Từ Công Phụng, phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam
Du Tử Lê
chutluulai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Một trong những nét đặc thù của sinh hoạt tân nhạc miền Nam, 20 năm, theo tôi là sự xuất hiện, như những mảnh đất tân-bồi-nghệ-thuật của lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai - Những người sinh trong khoảng 1940.
Ảnh hưởng từ những thành tựu văn chương mang ý nghĩa dứt khoát bước ra khỏi vạch phấn tiền chiến; nỗ lực đoạn tuyệt mọi diễn tả có tính khuôn sáo, đã khô cứng, đã cliché; lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, ở miền Nam, cũng cho thấy sự thành công huy hoắc của họ - Nhất là lãnh vực tình ca, với những ca từ mà, người thưởng ngoạn khó tìm thấy nơi những tình khúc thời tiền chiến.
Theo nhạc sĩ Cung Tiến, Việt Nam không có âm nhạc thuần túy, hiểu theo nghĩa nhạc không lời mà, chúng ta chỉ có những ca khúc. Cho nên ca từ của một ca khúc trở thành linh hồn, yếu tố quyết định giá trị, sự tồn tại của ca khúc ấy.
Nói về ảnh hưởng của thi ca đối với âm nhạc miền Nam 20 năm trước đây, một lần, đã lâu, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang cũng đồng ý rằng, nhờ những đổi mới tích cực của thi ca mà ca từ của tân nhạc đã có những chuyển biến đáng kể.
Tôi vẫn nghĩ, nếu không có những cuộc “cách mạng” chữ nghĩa một cách táo bạo của một số thi sĩ ở cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, đưa thi ca miền Nam tới những biển trời chói chan cảm thức mới - Ðể sau đó, âm nhạc được chắp cánh, bay tới những biên cương tự do phơi phới; thì không ai có thể đoán biết, bao giờ tình ca miền Nam mới đoạn tuyệt được tàng cây, bóng lớn của tình khúc tiền chiến.
Một trong những thi sĩ có công làm cuộc cách mạng khá rốt ráo ở lãnh vực chữ nghĩa với thể so sánh và liên tưởng, theo tôi là Nguyên Sa.
Một Nguyên Sa, thơ tình, với những câu thơ như “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/như con mèo ngái ngủ trên tay anh/đôi mắt cá ươn sắp sửa xe mình/để anh giận sao chả là nước biển!...” trong bài “Nga”. Hoặc “...Nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly/của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi/những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau/với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh/như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn..” trong bài “Paris”. (1)
Ngay cả câu thơ (như lời tiên tri về định mệnh chính mình), của nhà thơ Quách Thoại, trước khi mất: “Rưng rưng mùa hoa gạo/lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo”; (2) cùng một số nhà thơ khác, tất cả, cộng lại, đã làm thành những nhát rìu phá tung nhiều ngục tù ngôn ngữ sáo mòn từ tiền chiến.
Trước Nguyên Sa, tôi không thấy ai đem người yêu của mình so sánh với “chó/mèo”! Ðôi mắt của người yêu khi hờn dỗi, được ông ví von với “đôi mắt cá ươn”! Cũng trước ông, tôi chưa thấy ai đem những “người phu đổ rác,” “những thùng rác,” những “đinh”, những “búa” ra làm nhân chứng cho cuộc chia tay giữa hai người yêu nhau. Trước Quách Thoại, tôi cũng chưa thấy ai mang vào trong thơ họ, cụm từ “chết trần truồng không cơm áo”
Lý do? Rất dễ hiểu: Ðó là những hình ảnh không thơ. Không đẹp theo quan niệm thi ca cũ.
Một khi những hình ảnh được coi là không thơ, không đẹp vốn hiếm thấy xuất hiện trong dòng thơ tình thời tiền chiến; thì người ta sẽ càng khó tìm thấy chúng hơn nữa, trong những tình khúc cùng thời điểm.
Nhìn lại ca từ những tình khúc tiền chiến, ngay giai đoạn cực thịnh của phong trào lãng mạn, khi nói tới người nữ, người ta chỉ thấy những những mô tả chung chung, mờ nhạt, không cá tính. Vì thế, các nhạc sĩ thường bị “đụng hàng” khi so sánh người yêu của họ, một cách ước lệ như: “Em hay nàng” đẹp như tranh! “Em hay nàng” đẹp như thơ! Cụ thể hơn một chút thì, họ ví nhan sắc người nữ đẹp như trăng, như sao, như hoa tươi, như nắng sớmà Nghĩa là những so sánh, những ví von rất mơ hồ. Rất “huề vốn”!
Lại nữa, khi mô tả dung nhan người yêu, đa số các nhạc sĩ chú tâm vào vài điểm khôngà hiểm hóc, như tóc, môi, mắt. Do đó, chúng ta có hàng loạt tóc mây, tóc thề, tóc (dài như) suối. Về đôi mắt người nữ, thì chúng ta cũng có hàng loạt mắt buồn, mắt hồ thu, hay mắt mơ huyền. Còn môi thì chúng ta có môi tiên nữ, môi thắm, môi son, môi quyến rũ.
Làm như dung nhan hay thân thể phụ nữ, chỉ có mấy điểm đó đáng ca ngợi. Ngoại giả, những phần còn lại đều xấu! Phải quên đi! Không nên nhắc tới! Trong khi thực tế, từ lâu, đa số đã “đồng thuận” với nhau rằng: Nét đẹp, sự quyến rũ tự nhiên của bộ ngực, vòng eo, tay, chân, dáng đi của người phụ nữà là những gì ta không dễà“nhắm mắt. Bỏ qua!”
Tuy nhiên, ở thế hệ nhạc sĩ thứ hai của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, lãnh vực tình khúc, những giới hạn hay, những úy kỵ kể trên, đã được vượt qua.
Lần đầu tiên, giới thưởng ngoạn gặp được trong tình ca của các nhạc sĩ lớp tân- bồi-âm-nhạc này, nhiều hình ảnh mới, lạ bất ngờ, như “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, trong tình khúc Trịnh Công Sơn - Như “Em rơi vào đời tôi/tình yêu em khôn lớn trong dịu dàng” Hoặc “Dòng sông đang thì thầm trong tóc những khúc nhạc tình” trong các ca khúc nhan đề “Như Ngọn Buồn Rơi” và, “Tình Tự Mùa Xuân” của họ Từ.
Trước Trịnh Công Sơn, tôi không thấy nhạc sĩ nào nhân cách hóa “sỏi đá” để nói lên khao khát có nhau của đôi lứa. Trước Từ Công Phụng, tôi cũng chưa thấy một nhạc sĩ nào “vật thể hóa” người yêu khi ông dùng động tự “rơi” hoặc, nhân cách hóa dòng sông, để dòng sông có thể “thì thầm” trong tóc. Và, nếu tình khúc tiền chiến chỉ ghi nhận hình ảnh người nữ từ đầu tới cổ thì, qua một vài bài thơ phổ nhạc, ông cũng đã mang được nhiều phần khác của người nữ vào trong ca khúc của mình.
Một đặc điểm khác, tôi nghĩ, cũng nên ghi lại. Ðó là: Trước khi chúng ta có truyền hình vào cuối thập niên 1960, khởi đầu, đa số các nhạc sĩ thường nhờ tới các làn sóng phát thanh, để phổ biến sáng tác của mình. Nhưng một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai, như Từ Công Phụng, đã không chọn đi qua chiếc cầu gập ghềnh, gian nan này.
Nhiều tình khúc Từ Công Phụng được cất lên từ sân trường, các giảng đường đại học; trước khi chúng “xuống đường” bước về đại chúng. Lớp thính giả đầu tiên của Từ Công Phụng là thanh niên, sinh viên. Họ đón nhận ông, như đón nhận một phát ngôn nhân tình yêu gần gũi, đằm thắm nhất của họ. Họ cũng tìm thấy hình bóng, trái tim họ, trong cả những tình khúc chia, lìa, phụ rẫy nhất, của họ Từ.
------------
Chú thích:
(1) Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1 Tháng Ba, năm 1932 tại Hà Nội. Ông mất ngày 18 Tháng Tư, năm 1998, tại miền Nam California. Cả hai bài thơ được trích dẫn, đều nằm trong “Thơ Nguyên Sa” tập 1. Tổ hợp Gió, xuất bản lần thứ 6, Saigon, 1971.
(2) Nhà thơ Quách Thoại sinh năm 1929 tại Huế. Ông mất ngày 7 Tháng Mười Một, năm 1957 tại Saigòn.
Du Tử Lê
chutluulai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Một trong những nét đặc thù của sinh hoạt tân nhạc miền Nam, 20 năm, theo tôi là sự xuất hiện, như những mảnh đất tân-bồi-nghệ-thuật của lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai - Những người sinh trong khoảng 1940.
Ảnh hưởng từ những thành tựu văn chương mang ý nghĩa dứt khoát bước ra khỏi vạch phấn tiền chiến; nỗ lực đoạn tuyệt mọi diễn tả có tính khuôn sáo, đã khô cứng, đã cliché; lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, ở miền Nam, cũng cho thấy sự thành công huy hoắc của họ - Nhất là lãnh vực tình ca, với những ca từ mà, người thưởng ngoạn khó tìm thấy nơi những tình khúc thời tiền chiến.
Theo nhạc sĩ Cung Tiến, Việt Nam không có âm nhạc thuần túy, hiểu theo nghĩa nhạc không lời mà, chúng ta chỉ có những ca khúc. Cho nên ca từ của một ca khúc trở thành linh hồn, yếu tố quyết định giá trị, sự tồn tại của ca khúc ấy.
Nói về ảnh hưởng của thi ca đối với âm nhạc miền Nam 20 năm trước đây, một lần, đã lâu, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang cũng đồng ý rằng, nhờ những đổi mới tích cực của thi ca mà ca từ của tân nhạc đã có những chuyển biến đáng kể.
Tôi vẫn nghĩ, nếu không có những cuộc “cách mạng” chữ nghĩa một cách táo bạo của một số thi sĩ ở cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, đưa thi ca miền Nam tới những biển trời chói chan cảm thức mới - Ðể sau đó, âm nhạc được chắp cánh, bay tới những biên cương tự do phơi phới; thì không ai có thể đoán biết, bao giờ tình ca miền Nam mới đoạn tuyệt được tàng cây, bóng lớn của tình khúc tiền chiến.
Một trong những thi sĩ có công làm cuộc cách mạng khá rốt ráo ở lãnh vực chữ nghĩa với thể so sánh và liên tưởng, theo tôi là Nguyên Sa.
Một Nguyên Sa, thơ tình, với những câu thơ như “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/như con mèo ngái ngủ trên tay anh/đôi mắt cá ươn sắp sửa xe mình/để anh giận sao chả là nước biển!...” trong bài “Nga”. Hoặc “...Nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly/của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi/những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau/với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh/như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn..” trong bài “Paris”. (1)
Ngay cả câu thơ (như lời tiên tri về định mệnh chính mình), của nhà thơ Quách Thoại, trước khi mất: “Rưng rưng mùa hoa gạo/lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo”; (2) cùng một số nhà thơ khác, tất cả, cộng lại, đã làm thành những nhát rìu phá tung nhiều ngục tù ngôn ngữ sáo mòn từ tiền chiến.
Trước Nguyên Sa, tôi không thấy ai đem người yêu của mình so sánh với “chó/mèo”! Ðôi mắt của người yêu khi hờn dỗi, được ông ví von với “đôi mắt cá ươn”! Cũng trước ông, tôi chưa thấy ai đem những “người phu đổ rác,” “những thùng rác,” những “đinh”, những “búa” ra làm nhân chứng cho cuộc chia tay giữa hai người yêu nhau. Trước Quách Thoại, tôi cũng chưa thấy ai mang vào trong thơ họ, cụm từ “chết trần truồng không cơm áo”
Lý do? Rất dễ hiểu: Ðó là những hình ảnh không thơ. Không đẹp theo quan niệm thi ca cũ.
Một khi những hình ảnh được coi là không thơ, không đẹp vốn hiếm thấy xuất hiện trong dòng thơ tình thời tiền chiến; thì người ta sẽ càng khó tìm thấy chúng hơn nữa, trong những tình khúc cùng thời điểm.
Nhìn lại ca từ những tình khúc tiền chiến, ngay giai đoạn cực thịnh của phong trào lãng mạn, khi nói tới người nữ, người ta chỉ thấy những những mô tả chung chung, mờ nhạt, không cá tính. Vì thế, các nhạc sĩ thường bị “đụng hàng” khi so sánh người yêu của họ, một cách ước lệ như: “Em hay nàng” đẹp như tranh! “Em hay nàng” đẹp như thơ! Cụ thể hơn một chút thì, họ ví nhan sắc người nữ đẹp như trăng, như sao, như hoa tươi, như nắng sớmà Nghĩa là những so sánh, những ví von rất mơ hồ. Rất “huề vốn”!
Lại nữa, khi mô tả dung nhan người yêu, đa số các nhạc sĩ chú tâm vào vài điểm khôngà hiểm hóc, như tóc, môi, mắt. Do đó, chúng ta có hàng loạt tóc mây, tóc thề, tóc (dài như) suối. Về đôi mắt người nữ, thì chúng ta cũng có hàng loạt mắt buồn, mắt hồ thu, hay mắt mơ huyền. Còn môi thì chúng ta có môi tiên nữ, môi thắm, môi son, môi quyến rũ.
Làm như dung nhan hay thân thể phụ nữ, chỉ có mấy điểm đó đáng ca ngợi. Ngoại giả, những phần còn lại đều xấu! Phải quên đi! Không nên nhắc tới! Trong khi thực tế, từ lâu, đa số đã “đồng thuận” với nhau rằng: Nét đẹp, sự quyến rũ tự nhiên của bộ ngực, vòng eo, tay, chân, dáng đi của người phụ nữà là những gì ta không dễà“nhắm mắt. Bỏ qua!”
Tuy nhiên, ở thế hệ nhạc sĩ thứ hai của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, lãnh vực tình khúc, những giới hạn hay, những úy kỵ kể trên, đã được vượt qua.
Lần đầu tiên, giới thưởng ngoạn gặp được trong tình ca của các nhạc sĩ lớp tân- bồi-âm-nhạc này, nhiều hình ảnh mới, lạ bất ngờ, như “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, trong tình khúc Trịnh Công Sơn - Như “Em rơi vào đời tôi/tình yêu em khôn lớn trong dịu dàng” Hoặc “Dòng sông đang thì thầm trong tóc những khúc nhạc tình” trong các ca khúc nhan đề “Như Ngọn Buồn Rơi” và, “Tình Tự Mùa Xuân” của họ Từ.
Trước Trịnh Công Sơn, tôi không thấy nhạc sĩ nào nhân cách hóa “sỏi đá” để nói lên khao khát có nhau của đôi lứa. Trước Từ Công Phụng, tôi cũng chưa thấy một nhạc sĩ nào “vật thể hóa” người yêu khi ông dùng động tự “rơi” hoặc, nhân cách hóa dòng sông, để dòng sông có thể “thì thầm” trong tóc. Và, nếu tình khúc tiền chiến chỉ ghi nhận hình ảnh người nữ từ đầu tới cổ thì, qua một vài bài thơ phổ nhạc, ông cũng đã mang được nhiều phần khác của người nữ vào trong ca khúc của mình.
Một đặc điểm khác, tôi nghĩ, cũng nên ghi lại. Ðó là: Trước khi chúng ta có truyền hình vào cuối thập niên 1960, khởi đầu, đa số các nhạc sĩ thường nhờ tới các làn sóng phát thanh, để phổ biến sáng tác của mình. Nhưng một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai, như Từ Công Phụng, đã không chọn đi qua chiếc cầu gập ghềnh, gian nan này.
Nhiều tình khúc Từ Công Phụng được cất lên từ sân trường, các giảng đường đại học; trước khi chúng “xuống đường” bước về đại chúng. Lớp thính giả đầu tiên của Từ Công Phụng là thanh niên, sinh viên. Họ đón nhận ông, như đón nhận một phát ngôn nhân tình yêu gần gũi, đằm thắm nhất của họ. Họ cũng tìm thấy hình bóng, trái tim họ, trong cả những tình khúc chia, lìa, phụ rẫy nhất, của họ Từ.
------------
Chú thích:
(1) Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1 Tháng Ba, năm 1932 tại Hà Nội. Ông mất ngày 18 Tháng Tư, năm 1998, tại miền Nam California. Cả hai bài thơ được trích dẫn, đều nằm trong “Thơ Nguyên Sa” tập 1. Tổ hợp Gió, xuất bản lần thứ 6, Saigon, 1971.
(2) Nhà thơ Quách Thoại sinh năm 1929 tại Huế. Ông mất ngày 7 Tháng Mười Một, năm 1957 tại Saigòn.
Comment