Danh Dự Luận
Phạm Quỳnh
’- Il y a quelque chose d’aussi beau qu’un grand homme, c’est un bon homme d’honneur’’, lui dis-je.
Il me prit la main avec affection :- C’est une opinion qui nous est commune, me dit-il vivement ; je l’ai mise en action toute ma vie, mais il m’en a couté cher. Cela n’est pas si facile que l’on croit’’.

Alfred de VIGNY
(Servitude et grandeur militaires)
’Tôi nói :- Ở đời không gì quí bằng kẻ anh-hào, duy có danh-dự là có thể sánh cùng mà thôi.
‘’Ông ấy vồn vã cầm tay tôi mà nói rằng :- Ông nghĩ vậy, tôi cũng nghĩ vậy, tôi thực hành suốt mt đời, nhưng thực hành cho được cũng cực khổ lắm, ông à. Khó, chứ chẳng phải dễ đâu mà tưởng’’.

(Trích trong tiểu thuyết của Alfred de Vigny)
*
Trên quốc-kỳ của Pháp có thêu hai chữ vàng :”Danh-dự” và “Quốc-gia” (Honneur et Patrie). Hai chữ ấy gồm cả cái lý-tưởng tối-cao của nhà quân, là phải thờ Nước-nhà và thờ Danh-dự, dù đến hy-sinh tính mệnh để giữ gìn cho tròn cũng nên. Nước bởi sao mà phải thờ, chẳng cần phải nói ai cũng biết. Còn Danh-dự là gì, là vật gì mà cao-quí như vậy, đủ khiến cho người ta tôn-sùng đến quên đi cả sinh mệnh đi được ? Danh-dự là gì mà có người bàn nên lấy làm gốc cho đạo-đức, nên thờ ngang bằng các tôn-giáo ?
Muốn giải thích cho rõ chữ danh-dự, không thể gồm mt câu mà biết hết được. Song chữ danh-dự đại-khái có hai nghĩa, mt nghĩa hẹp và mt nghĩa rng. Theo nghĩa hẹp thời danh-dự là cái tiếng tốt của mt người ở trong xã-hi, là cái lòng yêu, quí, kính trọng, phục của xã-hi đối với mt người, vì người ấy có những đức-tính, tài-năng, công-lao, sự-nghiệp mà xã-hi lấy làm đáng phục đáng khen.
Cái danh-dự ấy là danh-dự ‘’khách quan’’ nghĩa là tự người ngoài xét đoán mà đặt cho, tự dư-luận phẩm-bình mà nêu cho.
Nếu trình-đ về trí-thức, về đạo-đức của xã-hi cao, thời cái danh-dự ấy rất là chánh-đáng ; nhưng nếu trình-độ về trí-thức, về đạo-đức của xã-hi thấp, thời cái danh-dự ấy không đủ khiến cho người đời tận-tín được. Bởi thế nên đó là cái danh-dự nghĩa hẹp mà thôi, đối với người thật có ‘’lòng danh-dự’’ chưa đủ lấy làm trọng.
Nhưng còn cái danh-dự nghĩa rng nữa, đó mới là chân-danh-dự. theo nghĩa rng thời danh-dự tức là lòng tự-tôn tự-trọng của người ta, không phải tôn mình mà miệt người thành ra thói kiêu căng, nhưng tôn mình mà nghiêm với mình, trọng cái phẩm giá của người, đặt nhân-cách vào mt địa-vị rất cao mà tự-căng tự-lệ cho tới được ; phàm tư-tưởng hành-vi nhất-thiết muốn cho xứng đáng với nhân-cách ấy mới là bằng lòng ; cái gì làm thấp, làm hèn, làm nhỏ, làm hẹp cái nhân-cách ấy đi thời không thèm, không những không thèm mà không dung không chịu nữa, không những không dung không chịu cho mình mà cũng không dung không chịu cả cho người khác vậy. Danh-dự ấy chắc là không thuc về ‘’khách quan’’ được, vì phàm người đã có lòng danh-dự cao-thâm như vậy thời có coi vào đâu những sự phẩm-bình lời dư-luận của công-chúng, cùng những cuc phú-quí vinh-hoa của xã-hi bày ra để biểu dương cái danh-dự những kẻ xã-hi tôn trọng.
Nếu lời dư-luận, sự phẩm-bình của công-chúng đối với mình mà đúng, nếu cuc vinh-hoa, ngôi phú-quí của xã-hi đãi cho mình là phải, thời càng hay lắm, nhưng không ra cũng chẳng hề chi, dầu không ai biết đến cũng chẳng quản chi, không có bao giờ chịu tự hạ đến xu-thời phụ-thế để mà mua chuc lấy cái danh-dự giả làm mt vật phô-bày nơi đàn-điếm nạt dọa kẻ ngu hèn.
Cái danh-dự này chính thuc về ‘’chủ quan’’. Có danh-dự hay không là tự mình biết cho mình mà thôi. Danh-dự là tự mình không thấy hổ-thẹn mà lại đáng khen cho mình ; không danh dự là tự mình phải ăn-năn, dù người ngoài không biết lấy làm đáng hổ đáng thẹn vô cùng.
Danh-dự ấy thành ra không sợ thói kiêu-căng được, vì người có lòng danh-dự chỉ biết tự nghiêm với mình mà không hay trách-bị ở người, chỉ biết tự-căng tự-lệ mà trau-dồi nhân-cách mình cho xứng đáng, không hề tự coi là có quyền bắt được nguời ta phải tôn trọng mình.
Nói tóm lại, danh-dự có thể chia ra làm hai đường, mt là cái danh-dự bề ngoài, hai là cái danh-dự trong lòng ; danh-dự bề ngoài là danh-dự đối với xã-hi hơn là đối với mình, danh-dự trong lòng là danh-dự đối với mình hơn là đối với xã-hi.
Cứ xét tính cách hai đường danh-dự đó thời đủ biết mỗi cách thịnh-hành ở những nơi nào, trong hạng người nào. Ở đâu trọng xã-hi hơn nhân-cách, trọng lời dư-luận của xã-hi hơn là cái chân giá-trị của người ta, thời ở đấy cái danh-dự bề ngoài thịnh hơn ; ở đâu trọng nhân-cách hơn xã-hi, trọng cái chân giá trị của người hơn là lời dư-luận của xã-hi, thời ở đấy cái danh-dự trong lòng thịnh hơn. Mt bên thời danh-dự có rõ rệt ra ngoài mới có giá, nên người ta thường chung biểu-hiệu của danh-dự hơn là chân-tướng của danh-dự, hình-thức của danh-dự hơn là tinh-thần của danh-dự, thành ra lắm khi quá mê cái vỏ sặc-sỡ ở ngoài mà quên cái mầm tinh-túy ở trong ; nhưng khi ấy danh-dự chẳng qua là hư-danh mà thôi ; hiếu hư-danh là mt tật xấu đáng khinh, sau này sẽ nói. Mt bên thời danh-dự phải thành-thực trong lòng mới có giá, nên người ta chung chân tướng của danh-dự hơn hình-thức của danh-dự ; cách hiếu danh đó mới là cách chánh đáng.
Nước ta xưa nay xem ra trọng xã-hi hơn nhân-cách coi người ta chẳng qua là mt phần-tử trong xã-hi, sinh ra ai cũng như ai, bé thuc quyền cha mẹ, lớn thuc quyền vua quan ; từ thuở nhỏ đến tuổi già xã-hi đã chỉ sẵn cái đường lối nhất định cho mà theo, theo được đúng không sai không lầm thời xã-hi đãi cho phẩm-vị, cho lợi-quyền, tùy thấp tùy cao, tùy nhiều tùy ít ; đó tức là danh-dự vậy. Muốn được cái danh-dự ấy thời phải thuận theo xu-hướng của xã-hi, ắt sẽ được xã-hi khen, có danh giá với xã-hi. Đã được xã-hi khen thời dẫu lương-tâm có chê cũng vẫn là danh-dự.
Cách tưởng-lệ của xã-hi là ở những sự phú-quí vinh-hoa của xã-hi bày đặt ra để tiêu-biểu danh-dự cho người ta ; nhưng mà những cái ấy là cái người ta có thể mua chuc được cả, thành ra danh-dự rút lại cũng là đồ vật bán buôn vậy. Danh-dự đã là mt vật bán buôn thời giá-trị của danh-dự không đáng bao nhiêu nữa, vì có thể lấy tiền bạc mà mua chuc được. Bởi đó mà sinh ra cái như cho người ta là không đủ trí hiểu mà lấy những cách khúm-núm quị-lụy của mình làm chân thực vậy. Cho nên nói cách lễ-phép ấy vừa là giả-trá vì có ý nịnh-nọt, vừa là đê-tiện mà tỏ ra người không có nhân-cách. Nhưng xã-hi mình đã lấy cách ấy làm quen làm thường đi rồi, nên không biết nó ô-tiện là dường nào ; phải có mắt người ngoài trông vào mới rõ hết cái trạng-thái xấu-xa. Người Pháp thường chê mình là kiêu-căng với kẻ dưới, ô-mị với người trên, thật không oan vậy.
Không có lòng danh-dự mà có tính hiếu-danh, thời dễ dàng táng-thất lương-tâm, lương-tâm đã táng-thất thời con người ấy làm gì mà chẳng được ? Cái người quị-mị khúm-núm trước mặt người trên kia, muốn đẹp lòng trên để cầu lấy danh-tiếng hão với kẻ khác, ví phải bán vợ đợ con đi mà cầu cho được, tưởng cũng không đừng. Kẻ mánh-khóe kia, châu-tuần nơi quyền-quí để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải dập đầu xuống đất mà lạy, tưởng cũng cam-tâm mà làm. Ôi ! người ta mà đã không có lòng danh-dự, thời còn đâu là phẩm-giá con người, dầu đê-tiện đến đâu mà biết xấu ? Như vậy thời dân ta tuyệt-nhiên không có lòng danh-dự hay sao ? Không phải thế. Nước ta từ xưa đến nay hiếm gì những bậc trung-thần nghĩa-sĩ, biết thờ hai chữ Danh-dự cũng chẳng kém gì người nước khác, khi lâm-biến cũng biết liều mình còn hơn là chịu nhục : những gương danh-tiết ấy, trong lịch-sử ta thiếu gì ?
Nhưng đó là cái danh-dự của những kẻ siêu-quần lỗi-lạc, cao quá không thể dùng làm tỉ-lệ cho người thường được. Đến cái danh-dự phổ-thông trong xã-hi, cái danh-dự hàng ngày hiển-hiện ra trong cuc giao-tế thường, thời phải chịu rằng người mình ít có thật, mà ngày nay lại còn hiếm có hơn ngày xưa : đó cũng là cái chứng đủ biết rằng xã-hi suy-đồi vậy.
*
Ta đã phân biệt chân-danh-dự với giả-danh-dự, cái danh-dự trong lòng với cái danh-dự bề ngoài, và chứng giải rằng người nước ta ngày nay chỉ biết trọng hư-danh mà không biết lòng danh-dự : nay bởi đâu mà lòng danh-dự có giá-trị cao-quí như vậy, và cái quan-niệm của người Thái-Tây về danh-dự thế nào.
Lòng danh-dự thứ nhất là biết tự-tôn tự-trọng mình, thứ nhì là muốn đặc-biệt với kẻ khác. Tự-tôn tự-trọng mình là nghiêm giữ mình không làm sự gì tổn-hại đến phẩm-giá, đến nhân-cách ; phàm cư-xử không những không để cho người ta khinh mình được mà lại khiến người ta trọng mình mà lại phải thế nào cho tự mình không hối-hận gì, tự mình cũng phải trọng mình nữa ; ví như trên kia đã nói, muốn được người ta trọng không khó gì, thiên-hạ thường chỉ biết chung cái hư-danh ; muốn tự mình phải trọng, tự mình không thẹn với mình, mới là khó, mới thật là có lòng danh-dự. Biết tự-tôn tự-trọng cũng chưa đủ, lại phải làm thế nào cho xứng đáng sự tôn-trọng ấy, cho nên người ta có lòng danh-dự bao giờ cũng có chí muốn đặc-biệt với kẻ khác, nghĩa là cố trau dồi nhân-cách cho mỗi ngày mt hay hơn người ; có thế lòng danh-dự mới thật bổ-ích cho sự tinh-tiến của người ta, nếu chỉ biết tự-tôn tự-trọng mà thôi thời dễ thành ra tự cao tự đại, mà biến ra cái tính kiêu-căng.
Nhưng muốn đặc-biệt với kẻ khác không tất-nhiên là phải khinh ai, vì những cách đê-tiện xấu-xa ở đời biết bao nhiêu mà kể, và những sự tốt đẹp cao-thượng trong trí nghĩ cũng là vô-hạn, mến sự cao-thượng này, khinh cách xấu-xa kia, cũng là đủ đặc-biệt với người thường rồi. Lòng danh-dự là biết giữ mình và sửa mình, giữ mình cho khỏi làm sự xấu, sửa mình để được tốt thêm lên. Lòng danh-dự có lẽ là cái đức-tính cao nhất ở đời vậy.
Lòng danh-dự là cái đức-tính cao nhất ở đời và là cái phẩm-giá quí nhất của người ta, nên thường hay xuất hiện ở những hạng thượng-lưu trong xã-hi. Song không phải là người không có lòng ấy. Trong dân-gian, kẻ nào làm điều phi-danh-dự, thường bị mắng nhiếc những câu như :‘’Làm thế không biết xấu à ? Làm người hay làm súc-vật ?’’.
Biết xấu hổ, biết làm việc đê-tiện là không bằng giống súc-vật, ấy lòng danh-dự manh-nha ra từ đó, dầu người rất ngu-si mc-mạc cũng biết là mt căn-tính của người ta. Nhưng căn-tính ấy cũng như mọi căn-tính khác, cần phải bồi-dưỡng khai-thông mới mong phát-triển ra được, nếu để tự-nhiên thì không mấy nỗi bị cái không-khí bất-lương trong xã-hi nó cảm-nhiễm mà tiêu-táng đi mất. Sự danh-dự với phi-danh-dự vẫn là cách nhau xa như trời với đất, phàm người có lương-tâm, có trí-thức, không ai là không phân-biệt được ngay, nhưng đến khi lòng danh-lợi – (danh đây là cái hư-danh như trên kia đã nói) – can-thiệp vào thời cái giới-hạn đã thấy khó phân-biệt cho mình, phải người thật sáng trí vững lòng mới nhận được rõ và giữ được nghiêm, người tầm-thường không mấy lâu mà mờ mắt mê lòng đến lấy đen làm trắng, ln trắng với đen vậy. Cho nên trong phép giáo-dục phổ-thông cho quốc-dân, điều quan-trọng nhất là gây lấy lòng danh-dự cho kẻ thiếu-niên, dạy cho trẻ con biết phẩm-giá làm người là trọng, và phàm sự gì phạm đến phẩm-giá ấy là cái xấu đệ nhất, cái nhục lớn nhất đời. Mầm danh-dự có bồi-dưỡng từ thuở nhỏ, sau này mới thành ra cây lớn rễ sâu, dầu uy-quyền sấm-sét, gió lợi mưa danh cũng không thể nào đánh đổ được.
Lòng danh-dự đại-khái có ba bậc như sau, càng tăng lên cao, đến bậc thứ ba là tuyệt-phẩm. Bậc thứ nhất tuy còn ham chung tài-lợi mà đã biết tài-lợi không phải là vật đáng trọng nhất ở đời còn hơn, đã biết rằng ăn ngon ở sướng không bằng được kẻ trọng người khen ; lòng danh-dự đây còn là thuc về ‘’khách-quan’’ nghĩa là do sự phẩm-bình tốt xấu của người ngoài, nhưng người ngoài có khi xét lầm, có khi thiên-lệch, bằng cả ở ngoài chưa đủ là cái danh-dự chân-chính.
Bậc thứ nhì đã biết khinh sự tài-lợi riêng mà trọng cái danh-dự chung, và biết đem danh-giá ấy đối với lương-tâm mình, nếu thấy xứng-đáng mới lấy làm bằng lòng ; lòng danh-dự đây là nửa thuc về ‘’khách-quan’’, nửa thuc về ‘’chủ-quan’’, nghĩa là tuy vẫn do sự phẩm-bình của xã-hi, mà cũng do lời phán-đoán của lương-tri nữa, hai bên có phù-hợp mới cho là đắc-thế, đã cao hơn trên mt tầng.
Bậc thứ ba là không coi tài-lợi của mình vào đâu mà cũng không lấy danh-giá của đời làm trọng nữa, chỉ tự biết mình đối với cái lý-tưởng tuyệt-đối, cái nhân-cách cao siêu của mình, cầu cho nhất thiết hợp với nhân-cách ấy, đúng với lý-tưởng ấy mới là bằng lòng, dù người đời khen hay chê cũng chẳng quản ; nhưng lý-tưởng càng tới lại càng cao, nhân-cách càng lên lại càng tuyệt, nên phải hằng ngày phấn-lệ luôn luôn, cho siêu-việt mãi lên, ngày nay hơn ngày qua, ngày mai hơn ngày nay, mà con đường tinh-tiến đi mãi đến vô-cùng. Đến bậc ấy thời lòng danh-dự thuần-thuc về ‘’chủ-quan’’, Người ta tự làm chủ cho mình, tự phán-đoán lấy mình, không còn tùy theo lời bình-phẩm của xã-hi nữa. Đến đây tuyệt-phẩm, người ta phi có tâm-lý kiện-toàn không mong tới được, vì bậc này chính là bậc những người trung-thần liệt-sĩ, vị nghĩa quên sinh, biết liều chết còn hơn chịu nhục, gương trong tiếng tốt dẫu người đương-thời không biết mà sử-sách còn ghi-truyền, dẫu sử-sách sót biên mà hồn thiêng mát-mẻ, còn phảng-phất với núi sông mãi mãi. Quốc-gia gây-dựng, xã-hi sinh tồn là nhờ những người có lòng danh-dự cao-thâm danh-lợi nhỡn-tiền quên cả nghĩa cả nghìn năm.
Xét ba bậc danh-dự như trên thời bậc nào cũng là lấy khinh tài-lợi làm cốt. Cái đặc-tính của lòng danh-dự chính là ở sự trọng nghĩa khinh tài vậy. Hai chữ danh với lợi thường đi liền với nhau, nhưng danh đây là hư-danh mà thôi, chứ lòng danh-dự chân-chính lại phản-đối với lợi. Ở đời không gì dễ làm đắm đuối người ta bằng cái lợi-quyền, mà không gì hay làm hưng-khởi lòng người bằng sự danh-dự, trọng danh-dự tất có thiệt đến lợi-quyền. Nghĩa-vụ với quyền-lợi thường đứng vào cái tỉ-lệ tương-phản : đã là việc nghĩa thời lòng danh-dự bắt buc phải làm, dẫu có thiệt hại cũng không quản.
Trên đã nói lòng danh-dự là thứ nhất biết tự-trọng danh-giá mình, thứ nhì muốn đặc-biệt hơn kẻ khác. Ở đời không có quyền áp-chế gì nặng bằng áp-chế của đồng tiền : người biết tự-trọng tự-tôn tất thoát-ly cho khỏi sự áp-chế ấy. Phần nhiều người bị giam-hãm trong vòng nô-lệ ấy cả, rán sức vượt được ra ngoài, chẳng là mt cách đặc-biệt hơn người ư ? Cho đến muốn thử lòng danh-dự thật hay không thật, bền hay không bền, không gì bằng xét nghiệm những khi danh-dự xung đt với lợi-quyền.
Trong cuc chiến đãu ấy hễ danh-dự thắng lợi-quyền là danh-dự hoàn-toàn chân-chính.
Danh-dự có những đặc-tính như vậy, nên có giá-trị cao-quí vô cùng. Danh-dự là gồm cả các đức-tính trang-nghiêm kiên-nghị của người ta. Lòng danh-dự là gốc của tư-cách người trượng-phu. Cái gì phân-biệt người trượng-phu với kẻ tục-tử chính là lòng danh-dự đó, người trượng-phu với tục-tử chính là danh-dự đó, người trượng-phu thờ danh-dự như thờ tôn-giáo, kẻ tục-tử coi danh-dự như vật thừa, không đủ khinh-trọng. Ở đầu bài này có tiêu-đề mấy câu trích trong sách tiểu-thuyết của Alfred de Vigny là mt nhà văn trứ-danh nước Pháp, lại là mt người bình-sinh rất thành-tâm thờ thần Danh-dự. Ông thuật mt buổi nói chuyện với mt viên lục-quân đại-úy, chính là người cả đời đã đem mình hy-sinh vì thần nghiêm-khắc ấy, mà không ai biết đến, chỉ mình biết mình mà thôi. Đại-úy kể lịch-sử mình cho tác-giả nghe, đến đoạn vì lòng danh-dự làm mt việc đáng không phải làm, việc có nguy hiểm thiệt-thòòi đến mình ; tác-giả rất cảm-phục, ngồi lặng giờ lâu, rồi nói rằng : – ‘’Ở đời không gì quí bằng kẻ anh-hào, duy có người danh-dự là có thể sánh cùng mà thôi’’. – Đại-úy cầm tay tôi vồn-vã mà đáp rằng : ‘’Ông nghĩ vậy, tôi cũng nghĩ vậy, tôi đã thực-hành suốt mt đời, nhưng thực-hành cho được cũng cực-khổ lắm, ông ạ. Khó, chứ không phải dễ đâu mà nghĩ’’. – Cả tâm-lý kẻ trượng-phu là ở mấy lời bình thường mà cao-thượng đó.
Thật thế, ở đời không gì quí bằng kẻ anh-hào, vì kẻ anh-hào có cái khí-phách phi-thường, hay làm nên những sự-nghiệp phi-thường. Nhưng có người sánh bằng kẻ anh-hào không kém gì, là người có lòng danh-dự, mt đời giữ trọn cái phẩm-giá cao-quí của mình, không hề có trụy-lạc bao giờ. Cứ bình tĩnh mà nói, có lẽ giá-trị người danh-dự còn cao-quí hơn kẻ anh-hào,vì kẻ anh-hào chỉ vẫy vùng mt lúc, mà người danh-dự phải khắc-khổ mt đời. Ôi ! Đường danh-dự có phải là con đường dung-dị, ai ai cũng thẳng bước được đâu !
Cái hư-danh là mt vật bán buôn, mà lòng danh-dự phải khó nhọc mới giữ được. Thế-gian thiếu gì kẻ hư-danh mà người giữ trọn lòng danh-dự thật không mấy. Ai ở đời đã mang hai chữ danh-dự trong lòng, khác nào như đắp cái đê để chắn lấy ngọn nước đòi-phong trong xã-hi khỏi tràn-ngập mất nhân-cách thanh-cao của mình. Cuc đời càng mở mang, sóng gió càng to dữ, cái đê vô-hình kia sức nước. Nguy lắm thay !
Cho nên kẻ nào đã tự cam ăn xổi ở thì, vì chút lợi nhất-thời nỡ bỏ mất danh-tiết trăm năm, thời không kể làm chi, còn ai đã biết quí sự danh-dự hơn cái tài-lợi nhỡn-tiền, lấy hai chữ danh-dự in vào lòng làm phương-châm qui-tắc cho đời mình, thời không phải hằng năm hằng tháng mà hằng ngày hằng giờ khắc-kỷ, phải tự-phòng, phải căng-trí, phải miễn-lệ mới mong trước là giữ trọn được phẩm-giá của mình, sau là tăng cao được nhân-cách hơn lên. Bởi thế mà đường danh-dự là con đường khấp-khểnh khó đi, người danh-dự là con người kiên-gan nhẫn-nại, chẳng kém gì kẻ anh-hào vậy.
*
Nay lòng danh-dự hoàn-toàn tuyệt đối là riêng của những bậc chí-sĩ anh-hùng nước nào cũng có mà không phải là sự thông thường. Ông Phò-mã Vô-Tính chết ở thành Bình-định, ông Tổng-đốc Hoàng-Diệu chết ở thành Hà-ni, lấy danh-dự trọng hơn tính mệnh, đều là những gương sáng trong lịch-sư ữ nước Nam ta, đời đời còn chiếu rọi không phai. Nhưng cái danh-dự ấy là danh-dự đặc-biệt phi-thường, không phải cái danh-dự phổ-thông trong xã-hi.
Trình đ mt xã-hi cao hay thấp là ở trong danh-dự phổ-thông của quần-chúng, không phải ở cái danh-dự đặc-biệt của mt số người liệt-sĩ. Trên kia đã nói lòng danh-dự phổ-thông trong xã-hi nước ta suy kém lắm. Nay xét lòng danh-dự ở các nước Âu-Tây thế nào. Không cần phải nghiên-cứu lịch-sử mà suy ngược lên tự đời Trung-cổ, đời Phong-kiến cho biết lòng danh-dự của các bậc võ-sĩ nước Pháp đời bấy giờ thế nào. Cũng không bàn đến lòng danh-dự của nhà quân Pháp trong cuc chiến-tranh kinh-thiên đng-địa vừa rồi, vì danh-dự ấy vẫn là cái danh-dự đặc-biệt như trên kia. Cứ xét ngay trong cuc giao-tế thường của người Tây, cũng biết lòng danh-dự phổ-thông trong các xã-hi Âu-châu thế nào. Người Tây rất trọng danh-dự, lấy mất danh-dự là cái nhục không gì bằng. Phạm đến danh-dự kẻ khác là mt trọng ti, hình-luật có định-phạt. Coi danh-dự như thần-thánh, bất-khả xăm-phạm. Gặp những trường hợp quan-trọng, muốn cầu lấy lòng tin của người khác mà thề không sai lời, không nói dối, thời không có kêu Trời chỉ Phật chứng minh, chỉ lấy danh-dự làm bảo-đảm. Mt lời dã hứa với nhau mà nói rằng : ‘’Tôi lấy lòng danh-dự thề với ông… Tôi lấy danh-dự hứa với anh…’’ (doner sa parole d’honneur, jurer sur l’honneur), thời lời ấy như sắt đá, dù sông cạn đá mòn cũng không dám sai.
Chữ honneur (danh-dự) là chữ rất thông-dụng trong văn-từ ngôn-ngữ của người Tây : nói với người trên quan trên thời nói :’’Tôi được cái danh-dự trình… báo…kêu…vv…’’. Người đàn-bà trinh-tiết gọi là biết giữ danh-dự của mình ; người đàn-ông có tài-năng gọi là làm danh-dự cho nhà mình xứ mình ; người buôn-bán thật-thà cũng gọi là giữ được danh-dự nhà buôn ; người đánh-bạc không đánh gian đánh dối, không xấu ăn non, cũng gọi là người không phạm đến danh-dự trong làng cờ-bạc vv… Có nhiều việc pháp-luật không cấm, luân-lý cũng dung, mà lòng danh-dự không cho làm ; có nhiều việc trái với lợi mình, người đời cũng chê, mà lòng danh-dự bắt phải làm. Như danh-dự bắt phả xử nhã với kẻ thù mình ; danh-dự buc không được sai lời di-chúc của người chết, dẫu thiệt hại cho mình mặc lòng. Trong mt đời gặp tình cảnh nào, trường hợp nào cũng cầu gọi đến lòng danh-dự và cũng có dịp bày tỏ lòng danh-dự (code de l’honneur) lại nghiêm hơn pháp-luật của Nhà nước. Người nào xử mt việc bất-nhã, làm mt điều phi-danh-dự, hay bị nhục mà không rửa được sạch, thời bằng-bối coi người mất giá, phải mang tiếng xấu mt đời. Nhân đó có cái tục ‘’quyết đãu’’(le duel). Hai người có việc bất-bình với nhau, tự thấy làm phạm đến danh-dự, mà việc thời hoặc trong pháp-luật không định, hoặc không muốn đem giải quyết trước công-môn, bèn định ra quyết đãu với nhau, hoặc đánh bằng kiếm, hoặc đánh bằng súng, hai bên bịt mắt ra đối nhau, phó may rủi, người nào rủi bị thương là người ấy thua, người nào may đánh trúng là người ấy rửa được danh-dự của mình. Thường chỉ đến trầy da chảy máu, hoặc bị thương nặng nhẹ thôi, nhưng cũng có khi đến chết người. Gọi là ‘’danh-dự quyết-đấu’’ để rửa sạch cho danh-dự (affaires d’honneur), chỉ có người bị nhục với người làm nhục biết với nhau mà thôi, không để cho xã-hi can-thiệp đến, không để cho xã-hi phán-đoán được, hai người phải tự quyết với nhau, nhưng tự-quyết với nhau không thể lấy lý-luận mà phục nhau được, tất phải mượn đến võ-lực, cũng là tục di-truyền của tinh-thần thượng-võ đời trước.
Người nào rủi mà chết nữa cũng làm tự-cam làm hy-sinh cho danh-dự, đủ biết rằng trọng danh-dự hơn tính-mệnh. Nhưng tục quyết-đấu lưu-lệ cũng nhiều, nên hiện nhiều người phản-đối, và pháp-luật cũng không thừa nhận.
Lòng danh-dự mà đem đến quá đ thời thành ra cái ‘’danh-dự-tịch’’ (le point d’honneur), lắm khi việc chẳng vào đâu, sự bất-bình nhỏ, cũng lấy làm quan-hệ đến danh-dự, đó là cái danh-dự biến-thái, không phả là danh-dự chính-thức vậy.
Coi đó thời biết người Âu-Tây có lòng danh-dự mạnh là dường nào. Trong cuc giao-tế thường, lòng danh-dự còn cương-cường như vậy, đến những khi lâm-biến gặp nạn hay những buổi nước nhà có việc, cái ‘’đàn lực của danh-dự’’ (le ressort de l’honneur) còn cứng còn mạnh biết bao nhiêu : xem như cuc chiến-tranh vừa rồi, mấy trăm vạn con người cùng mt lòng công-phẩn ra đánh kẻ thù chung, chẳng phải vị lòng danh-dự muốn rửa nhục chung nước ư ? Xét về phương-diện ấy, thời cái cuc đại-chiến này cũng có thể gọi là mt cuc ‘’danh-dự quyết-đấu’’ của hai phe lớn trong thế-giới cùng tranh hơn tranh được vậy. Trong cuc quyết đấu ấy thời phần danh-dự hơn cả chắc thuc nước Tỉ-Lợi-Thì (Belgique), nước tuy nhỏ yếu, dám ra địch với cường lân, vẫn biết không tài nào đương đầu nổi, nhưng không nỡ phản-bộ lời ước, không nỡ để nhục quốc-thể, không nỡ bó tay ngồi yên cho thiên-hạ nghi lòng danh-dự của mình, nên mới tuốt gươm ra đánh, gây nên nông-nỗi trứng chọi với đá và thành ra kết-quả nước phá dân tan như ngày nay. Ái ngại thay, mà vẻ-vang thay ! Ôi ! Mới biết hai chữ danh-dự là quí, và ở thế-giới cạnh-tranh này, thật là khó chứ không phải dễ vậy.
*
Danh-dự ! Danh-dự ! Ở đời không có huy-hiệu nào quí bằng, không có giá-trị nào cao bằng, không có công-đức nào lớn bằng, không có sự-nghiệp nào to bằng ! Danh-dự ! Danh-dự ! Người là vị thần thiêng ở đời này, thần chánh-đại quang-minh, chí-tôn chí-nghiêm, có thế-lực rất mạnh đủ phá đổ cả các tà-thần khác : thần tiền, thần bạc, thần lợi, thần danh. Trên địa cầu này có nước chưa từng biết oai-quyền của Ngươi, có lẽ là nước Việt-Nam này : xin thắp lửa đốt hương cầu cho Ngươi giáng-sinh xuống đây, để mở mày mở mặt cho mười mấy triệu con người đã từng luồn cúi quỵ-lụy trong mấy nghìn năm !…
Trích Thượng-Chi Văn-Tập II, trang 269
Bộ Quốc-gia Giáo-dục tái bản lần thứt, Sàigòn 1962
(7/2003 – Việt Dương Nhân, trích trong ‘’Phạm Quỳnh 1882 – 1992 –
Tuyển Tập và Di Cảo’’ – 1992)