• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

ĐĨA HÁT CŨ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • ĐĨA HÁT CŨ



    Nhạc nước ngoài, có nhiều ca khúc được một số nhạc sĩ Việt Nam, đặt lời Việt rất hay, trong số đó phải kể đến nhạc sĩ Phạm Duy và một số nhạc sĩ khác
    Với nhạc sĩ Phạm Duy, nhờ ông đặt lời Việt mà nhiều bản nhạc nước ngoài trở nên phổ biến ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" (La plus belle pour aller danser), "Khi xưa ta bé" (Bang bang), "Tình cho không biếu không" (L'amour c'est pour rien), "Tuyết Rơi" (Tombe la neige), "Tiếng Cười Trong Đêm" (La nuit), "Những Mùa Nắng Đẹp" (Seasons in The Sun),...
    Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hoà nhập, ông cũng đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" (Serenade) , "Dòng sông xanh" (Danube bleu), ...
    Tuy nhiên bài “Eternally” của Charlie Chaplin được dùng cho cuốn phim của ông, đó là bài cùng tên của phim lại được nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mỹ dịch lời Việt, căn cứ vào nội dung để đặt tên là “Ánh đèn màu” lại hay, phổ biến hơn bản dịch của Phạm Duy.
    Charlie Chaplin đã nói lên thân phận của người ca sĩ lúc tuổi đã xế chiều.
    “Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui
    Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây
    Cùng bên ánh mầu sắc lạc lõng trong tiếng đàn hát đêm khuya
    Rồi bao nếp nhăn về với tháng năm đời lãng quên rồi

    Buồn trong tiếng nhạc lắng cho đời mê say
    Cười trong ánh đèn sáng cho người mua vui
    Rồi khi ánh đèn tắt lặng lẽ cô đơn
    Chìm theo bóng đêm, người ta lãng quên bẻ bàng

    Giờ đây vắng tan rồi, khách ra về, ơi ánh đèn
    Nhìn cảnh vắng hoang tàn kiếp con ve khi cuối mùa
    Nào đâu phút huy hoàng, phút say sưa theo tiếng đàn vui ca

    Kìa khi ánh đèn tắt ơi đời vui ca
    Đời thương khóc làm mướn ánh đèn ban đêm
    Nào ai biết đời sống bạc bẽo sau tiếng đàn hát trong đêm
    Đời ca hát thuê. Đời qua phấn son. Đời sống không nhà

    Về theo nét tàn úa đâu còn duyên xưa
    Người năm trước nào nhớ bóng người đêm xưa
    Đời cam sống một bóng lặng lẽ cô đơn
    Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng”
    Trên đây là bài hát chính được dùng trong bộ phim “Limelight” của Charlie Chaplin.
    Vài nét về phim “Limelight”: Đây không phải là phim câm và cũng không phải là phim hài hước. “Limelight” là phim có tiếng nói nổi tiếng nhất của Charlie Chaplin. “Limelight” là một phim rất cảm động. Charlie Chaplin đóng vai một ca sĩ hài hước về ... chiều. Người nghệ sĩ đã diễu... dở, nghĩa là không làm khán giả cười được nữa. Nhưng người ca sĩ già đã cứu sống một nữ vũ công ballet. Cô này vì thất bại đã chán nản và tự tử. Thế rồi, nhờ người nghệ sĩ già hướng dẫn, cô gái cuối cùng đã thành công rực rỡ trên sân diễn.
    Charlie Chaplin đã kể lại, thời thơ ấu ông đã chứng kiến cảnh tượng đau lòng của mẹ mình khi bị khán giả la ó. Lúc đó, ông đã chạy ra sân khấu thay mẹ, trình diển hài , ông được hoan nghênh. Khán giả vỗ tay bể rạp, người ta ném tiền thưởng lên sân khấu tới tấp. Cậu bé sướng quá, cúi mình nhặt tiền, bà mẹ kéo con vào hậu trường, cậu bé nói:”Để con nhặt tiền đã mẹ ơi!”.
    Hãy để ánh hào quang khán giả phủ lên người nghệ sĩ. Khi sự thất vọng chiếm ngự trong lòng khán giả, thần tượng sẽ bị sụp đỗ. Chúng ta đã chứng kiến ban nhạc Abba, cho dù các nhà đầu tư, có bỏ ra bao nhiêu tiền, họ vẫn từ chối không tái diễn. Nữ minh tinh điện ảnh Pháp, ngôi sao của màn bạc thế giới, Brigitte Bardot đã dứt khoát từ giã nghệ thuật thứ báy, bà trở về vui cùng lũ chó, mèo, và là người bảo vệ động vật rất nổi tiếng.
    Ngôn ngữ âm nhạc có sức thu hút ma quái. Người ca sĩ, ngoài nghệ thuật biểu diễn điêu luyện, còn nhờ vào giọng hát thiên phú, khi đứng trên sàn diễn, đã chinh phục hàng ngàn, hàng vạn khán giả. Họ trở thành thần tượng của đám đông.
    Nhưng muốn tiếng hát đó vĩnh cửu, muốn thần tượng sống mãi trong lòng khán giả, người ca sĩ phải biết chọn điểm dừng. Bởi vì nếu không, số phận sẽ rất nghiệt ngã:
    “Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui. Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây. Cùng bên ánh mầu sắc lạc lõng trong tiếng đàn hát đêm khuya. Rồi bao nếp nhăn về với tháng năm đời lãng quên rồi...
    Về theo nét tàn úa đâu còn duyên xưa. Người năm trước nào nhớ bóng người đêm xưa. Đời cam sống một bóng lặng lẽ cô đơn. Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng.”
    Cách đây 40 năm, Khánh Ly hát bài “Limelight” trong băng nhạc Jomarcel. Nội dung, giai điệu bài hát cộng với tiếng hát của Khánh Ly làm ta hình dung, thấy được thân phận của người ca sĩ khi tuổi xế chiều. Đó là một cái bóng lặng lẽ cô đơn, bị đời lãng quên.
    40 năm sau, một chiều lang thang lên Chợ mới, đường Triệu Nữ Vương Đà Nẵng, dừng chân vào một tiệm bán đĩa CD, tôi tình cờ gặp lại đĩa CD chương trình nhạc chủ đề “Những điệu thu ca”, hình bìa là chân dung ca sĩ Khánh Ly, hồi còn trẻ, và ở hàng dưới có chạy tít: Thu âm trước 1975. Như vậy ảnh ca sĩ KL ở đây phải là chụp trước 1975, nghĩa là cách đây gần nửa thế kỉ.
    Đĩa nhạc làm tôi nhớ thời gian trước 1975. Quảng đời sinh viên, nghèo đói, một tương lai bấp bênh, nhưng mê nghe nhạc, tôi thường theo dõi các mẫu quảng cáo của các băng nhạc để tìm cách sang lại các băng nhạc được phát hành như Jomarcel, Phạm Mạnh Cương, Shotguns.
    Tôi đã có một bài viết về băng nhạc của Jomarcel. Phạm Mạnh Cương dạo đó, tôi cũng rất ghiền. Dàn ca sĩ cũng như các bài hát được chọn lọc, Phạm Mạnh Cương thường dùng chủ đề trước để tập trung các bài hát và các bài hát thường rất có giá trị nghệ thuật cũng như nội dung ca từ. Mặt khác, băng nhạc Phạm Mạnh Cương, còn có một điểm nữa, ấy là do lối hòa âm nhẹ nhàng. Nhạc cụ chính, là dương cầm, cộng thêm kĩ thuật phối âm, phối khí rất điêu luyện. Các bài hát thường có tiếng dương cầm accompagné theo sau, hoặc dạo đầu rất nhẹ nhàng, quyến rũ. Mỗi băng nhạc của Phạm, thường có lời giới thiệu chủ đề và người xướng ngôn là Như Hảo (?).
    Dạo đó, tôi thường theo dõi phần quảng cáo trước trên các nhật báo và đã đi sang lại một số băng của Phạm Mạnh cương, như Hương xa (nhạc ngoại quốc, lời Việt), Mưa, Những điệu thu ca (đĩa tôi vừa mới kiếm lại đây), Xuân, …
    Trở lại đĩa CD chép lại từ băng nhạc gốc magnétéphone hay cassette tôi vừa mua. Đĩa nhạc quả thật đã làm tôi bồi hồi xúc động. Từng bài hát, nghe lại, ta cảm nhận như vừa mới hôm qua. Những bài hát cho ta hồi ức, liên tưởng, qua từng kỉ niệm.
    Nếu bài hát là hệ thống ngôn ngữ hiểu như là kí hiệu để tác giả bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước cuộc đời thì hát cũng là cách thế để truyền tải đến người nghe những ý nghĩa như trên.
    Trên sân khấu, người hát còn thể hiện bài hát bằng cử chỉ như là ngôn ngữ gửi đến người nghe trong chiều hướng để chủ thể và khách thể hòa nhập vào bài hát. Như vậy khi hát một bài hát, người ca sĩ đã gửi đi một hệ thống ngôn ngữ hiểu như là tín hiệu để khán giả hòa nhập vào bài hát, bao gồm: giai điệu, ca từ, cử chỉ.
    Trước 1975, giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết bài “ảo ảnh Thanh Thúy” để nói về ngôn ngữ và thân xác – Hai yếu tố kết hợp để biểu diễn một bài hát.
    Với sự phát triển của khoa học, ngày nay, không cần đến phòng trà, khán giả vẫn có thể ngồi ở nhà để xem ca sĩ hát trên sân khấu. Với một đĩa DVD lậu, ta có thể xem chương trình nhạc của Thúy Nga Paris by night, hoặc xem các live show được truyền qua TV.
    Do đó xem ca sĩ biểu diễn khác với nghe ca sĩ hát.
    Khi nghe một bài hát, ta đắm mình vào bài hát, cảm nhận ý tưởng bài hát được truyền đi qua giai điệu và ca từ của người ca sĩ. Một bài hát hay phải được ca sĩ có chất giọng hay cùng với kĩ thuật hát, ngắt câu, ngân từ, ngân, rung, … cũng như kĩ thuật hòa âm, phối khí của nhạc đệm.
    Tìm gặp một đĩa hát cũ, nghe lại giọng hát của các ca sĩ thời thanh xuân, đối diện với tiếng hát hiện thời lúc tuổi đời đã chồng chất qua các chương trình live show tại Sài Gòn hay qua các đĩa Thúy Nga Paris by night. Thiết nghĩ, đó cũng là một việc rất thú vị.
    Thú thật với bạn, tôi rất ngưỡng mộ các ca sĩ một thời sinh hoạt tại các phòng trà Sài Gòn, hát cho các băng nhạc phát hành, nhưng giờ đây tiếp tục nghe họ hát qua các chương trình tại Hải ngoại cũng như về Việt Nam biểu diễn tôi quá ư thất vọng.
    Tôi không trách họ nhưng tôi giận mình sao lại nghe họ hát bây giờ làm chi để hình ảnh một thời rạng rỡ ngày xưa bỗng lụn tàn.
    Ôi! sorry!
    Đã chỉnh sửa bởi Nguyễn Lương Tuấn; 24-02-2013, 02:38 AM.
    Similar Threads
  • #2

    Rất cám ơn Tuấn Nguyễn đã có những nhận xét rất hợp ý mình he he
    Đã chỉnh sửa bởi bichlien101046; 24-02-2013, 07:16 AM.

    Comment

    • #3

      Rất cám ơn Tuấn Nguyễn đã có những nhận xét hợp ý mình nên đọc thất thú vị

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi bichlien101046 View Post
        Rất cám ơn Tuấn Nguyễn đã có những nhận xét rất hợp ý mình he he
        Chị bichlien ơi! chị ở TP SG nên có cơ hội xem ca sĩ biểu diễn, còn tôi thì chỉ xem TV thôi đó, nhận xét có lúc lệch lạc, bạn nào không đồng ý xin tạ lỗi!

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom