• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đố... đố... đố... nè !

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đố... đố... đố... nè !

    Tại sao?

    1. Tại sao gọi là ông Trăng ( ông trời , ông sao) mà không gọi bà Trăng ?

    2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy ?

    3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế ?

    4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel ?

    5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam ?

    6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn ?

    Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 08-05-2010, 10:49 PM.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.
    Similar Threads
  • #46

    Minh Trung đố các bạn câu thơ này của ai?
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
    Thương mình thương một, thương ông thương mười.

    (Ông đó là ông nảo?Ông nội, ông ngoại hay ông

    Comment

    • #47

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
      Minh Trung đố các bạn câu thơ này của ai?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
      Thương mình thương một, thương ông thương mười.

      (Ông đó là ông nảo?Ông nội, ông ngoại hay ông

      Thơ Tố Hữu về Stalin

      Đời đời nhớ Ông
      Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
      Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
      Áo Ông trắng giữa mây hồng
      Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
      Stalin! Stalin!
      Yêu biết mấy, nghe con tập nói
      Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
      Hôm qua loa gọi ngoài đồng
      Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
      Làng trên xóm dưới xôn xao
      Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
      Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
      Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình thương một, thương Ông thương mười
      Yêu con yêu nước yêu nòi
      Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
      Ngày xưa khô héo quạnh hiu
      Có người mới có ít nhiều vui tươi
      Ngày xưa đói rách tơi bời
      Có người mới có được nồi cơm no
      Ngày xưa cùm kẹp dày vò
      Có người mới có tự do tháng ngày
      Ngày mai dân có ruộng cày
      Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
      Ơn này nhớ để hai vai
      Một vai ơn Bác một vai ơn Người
      Con còn bé dại con ơi
      Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
      Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
      Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
      Ông dù đã khuất không còn
      Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
      Trên đường quê sáng tinh sương
      Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
      Ngàn tay trắng những băng tang
      Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời

      (Tố Hữu, 5-1953)

      ********

      Đọc cho nhớ :

      Tội ác của Tố Hữu trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm chắc chắn sẽ được truy tìm và lịch sử sẽ phán tội, cũng như nhân dân sẽ phán tội những lời thơ của ông đã ném bao con người vào chiến tranh. Trong tiếng pháo đạn, máu đổ thịt rơi, cày tung đất đá, ông viết:

      Lục cục
      Lào cào
      Đất đổ đá nhào
      Nào anh bên nam
      Nào em bên nữ
      Thi nhau ta thử
      Ai tài hơn ai
      Anh tài thì em cũng tài
      Đường dài ta xẻ sức ta lo gì?
      Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi
      Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ...

      Bao thanh niên sinh Bắc tử Nam vì những vần thơ khích động của Tố Hữu. Nguyễn Văn Trổi vì tội đặt mìn khủng bố bị lãnh án tử hình ở Sài Gòn, từ Hà Nội Tố Hữu sáng tác ngay bài thơ kêu gọi trả thù, và ông tự cho rằng: ’’Phút giây thiêng Anh gọi Bác ba lần’’, một sự bịa đặt đã bị Trần Đăng Khoa tiết lộ trong cuốn sách Chân Dung và Đối Thoại.

      Nhà thơ Vũ Quần Phương trong những phút say sưa ca ngợi đã viết ’’Tố Hữu vừa là một nhà chính trị, vừa là một nhà thơ. Giữa chính trị và thơ hầu như không có ranh giới rõ rệt. Phải khẳng định rằng, Cách mạng đã làm nên sự nghiệp thơ ca của ông. Trong thế kỷ XX, không có ai có thể viết hay hơn Tố Hữu. Không dễ gì có được một nửa thế kỷ lớp trẻ hướng theo Cách mạng, làm Cách mạng cũng chính từ sự khơi nguồn trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu may mắn được gặp Đảng và Đảng cũng may mắn có được Tố Hữu trong hàng ngũ của mình. Phải nói, đó là một Con Người kỳ vĩ’’.

      Chính Vũ Quần Phương đã viết hoa chữ ’’con người kỳ vĩ’’. Vậy tầm nhìn của ’’con người kỳ vĩ’’ này bao xa qua câu thơ trong bài thơ nổi tiếng của ông là bài Ta Đi Tới: ’’Đường ta rộng thêng thang tám thước’’. Nhờ sự sát máu trong quản lý văn học, nhờ ca tụng Đảng và lãnh tụ, ông đã lên đến chức vụ quan trọng nhất của một chế độ: Phó thủ tướng đặc trách kinh tế vào đầu những năm 80. Với chính sách ’’giá, lương, tiền’’ trong một thời gian cực ngắn ông đã làm cho cả nước khốn đốn khổ sở. Và tên tuổi của ông quan kinh tế Tố Hữu đã đi vào lịch sử kinh tế của nhân loại: ông là tác giả của tờ giấy bạc 30 đồng, một thứ quái thai chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới.

      Trái tim, nhiệt huyết và tình cảm của ông đã để hết trong những câu thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi lãnh tụ, kêu gào nợ máu trong cải cách ruộng đất.

      Việt Nam Trung Hoa,
      núi liền núi, sông liền sông,
      Chung một biển đông,
      mối tình hữu nghị sáng như vầng đông

      Trái tim ông đã đặt trên lý trí của ông, trên quyền lợi của dân tộc khi ngày nay không phải vô ý mà đất đai tổ tiên trao tay ’’mặt trời phương Đông’’, những ’’đồi cọ, rừng chè, đồng xanh ngào ngạt’’ từng được ông lôi vào trong thơ nay còn đâu!.

      ......................................

      Link
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 16-06-2010, 09:07 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #48

        Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm – Wikipedia tiếng Việt
        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 18-06-2010, 06:12 PM.

        Comment

        • #49

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
          Minh Trung đố các bạn câu thơ này của ai?
          Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
          Thương mình thương một, thương ông thương mười.

          (Ông đó là ông nảo?Ông nội, ông ngoại hay ông
          He... he.. Thế khi ông ấy chết , đám tang người ta để vòng hoa tưởng niệm và nơi đó có ghi lại bài thơ của ông...

          Xin gởi bạn đời yêu quý nhất
          Còn mấy vần thơ , một nắm tro
          Thơ để cho đời , tro bón đất
          Sống cũng là cho , chết cũng cho.

          Thế mà không biết ai đã thêm dấu sắc vào chử cho ở đoạn thơ cuối :

          Sống cũng là chó , chết cũng chó

          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom