• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hiểu đúng về công dụng, cách chưng tổ yến bằng thố điện

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiểu đúng về công dụng, cách chưng tổ yến bằng thố điện

    Nồi chưng yến sào bằng điện là một thiết bị nhà bếp thông minh giúp bạn chưng yến sào tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Sử dụng nồi chưng yến sào bằng điện, bạn sẽ không còn phải đứng đợi và canh hàng giờ như cách chưng cách thủy cách thố chưng truyền thống. Nhìn chung chưng yến sào rất đơn gian, và cách chưng cũng giống nhau dành cho tất cả các đối tượng: như trẻ em, bà bầu, người già...
    1. Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến sào

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được tổ yến sào chứa hơn 30 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ nữ, bà bầu, đặc biệt dược liệu giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, yến sào tốt cho người già giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sự đề kháng cho cơ thể người cao tuổi.

    Yến sào chứa hàm lượng protein cao cùng với 18 loại axit amin

    Các axit amin này có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…

    Những nguyên tố vi lượng trong yến sào cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già

    Tổ yến giàu canxi và sắt, mangan,brôm,đồng, kẽm có lợi cho thần kinh và trí nhớ. Các chất kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len.

    Threonine có trong yến sào giúp tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…

    2. Tổ yến sào nên dùng cho đối tượng nào ?

    Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó có những loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh…

    Nhờ hàm lượng 50-55% protein cần thiết cho quá trình tăng trường, yến giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ. Ngoài ra, các thành phần axitsialic, axitaspartic, phenylalamine, lysine, trytophan… có trong yến còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trí não và kích thích hệ tiêu hóa.

    Đối với phụ nữ, dưỡng chất threonine hình thành nên elastine và collagen, 2 hợp chất có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn, làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, các dưỡng chất của tổ yến còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi.

    Yến sào cũng giúp người già chống lão hóa và bệnh tật; phục hồi sức khỏe; tăng khả năng trao đổi chất; tăng cường miễn dịch; cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp… Ngoài ra, yến còn được dùng để bồi bổ người bệnh, giúp người ốm mau hồi phục thể lực.

    3. Những ai không nên ăn yến sào ?

    Khi sử dụng Tổ Yến, ta có thể thấy cơ thể trở nên mát hơn. Chứng tỏ ít nhiều Yến Sào tuy tính bình nhưng thiên Hàn. Vì vậy, đối với những người bị nhiễm hàn tính, như sốt, cảm mạo, thương hàn, đau bụng do lạnh v.v.. Thì chắc chắn không nên dùng Yến vì sẽ làm cơ thể nhiễm hàn nặng hơn.

    Ngoài ra, một số đối tượng khác như: Người ốm gầy, có Tỳ vị hoạt động yếu. Khó hấp thu được dưỡng chất. Người bị suy dương, nước tiểu trong, tiểu lỏng, cũng không nên sử dụng Tổ yến.

    Trẻ em dưới 7 tháng tuổi và Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén (3 tháng đầu). Không nên ăn Yến vì lúc này hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Dùng Yến sẽ gây khó tiêu, không hiệu quả.

    Còn đối với các mẹ Bầu Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu chưa nên dùng yến sào, cần ổn định thai nhi sau 3 tháng mới nên dùng Tổ yến để bồi bổ sức khoẻ.

    Để đảm bảo, đối với các những người bệnh muốn dùng Yến Sào nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ.


    4. Cách thực hiện chưng yến bằng nồi điện

    Chưng yến bằng nồi cơm điện

    Xét về cầu tạo, nồi cơm điện không khác với nồi chưng yến là mấy, vì thế chị em hoàn toàn yên tâm khi chưng tổ yến bằng nồi cơm điện. Trước khi chưng yến, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau.

    · Tổ yến đã được tinh chế: 5gram

    · Đường phèn: 2 thìa nhỏ (lượng đường có thể tùy chỉnh theo ý các bạn)

    · Nước đun sôi để nguội.

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hết các nguyên liệu sau, các bạn tiến hành chưng tổ yến bằng nồi cơm điện theo các bước sau

    Bước 1: Ngâm yến cho nở

    Yến sau khi đã làm sạch ngâm trong nước khoảng 20 phút. Nếu bạn muốn ăn ngọt thì cho đường phèn vào chén ngâm yến.

    Sau khi ngâm yến, cho tổ yến vào chén hoặc thố có nắp đậy.

    Bước 2: Chuẩn bị chưng yến

    Đặt chén yến đã ngâm vào nồi cơm điện. Đổ nước vào nồi, canh sao cho nước ngập vừa đủ ¼ thân chén. Nếu cho quá nhiều nước, khi sôi nước sẽ trào vào chén yến chưng.

    Bước 3: Chưng yến

    Sau khi bước chuẩn bị đã xong, đậy nắp nồi lại và bật chế độ cooking. Thông thường, thời gian chưng yến sẽ kéo dài khoảng 20-30 phút.

    Bạn hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo yến chín, mềm tới độ cần thiết nhé. Sau khi yến chưng xong, bạn có thể dùng ngay khi còn nóng. Nếu thích ăn lạnh, hãy để nguội rồi đặt trong tủ lạnh sau đó lấy ra dùng. Để tăng thêm phần hương vị, bạn có thể cho thêm một vài lát gừng hoặc hạt sen đã nấu chín.

    Các điều cần lưu ý khi thực hiện cách làm yến chưng với lê đặc biệt bằng nồi cơm điện

    · Bạn không nên chưng yến lâu hơn với thời gian quy định. Yến có thể bị nhão và mất đi hương vị tự nhiên.

    · Yến nếu đã chưng, bạn tuyệt đối đừng hâm nóng bằng microwave. Điều này sẽ làm các chất dinh dưỡng trong yến bị mất đi.

    · Chưng 5gram yến có thể cho 1 người ăn trong 2-3 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh

    · Thời điểm tốt nhất để ăn yến chưng là lúc đói, đặc biệt là khi sáng mới ngủ dậy hoặc tối trước khi đi ngủ. Dùng cách ngày, mỗi lần 1 lượng nhỏ sẽ hiệu quả hơn dùng nhiều mà đứt quãng, không thường xuyên.

    Chưng yến bằng nồi điện:

    Nồi chưng yến bằng điện có cấu tạo như nồi cơm điện bao gồm lồng nấu bên ngoài và thố chưng làm bằng sứ bên trong. Nồi chưng yến bằng điệnlàm yến chín đều, chín từ từ đồng thời giúp món ăn giữ được chất dinh dưỡng. Với công nghệ hiện đại, tân tiến, sự ra đời của nồi chưng điện giúp con người kiểm soát được thời gian và thành phẩm từ yến chưng.

    Nguyên liệu

    · 01 tổ yến đã tinh chế, ngâm nở.

    · 01 thố chưng yến điện loại 0.7L

    · 500ml nước sôi

    · Đường phèn tinh luyện

    · Dụng cụ làm sạch và chứa yến

    Chế biến

    Bạn cần phải rửa sạch thố chưng yến, tráng qua nước đã đun sôi. Yến đã sơ chế, ngâm nở đem trụng qua nước sôi rồi đổ vào thố (1 thố 1 lần nấu các bạn chỉ nên dùng 1,5-2 tổ yến). Khi đã đổ yến vào thố, chúng ta tiếp tục đổ nước mới đun sôi ngập đến ¾ thố để khi sôi yến không bị tràn ra ngoài. Tiến hành đậy nắp và cắm điện trong khoảng 45 phút, lúc này nồi đã sôi có thể thêm đường phèn vào và đậy nắp chưng thêm 15-30 phút nữa là có thể sử dụng được.

    Một số sản phẩm nồi chưng yến điện có nắp nhìn trong suốt nên người tiêu dùng có thể quan sát được quá trình yến chín để thao tác dễ dàng.

    Lưu ý khi sử dụng nồi chưng yến bằng điện

    Người tiêu dùng nên lưu ý khi chưng yến kết hợp với các loại thực phẩm khác thì tiến hành làm chín thực phẩm và chưng tổ yến sào riêng sau đó mới trộn chung lại với nhau và ủ nóng trong khoảng 5-15 phút để các nguyên liệu thấm đều

    Do thiết kế đơn giản, các loại nồi chưng yến hiện nay thường tỏa ra một lượng nhiệt lớn xung quanh. Trong quá trình chưng yến , bạn nên để nồi chưng yến cách xa tầm tay của trẻ nhỏ, tránh gây thương tích cho trẻ do nhiệt độ cao. Ngoài ra, thố sứ rất dễ bị vỡ do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hay do va đập mạnh nên khi sử dụng người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận.

    Chưng yến bằng nồi chưng điệnđúng cách, người tiêu dùng sau khi làm sạch tổ yến và ngâm nở, tráng qua yến bằng nước sôi sau đó cho vào nồi chưng điện.

    Đối với phương pháp chưng yến bằng nồi chưng điện, bạn chỉ nên cho từ 0,5 – 1 tổ yến trong một lần chưng để đảm bảo các sợi yến được làm mềm và nhận được lượng nhiệt đồng đều.

    Sau khi đã cho tổ yến vào chưng, bạn tiếp tục đổ nước đun sôi ngập ¾ nồi, không nên đổ đầy nước vì khi nước sôi tổ yến có thể bị tràn ra ngoài.

    Sau khi chưng được khoảng 45 phút, yến sẽ sôi và sủi bọt, lúc này người tiêu dùng có thể cho đường phèn vào đậy nắp, chưng thêm khoảng 15 phút là có thể rút phích cắm điện, múc yến ra chén và thưởng thức

    5. Liều dùng và cách bảo quản yến sào

    Liều dùng:

    Sau đây Sâm Yến xin chia sẻ thêm cách dùng và liều lượng vừa hiệu quả và tiết kiệm.

    Rất nhiều người có tâm lý “ăn càng nhiều, càng tốt”, cứ nghĩ là dùng một lần thật nhiều sẽ có công dụng ngay. Thực tế cho thấy, Tổ Yến cho hiệu quả khi dùng trong thời gian dài. Ít nhất 2 – 3 tuần mới cho tác dụng rõ rệt.

    Lời khuyên của các chuyên gia đó là dùng đều tốt hơn dùng nhiều. Mỗi ngày 1 hũ 70 ml Yến Chưng là đủ ( 1 tuần chưa đến 10gram Yến thô ). Và thời điểm tốt nhất là lúc bụng đói sáng mới ngủ dậy, lúc này cơ thể sẽ hấp thu 100% dưỡng chất.

    Lưu ý cách dùng cho người bị tiểu đường, dùng Yến nhưng không chưng với đường phèn. Có thể dùng không đường, hoặc đường kiêng mua tại các hiệu thuốc.

    Vậy, hi vọng với những chia sẻ trên. Các bạn đã biết đối tượng nào không nên dùng Yến. Cũng như dùng Yến sao cho hiệu quả và tiết kiêm. Xin chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ.

    Bảo quản yến sào như thế nào cho đúng:

    Bảo quản sai cách cũng gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến).

    Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, chị em có thể chế biến lượng yến lớn mỗi lần và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.

    Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng.

    Như vậy, các bạn đã tham khảo được cách chưng yến bằng nồi điện. Cũng như làm thế nào để sử dụng yến sào đạt hiệu quả cao nhất rồi nhé !
    Trích nguồn : Sâm Yến Linh Chi

    Đã chỉnh sửa bởi bapbapbap; 24-02-2020, 05:01 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom