• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Lớp 7

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Lớp 7

    Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội lớp 7 thuộc bài 19 SGK ngữ văn 7

    1. Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.


    Trả lời:

    Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.
    2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:


    a) Nghĩa của câu tục ngữ.

    b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

    c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).

    Trả lời:

    Phân tích các câu tục ngữ:

    * “Một mặt người băng mười mặt của.”

    - Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:

    - Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...

    - Câu này được sử dụng:

    + Phê phán coi của hơn người:

    + An ủi, động viên “của đi thay người.”

    + Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

    + Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

    * “Cái răng, cái tóc là góc con người.”

    - Có hai nghĩa là:

    + Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.

    + Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.

    - Câu tục ngữ có thể được sử dụng:

    + Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.

    + Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.

    * “Đói cho sạch, rách cho thơm.”

    - Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.

    - Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.

    - Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

    - Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng.

    * “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

    - Câu tục ngữ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhân mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.

    + Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đợi, nói nên lời”.

    “Lời nói gói vàng”;

    “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''...

    + Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói

    Và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.

    - Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học đổ chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom