phản lực ....

      kodachi: Đoản kiếm hay còn gọi là wakizashi .

      Kobudo: Trường phái chuyên sử dụng võ khí cổ Okinawan .

      Kendo: Kiếm đạo .

      Kosa: Chém chéo hình chử thập ...

      kenjutsu: Kiếm thuật .

      Kiai: Tiếng thét trong võ thuật .

      Kime: Cường lực .

      Kihon: Kỹ thuật cơ bản .

      Kim Thiền Thoát Xác : Một thế võ trong thập nhị sác thủ ... Con ve lột xác .

      Kim Cương Quyền: Jin Kang Quan

      Kinh: là 12 đường trực hành liên hệ trực tiếp đến tạng phủ. Sự vận hành khí của võ thuật tuân thủ chặt chẽ theo sự chuyển động của các đường kinh .

      kyoshi: Cấp bậc từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai(Tatsushi) .

      Kiokishi Uaga: Lối đánh ngựoc - Phân tâm thủ .

      Kyokushin Karate: Cực Chân Không Thủ Đạo

      KoDoKan: Nhu Đạo Viện. (Giang đạo quán)

      Kobo Itchi: Công và Thủ là một

      Kungfu: Công phu , sự luyệen tập hàng ngày...

      Kurash: Môn võ có xuất phát từ Uzbekistan. Hiệp hội Kurash quốc tế (IKA)

      KyuDo: Cung Đạo .

      Kudan : Khẩu truyền , truyền miệng ...

      Kumite: Tập luyện giao đấu .



      L



      La Hán quyền: Lohan Quan , Lohan Kuỳn, Lohan Kuen, Lohan Fist

      La Hán Thập Bát Thủ : mười tám thế tay của phật La Hán , Shaolin 18 Arhat Form

      Lạc: Gồm 15 đường chạy lẫn trong các kinh âm và dương nối các đường kinh với nhạu Những lạc nhỏ là tôn lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Là phần phải thông qua để đạt đến vòng Đại Chu Thiên hoàn chỉnh .

      Leopard Form: Báo Hình quyền .

      Lotus Form: Liên Hoa quyền . (Lin Fa Kuen, Lin Fa Kuỳn, Lotus Fist)

      Lohan Quan: La Hán quyền . (Lohan Kuỳn, Lohan Kuen, Lohan Fist)

      Lijia Taiji Quan : Lý gia Thái cực quyền , truyền bởi Lý Anh Ngang (Li Yingang) thế kỷ 20

      Lijia Taiji Quan : Lý gia Thái cực quyền , lập bởi Lý Thụy Đông (Li Ruidong), đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền.

      Linh Thú Ngũ Quyền: Long quyền luyện thần, Hổ quyền luyện cốt, Báo quyền luyện lực, Xà quyền luyện khí và Hạc quyền luyện tinh .
      Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 11-06-2010, 11:52 PM.
      Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

      Comment

      • #4




        M

        Mạch: là 8 đường hay còn gọi là bát mạch như tám đại dương để khí từ các kinh đổ vào. Đây là những nơi được chú ý đến nhiều nhất trong võ thuật, hầu hết các võ sư luyện tập đều cố khai thông chúng.

        Mae Geri: Đá thẳng (kim tiêu cước) .

        Mai Hoa quyền : Mei Hua Quan , Mui Fa Kuen, Mui Fa Kuỳn

        Mei Hua Quan: Mai Hoa quyền . (Mui Fa Kuen, Mui Fa Kuỳn)

        Mantis Form: Đường Lang quyền ( Mantis Fist , PRAYING MANTIS )

        Martial art: Võ thuật .

        Mawashi geri: Đá tạt ngang .

        Musubi Dachi: Tấn hai gót đụng hình chử V .

        Muay Thai: Quyền Thái .

        MMA Mixed martial arts: Võ tổng Hợp chuyên đấu trong Octagon lồng sắt

        Makiwara: Trụ ( dụng cụ ) dùng để tập tay và chân .

        Mộc nhân: Người gổ dùng để tập luyện Wooden Dummy .

        Môn Phái: Tên gọi chung cho loại quyền thuật và hệ phái võ thuật .

        Môn Hội: Tên gọi chung các bang hội , Hội quán võ thuật Kai , Kan

        Muscle/Tendon Changing & Marrow/Brain Washing Chi Kung Dịch Chân Kinh : ( Tẩy Tuỷ Công ? )



        N


        Nam Quyền Bắc Cước: Một trong những cách phân chia trường phái võ thuật Trung Hoa căn cứ theo vị trí địa lý. Phía Bắc sông Trường Giang trở lên (miền Bắc Trung Quốc),quyền thuật chú trọng đến cước pháp, sử dụng các đòn cước (đá) nhiều. Phía Nam sông Trường Giang trở xuống (miền Nam Trung Quốc), quyền thuật lại chú trọng đến quyền pháp, sử dụng tay quyền nhiều.

        Nam Quyền :(Nan Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền nam phái mà chủ yếu là kỹ thuật Trường kiều đại mã trong Hồng quyền Hồng Hy Quan)

        Nage: Kỷ thuật học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh ( Aikido ) .

        Nage Waza: Kỷ thuật ném , qưang , quật ....

        Namiheiko Dachi: Tấn 2 chân song song, rộng bằng vai .

        Nan Kuen: Nam quyền (Nan Kuen, Nan Quan, Southern Fist)

        Northern Shaolin: Bắc Thiếu Lâm .

        Nunchaku: Côn Nhị Khúc . ( Lưỡng Tiết Côn )

        Nukite: Xỉa bằng tay .

        Niêm Thủ: khi tập phải bịt mắt để dùng xúc giác ở đôi tay , Phép Chi Sẩu ...

        Ninjitsu: Nhẫn Giã , Ninja .

        Nội Công: Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt

        Ngoại Công: Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công.

        Nhuyễn Công: Là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công ....

        Ngạnh Công: Là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công ....

        Nhất Tâm Phái: Isshin Ryu . Tại Tâm Phái Eshinkai . Nhân Tâm Phái Shinkendokai ...

        Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến : là Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái (Hung Gar, Liu Gar, Li Gar, Mo Gar, Choy Gar).

        Ngũ Yếu Chỉ: năm yêu cầu luyện quyền pháp Thiếu Lâm, một là dần dần từng bước theo thứ tự; hai là có lòng tin, kiên trì không ngừng nghỉ; ba là không mê sắc dục, vui vẻ quá độ; bốn là tu tâm tích đức, không hại người; năm là tuân thủ tông pháp.

        Ngũ Hành: Đó là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người xưa dùng để gọi năm loại quyền pháp cơ bản của Hình Ý Quyền là: Phách, Bằng, Chiêm, Pháo, Hoành. Ngoài ra còn dùng Ngũ Hành để gọi năm loại Bộ pháp của Thái Cực Quyền là: Tiến, Thoái, Cố, Ban, Định.

        Ngoại Gia Quyền: Thuyết “Ngoại Gia” xuất hiện bắt đầu năm thứ 8 (1669) thời Khang Hy (nhà Thanh) ( Thiếu Lâm Quyền là loại quyền pháp nội ngoại song tu.) ???

        Ngoại Môn Môn: võ xuất sứ từ nứoc bạn , Tà phái ... Dụng ngữ võ thuật truyền thống, chỉ phía bên ngoài cánh tay của đối thủ trong lúc giao đấu.

        Ngũ Tổ Quyền: Ngo Cho Kun ( Hồng gia, Lý gia, Trần gia, Lý Gia, Mạc Gia, Thái gia )Ngũ Tổ Quyền: Là sự kết hợp của 5 môn, Đạt Ma Quyền, Thái Tổ Quyền, La Hán Quyền, Bạch Hạc Quyền và Hầu Quyền . ( NLT )

        Nội Gia Quyền: Một trong những thuyết pháp về lưu phái võ thuật. “Nội Gia” bắt đầu cũng giống như “Ngoại Gia”. Cuối thời nhà Thanh, mọi người gọi Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền, Bát Quái Chưởng là thuộc Nội Gia Quyền.

        Nội Ngoại Tương Hợp: Chỉ sự phối hợp đầy đủ, nhịp nhàng, đồng thời giữa ý thức, động tác và hô hấp trong suốt quá trình vận động, đi quyền.(TCQ)

        Ngọc nữ xuyên thoa: Thiếu nữ may áo , tên của một thế võ ...


        O


        Okinawa: Tên hòn đảo ở Nhật , Cái nôi của Không Thủ Đạo ( Đảo Xung Thằng , Lưu Cầu Chư Đảo )


        P


        Pao Chui: Pháo quyền, Pháo Trùy

        Pankration: môn Vật võ cổ của người Hy lạp

        Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền: Fujian Wing Chun kwen .

        Pencak Silat Môn võ xuất xứ từ từ Nam Dương và Mã Lai Á .
        Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 11-06-2010, 11:49 PM.
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

        Comment

        • #5




          Q

          Quá Môn: Chỉ động tác của người tránh , né khi bị tấn công ...

          Qi Kung: Khí Công, Luyện Khí Công ( Chi Kung, Ki )

          Quyền Tam Huấn : Thủ , Phá , Ly Thủ : bắt chước theo thầy , trong khi bắt chước thì học lấy nguyên lý . Phá : khi đã nắm được nguyên lý thì dựa trên nguyên lý ấy , sáng tạo ra các đòn thế của riêng mình . Ly : sáng tạo ra nguyên lý mới .

          Quyền Phổ: Là tài liệu ghi chép về cách phân loại, hệ thống, tên gọi các chiêu thức của quyền pháp.

          Quyền Phái: Lưu phái võ thuật .

          Quyền Thế: Chỉ tư thế động tác , các sự biến hóa của động tác đó.

          Quyền Thức: Chỉ hình thức, quy cách một động tác quyền thuật nào đó, như mã bộ thức, Cung bộ thức….

          Quyền Thề: Một loại quyền chuyên luyện cùng với bùa chú , võ bùa...

          Quân Kinh: Thư Bubishi , Chuang-ka : Kinh Ngũ Thư , Tài liệu cổ võ thuật cổ thấy tại Okinawa



          R


          RenShi: Ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai .

          Roi Tiên, Quyền Tiếp Đấu: roi phải ra đòn trước, đấu quyền phải liên tiếp ( Khẩu quyết của võ Bình Định đối với roi và quyền

          Ryu: Trường học , Chi phái , KaiKan ...

          Ryukyu Kempo Karate: Cuốn sách quyền pháp Karate ở đảo Ryukyu



          S


          Sanshou: Tán Thủ .

          Sambo: Một môn võ vật của Nga ...

          Sabaki: Lối di chuyển ba chiều theo đồ hình Bát Cực ...

          Sai: Kiếm ngắn . ( Vũ khí của môn Karate xuất xứ từ Okinawa )

          Sanchin: Tam Chiến ( Tên của một bài Quyền không thủ Đạo )

          Seipai: Thập Bát Thủ , tên một bài quyền Karate .

          Seppuku: (Mổ bụng tự sát, 1 hành động vì danh dự của samurai, hay còn gọi là harakiri)

          Samurai: Thị Vệ Có Võ Trang , Người võ sĩ đạo

          Sutemi: - Con Đường Trung Đạo

          Sun family style Tai Chi ch’uan : Tôn thức Thái Cực quyền, Tôn Lộc Đường, ban đầu là học trò Dương Kiện Hầu sau theo Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân), sáng tạo Thái Cực quyền Tôn thức

          Shogun: Tướng Quân .

          Shuriken: Phi tiêu , ám khí .

          Shuriken-Jutsu: Thuật ném phi tiêu .

          Sugi: Kỹ thuật dùng tay ( Tiếng Hàn Quốc )

          Seiken: Nắm đấm .

          Sensei: Thầy Giáo , cô giáo .

          Senshusei: Ngừoi chấm điểm trong các cuộc thi .

          Sosai: Trấn môn , Người sáng lập ra một hệ phái ....

          Soke: Trưởng Tràng , người kế giữ môn phái ....

          Soko Geri: Đòn đá bằng mu bàn chân

          Shotokan Ryu: Tùng Đào Quán Lưu .

          Suzucho Karatedo Ryu: Linh Trường Không Thủ Đạo .

          Shaolin: Thiếu Lâm .

          Shaolin 18 Arhat Form: La Hán Thập Bát Thủ .

          Shaolin Boxing: Thiếu Lâm quyền Shaolin Fist

          Shaolin Emei: Thiếu Lâm Nga Mi .

          Shaolin Budha Fist: Thiếu Lâm Phật Gia quyền ( Shaolin Budha Form, Shaolin Fut Gar Kuen)

          Shaolin Choy Gar: (by Choy Lee, Fut or Choy Lay Fut) Thiếu Lâm Thái Gia (của Thái Lý Phật)

          Shaolin Zhong Oi Jow Gar: Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia .

          Shaolin Li Gar : Thiếu Lâm Lý Gia .

          Shaolin Liu Gar : Thiếu Lâm Lưu Gia .

          Shaolin Mantis Boxing: Thiếu Lâm Đường Lang quyền (Võ Phái Bọ Ngựa)

          Shaolin Mo Gar: Thiếu Lâm Mạc Gia .

          Shaolin Pak Mei: Thiếu Lâm Bạch Mi (White Eyebrow Shaolin)

          Shaolin White Crane Boxing: Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền .

          Shaolin Wing Sun: Vịnh Xuân Quyền .

          Shoto-katana: kiếm dài . ( Daito - katana : kiếm ngắn )

          Shiai : Hợp với sự chết, đồng âm với thi đấu, cũng vì phương hướng thi đấu sẽ dẫn đến sự chết chóc, hận thù

          Shime Waza : Kỷ thuật xiết cổ ...

          Shihan: Thầy cả ( Thầy lãnh đạo các thầy của một môn võ trong một vùng , tỉnh ...hay một quốc gia )

          Shime-Waza: Siết cổ (võ thuật) .

          Shito Ryu: Mịch Đông Lưu .

          Shiho: Truyền công lực , dẫn khí , chỉ cách vận khí bởi ngừoi thầy ....

          Shikko : Lối di chuyển bằng gối ( Aikido )

          Shotei: Tay chưởng ,Mỡ tay , chấn

          Shimpan: Trọng tài .

          Sokuto Geri: Đá bằng cạnh bàn chân

          Shodan: Nhất Dan .

          Shorin Ji Kempo: Thiếu Lâm Tự Nhật Bản .

          Shushin: Trọng tài trong thi đấu,

          Shuto: Cưong đao , Cạnh bàn tay, bên ngón út, dùng để đỡ, tấn cộng..

          Shuto Uchi: Đòn chém bằng cạnh bàn tay ngoài .

          Shuhari kata: Các bài quyền môn sinh tự sáng tạo (Creative Kata).

          Siu Fuk Fu Kuen: Tiểu Phục Hổ quyền (Small Tiger Fist, Small Tiger Form)

          Xà Hình quyền: (Snake Style, Snake Fist , võ rắn ...

          Soft-boxing: Nhu quyền (Soft Fist)

          Southern Shaolin: Nam Thiếu Lâm .

          Sumo: Môn vật truyền thống của Nhật Bản .

          Ssireum: Môn vật truyền thống của Hàn Quốc
          Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 11-06-2010, 11:48 PM.
          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

          Comment

          • #6



            Ước gì được Mít " minh hoạ " cho mãn nhãn " , ra đường lỡ... CO có trêu ghẹo nhằm Võ sư , thấy họ xuống tấn - CO biết để " tẩu vi thượng sách..."


            .
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 10-06-2010, 07:55 PM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7




              T

              Taekwondo: Thái Cực Đạo Túc Quyền Đạo : Môn võ chỉ sử dụng tay chân hay quyền cước ...

              Tai Chi Chuan: Thái Cực quyền .

              Taijutsu : Thân pháp ...

              Taiso : Thể thao , sự vận động cơ thể ...

              Tachi Dori : Các thế đoạt kiếm , hay kềm kiếm đối phương ...

              Takeno Uchi Ryu: Trúc Chi Nội lưu .

              Tai sabaki: Lối đánh móc ngữa tay , lối đánh quay vòng .

              Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách: Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!

              Tầm kiều: Tên bài quyền chú trọng đến luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã , hay tìm cây cầu nối giữa công và thủ ...

              Taijutsu: Thể thuật, đài thuật ( Một tên gọi khác của môn Jujutsu)

              Tai Zhu ChangQuan: Thái Tổ Trường quyền, Tam Thập Lục Thế Hồng quyền .

              Tanto: Đao (dao) ngắn .

              TanBo : Cây đoản côn , gậy ngắn ...

              Taolu: Thao Lộ , nơi sàng đấu ...

              Tang Soo Do: Đường Thủ Đạo .

              Tanken : Kiếm ngắn ...

              Tatami: Thảm dùng để tập ( JuDo )

              Tenkan: Chuyển hoán .

              Tề mi côn: Cây gậy ngắn tới ngang chân mày người tập .

              Tiểu niệm đầu: Siu Nim Tao , Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật . Bài quyền nhập môn của môn Vĩnh Xuân .

              Tiếp Vĩ Quyền: đối phương vừa dứt đòn hết tầm ngay lập tức ta xuất thủ tiếp quyền đối phương ...

              Thaing: Môn Võ Miến Điện .

              Thất Thập Nhị Huyền công: 72 tuyệt kỷ của Thiếu lâm Tự ;72 Secret Arts of Shaolin, 72 Fists of Shaolin

              Thái Tổ Trường Quyền: (Tai Zhu Chang Quan) của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn

              Thập Hình Quyền : Long,Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Hầu, Sư, Mã, Bưu

              Thám Thủ: Chỉ động tác hư , giả , ... trong lúc giao đấu để thăm dò thực hư của đối thủ.

              The Art Of War by Sun Tzu: Tôn Tử Binh Pháp

              Thiết đầu công: Kỹ thuật dùng đầu để đánh ( Atama Ate wazate )

              The Fifth Brother Eight Trigram Pole: Ngũ Lang Bát Quái Côn .

              The Character I and Taming Tiger Form: Cung Tự Phục Hổ Quyền .

              The Iron Wire Form Thiết Tuyến Quyền: (Tit Sin Kuen, The Iron Wire Set)

              Thôi Thủ: Một trong những hình thức vận động của Thái Cực Quyền. Thôi Thủ còn có tên gọi khác là Đả Thủ, Tháp Thủ, chỉ hai người dùng các các loại thủ pháp kết hợp với bộ pháp, thân pháp,…qua đó nắm bắt được hướng vận động kình lực của đối phương, lợi dụng sơ hỏ mà ra đòn chế ngự họ ...

              Túy quyền: Võ say , võ sỉn .

              Tong Bei Quan: Thông Bối quyền, Thông Tý quyền .

              Tonfa: Tâm ly côn ( Vũ khí của môn Karate xuất xứ từ Okinawa )

              Tokonoma : Nơi trang trọng tại đạo đường ...

              Trung côn: Cây gậy cao tới ngang nách người tập.

              Trường cô: Cây gậy dài cao hơn đầu một nửa cánh tay .

              Thất Trữu công: Lối đánh chỏ theo 7 hứong của môn Vĩnh Xuân .

              Thất Tinh: Người xưa gọi bảy bộ vị cơ thể gồm: Đầu, Thủ (tay), Khiên (vai), Trừu (chỏ), Khóa (hông), Tất (gối), Túc (chân)

              Trực Chỉ Chân Tâm: Thắng cái Vô minh vốn có sẵn ở trong mình (Theo định nghĩa của thầy Thái Không . )

              Triệt Đầu Quyền: ngăn chặn đòn của đối phương ngay từ trong gốc trước khi phóng ra đến mục tiêu trên người ta

              Trường Quyền: Tên gọi chung của Hoa quyền, Bát cực quyền, Yến Thanh quyền, Soa quyền, Thông bối quyền...? (Chang Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền bắc phái)

              Thập Bát La Hán Quyền: 18 bài võ của chùa Thiếu Lâm Tự .

              Thốn Kình: Phát kình lực , Tốc độ được gia tăng ...

              Thính Kình: Mang nghĩa “nghe kình”, đó là tai nghe, mắt nhìn và cảm nhận của hệ thống thần kinh thông qua cảm giác tiếp xúc bề mặt da khi thực hiện áp thủ, từ đó nắm bắt được trình độ kungfu của đối phương.


              U

              Uchi: Đòn đánh , thế đánh ...

              Uchi Deshi: Đệ tự tại gia , Môn đồ ưu tú ăn ở tại võ đừong .

              Uraken: Đánh bật tay ( Back Fist )

              Uke: Kỷ thuật học học cách trở nên bình tĩnh trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra ( Aikido )

              Ukemi: Người nhận ( Aikido )

              UFC: Ultimate Fighting Championship .


              V

              VoViNam Việt Võ Đạo .

              Võ Tây Sơn Bình Định: Võ Thuật quy tụ nhiều hệ phái Võ Cổ Truyền . ???

              Võ kinh Thất Thư: Tôn Tử binh pháp, Ngô Tử binh pháp, Tư Mã binh pháp, Uất Liễu Tử, Lục Thao, Tam Lược và Đường Thái Tông-Lý Vệ Công vấn đối.

              Võ Ta: Võ dân gian của Ngừoi Việt gia truyền Chuyên chỉ xử dụng , đòn, Miếng , Thế ...

              Võ Đức: Những đức tính tốt của người học võ (trí, nhân, dũng và nghiêm)

              Võ Đạo: Budo , Do , Đạo Trong Võ Thuật , Đạo Trong Cuộc Sống ....

              Võ Phục: Gi , Dobok , Quần áo dùng để luyện tập , lixiaolong ,kendo bogu, Hakama , uniform...

              Vĩnh Xuân quyền Việt Nam: (Vietnamese Wing Chun) do Vs Tề Công truyền vào từ những năm trước 1945 .

              Vịnh Xuân quyền Malaysia: (Malaysian Wing Chun kwen): dòng phái phát triển tại Malaysia do công của Diệp Kiên (Yip Kin) từ năm 1930 .

              Vi Thủ: Công thủ của một đòn thế . ( Vị Thủ )



              W


              WaDo-Ryu: Hòa Đạo lưu ( Một trong tứ hệ phái của Không Thủ Đạo )

              Wako : Hoà hiệp ...

              Waza : Kỷ thuật đòn thế ...

              Wari : Thương , Kích , mâu ...

              Wing Chun: Vịnh Xuân quyền .

              Wushu: Võ Thuật ( gốc tiếng Phổ Thông, tiếng Quan Thoại (Trung Quốc)

              Wudang Taiji Quan : Võ Đang Thái cực quyền , còn được gọi là Do Long Phái (Youlong Pai) hay Long Hành Thái Cực quyền (Longxing Taiji Quan), mới được sáng tác, sau này trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực quyền .

              Wuxing Taiji quan : Ngũ Tinh Thái Cực quyền , (Wuxing Taiji quan) hay Ngũ Tinh Trùy (Wuxing Chui);Vào cuối thế kỷ thứ 19.

              Wu family style Tai Chi ch’uan Ngô thức Thái Cực quyền

              Wutang: Võ Đang - Wudang


              X

              Xà quyền: Còn gọi là xà hình quyền. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên, về nguồn gốc cũng khác nhau

              Xiao Hong Quan: Tiểu Hồng quyền .

              Xiao Luohan Quan: Tiểu La Hán quyền - Small Arhat Form, Small Arhat Fist



              Y

              Yang family style Tai Chi ch’uan: Dương thức Thái Cực quyền, Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng

              Yame : Ngưng , dừng lại ...

              Yoko Geri: Đá ngang .

              Yoi: Chú ý , chuẩm bị ...

              Yoga: Du Già .

              Yuejia Taiji Quan : Nhạc gia Thái cực quyền , thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20.

              Yin Yang Theory: Thuyết Âm Dương (Triết Học Trung Hoa cổ đại) I CHING : Kinh Dịch .

              Ying Jow Pai: Ưng Trảo Công ( Eagle Claw )




              Z


              Zarei : Quỳ (ngồi) chào, cách chào của người Nhật

              Zenpo Kaiten : Kỹ thuật lộn nhào ra phía trước.

              Zenshín: Kỷ thuật tiến từ từ để áp đảo đối phương ...

              Zhangjia Taiji quan : Trương gia Thái cực quyền , truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992)

              Zhengjia Taiji Quan : Trịnh gia Thái cực quyền , lập bởi Trịnh Mãn Thanh (Zheng Manqing) (1901-1975)

              Zhaobaojia Taiji Quan : Triệu Bảo gia Thái cực quyền , lập bởi Trần Thanh Bình.

              Zhaojia Taiji Zhang : Triệu gia Thái cực chưởng , do Triệu Trúc Khê (Zhao Zhuxi) (1898-1991) sáng tác vào thập niên 1950. Chương trình của môn này bao gồm bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức; Đơn vãn thôi thủ (Danwantuishou); Thái cực chưởng (Taijizhang); Thái cực kiếm (Taijijian); Thái cực đao (Taijidao) Ngoại trừ bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức, kỹ thuật của bộ môn thuộc Thái cực Đường Lang quyền (Taiji Tanglang quan)
              Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

              Comment

              • #8

                Kiếm đạo

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post


                K


                katana: Trường kiếm-tachi .

                Ki : Khí ...

                Kakie: Quái thủ .

                kaitennage: Ném xoay .

                kaeshi-waza: Kỹ thuật đánh đòn ngựoc , dùng lực phản lực ....

                kodachi: Đoản kiếm hay còn gọi là wakizashi .

                Kobudo: Trường phái chuyên sử dụng võ khí cổ Okinawan .

                Kendo: Kiếm đạo .

                Kosa: Chém chéo hình chử thập ...

                kenjutsu: Kiếm thuật .

                Kiai: Tiếng thét trong võ thuật .

                Kime: Cường lực .

                Kihon: Kỹ thuật cơ bản .

                Kim Thiền Thoát Xác : Một thế võ trong thập nhị sác thủ ... Con ve lột xác .

                Kim Cương Quyền: Jin Kang Quan

                Kinh: là 12 đường trực hành liên hệ trực tiếp đến tạng phủ. Sự vận hành khí của võ thuật tuân thủ chặt chẽ theo sự chuyển động của các đường kinh .

                kyoshi: Cấp bậc từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai(Tatsushi) .

                Kiokishi Uaga: Lối đánh ngựoc - Phân tâm thủ .

                Kyokushin Karate: Cực Chân Không Thủ Đạo

                KoDoKan: Nhu Đạo Viện. (Giang đạo quán)

                Kobo Itchi: Công và Thủ là một

                Kungfu: Công phu , sự luyệen tập hàng ngày...

                Kurash: Môn võ có xuất phát từ Uzbekistan. Hiệp hội Kurash quốc tế (IKA)

                KyuDo: Cung Đạo .

                Kudan : Khẩu truyền , truyền miệng ...

                Kumite: Tập luyện giao đấu .

                .

                Kiếm đạo




                Kiếm đạo (kendo) là nghệ thuật đấu kiếm của Nhật Bản dùng cả hai tay với một cành tre thay cho thanh gươm dài của hiệp sĩ Samurai .

                Ngày nay người ta tập kiếm đạo với shinai (kiếm tre), và người tập phải mặc đồ bảo hộ. Thanh kiếm dài 1,2m. Bộ đồ bảo hộ (bogu) gồm một mũ giáp bảo vệ mặt (men), tấm giáp ngực (do) và đôi găng tay dày (kote), một tấm bảo vệ hông và bụng dưới (tare). Kiếm sĩ (kendoka) mặc một chiếc quần rộng (hakama) giáp tới chân.

                Một yếu tố quan trọng trong luyện tập là tiếng thét kiai. Tiếng thét có tác dụng làm đối phương khiếp sợ hoặc mất trọng tâm. Để có thể thét vang vọng, kiếm sỉ Kendo phải vận dụng lượng hơi tập trung ở bụng dưới, gọi là "hara"; hay phần hơi ở giữa bụng. Chính một số tay chơi quần vợt cũng biết áp dụng kỹ thuật thét vang như vậy.Tiếng thét phải phát ra cùng một lúc khi cạnh kiếm chạm vào điểm cắt. Trong môn Kendo, người ta dùng tiếng Nhật để chỉ cụ thể từng bộ phận cơ thể mà thân kiếm, phải chạm vào, tức những vùng bị cắt, thí dụ như phần đầu gọi là "men", cổ tay là "kote", phần thân là "do", và phần cổ họng được gọi là "tsuki".
                Một trận đấu (shiai) được tính với 3 điểm, thời gian đấu khoảng 5 phút. Như vậy người chiến thắng là người chiếm được trước 2 điểm. Mục đích của kiếm đạo là mang lại sức mạnh và sự cân bằng giữa cơ thể với tinh thần, sự hòa hợp của một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh.

                Vũ khí và binh giáp của Nhật ngày xưa chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung Quốc, trong đó có thanh kiếm. Kiếm là một trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất vào thời phong kiến khắp nơi từ Âu sang Á. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để đâm và chém, tuy nhiên động tác chiến đấu cũng chưa tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỷ thứ 8 thanh kiếm với lưỡi hơi lượn cong, cán dài - cấu trúc đặc thù Nhật Bản - được một thợ rèn tên là Amakuni chế tạo tại tỉnh Yamoto.
                Song theo những tài liệu đáng tin cậy thì thanh kiếm cong độc đáo như ngày hôm nay , xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 (năm 940, vào thời kỳ Heian do một nghệ nhân tài ba về nghề luyện kiếm tên là Hoki rèn). Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn rất công phu, muốn sử dụng nó người ta phải dùng sức mạnh của cả hai cánh tay.
                Ngoài trường kiếm (Tachi hay còn gọi là Katana), còn phải kể đến kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi), được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiếm ngắn chỉ sử dụng khi lâm nguy và dùng trong nghi thức Seppuku hay Harakiri (mổ bụng tự sát để bảo vệ danh dự của Samurai ).

                Có thể nói sau một thời gian dài , môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành, nhưng chỉ được truyền dạy cho giới quý tộc ở Nara. Trong khoảng thời gian từ 1600-1750, xã hội Nhật rất nhiễu nhương, Kenjutsu có cơ hội phát triển cực thịnh, và được đem ra huấn luyện cho các hiệp sĩ Samurai. Sau đó Kenjutsu được hệ thống hóa thành một môn kiếm thuật cực kỳ lợi hại nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của tình hình hổn loạn lúc bấy giờ. Kendo ra đời từ đó.

                Những kiếm sĩ danh tiếng thường có những chiêu kiếm thuật riêng và lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện.

                Ðến cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lý thuyết về kiếm thuật đã được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thật song có hình dạng thẳng.

                Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế còn có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, gǎng tay bảo vệ... cũng được canh tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không còn chỉ thu hẹp trong giới Samurai.

                Kendo chú trọng vào tốc độ xuất kiếm, chiêu thức đơn giản gọn gàng khác với các bài kiếm phức tạp rườm rà của nhiều hệ phái võ cổ truyền Trung quốc. Nhiều người đồng ý rằng kiếm pháp của Nhật nói chung, và của Kendo , cực nhanh, điều này hiển nhiên là một thực tiễn vì trong khi lâm chiến, ai nhanh hơn thì người đó sẽ thắng, tức là còn mạng sống trở về, vì vậy mà Musashi Miyamoto (1584-1645), một đại danh gia kiếm thuật thời đó đã nói rằng: "Muốn đạt đến cảnh giới tối cao của kiếm thuật, phải biết coi nhẹ sự sống chết của mình, bởi vì trong một trận đấu, kẻ không sợ chết bao giờ cũng là người chiến thắng".

                Kendo có nền tảng từ Thiền học (Zen) và Thần đạo (Shintoism). Chủ yếu triết thuyết Kendo dựa trên lẽ phải thông thường, vào kinh nghiệm sống thực tế; chứ không phải do nghiên cứu từ chương, cơ sở của triết thuyết Kendo là ta phải quyết tâm tìm kiếm mọi cơ hội, phải biết bắt lấy cơ hội. Với một lưỡi kiếm sắc bén kiếm sỉ có thể phân xẻ thân thể đối thủ từ xương cổ trở xuống. Ở đây cũng thế, sự chớp nhoáng giữa tấn công và chống trả là một nguyên tắc tuyệt đối quan trọng. Và rốn cũng là trung tâm của mọi động tác.
                Những nhát kiếm được đưa ra không phải bằng những cánh tay, mà xuất phát từ trung tâm thăng bằng này, chỉ dùng cánh tay như những đòn bẫy. Khi đưa một nhát kiếm lên đầu đối phương, những cánh tay như dán chặt vào giao điểm tiếp xúc, sức mạnh là do toàn thân đẩy tới. Suốt thời gian đấu kiếm, mọi chuyển động của kiếm sĩ phải phát khởi từ tâm điểm ở rốn, sử dụng tâm điểm ấy như một cái trục, trên đó toàn thân có thể quay phải quay trái một cách nhanh nhẹn tùy nghi.
                Ở đây chúng ta gặp lại nguyên tắc của thiền đạo là "một trung tâm tĩnh lặng ở giữa những hoạt động như sấm chớp". Qua những đường kiếm mau lẹ, điểm thăng bằng phải được giữ tuyệt đối bất động, không có chuyện nhảy mạnh từ bên này sang bên kia hay chạy lui chạy tới, vì trong kiếm đạo không được phí năng lực. Bởi thế nguồn gốc sức mạnh và trọng tâm hoạt động được giữ yên, chờ lúc thuận tiện cho một cú đánh chết người. Khi ấy lưỡi kiếm được đưa xuống chớp nhoáng, dữ dội, kết thúc bằng một động tác bổ tới thật nhanh và mạnh từ trung tâm, tiếp theo là một tiếng thét khủng khiếp...

                Thái độ tinh thần của kiếm sĩ phải là thái độ mà người ta gọi là trạng thái Mura - nghĩa là không có cái cảm giác rằng "tôi đang làm việc ấy". Cảm giác này được xem là một trở ngại lớn, vì cũng như khi nghe âm nhạc, cái ý thức về chính mình đang lắng nghe hay chính mình đang đánh kiếm đã kéo sự chú ý ra khỏi khúc nhạc hay khỏi hoạt động đánh kiếm. Ý thức về bản ngã phải phục tùng sự tập trung vào công việc đang làm, tâm phải theo dõi bén gót những động tác của đối phương để phản ứng lại một cách tức thì, làm cho tấn công và chống trả trở thành một. Thái độ tâm thức này là tinh thần của võ sĩ đạo.

                Ở Nhật Bản vào thời phong kiến, thường xuyên xảy ra những cuộc nội chiến giữa những bá tước, nên hiệp sĩ Samurai phải luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng lâm chiến. Chính nhờ tinh thần thiền mà họ duy trì được sự bình tĩnh, và người hiệp sĩ Samurai thường đến viếng các thiền sư để thêm sức mạnh từ nơi triết lý "đi thẳng tới trước không ngoái nhìn lui", một triết lý dạy rằng sống và chết chỉ là hai khía cạnh của một hiện hữu, và chỉ cho người ta thấy có thể quên cái ngã bằng cách nhập làm một với sự sống.

                Võ sĩ đạo đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối, lòng dũng cảm vô biên. Bài tâm niệm người hiệp sĩ là:

                "Tôi không có cha mẹ nào ngoài trời đất.

                Tôi không có thần linh nào ngoài lòng cương trực.

                Tôi không có của cải nào ngoài sự phục tùng.

                Tôi không có phép lạ nào ngoài sức mạnh nội tâm.

                Tôi không có sinh tử nào ngoài sự bất diệt.

                Tôi không có mắt nào ngoài tia chớp.

                Tôi không có tai nào ngoài sự bén nhạy.

                Tôi không có tay chân nào ngoài sự nhanh nhẹn.

                Tôi không có mục đích nào ngoài cơ hội.

                Tôi không có thần thông nào ngoài chánh pháp.

                Tôi không có nguyên tắc nào ngoài sự thích ứng.

                Tôi không có bạn nào ngoài tâm tôi.

                Tôi không có kẻ thù nào ngoài sự bất cẩn.

                Tôi không có khí giới nào ngoài thiện chí và chánh đạo.

                Tôi không có lâu đài nào ngoài tâm bất động.

                Tôi không có gươm nào ngoài giấc ngủ của tâm ."

                Khởi đầu thanh kiếm chỉ là vũ khí giết người , nhưng sau đó kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) đã biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Tinh hoa kiếm đạo được tóm gọn trong bốn câu thơ:

                “Tâm vô ưu

                Thần bất động

                Khí uy dũng

                Kiếm vô chiêu”

                Phương pháp luyện kiếm là quên hẳn thân mình, không còn biết là mình múa kiếm hay là kiếm múa mình nữa. Khi mới luyện kiếm, thấy kiếm là kiếm, thấy ta là ta. Khi thuần thục, thấy kiếm chính là ta và ta chính là kiếm. Nhưng khi đạt được chỗ diệu lý của kiếm đạo, lại thấy kiếm chính là kiếm và ta chính là ta. Cái không biết ấy cũng vẫn còn là biết đấy. Kiếm Thân hợp nhất mới chỉ là ngã rẽ tạm thời, chưa đạt đến chỗ tận diệu của kiếm đạo. Chỉ trong kiếm đạo, sinh mệnh mới thực sự treo lơ lưng trên đường tơ kẻ tóc. Vấn đề sinh tử không còn được nêu lên để trầm tư suy tưởng như một công án nữa, mà biên giới giữa tử và sinh giờ đây có khi chỉ cách nhau trong một sát na. Từ đó triết lý cũng hóa thân vào các kiếm pháp thượng thừa .




                Theo truyền thống thiền, phàm những gì có thành thì phải có hoại bởi vì vạn vật đều được cấu tạo từ chổ bất toàn của nó . Do đó, mọi chiêu kiếm dù cao thâm đến đâu, hễ đã thành chiêu thức thì ắt phải có chổ sơ hở để địch nhân phản kích. "Nếu ta đánh không theo chiêu thức nào cả thì địch nhân phá vào đâu ? ".

                Kiếm pháp vô chiêu vốn không có khuôn khổ nhất định, nó cứ linh động tùy cảm mà ứng nên nó có thể thâu hóa tất cả kíếm pháp trong thiên hạ vào một mối để biến thành kiếm pháp của chính nó, thế thì thử hỏi có kiếm pháp nào trong đời địch lại nỗi ? Kiếm pháp đó sẽ cực kỳ phức tạp, khó hiểu đối với những kẻ uyên bác đầy ắp kiến thức, nhưng lại dễ dàng tiếp cận với những trái tim thuần phác hồn nhiên, không câu nệ cố chấp, những đầu óc không mang sẵn những định kiến cứng nhắc, những tâm hồn đã đạt mức "hư kỳ tâm" (giữ lòng trống rỗng) .

                Một số người không quen nếp suy tư phương Đông sẽ cho rằng nếu như thế thì hóa ra kẻ không biết gì về võ công, đánh không theo một chiêu thức qui củ nào lại hơn cả những tay cao thủ ! Đây là một kiểu ngộ nhận khá phổ biến. Vô ở đây không phải là không biết gì theo suy tư thông thường mà là cái Vô đã vượt trên cái Hữu. Vô được ví như cái hang rỗng chứa được tất cả nhưng vẫn trống không.

                Trong truyền thống Phật giáo tiểu thừa, người đạt quả vị tối cao là A la hán còn được gọi là bậc Vô học. Từ "Vô" trong vô chiêu nên được hiểu theo nghĩa đó hoặc hiểu theo nghĩa tính Không (sunyata) trong hệ thống tư tưởng Bát Nhã Phật giáo. Triết lý thiền không tin rằng lý trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng, phân tích tổng hợp của nó. Bởi vì sự tích lũy không thâu hóa sáng tạo chỉ đưa đến tổng số thay vì tổng hòa. Họ chỉ đăng đường chứ không thể nào nhập thất. Chỗ tận diệu của võ thuật vẫn như một huyền án lơ lững thách đố trí thông minh của con người. Càng thông minh, càng tích chứa kiến thức mà không có được một đầu mối nhất dĩ quán thấu suốt tất cả để dung hòa thành một mối thì dễ dàng rơi vào trạng thái tẩu hỏa nhập ma. Trái lại những tâm hồn thuần phác và tĩnh lặng mới có thể đạt đến chổ tận diệu đó.

                Theo đó , Thiền hiển thị chữ Ðạo trong kiếm đạo .Chúng ta nên nhớ rằng thiền sư Huệ Năng, tổ thứ sáu của lịch sử Thiền tông Trung Quốc, người đốn củi không học hành lại được sư phụ truyền y bát để kế tiếp tông phái thay vì truyền cho Thần Tú, là một vị cao tăng uyên bác .

                Cái diệu lý của kiếm đạo, của Ðạo đã vượt quá ngôn ngữ văn tự mà đi thẳng vào tâm hồn những người đồng điệu theo lẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu . Theo kinh Dịch, tất cả thiên sai vạn biệt trong vũ trụ này đều phát sinh từ cái một đơn nhất : đó là Thái Cực. Cho nên đỉnh cao của kiếm đạo cũng tiến dần đến chỗ đơn nhất. Trên con đường trở về nguồn cội, tức là quay về cái lẽ đơn nhất đó, tự thân kiếm học mất đi những cái rườm rà, những chi tiết tan biến đi và chỉ còn lại nguyên lý "Vạn vật qui ư nhất" .

                Tất cả vạn sự đều quay về cái Một. Rồi chính cái Một đó tự nó cũng tiêu dung lặng lẽ, hòa nhập với Tâm. Kiếm pháp lúc đó đã hợp nhất với thân tâm, kiếm chiêu thu hay phát đều theo tâm niệm như nước chảy mây bay, không bị ngăn ngại. Từ cái Một đó mà biến hoá ra thiên sai vạn biệt. Cái Một là cái nền cho mọi thay đổi, nó trở thành cái trục giúp cho mọi biến dịch xoay quay đó theo đủ thể cách mà vẫn không bị rơi vào sự hỗn độn (Chaos).

                Tóm lại , theo thiền sư Trạch Am Tông Bành (Takuan Soho) thì tâm trạng của một kiếm sĩ cũng giống như tâm trạng của một thiền sư . Nếu hiểu kiếm đứng đắn thì không phải chỉ thiền mà qui luật của thiên địa cũng như tất cả qui luật của vũ trụ đều là kiếm đạo và ngược lại nhìn theo thiền thì không chỉ kiếm đạo mà là tất cả vạn vật đều là những làn sóng trên biển thiền .

                Sự hợp nhất của Kiếm và Thiền tương ứng một cấp bậc mà trên đó Thiền và Kiếm đều chẳng có nhưng chúng ta lại chẳng tìm được một vật không phải Thiền , không phải Kiếm .

                404 Not Found
                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-06-2010, 04:48 AM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post




                  A

                  Aikibudo: Hiệp khí võ đạo

                  Aikido: Hiệp khí đạo .

                  Aikaikan : Hiệp hội Aikido ...

                  AikiJujitu: Hiệp Khí Nhu Thuật ( Daito Ryu )Danh từ này được Tổ sư UESHIBA sử dụng từ năm 1922 đến thập niên 1930 , để chỉ môn võ của mình (giai đoạn sơ khai của Aikido).

                  AikiDoka : Võ sĩ Hiệp-Khí-Đạo , người tập luyện Aikido lâu năm ...

                  Aikijo : Cây gậy hay côn của Hiệp Khí Đạo ...

                  Aikiken : Kiếm của Hiệp-Khí-Đạo.

                  Age Tsuki: Đấm móc dưới lên ...

                  Ato No Sen : Tiên xuất thủ, ra tay trước khi đối thủ tấn cộng..

                  Atemi: Tờ Thư bỏ trong bao thư ( Sự áp dụng một kỹ thuật tuỳ theo trường hợp , Đương thân, Điểm huyệt, đánh vào (chỗ trọng yếu) cơ thể người , đánh vào tử huyệt , Cavity Strikes ...)

                  Ai Deshi : Đệ tử cùng một thầy , bạn đồng môn .

                  Aite : Đối thủ , đối địch ...

                  Áp hình quyền : Võ con dzịt bầu , vịt xiêm quyền ...

                  Arnis : ( Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu.

                  Phụ Nữ & Aikido

                  AIKIDO PHÙ HỢP VỚI THỂ HÌNH CỦA NỮ GIỚI

                  Xem xét từ góc độ giải phẩu học, cấu trúc cơ thể của nữ giới bao giờ cũng nhỏ bé hơn nam giới (tất nhiên là cũng có những trường hợp ngoại lệ - nhưng tỉ lệ này không cao). Vóc dáng nhỏ bé trong một số môn võ lại là điều ngược lại.



                  Tổ Sư bộ môn Aikido, Morihei Ueshiba, là một người nhỏ con. Với chiều cao chưa đến 1,60cm, dĩ nhiên các tuyệt chiêu do Người sáng tác và truyền lại cho thế hệ đời sau đa phần là những kỹ thuật dành cho người nhỏ con chế ngự người to con hơn mình. Vì thế, có thể nói Aikido là một môn võ dành nhiều lợi thế cho người có vóc dáng nhỏ bé - điển hình là nữ giới.


                  AIKIDO PHÙ HỢP VỚI THỂ LỰC CỦA NỮ GIỚI

                  Nguyên tắc của Aikido là lấy nhu thắng cương, "tá lực đả lực". Điều này có nghĩa là các đòn thế của Aikido chuyên vận dụng nguyên tắc lấy lực của đối phương để chống lại đối phương, không buộc người sử dụng phải đối kháng trực tiếp với một đấu thủ có sức mạnh hơn mình.

                  Thể lực và thể trạng của nam giới bao giờ cũng chiếm nhiều ưu thế hơn so với nữ nếu đối kháng trực tiếp. Do vậy, một bạn nữ rơi vào tình huống cần phải đối phó với những kẻ xấu mạnh hơn mình mà trực tiếp đối kháng là một điều bất hợp lí. Nếu bạn ấy có tập luyện Aikido, bạn ấy sẽ mượn ngay chính sức của những kẻ mạnh hơn mình để chống lại, hóa giải các chiêu thức tấn công của họ.

                  KỸ THUẬT CỦA AIKIDO PHÙ HỢP VỚI NỮ GIỚI


                  Cũng như đa số các bộ môn võ thuật khác của Nhật Bản, những chiêu thức của Aikido vừa có nhu vừa có cương. Tuy vậy, các kỹ thuật đòn thế vẫn lấy nhu làm gốc. Thông thường, tại các buổi biểu diễn của bộ môn Aikido, bao giờ tiết mục Kokyu nage cũng dành cho nữ làm tori. Khác với cách ra đòn của nam giới luôn mong muốn thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, các nữ võ sĩ ra đòn có phần mềm mại và "đẹp" hơn rất nhiều. Các kỹ thuật trong bộ Kokyu nage đòi hỏi phải có sự di chuyển, phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện các động tác. Những yêu cầu này lại trở thành một ưu thế đối với phái nữ. Và như thế, Kokyu Nage (các kỹ thuật bộc lộ rõ nhất đặc tính “nhu khắc cương” của Aikido) lại có phần ưu ái dành cho nữ giới nhiều hơn nam.



                  Nói chung, do có tinh thần thượng võ, đa số các nam võ sinh (ở bất kỳ môn phái nào) cũng xem chuyện đánh phụ nữ là một điều “tồi tệ” (trừ trường hợp bất đắc dĩ phải tự vệ). Do vậy, họ thường có xu hướng làm người chịu đòn khi tập đối luyện chung với các nữ võ sinh hơn là tập với tư cách ngược lại. Vì thế, tất cả nữ võ sinh thường có nhiều dịp “đối mặt” với các đấu thủ cả nam lẫn nữ trong khi đa số nam võ sinh lại không có cơ hội như vậy. “Cọ xát” với nhiều loại đối thủ khác nhau giúp cho nữ võ sinh có kinh nghiệm “chiến đấu” phong phú hơn nam võ sinh (tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ).

                  Ngoài ra, trong Aikido có bộ Koshi nage là một tập hợp những đòn ném, quật bằng lực hông. Khi một môn sinh Aikido thực hiện các kỹ thuật Koshi nage, ta có thể thấy tính cương trong các đòn thế thể hiện rõ nét. Nam giới có thể tìm thấy “nơi phô diễn” sức mạnh đầy nam tính của mình trong các kỹ thuật của Koshi nage trong khi những bạn nữ mới tập Aikido bao giờ cũng rất e dè khi bắt đầu tập chúng. Tuy trong “cương” của Koshi nage vẫn có nhu, không ít bạn nữ phải rêm cả người mấy ngày liền khi lần đầu tiên thực hành các kỹ thuật này. Nhưng khi đã bắt đầu quen thuộc với Koshi nage, các bạn nữ sẽ thấy thích nó vì đó là phương pháp tập luyện thể lực rất hữu hiệu.


                  Như đã nói trên, do tâm lý, các nam võ sinh thường không thích đánh các nữ võ sinh Koshi nage trong khi đa số các bạn nữ Aikido đều thích tập các đòn thế này với các bạn nam - những kẻ thường to con và nặng ký hơn mình. Sở thích này trong việc tập luyện đã tạo nên một lợi điểm cho các bạn nữ về mặt tâm lý. Đó là việc các nữ võ sinh quá quen thuộc với việc đối diện với các đấu thủ nam cao lớn, lực lưỡng cũng như biết chắc mình có khả năng quật ngã họ. Do vậy, họ sẽ cảm thấy tự tin, không e dè, sợ hãi khi phải thật sự tự vệ trên đường phố, trước sự tấn công của những gã côn đồ to xác.

                  Cá tính của phụ nữ: DỊU DÀNG

                  Với đặc điểm là một môn võ mang tính tự vệ thuần túy, Aikido hoàn toàn phù hợp với cá tính dịu dàng, đằm thắm của phái nữ. Trong Aikido không có những đòn tấn công hung hăng hay thô bạo. Bạn chỉ có thể tìm thấy trong môn võ này toàn đòn thế để tự vệ khi bị kẻ khác tấn công trước mà thôi.

                  Cá tính của phụ nữ: YÊU THƯƠNG


                  Phụ nữ hay xúc động hơn nam giới nên vẫn được mệnh danh là yếu lòng, đa sầu đa cảm, dễ sa ngã, dễ bị lừa gạt .v.v. Dù những điều đó có thật hay không, họ vẫn có một đặc điểm là dễ thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của người khác hơn nam giới (do đó, chúng ta không lấy làm lạ khi phụ nữ thường hoạt động từ thiện nhiều hơn phái nam). Đặc điểm đó là cá tính của họ: yêu thương và thích chăm sóc những người mình yêu mến. Cá tính này rất phù hợp với tôn chỉ của Aikido – môn võ được mệnh danh là “Môn Võ Của Tình Thương”.

                  Các chiêu thức của Aikido đã được Tổ Sư gạn lọc đi những kỹ thuật chiến đấu mang tính sát thương cao. Vì thế, môn sinh Aikido khi tự vệ chỉ hóa giải các đòn thế tấn công của đối phương và kềm chế họ mà không gây nguy hiểm chết người hoặc làm đối phương bị thương tật nặng đến tàn phế. Tôn chỉ “yêu thương và hòa hợp” của Aikido phù hợp với cá tính yêu thương của phụ nữ nên môn phái này đã hấp dẫn nữ giới đến với mình nhiều hơn các võ phái khác.



                  Cá tính của phụ nữ: THÍCH LÀM ĐẸP

                  Thích làm đẹp được xem là một cá tính “nổi bật” của nữ giới. Thật ra, phái nam cũng biết thưởng thức cái đẹp và cũng thích làm đẹp. Tuy nhiên, nhu cầu của họ không đa dạng như nữ giới, phương thức làm đẹp cũng không phong phú bằng.




                  Trong thể thao, chúng ta sẽ thấy có một số bộ môn mang tính mỹ thuật cao, rất phù hợp với phụ nữ như thể dục nhịp điệu, bơi nghệ thuật .v.v. Nhưng trong võ thuật, cái đẹp sẽ là những đòn thế cương mãnh, uy dũng; không có chỗ cho sự yếu ớt, ẻo lả (vốn được xem là “vẻ đẹp trời cho” của phụ nữ). Phải chăng phụ nữ không thể tìm thấy vẻ đẹp “nữ tính” của chính mình trong quyền cước? Thật ra, dù hiếm hoi, chúng ta cũng có thể thấy một số đòn thế mang vẻ đẹp ôn nhu của phái nữ. Ở đa số các võ phái, điều này quả là hiếm hoi nhưng trong Aikido lại khác.

                  Dù rất thực dụng, các chiếu thức của Aikido đặc biệt mang tính mỹ thuật cao bởi nguyên tắc vòng cầu. Khi võ sinh Aikido thực hiện một kỹ thuật đòn thế nào đó, người quan sát sẽ có cảm tưởng đang thưởng thức một vũ điệu với những vòng tròn động do thủ pháp, bộ pháp của người đó tạo ra. Vì thế, Aikido thu hút khá đông võ sinh là những người có cái nhìn mỹ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, chứ không chỉ riêng phụ nữ thích làm đẹp.
                  Cuối cùng, sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến võ phục.

                  Y phục đẹp đối với đa số phụ nữ không chỉ là một nhu cầu, mà còn là một niềm đam mê khó giải thích hay mô tả. Y phục thể thao ngày càng phong phú, đa dạng một phần để dễ dàng vận động trong tập luyện cũng như trong thi đấu, phần khác cũng để đáp ứng nhu cầu mỹ thuật nói trên. Võ phái nào cũng có đồng phục của mình với kiểu cách, màu sắc mang ý nghĩa và nét đẹp riêng.



                  Võ phục Aikido cũng có vẻ đặc sắc riêng mình. Ở đây, chúng ta không bàn đến ý nghĩa và tiện ích của võ phục trong tập luyện mà chỉ đề cập đến nét đẹp của nó. Màu sắc của võ phục Aikido không lòe loẹt mà trang nhã, kiểu dáng của nó đơn giản mà không xuề xòa. Màu áo trắng tương phản với màu đen (hoặc xanh đen) của hakama tạo một ấn tượng đặc biệt cho người mặc. Võ phục này khiến môn đồ Aikido có vừa vẻ uy dũng, lại vừa có vẻ khiêm nhường.

                  Hakama là một loại quần dài với hai ống rộng như váy đầm. Các nữ võ sinh rất thích mặc hakama vì trông đẹp như mặc váy. Hakama ngoài việc tạo dáng đẹp cho người mặc, còn giúp họ che bớt những nhược điểm (nếu có) khi di chuyển để thực hiện đòn thế. Không chỉ thế, khi võ sinh thực hiện kỹ thuật Aikido với các chuyển động vòng, hakama sẽ xòe ra và bay phất phới theo chiều xoay, tạo thành những hình ảnh vô cùng đẹp mắt không khác gì khiêu vũ nghệ thuật. Chưa nói đến việc hakama giúp cho các bạn nữ cảm thấy tự tin hơn trong tập luyện (vì không phải lo lắng nếu bất ngờ gặp những “sự cố” về y phục đang khi luyện tập), nó còn khiến các nữ võ sinh cảm thấy mình trở nên "nữ tính" hơn rất nhiều.


                  Nếu bạn là phụ nữ và bạn thích tập võ thì bạn có thể tin rằng võ phục Aikido dù làm cho bạn trông oai nghiêm hơn vẫn không làm mất đi sự dịu dàng của nữ giới trong bạn. Trái lại, nó càng tôn cao vẻ đẹp nữ tính của bạn thêm lên.

                  Đọc đến đây, hẳn có bạn đã cho rằng Aikido là môn võ chỉ dành riêng cho nữ giới. Nhận xét như thế là không chính xác. Chính xác hơn, phải nói rằng Aikido là một môn võ hoàn toàn phù hợp với phái nữ



                  duhocnhatban Tin Tức Nhanh và Nổi Bật: Sự Kiện Đáng Chú Ý Nhất
                  Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 23-06-2010, 02:15 AM.
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    Khái quát về Kiếm đạo Nhật Bản

                    .



                    Trước tôi cũng đã viết nhiều bài về đề tài này nhưng chỉ đăng ảnh đẹp tuyệt vời của linh hồn của võ sĩ nhưng lần này toshi sẽ viết đầy đủ về kiếm đạo Nhật Bản, tôi là một người rất thích tìm hiểu về linh hồn võ sĩ nhưng không phải là tìm hiểu "hàng nóng"đâu nha đây chỉ là sở thích cá nhân thôi...

                    Kiếm đạo nhật bản được các võ sĩ ví như linh hồn của chính mình vậy.


                    Kiếm được người Nhật sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến, nghe nói có nguồn gốc đầu tiên là từ Trung Quốc. Từ hình dạng thắng, cấu trúc đơn giản, khi qua Nhật Bản, nó đã được cải tiến với đường gươm lượn cong, cán dài, mang tính đặc thù của Nhật.

                    Nói về thời gian ra đời thì có tài liệu ghi là thế kỷ thứ 8 nhưng có tài liệu lại cho là thế kỉ thứ 10 thanh kiếm đậm chất Nhật Bản mới xuất hiện.
                    Ý nghĩa: Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu, phẩm giá và danh dự của họ. Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy, kiếm và người như hòa làm một. "Kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng mất" . Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình, không ai được quyền sở hữu, những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau.

                    Đấy là về phần ý nghĩa, còn bây giờ toshi sẽ giới thiệu cho mọi người về các chủng loại kiếm:

                    Nếu chia theo độ dài, cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại:

                    - Trường kiếm (kiếm dài - Tachi hoặc Katana)

                    - Đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi) ngắn hơn một chút, cùng với kiếm dài tạo thành bộ song kiếm và kiếm ngắn, gần như dao găm (Tanto hoặc Akuchi). Kiếm ngắn dùng khi cận chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát)





                    Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm:

                    - Cặp kiếm chiến đấu: Tachi Tanto.

                    - Cặp kiếm dân sự: Katana Wakazashi.





                    Cặp kiếm chiến đấu thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục. Còn khi đã cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp Katana và Wakazashi. Katana có cấu tạo giống Tachi, chỉ khác một chút là Tachi có thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông.

                    + Tachi: lưỡi gươm có cấu tạo cong, chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay. Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông. Dùng khi mặc giáp phục.






                    + Tanto: cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn, gần giống như dao găm. Dùng khi giáp chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tứ sát ) Sau đây là Tanto:





























                    + Katana: có cấu tạo giống Tachi nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông, và dùng khi cởi bỏ áo giáp.













                    + Wakazashi: có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm.








                    Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng, để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.

                    Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện. Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện.

                    Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới vơ sĩ đạo (Bushido).

                    Kiếm gỗ (Bokken)






                    Theo một số thư tịch cổ để lại từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người.

                    Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ông đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật.
                    Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646), một kiếm sĩ tài ba sau này đã biên soạn cuốn Fudochi - shinmyoroku mà nội dung chủ yếu kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật.

                    Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono hay Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo). Đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba).


                    Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.


                    Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo.

                    Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.

                    Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó.


                    Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo). Ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường.

                    Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu Văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

                    bài viết có sử dụng tư liệu trên www.ngoisao.net

                    blogtoshi/chocon.
                    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 21-09-2010, 07:37 PM.
                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #11

                      Những yếu huyệt nên biết dùng để phòng thân.
                      Phụ nữ chân yếu tay mềm, nếu gặp cướp hay những kẻ dâm loạn, nếu biết sơ sơ vài yếu huyệt của con người có thể thoát hiểm dễ dàng.
                      Trước hết phải bình tỉnh lén đưa mắt nhìn xung quanh kiếm con đường để chạy thoát. Sau đó giả vờ hợp tác nghe lời kẻ xấu. Cuối cùng lựa thời cơ đánh mạnh vào những yếu huyệt này sẽ dễ dàng thoát thân. Trừ khi kẻ xấu mang...súng thì chịu thua thôi. Chứ tay không có thể chấp luôn dao kiếm. Các bạn tin không?


                      Đối với những kẻ bắt cóc và hiếp dâm, trước sau gì, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi, cũng sẽ hạ sát ta. Nếu rơi vào trường hợp này thì nhắm sống mũi, trái táo Adam nơi cổ và hạ bộ mà tấn công. Trước sau gì cũng chết, thoát được rồi mới tính tiếp nên tấn công thêm hay bỏ chạy.

                      Nếu đường ra chỗ có đông người quá xa, thừa lúc đối thủ đang bất ngờ và đang đau, dùng vật nặng gần nhất đập cho hắn đau thiệt đau rồi mới chay. Nếu không làm vậy thì khi mình đang chạy, hắn bớt đau và sẽ cố giết ta để bịt đầu mối. Ở đâu cũng có kẻ xấu, tốt nhất là phòng hơn là chống nhỉ!

                      Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 21-09-2010, 11:52 PM.

                      Comment

                      • #12

                        Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi

                        Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi

                        1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

                        karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.


                        2. Karate không nên ra đòn trước.

                        karate ni sen te nashi.


                        3. Karate phải giữ nghĩa.

                        karate wa gi no tasuke.


                        4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

                        mazu jiko o shire shikoshite hoka o shire.


                        5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

                        gijutsu yori shinjutsu.


                        6. Cần để tâm thoải mái.

                        kokoro wa hanatan koto o yosu.


                        7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

                        wazawai wa ketai ni shozu.


                        8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

                        dojo no mi no karate to omou na.


                        9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

                        karate no shugyo wa issho dearu.


                        10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

                        arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.


                        11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

                        karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.


                        12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

                        katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.


                        13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

                        teki ni yotte tenka seyo.


                        14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

                        ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.


                        15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

                        hito no teashi o ken to omoe.


                        16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

                        danshimon o izureba hyakuman no teki ari.


                        17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
                        kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai


                        18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

                        kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.


                        19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

                        chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.


                        20. Luôn chín chắn khi dụng võ

                        tsune ni shinen kofu seyo.


                        *****************************

                        Badmonk MBQ ?????
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        Working...
                        X
                        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom