• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hoàng Lan - vàng ròng của đảo Comoros

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoàng Lan - vàng ròng của đảo Comoros



    Hoàng Lan - vàng ròng của đảo Comoros

    Hoàng Lan (còn được gọi là Ngọc lan tây, hay Ylang Ylang) là điểm chung duy nhất giữa quần đảo Comoros nghèo khó và nước hoa Chanel n°5 nổi tiếng thế giới. Mọc ở các nước nhiệt đới, đặc biệt tại quần đảo Comoros, loài hoa này được ưa chuộng nhờ tinh dầu để sản xuất nước hoa.



    Các nhà sản xuất nước hoa hàng đầu thế giới, như Chanel, trung thành với loại hoa này từ 100 năm nay và là khách hàng quan trọng của Comoros, quốc gia xuất khẩu lớn nhất loài hoa này.
    Hoa Hoàng lan chiếm tới 10% thành phần của nước hoa Chanel n°5.

    Christopher Sheldrake, giám đốc nghiên cứu phát triển của Chanel cho biết : « Loài hoa này rất quan trọng và là một sản phẩm diệu kỳ. Nó vừa mang đậm mùi hoa nhài, rất nồng nàn, vừa phảng phất mùi hương ngọt ngào của lê và dừa ». Năm 1921, khi Ernest Beaux sáng tạo ra n°5, Gabrielle Chanel muốn ông phát minh một loại nước hoa « nữ tính », không mang mùi hoa hồng, cũng không mang mùi huệ chuông.




    Với sáu cánh mỏng manh, Hoàng lan luôn được ưa chuộng vì mùi thơm quyến rũ. Có nguồn gốc từ Philippines, loài hoa này được người Pháp đưa tới đảo La Réunion (Pháp) từ thế kỷ XVIII, sau đó tới Comoros và Madagascar vào đầu thế kỷ XX. Ở Philippines, Ylang Ylang, « hoa của các loài hoa », có thể tạo ra một điều gì đó rất « trừu tượng », thơm mùi hoa nhưng không thể phân biệt được chính xác là hoa gì.




    Với Comoros, Hoàng lan là nguồn thu quan trọng cho nền kinh tế địa phương, cùng với vani và đinh hương. Hàng năm, quốc gia nhỏ bé này sản xuất từ 30 đến 40 tấn tinh dầu từ loại hoa này, nhiều hơn Madagascar, và tập trung chủ yếu trên đảo Anjouan, nơi có 350 nhà máy chiết xuất.
    Một bình 30 lít trị giá vài nghìn euro. Từ năm 2013 đến 2014, Hoàng lan mang lại cho Comoros khoảng 1,5 triệu euro, chiếm 11% tổng doanh thu xuất khẩu. Tinh dầu Ylang Ylang có tầm quan trọng kinh tế, nhưng ngạc nhiên là chính phủ không có chương trình nhằm cải thiện loài cây này, trong đó nhiều gốc đại thụ trăm tuổi.

    Các chuyên gia cũng báo động trước việc khai thác rừng (giảm 25% trong vòng 20 năm). Đây là hậu quả của việc thiếu điện, buộc người dân phải dùng củi. Lý do tiếp theo, việc chiết xuất tinh dầu Hoàng lan cần có một lượng củi lớn. Thiếu củi đốt, các nhà sản xuất buộc phải rời xa các khu chiết xuất và tiến sâu vào rừng.




    Hãng Chanel cam kết phổ biến thông tin tới các nhà cung cấp và yêu cầu họ trồng vườn ươm để thay thế củi đốt. Nhà sản xuất nước hoa cũng khẳng định cam kết tôn trọng nhân lực và chế độ lương thích hợp.

    Thực tế, tại các trang trại Hoàng lan, công việc rẫy cỏ, tỉa cây và thu lượm hoa rất vất vả. Vào mùa cao điểm, mỗi người có thể hái đươc từ 25-40 kg hoa mỗi ngày. Đây là công việc tay chân nặng nhọc nên nhiều thanh niên không muốn làm vì mức lương hàng tháng chỉ khoảng 50 euro. Lương thấp, điều kiện làm việc vất vả so với các nơi khác, song người Comoros không còn lựa chọn nào khác. Họ cần Hoàng lan để sống vì họ không được hưởng bất kì phúc lợi xã hội nào cả.




    Sưu Tầm
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads
  • #2

    Địa lý - Vị trí

    Comoros – Wikivoyage


    Comoros – Wikipedia tiếng Việt


    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom