GIỮ GÌN TÊN GỌI CHỮ "CÁI" TIẾNG VIỆT.
Phan văn Phước
Tôi xin tuần tự trình bày cách gọi SAI TÊN của chữ CÁI Quốc Ngữ và cách PHÁT ÂM chính xác mỗi mẫu tự ấy và xin mạo muội nêu lên thiển ý của mình.
I- Cách phát âm sai
Cách các cháu ở Việt Nam gọi TÊN hầu hết các mẫu tự CÁI tiếng Việt như thế này: ''bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ, i'' là SAI hoàn toàn vì những lý do sau đây:
1- Khái niệm ''chữ CÁI'' có nghĩa là từng mẫu tự (lettre, letter) RIÊNG LẺ! Các mẫu tự ''b, c, d, đ, g, h, m, n, p, q, r, s, t, v, x'' KHÔNG kết hợp với NGUYÊN ÂM nào cả thì CHẲNG tạo âm thanh ''bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ''.
2- Kết hợp mẫu tự T, t /te/ (tê) với nguyên âm (vowel) ''a'' thì tôi có thanh âm (sound) /t/ + thanh âm (sound) /a/--->/ta/ là cách phát âm (pronunciation) chữ (word, mot) ''TA, ta'', chứ KHÔNG phải ''tờ'', ''a'' ---> /ta/ bởi vì thanh âm /t/ chẳng tạo ra thanh âm /ə/ (ơ) như nhiều người lầm tưởng!!!
3- Giáo sĩ Đắc-Lộ lấy TÊN gọi mẫu tự cái Latinh-Pháp để đặt cho mẫu tự CÁI tiếng Việt, chẳng hạn: B,b có tên gọi là /be/ (bê); T,t có tên gọi là /te/ (tê), chứ KHÔNG phải là /bə/ (bờ), /tə/ (tờ). Mẫu tự ''s'' trong Quốc Ngữ cũng có tên gọi như trong Pháp Ngữ là /ɛs/, chứ không phải ''sờ''!
4- Mẫu tự ''g'' có TÊN là /ʒe/ như cách người Pháp gọi nó. Chữ ''gmail'' được phát âm theo người Pháp là /ʒemaj/ như trong ''émail'' hay ''travail'', và theo người Anh thì /'dʒi:meɪl/, chứ KHÔNG phải ''gờ-mêu'' như nhiều người đọc cho nhau NGHE địa chỉ điện thư!!!
5- Các cháu Mẫu Giáo ở bên nhà đọc ''I,i'' và ''Y,y'' giống nhau. Thật ra, ''Y,y'' tiếng Việt cũng có tên là Y grec! (Ngày trước, tôi được dạy: Y cờ-rét.) Người Anh, Pháp không nói ''i ngắn, y dài'' bao giờ.
6- Có rất nhiều người giỏi văn phạm tiếng Pháp và nói tiếng ấy ''như gió'', nhưng lại ''phiên âm'' từ ''baptême'' sang tiếng Việt là ''báp-têm''! Thật ra, các người ấy ''gọi đúng TÊN'' (spell) các mẫu tự (letters) trong chữ ''baptême'' là: be, a, pe, te, ə (accent circonflexe), ɛm, ə. Nhưng họ không ngờ rằng mẫu tự ''p'' (trong ''baptême'') là CÂM. Cách phát âm /batɛm/ (ba-tem) mới là chính xác. Mẫu tự ''e'' (ơ) cuối trong ''baptême'' cũng CÂM. Ví dụ khác: Chữ ''Genève'' cũng được đọc là /ʒənɛv/ hay /ʒnɛv/, chứ không phải Giơnevơ!
B- Người ngoại quốc đọc chữ CÁI tiếng Việt!
Bằng chứng đọc sai nhiều TÊN chữ cái: Pronouncing the Vietnamese Alphabet
Nhận xét:
1- Chỉ gọi đúng TÊN của các mẫu tự ''a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư'' và ''y'' (ở lần thứ hai: y grec), còn những mẫu tự khác thì gọi SAI TÊN, nhất là các mẫu tự ''c, k, q'' cũng ''bị'' gọi là CỜ!!!
2- Xin lấy ví dụ khác: TPP là cách viết tắt nhóm từ ''Trans-Pacific Partnership Agreement'', cho nên ''nó'' được đọc theo TÊN gọi bằng chữ CÁI tiếng Anh là /tiii:/ hay theo tiếng Việt là /tepepe/ (têpêpê), nhưng theo cách này ''tờ, pờ, pờ'' là SAI một trăm phần trăm!!!
3- Năm xưa, ở ''Lớp Vỡ Lòng'', các Dì Phước dạy tôi cách ĐÁNH VẦN (ráp âm) thế nầy: ''bờ, a---> ba'' thay vì /b/ + /a/ ---> /ba/ có lẽ do các Dì ấy không biết ký hiệu PHIÊN ÂM quốc tế. Trong khi đó, các Dì vẫn chia lớp ra từng nhóm A, B, C (a,bê, xê), chứ không phát âm là: a, bờ, cờ!!!
4- Tác giả Trần Tiếu ra bài Toán Tiểu Học: ''Một chiếc xe khởi hành từ A đến B (bê)... Chiếc kia từ B (bê) đến A... '' Các Dì Phước Tiểu Học cũng không phát âm: ''A, BỜ'' bao giờ!!!
5- Lên Trung Học, chúng tôi được ra bài tập: ''Cho tam giác ABC...'' (Soit un triangle ABC), chứ chẳng hề nghe ''tam giác a, bờ, cờ''!!! Học sinh chọn Ban A, B, C, D (A, BÊ, XÊ, ĐÊ) chứ không hề phát âm: Ban A, BỜ, CỜ, DỜ!!!
6- Theo ngữ học (linguistique) và ngữ âm học (phonologie), khi đọc hay viết cho người ta biết họ của mình là Phan, tôi phải ''xướng'' lên TÊN từng chữ CÁI như sau: /pe/, /aʃ/, /a/, /ɛn/. (pê, hát, a, en) Nhưng tôi ghi cách phiên âm /fan/ nếu người ta muốn đọc đúng từ (chữ) ấy.
7- Vào khoảng năm 1983 hay 1984, Thầy-Cô cả nước ''phải'' bắt học trò Tiểu Học viết chữ CÁI giống ký hiệu phiên âm quốc tế, trông thật kỳ cục, không có ''chân phương'' đẹp mắt như các Cụ thường dạy: ''Nét chữ, nết người!''
8- Xin chia sẻ cùng Bà Con phương pháp dạy đánh vần từng ngày mà tôi áp dụng cho các cháu nhỏ:
a- Viết và đọc mẫu tự ''a'', rồi ráp (nhưng không cần gọi TÊN) mẫu tự ''b'' TRƯỚC ''a'', tôi ĐỌC: ba, rồi hỏi: Ai là ''ba'' của con? ''Ba'' má có hai hay ''ba'' đứa con? Gái út của ''ba'' má là đứa con thứ ''ba'' hay thứ hai?
b- Tôi hỏi: ''Má'' đâu rồi? ''Ba'' kêu ''bà'' nội của con là ''má'' hay ''mạ''? Tôi chỉ cho con chiếc áo ''bà ba'' và hát: Chiếc áo ''bà ba'' trên dòng sông thăm thẳm.
c- Dần dà, tôi ráp các chữ CÁI ''d, đ, h, l, n, r, s, t, v, x'' (nhưng không cần gọi TÊN chúng) TRƯỚC mẫu tự ''a'', chẳng hạn tôi hỏi: Con thích ''lá'' xanh hay ''lá'' vàng rơi ''lả tả''? Con thích mang ''tả'' không? Con thích ăn canh ''cá'' nấu với ''cà'' chua không? Con thích ''ca'' sĩ nào? Con ưa nghe ra-đi-ô không? Con đừng quên trả lời với người lớn: ''Dạ'' có! ''Dạ'' không! ''Ba'' thích uống ''cà'' phê ''đá''.
d- Tôi lần lượt dạy cháu từng THANH ÂM: ''ác, ạc, át, ạt; ai, ái, ài, ại; ắc, ắt, ặp, ắp, ấp, ập, ật'', chứ không bắt đánh vần như bé ở Việt Nam: ''á, CỜ, ác'' bởi vì, như đã nêu, âm /k/ cũng không tạo ra âm thanh /ə/ (ơ), vì chẳng muốn cháu lầm tưởng rằng ''CỜ'' là TÊN gọi chữ cái C,c!!!
e- Tôi cho các cháu ĐỌC mỗi ngày TỪNG thanh âm ''oi, ói, òi, ỏi, õi, ọi, ôi, ối, ổi, ỗi, ơi, ới, ời, ởi, ỡi, ợi, ua, ùa, úa, ủa, ụa, ui, úi, ùi, ủi, ụi, ửi, uôi, uối, uổi, uỗi, uội, ươi, ưới, ười, ượi, ước, ược, ưu, ứu, ừu, ựu...'' trước khi chọn thanh âm phù hợp để ghép với thanh âm ''ph, th, nh, ng'' tùy nghĩa của từng từ. Khi các cháu đã thạo cách vừa nêu, tôi bắt đầu dạy thanh âm: u+y: uy; ê+n: ên; uy+ên: uyên; ng+uyên: nguyên. Từ đó, tôi có thể thêm dấu sắc, huyền, ngã. Nếu dùng dấu hỏi thì tôi viết: tuyển. Các chữ ''quá, quà, quả, quýt, thúy, túy, giặc, giặt gỵa (giặt giũ) thì tôi dạy sau. (Chữ ''gỵa'' có dấu nặng dưới ''y'', chứ không phải ''gịa'' như Từ Điển Tiếng Việt ghi không đúng với ngữ âm học! Giáo Sư Lâm Toại ở Trường Providence bảo viết ''gỵa'', Lm Nguyễn Văn Thích, Lm Jean Oxarango dạy phonologie ở Đại Học Văn Khoa Huế cũng đồng ý với Gs Lâm Toại bởi vì viết ''gịa, giạ, ghịa, dịa'' thì không ổn!)
II- Kết luận
Người Anh gọi TÊN của chứ CÁI ''Z,z'' là /zed/, người Mỹ gọi Z,z là /zi:/, người Pháp thì /zɛd/. Nhưng, khi phát âm từ ''zone'', thì cả Anh-Mỹ-Pháp cho người nghe /z/ thay vì /zed/, /zi:/, /zɛd/. Chúng ta không có mẫu tự Z,z thì, trong ''Phép giảng tám ngày'', Lm Đắc-Lộ đã bày cho người Việt âm /gi/ độc đáo trong chữ ''giảng''. Ngài ấy cũng chỉ cho cách viết ''ph'' thay vì ''f''. Vậy thì tôi chẳng rõ lý do nào khiến chúng ta ''vô tình'' bắt các cháu Mẫu Giáo đọc SAI TÊN của chữ CÁI tiếng Việt và tập đánh vần cũng SAI luôn như đã tình bày trong phần I!!! Theo tôi, chúng ta chớ vội cho các cháu Mẫu Giáo ĐỌC bảng chữ CÁI theo cách phản sư phạm. Xin mời xem và nghe: Dạy Bé Tập Đọc Bảng Chữ Cái! Cách dạy: ''a, quả na; ă, ăng ten...; dờ, diều sáo; â, ấm nước'' chẳng những SAI TÊN gọi từng chữ CÁI, mà còn khiến các bé càng bối rối bởi cách viết các TỪ vừa nêu!
Kính mời Việt Bào xem cách ''thiên hạ'' gọi TÊN chữ CÁI (của nước họ) có nhiều điểm giống ''Quốc Ngữ'':
A- Tiếng Pháp: La chanson de l'alphabet - Comptine – YouTube
B- Tiếng Đức: German Alphabet Song - Learn German easily - Nursery rhymes ...
C- Tiếng Latinh: The Latin Alphabet Song – YouTube
D- Tiếng Anh (British English): Gọi tên của Z: ABC Song | British Zed Version
E- Tiếng Anh-Mỹ (American English): ABC Song | Alphabet Song
Phan văn Phước
Nguồn: gpquinhon.org
Phan văn Phước
Tôi xin tuần tự trình bày cách gọi SAI TÊN của chữ CÁI Quốc Ngữ và cách PHÁT ÂM chính xác mỗi mẫu tự ấy và xin mạo muội nêu lên thiển ý của mình.
I- Cách phát âm sai
Cách các cháu ở Việt Nam gọi TÊN hầu hết các mẫu tự CÁI tiếng Việt như thế này: ''bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ, i'' là SAI hoàn toàn vì những lý do sau đây:
1- Khái niệm ''chữ CÁI'' có nghĩa là từng mẫu tự (lettre, letter) RIÊNG LẺ! Các mẫu tự ''b, c, d, đ, g, h, m, n, p, q, r, s, t, v, x'' KHÔNG kết hợp với NGUYÊN ÂM nào cả thì CHẲNG tạo âm thanh ''bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ''.
2- Kết hợp mẫu tự T, t /te/ (tê) với nguyên âm (vowel) ''a'' thì tôi có thanh âm (sound) /t/ + thanh âm (sound) /a/--->/ta/ là cách phát âm (pronunciation) chữ (word, mot) ''TA, ta'', chứ KHÔNG phải ''tờ'', ''a'' ---> /ta/ bởi vì thanh âm /t/ chẳng tạo ra thanh âm /ə/ (ơ) như nhiều người lầm tưởng!!!
3- Giáo sĩ Đắc-Lộ lấy TÊN gọi mẫu tự cái Latinh-Pháp để đặt cho mẫu tự CÁI tiếng Việt, chẳng hạn: B,b có tên gọi là /be/ (bê); T,t có tên gọi là /te/ (tê), chứ KHÔNG phải là /bə/ (bờ), /tə/ (tờ). Mẫu tự ''s'' trong Quốc Ngữ cũng có tên gọi như trong Pháp Ngữ là /ɛs/, chứ không phải ''sờ''!
4- Mẫu tự ''g'' có TÊN là /ʒe/ như cách người Pháp gọi nó. Chữ ''gmail'' được phát âm theo người Pháp là /ʒemaj/ như trong ''émail'' hay ''travail'', và theo người Anh thì /'dʒi:meɪl/, chứ KHÔNG phải ''gờ-mêu'' như nhiều người đọc cho nhau NGHE địa chỉ điện thư!!!
5- Các cháu Mẫu Giáo ở bên nhà đọc ''I,i'' và ''Y,y'' giống nhau. Thật ra, ''Y,y'' tiếng Việt cũng có tên là Y grec! (Ngày trước, tôi được dạy: Y cờ-rét.) Người Anh, Pháp không nói ''i ngắn, y dài'' bao giờ.
6- Có rất nhiều người giỏi văn phạm tiếng Pháp và nói tiếng ấy ''như gió'', nhưng lại ''phiên âm'' từ ''baptême'' sang tiếng Việt là ''báp-têm''! Thật ra, các người ấy ''gọi đúng TÊN'' (spell) các mẫu tự (letters) trong chữ ''baptême'' là: be, a, pe, te, ə (accent circonflexe), ɛm, ə. Nhưng họ không ngờ rằng mẫu tự ''p'' (trong ''baptême'') là CÂM. Cách phát âm /batɛm/ (ba-tem) mới là chính xác. Mẫu tự ''e'' (ơ) cuối trong ''baptême'' cũng CÂM. Ví dụ khác: Chữ ''Genève'' cũng được đọc là /ʒənɛv/ hay /ʒnɛv/, chứ không phải Giơnevơ!
B- Người ngoại quốc đọc chữ CÁI tiếng Việt!
Bằng chứng đọc sai nhiều TÊN chữ cái: Pronouncing the Vietnamese Alphabet
Nhận xét:
1- Chỉ gọi đúng TÊN của các mẫu tự ''a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư'' và ''y'' (ở lần thứ hai: y grec), còn những mẫu tự khác thì gọi SAI TÊN, nhất là các mẫu tự ''c, k, q'' cũng ''bị'' gọi là CỜ!!!
2- Xin lấy ví dụ khác: TPP là cách viết tắt nhóm từ ''Trans-Pacific Partnership Agreement'', cho nên ''nó'' được đọc theo TÊN gọi bằng chữ CÁI tiếng Anh là /tiii:/ hay theo tiếng Việt là /tepepe/ (têpêpê), nhưng theo cách này ''tờ, pờ, pờ'' là SAI một trăm phần trăm!!!
3- Năm xưa, ở ''Lớp Vỡ Lòng'', các Dì Phước dạy tôi cách ĐÁNH VẦN (ráp âm) thế nầy: ''bờ, a---> ba'' thay vì /b/ + /a/ ---> /ba/ có lẽ do các Dì ấy không biết ký hiệu PHIÊN ÂM quốc tế. Trong khi đó, các Dì vẫn chia lớp ra từng nhóm A, B, C (a,bê, xê), chứ không phát âm là: a, bờ, cờ!!!
4- Tác giả Trần Tiếu ra bài Toán Tiểu Học: ''Một chiếc xe khởi hành từ A đến B (bê)... Chiếc kia từ B (bê) đến A... '' Các Dì Phước Tiểu Học cũng không phát âm: ''A, BỜ'' bao giờ!!!
5- Lên Trung Học, chúng tôi được ra bài tập: ''Cho tam giác ABC...'' (Soit un triangle ABC), chứ chẳng hề nghe ''tam giác a, bờ, cờ''!!! Học sinh chọn Ban A, B, C, D (A, BÊ, XÊ, ĐÊ) chứ không hề phát âm: Ban A, BỜ, CỜ, DỜ!!!
6- Theo ngữ học (linguistique) và ngữ âm học (phonologie), khi đọc hay viết cho người ta biết họ của mình là Phan, tôi phải ''xướng'' lên TÊN từng chữ CÁI như sau: /pe/, /aʃ/, /a/, /ɛn/. (pê, hát, a, en) Nhưng tôi ghi cách phiên âm /fan/ nếu người ta muốn đọc đúng từ (chữ) ấy.
7- Vào khoảng năm 1983 hay 1984, Thầy-Cô cả nước ''phải'' bắt học trò Tiểu Học viết chữ CÁI giống ký hiệu phiên âm quốc tế, trông thật kỳ cục, không có ''chân phương'' đẹp mắt như các Cụ thường dạy: ''Nét chữ, nết người!''
8- Xin chia sẻ cùng Bà Con phương pháp dạy đánh vần từng ngày mà tôi áp dụng cho các cháu nhỏ:
a- Viết và đọc mẫu tự ''a'', rồi ráp (nhưng không cần gọi TÊN) mẫu tự ''b'' TRƯỚC ''a'', tôi ĐỌC: ba, rồi hỏi: Ai là ''ba'' của con? ''Ba'' má có hai hay ''ba'' đứa con? Gái út của ''ba'' má là đứa con thứ ''ba'' hay thứ hai?
b- Tôi hỏi: ''Má'' đâu rồi? ''Ba'' kêu ''bà'' nội của con là ''má'' hay ''mạ''? Tôi chỉ cho con chiếc áo ''bà ba'' và hát: Chiếc áo ''bà ba'' trên dòng sông thăm thẳm.
c- Dần dà, tôi ráp các chữ CÁI ''d, đ, h, l, n, r, s, t, v, x'' (nhưng không cần gọi TÊN chúng) TRƯỚC mẫu tự ''a'', chẳng hạn tôi hỏi: Con thích ''lá'' xanh hay ''lá'' vàng rơi ''lả tả''? Con thích mang ''tả'' không? Con thích ăn canh ''cá'' nấu với ''cà'' chua không? Con thích ''ca'' sĩ nào? Con ưa nghe ra-đi-ô không? Con đừng quên trả lời với người lớn: ''Dạ'' có! ''Dạ'' không! ''Ba'' thích uống ''cà'' phê ''đá''.
d- Tôi lần lượt dạy cháu từng THANH ÂM: ''ác, ạc, át, ạt; ai, ái, ài, ại; ắc, ắt, ặp, ắp, ấp, ập, ật'', chứ không bắt đánh vần như bé ở Việt Nam: ''á, CỜ, ác'' bởi vì, như đã nêu, âm /k/ cũng không tạo ra âm thanh /ə/ (ơ), vì chẳng muốn cháu lầm tưởng rằng ''CỜ'' là TÊN gọi chữ cái C,c!!!
e- Tôi cho các cháu ĐỌC mỗi ngày TỪNG thanh âm ''oi, ói, òi, ỏi, õi, ọi, ôi, ối, ổi, ỗi, ơi, ới, ời, ởi, ỡi, ợi, ua, ùa, úa, ủa, ụa, ui, úi, ùi, ủi, ụi, ửi, uôi, uối, uổi, uỗi, uội, ươi, ưới, ười, ượi, ước, ược, ưu, ứu, ừu, ựu...'' trước khi chọn thanh âm phù hợp để ghép với thanh âm ''ph, th, nh, ng'' tùy nghĩa của từng từ. Khi các cháu đã thạo cách vừa nêu, tôi bắt đầu dạy thanh âm: u+y: uy; ê+n: ên; uy+ên: uyên; ng+uyên: nguyên. Từ đó, tôi có thể thêm dấu sắc, huyền, ngã. Nếu dùng dấu hỏi thì tôi viết: tuyển. Các chữ ''quá, quà, quả, quýt, thúy, túy, giặc, giặt gỵa (giặt giũ) thì tôi dạy sau. (Chữ ''gỵa'' có dấu nặng dưới ''y'', chứ không phải ''gịa'' như Từ Điển Tiếng Việt ghi không đúng với ngữ âm học! Giáo Sư Lâm Toại ở Trường Providence bảo viết ''gỵa'', Lm Nguyễn Văn Thích, Lm Jean Oxarango dạy phonologie ở Đại Học Văn Khoa Huế cũng đồng ý với Gs Lâm Toại bởi vì viết ''gịa, giạ, ghịa, dịa'' thì không ổn!)
II- Kết luận
Người Anh gọi TÊN của chứ CÁI ''Z,z'' là /zed/, người Mỹ gọi Z,z là /zi:/, người Pháp thì /zɛd/. Nhưng, khi phát âm từ ''zone'', thì cả Anh-Mỹ-Pháp cho người nghe /z/ thay vì /zed/, /zi:/, /zɛd/. Chúng ta không có mẫu tự Z,z thì, trong ''Phép giảng tám ngày'', Lm Đắc-Lộ đã bày cho người Việt âm /gi/ độc đáo trong chữ ''giảng''. Ngài ấy cũng chỉ cho cách viết ''ph'' thay vì ''f''. Vậy thì tôi chẳng rõ lý do nào khiến chúng ta ''vô tình'' bắt các cháu Mẫu Giáo đọc SAI TÊN của chữ CÁI tiếng Việt và tập đánh vần cũng SAI luôn như đã tình bày trong phần I!!! Theo tôi, chúng ta chớ vội cho các cháu Mẫu Giáo ĐỌC bảng chữ CÁI theo cách phản sư phạm. Xin mời xem và nghe: Dạy Bé Tập Đọc Bảng Chữ Cái! Cách dạy: ''a, quả na; ă, ăng ten...; dờ, diều sáo; â, ấm nước'' chẳng những SAI TÊN gọi từng chữ CÁI, mà còn khiến các bé càng bối rối bởi cách viết các TỪ vừa nêu!
Kính mời Việt Bào xem cách ''thiên hạ'' gọi TÊN chữ CÁI (của nước họ) có nhiều điểm giống ''Quốc Ngữ'':
A- Tiếng Pháp: La chanson de l'alphabet - Comptine – YouTube
B- Tiếng Đức: German Alphabet Song - Learn German easily - Nursery rhymes ...
C- Tiếng Latinh: The Latin Alphabet Song – YouTube
D- Tiếng Anh (British English): Gọi tên của Z: ABC Song | British Zed Version
E- Tiếng Anh-Mỹ (American English): ABC Song | Alphabet Song
Phan văn Phước
Nguồn: gpquinhon.org