• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Chủ đề Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn - 2012

    Error - 404" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Lại một mùa Xuân nữa đã và đang trở về.

    Như thông lệ hàng năm Chút lưu lại xin mượn một góc nhỏ nơi này để mở ra một Chủ đề gọi là Giai phẩm Xuân hầu để góp nhặt lại đôi điều cùng tản mạn với một mùa Xuân mới.

    Tất cả những bài viết trong Chủ đề này sẽ là những bài thơ, văn, biên khảo, tạp ghi, tùy bút, hội họa, nhiếp ảnh, truyện cười ... v..... v...... để nói về mùa Xuân - đặc biệt là "xuân của con Rồng".

    Những bài viết, những Tác phẩm có thể là riêng của Quý Anh Chị sáng tác hay sưu tầm hay lượm lặt khắp nơi tùy hỷ.

    Rất mong sự hưởng ứng của Quý Anh Chị và Quý Bạn hữu khắp nơi hầu đóng góp cho Chút lưu lại thêm một món quà tinh thần nho nhỏ để chúng ta cùng nhau chia xẻ trong niềm vui những ngày đầu của một Năm mới.

    Xin kính cầu chúc cho Quý Anh, Quý Chị, Quý Bạn Hữu xa gần trên khắp năm châu cùng toàn Gia Quyến vui đón một Năm mới Nhâm Thìn 2012 thật dồi dào sức khỏe, thật bình an và tràn đầy Thịnh Vượng.

    Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Thìn - 2012
    Chút Lưu Lại
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #76

    Vui như Tết





    Vui như Tết

    Trùng trùng sóng lúa sắc vàng tươi
    Mùa gặt Đông Xuân trúng chắc rồi
    Con trẻ Iphone sang hết sẩy
    Mẹ già Ipad đẹp thì thôi

    TiCa
    1.16.12

    Comment

    • #77

      .



      Đêm Xuân

      Đêm xuân..
      Phố thị thấm sầu

      Đèn khuya rũ rượi, hạt ngâu trái mùa

      TiCa
      1.17.12

      .
      .


      Đã chỉnh sửa bởi TiCa; 19-01-2012, 07:24 PM.

      Comment

      • #78

        Tết xa Quê - Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn

        TẾT XA QUÊ

        Nơi đất khách. Nhớ quê nhà
        Ngày Xuân đón Tết … Vỡ òa trong tim
        Nhớ nồi bánh tét, hương riêng
        Lửa reo tí tách, ngoài thềm bấc chao

        Nhớ soong bồ kết rì rào
        Để mẹ gội tóc đón chào đầu năm
        Nhớ em thơ, quanh bếp chăm
        Chờ bánh chín tới – Lảnh phần chung - riêng!

        Nhớ mâm cỗ đón tổ tiên
        Bàn thờ hoa, quả… sở nguyền, lộc dâng
        Nhớ lời mẹ dặn đầu năm
        Đừng quét nhà cửa, đừng làm phiền nhau…

        Lời ăn, tiếng nói, ngọt ngào
        Đừng để năm mới, lời vào tiếng ra
        Ngày Xuân đẹp khắp mọi nhà…
        Cội nguồn dân tộc đời ta giữ gìn!

        Em giờ xa, lạc cánh chim
        Mùa Xuân, ngày Tết… niềm riêng - phận người!
        Nhớ quê hương - Tim bồi hồi
        Mẹ ơi! nước mắt ngập đời! Sao quên (?!)

        Cao Nguyên phố, 18-01-2012
        Dzạ Lữ Kiều

        Comment

        • #79

          Tiếng Trống Mê Linh

          Tiếng Trống Mê Linh
          Trần thị Lai Hồng

          Kịch lịch sử bằng thơ, một màn ba cảnh

          Giải thưởng Viết về Hai Bà Trưng của Hội Phụ nữ Việt Úc AWA 2011
          Trình diễn lần đầu trong chương trình Hành trình Về Đất Mẹ qua Y phục Phụ nữ Art on Silk tại Orange County, California 6 tháng 8, 2011



          Hai Bà Trưng, tranh Võ Đình
          (tư liệu của Trần thị Lai Hồng)

          NHÂN VẬT
          - Trưng Trắc
          - Trưng Nhị
          - Thi Tướng quân (1)
          - Lão tướng Man Thiện (Mẹ Hai Bà Trưng)
          - Nữ Nguyên soái Lê Chân
          - 10 nữ tướng (tùy nghi)
          - Vài nam tướng (tùy nghi)
          - Nhiều nữ binh và nam binh
          - Tô Định và nhiều binh Đông Hán (tùy nghi sân khấu lớn nhỏ)
          (Về y phục, xem chú thích 2)

          VẬT DỤNG

          - Đại kỳ không có chữ Trưng
          - Đại kỳ có chữ Trưng
          - 5 cờ ngũ hành
          - 10 tiểu kỳ
          - Kiếm, thương, giáo, côn, mã tấu…
          - 1 trống lớn
          - 4 trống trung bình
          - 1 chiêng
          - 1 trống đồng
          - Khoảng 10 đuốc (loại đuốc muỗi, gắn lửa giả bằng lụa đỏ và vàng, gắn quạt nhỏ chạy batteries thổi ngọn lửa sống động, vì sân khấu không được phép dùng đuốc thật)
          - Nhiều cây để tạo cảnh rừng


          CẢNH MỘT


          (Bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống. Phía trong sân khấu dàn cảnh rừng, có các tướng và binh sĩ, dân quân, đứng lấp ló trong ánh đuốc. Đèn sân khấu không mở hết mà chỉ phân nửa phía trước. Spot lights rọi ngay giữa, chỗ 4 nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Tướng quân và Lão tướng Man Thiện.

          Bốn nhân vật này lần lượt tiến bước theo thứ tự, mỗi người tuốt kiếm kêu gọi một câu, xong bước lui nhưng vẫn trước các binh tướng phía sau.
          Hai Bà Trưng đứng hai bên Thi Tướng quân. Lão tướng Man Thiện đứng cạnh Trưng Nhị)

          Ba tiếng trống. Một tiếng chiêng !!! Thi Tướng quân:

          - Hỡi toàn dân Giao Chỉ !

          Một chiêng !!!! Toàn binh tướng đáp:

          - Dạ !

          Một trống ! Một chiêng ! Lão tướng Man Thiện:

          - Hỡi hỡi người Cửu Chân!

          Một chiêng !!! Toàn binh tướng đáp:

          - Dạ !

          Một trống! Một chiêng !!! Trưng Trắc:

          - Hỡi toàn dân Hợp Phố !

          Một chiêng !!! Binh tướng:
          - Dạ !

          Một trống !!! Một chiêng !!! Trưng Nhị:

          - Hỡi toàn dân Nhật Nam !

          Một chiêng !!! Binh tướng:

          - Dạ !

          Ba tiếng trống. Một chiêng !!! Thi Tướng quân:

          - Quê hương Văn Lang ta đắm chìm trong khốn khổ lầm than
          Dưới ách thống trị tham tàn ngoại bang Đông Hán
          Hỡi trăm dòng Bách Việt !
          Chung một giống Lạc Hồng
          Hãy vùng lên !
          Phất cao cờ khởi nghĩa !

          Một hồi trống…(Đèn sân khấu bật sáng hết. Tất cả binh tướng đứng dậy reo hò, phất cờ ngũ linh và tiểu kỳ, giơ cao vũ khí, rồi đồng loạt reo hò lập lại) Ba tiếng chiêng !!!

          - Phất cao cờ khởi nghĩa !

          Một tiếng chiêng !!!! Trưng Trắc: (Hướng về Thi Tướng quân)

          - Bố mấy Cái cùng chung chí hướng
          Nguyện một lòng dành lại non sông
          Tay trong tay
          Vai kề vai
          Dâng gươm báu khắc sâu lời ước thệ…
          (Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiến chĩa ra ngoài, một tay chống nạnh, đứng bên phải Thi Tướng quân)

          Một tiếng chiêng !!!! Trưng Nhị: (Hướng về Trưng Trắc)

          - Một dạ, cùng một chí
          Đem nghĩa khí Mê Linh phất cao cờ bất khuất
          Dòng Hồng Lạc quyết một mất một còn
          Nguyện dâng mình cho tổ quốc non sông…

          (Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiếm chĩa ra ngoài, một tay chống nạng, đứng bên trái Thi Tướng quân. Trong khi đó, binh tướng cùng tuốt kiếm vung cao gươm giáo, dõng dạc lập lại)

          Một tiếng chiêng !!!! Binh tướng:

          - Xin nguyện !

          (Binh tướng đứng thành hàng ngũ, tướng cầm cờ ngũ linh hoặc tiểu kỳ. Riêng Nữ tướng Lê Chân Đại Nguyên soái cầm cờ lệnh lớn làm hiệu ra lệnh diễn binh. Khi Nữ nguyên soái Lê Chân tiến lên, dộng cán cờ thật mạnh xuống sân khấu coi như thị uy, rồi mới phất cờ ra lệnh trình diễn trong khi Lão tướng Man Thiện đánh trống đồngChàng Thi đánh trống da trâu liên hồi. Hai Bà Trưng cùng diễn múa kiếm, chỉ cần một thế kiếm, xong đứng dựa lưng vào nhau, chĩa kiếm ra ngoài theo kiểu “chung lưng đấu cật”. Nữ Nguyên soái lại dộng cán cờ xuống sân khấu ra lệnh đánh kiếm từng cặp hay theo đội hình tùy nghi, đánh kiếm từng cặp hay toàn thể theo đội hình, lần lượt và đi vòng quanh Thi Tướng quân, Trưng Trắc, Trưng Nhị và Lão tướng Man Thiện. )

          CẢNH HAI

          (Nổi trống nhanh dồn dập và chơi ánh sáng chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh giao chiến. Quân Tàu Đông Hán do Tô Đinh dẫn đầu chạy ra, đánh nhau với quân ta. Tàu xí xô trong khi quân ta reo hò… Tô Định đuổi theo Thi Tướng quân. Quân Tàu bao vây, bắt Thi Tướng quân dưới một spot light, trong khi một spot light khác rọi cảnh Hai Bà Trưng đánh nhau với một đám quân Tàu khác. Tất cả hai spot lights và đèn tiếp tục chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh hỗn loạn trong khi quân Tàu kéo Thi Tướng quân đi. Spot light chiếu cảnh Bà Trưng rượt chém bay mão Tô Định và Tô Định ôm đầu bò lết chạy … Liên tục chớp tắt để vẫn diễn tả hỗn chiến, trong khi Hai Bà Trưng vào nhanh hậu trường thay nhanh khăn đội đầu để diễn cảnh 3 lên ngôi. Bà Trưng Trắc đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Thi Tướng quân. Trưng Nhị đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Mẹ là Lão tướng Man Thiện tử trận.)

          CẢNH BA

          (Đèn bật sáng, không chớp tắt nữa để diễn tả thắng trận. Binh tướng ta hàng ngũ chỉnh tề ngay ngắn. Nữ Nguyên Soái Lê Chân cầm cờ lớn có viết chữ Trưng đi ra, phất cờ trình diễn rồi dộng mạnh cán cờ để Hai Bà Trưng ra sau đó)

          Một hồi trống. Ba tiếng chiêng !!! Trưng Trắc: (Tiến ra phía giữa trước sân khấu, quỳ xuống nói)
          - Bố Thi ! Thi Tướng quân !

          Một tiếng chiêng !!!! (Đứng dậy, giang hai tay chỉ vào binh tướng hàng ngũ chỉnh tề)

          - Giao Chỉ, Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam !
          Muôn người như một
          Đem tâm huyết quyết quét sạch quân tham tàn Đông Hán
          Giang san Văn Lang nay thoát vòng u tối
          Một cõi Lạc Hồng ngời ngời tỏa rạng
          (Quỳ xuống, nhưng đứng dậy ngay)
          Mà chàng…. Mà chàng…. Bố ơi !!!!
          Bố vị quốc vong thân !!!!
          Lời ước nguyện không vẹn toàn duyên kiếp
          Gánh gươm đàn nay phận thiếp đơn côi !!!!!
          Nhưng âm dương đôi ngả dẫu tách rời
          Lòng thiếp, lòng Cái này nguyện trung kiên nối chí ….
          (Tuốt kiếm đưa cao)
          Trăm năm không lỗi hẹn
          Một thuở vẫn còn ghi….
          Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!!! (Tất cả tuốt gươm tung hô)
          - Trưng Nữ Vương ! Trưng Nữ Vương !!!!!
          Nguyền bảo vệ non sông Hồng Lạc !!!!!!!!!

          (Nổi ba hồi trống nghiêm trọng trong khi tất cả binh tướng đi vòng quanh Hai Bà Trưng đứng đâu lưng nhau. Cuối cùng dừng lại thành hàng ngang coi như cuối cùng, Hai Bà Trưng đứng trước, giữa, nữ nguyên soái Lê Chân ngay sau Hai Bà và đưa cao cờ lên)

          Một hồi trống. Chấm dứt bằng ba tiếng chiêng !!!!! (Cùng phất cờ reo vang)

          - Văn Lang muôn Năm !!!!!!!!!!!!!! Muôn Năm !!!!!!!!!

          (Cuối cùng, tắt đèn hết để tất cả đứng thành một hàng ngang, thật nhanh, kể cả Lão Tướng quân Man Thiện, Thi Tướng quân và Tô Định cùng binh lính, bật đèn sáng, để giàn chào khán thính giả)


          Tranh mộc bản dân gian Đông Hồ, chú thích bằng chữ Nôm.

          Bên phải, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Trưng Trắc, Trưng Nhị.
          Bên trái: tứ trái qua phải, trên xuống dưới: Trưng Vương trừ giặc Hán Tô Định.

          Đại kỳ viết chữ Trưng

          -----------------------------
          Chú thích:
          1/ Thi Tướng quân, phu quân của Bà Trưng Trắc, con trai của Lạc tướng Châu Diên, cùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lão tướng Man Thiện và nhiều lãnh đạo các quận huyện khác nổi dậy đánh đuổi Tô Định và quân Đông Hán.

          Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là cuốn sử đầu tiên của ta, viết bằng chữ Hán, từ thời nhà Lê, năm 1272 đến năm 1697 mới hoàn tất và khắc trên gỗ gọi là Nội Các Quan Bản. Tác giả gồm sử gia Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Thu Tiên, Phạm Công Trứ, Vũ Quỳnh, Lê Hy, dựa theo Việt diện U Linh Tập, Lĩnh Nam Trích Quái, và các sách sử Trung Quốc như Hậu Gán Thư, Thủy Kinh Chú. Phần viết về Hai Bà Trưng thuộc quyển 3, kỷ Trưng Vương.

          Bản dịch năm 1945 :“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên”.

          Đại Việt Sử ký Toàn Thư dựa vào “Chú thích bộ Hậu Hán Thư” của Thái tử Lý Hiền đời nhà Đường đã chú thích về Hai Bà Trưng của “Thủy Kinh Chú” rằng : “ trưng trắc giả mê linh huyện lạc tướng chi nữ dã giá vị châu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng”. (nghĩa là : Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Lưu ý cách viết chữ Hán ngày xưa không hề viết hoa tên người, địa danh... và không dùng chấm phẩy ngắt câu mà cứ viết liền.

          Tác giả “Thủy Kinh Chú” là Lịch Đạo Nguyên, vào thế kỷ thứ 6 đã du lịch sang Giao Chỉ đến thăm vùng Mê Linh thu thập tài liệu, khi về nước ông viết sách “Thủy Kinh Chú” nói về Hai Bà Trưng và chồng bà Trưng “…châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khởi tặc mã Vvện tương binh thảo trắc thi tẩu nhập cẩm khê…” (nghĩa là : Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi cưới [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ… Trắc là người can đảm, cùng Thi nổi dậy làm giặc, Mã Viện đem quân đánh, Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) Như vậy, khi gọi tên Trắc và tên Thi, thì cả hai đều là tên, không thể là họ. Bà Trưng tên Trắc và ông Thi tên Thi, không có họ. Ngày xưa không có sử sách rõ ràng, và ta chỉ dùng sách sử của Tàu.

          Còn “Hậu Hán Thư” thỉ chỉ nói hai chị em bà Trưng khởi nghĩa chiếm hơn 60 thành trì ở Lĩnh Nam mà không nói đến chồng Bà Trưng Trắc.

          Vậy đúng ra tên chồng bà Trưng Trắc là Thi chứ không phải là Thi Sách. “sách thê” có nghiã là cưới vợ (sách lập là lễ lập hoàng hậu). Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết rõ : “châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê” nghĩa là con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi cưới [sách] con gái lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ… Chỉ tại ông thái tử Lý Hiền chú thích Hậu Hán Thư viết : “trưng trắc giả mê linh huyện lạc tướng chi nữ dã giá vi châu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng” nghĩa là con gái lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng. Và các sử gia của ta nhầm theo đó gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách.

          2/ Thời đại Hai Bà Trưng là thế kỷ thứ nhất, toàn thế giới chưa phát minh ra chiếc quần. Đàn ông ở trần đóng khố hay mặc áo dài chùng ngắn hoặc dài tận đầu gối (như trong các phim La Mã). Đàn bà ở trần hoặc mặc yếm, váy ngắn hoặc dài. Chi tiết về y phục thời Hai Bà Trưng, xin đọc bài khảo luận Thời Trang và Lịch Sử của Trần thị LaiHồng trên website [url="http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongThoiTrangVaLichSu.htm"][I]404 Not Found

          Tranh Hai Bà Trưng của Võ Đình, phu quân Trần thị LaiHồng
          Tranh mộc bản Đông Hồ Hai Bà Trưng, tư liệu
          Sống trên đời

          Comment

          • #80

            Chúc Xuân ...?!



            Chúc Xuân

            Chúc Xuân, tay bắt mặt mừng
            Chớ nên miễn cưỡng, coi chừng có huông !

            TiCa
            1.17.12

            Đã chỉnh sửa bởi TiCa; 18-01-2012, 12:07 PM.

            Comment

            • #81

              Comment

              • #82

                CÂU ĐỐI TẾT






















                Comment

                • #83




                  Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
                  Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 19-01-2012, 01:45 AM.

                  Comment

                  • #84

                    Đa lộc, đa tài, đa phú quý
                    Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm

                    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 18-01-2012, 05:52 PM.

                    Comment

                    • #85

                      Lộc_Xuân...?




                      Lộc_Xuân...?


                      Rủ nhau đi hái lộc đầu năm
                      Thiên hạ hình như … có chút nhầm
                      Chữ lộc là chồi non mới lú
                      Can gì phước lộc – chữ đồng âm


                      TiCa

                      1.18.12


                      Comment

                      • #86

                        Chợ Tết Hà Nội xưa

                        Không biết vì hoàn cảnh hay vì quan niệm mà cứ nói đến Tết là phổ biến nhất vẫn là “ăn Tết”, rồi sau đó mới đến “chơi Tết”.

                        Nhưng cũng không hẳn là như vậy. Mấy tấm ảnh sinh hoạt nơi công cộng nhất là cái chợ của Hà Nội xưa, cũng cho thấy con người ngoài nhu cầu mua sắm đồ ăn, thức mặc cho ngày Tết cũng còn quan tâm đến những nhu cầu tinh thần, như một nhành hoa, một tấm tranh hay một đôi câu đối.

                        Ở Hà Nội xưa, chợ hoa lớn nhất và có truyền thống hơn cả là ở Chợ Đồng Xuân. Khu bán hoa trong chợ không đủ lan sang phía cổng chợ và theo Hàng Khoai tràn dần sang Cống Chéo Hàng Lược rồi kết với Hàng Mã bán đồ thờ cúng và Hàng Đường bán bánh mứt kẹo.

                        Lác đác có sạp bán tranh quê đưa từ Đông Hồ bên Kinh Bắc sang, hay tranh phố có của hàng cửa hiệu ở Hàng Trống. Còn các ông đồ thì trải chiếu ở phía cuối phố Hàng Bồ nơi có một thời còn bán “tranh Tàu” để (không gọi là “bán” mà là “cho” chữ). Vì không ai đi “mua” chữ, tuy có trả tiền nhưng vẫn nói là “xin chữ”...



                        Chợ Đồng Xuân và Hoa ngày Tết bán trước cổng chợ



                        Thuỷ tiên, cúc và quất xanh bán trong chợ



                        Chợ hoa đào trên phố Hàng Khoai



                        Tranh Đông Hồ bán trong nhà.

                        Comment

                        • #87

                          Xuân nạn !

                          .
                          .





                          Xuân nạn !


                          Nhởn nhơ,
                          đôi bướm...nhởn nhơ
                          Tung mình khoe sắc đón chờ xuân sang
                          Trời thanh,
                          đàn én...liệng ngang
                          Một con mất dạng - thiều quang rã rời...!

                          TiCa
                          1.18.12

                          .
                          .
                          Đã chỉnh sửa bởi TiCa; 20-01-2012, 11:43 AM.

                          Comment

                          • #88

                            Chúc Xuân...

                            .
                            .





                            Chúc Xuân...

                            Gửi Người Viễn xứ


                            Xuân đi rồi lại Xuân về
                            Thương người xa xứ - nhớ quê chạnh lòng
                            Cuối trời...khoảng lặng mênh mông
                            Ngóng trông theo mãi với dòng thời gian .

                            Xuân đi rồi lại Xuân sang
                            Nhớ ai biền biệt, ngỡ ngàng lòng đau
                            Mong người hồng thắm má đào...
                            Ước cho ai vẫn dạt dào tin yêu...

                            Cho dù xa cách bao nhiêu
                            Gửi theo làn gió
                            Chúc nhiều niềm vui
                            An khang - Hạnh phúc trong đời
                            Mong người viễn xứ sớm hồi cố hương.

                            Người đi lòng mãi vấn vương...
                            Xuân xa quê Mẹ, buồn thương bao điều
                            Chúc ai thắm mối duyên yêu
                            Xuân xa quê vẫn nhiều điều hân hoan.

                            Xuân đi rồi lại Xuân sang
                            Chúc
                            Phúc - Lộc - Thọ
                            mênh mang tiếng cười

                            Lời xa theo gió đến Người...
                            Quê hương vẫn nhớ
                            Tình vơi lại đầy.

                            ***




                            Xin Chúc tất cả ACE CLL - Tân Xuân Như Ý




                            Tú_Yên



                            https://tuyen10468.wordpress.com/
                            http://www.chutluulai.net/forums/showthread.php?t=15585
                            http://www.chutluulai.net/forums/showthread.php?t=15208

                            Comment

                            • #89

                              TẾT HOA

                              Tết hoa

                              Click image for larger version

Name:	Thiunvhoa.jpg
Views:	38
Size:	11.1 KB
ID:	260437Đã gần qua một mùa đông lạnh buốt. Trời đã có nắng vàng nhẹ, ấm. Mùa xuân sắp về, ngày tết sắp đến. Vậy mà những cây và hoa nhà tôi không có một dấu hiệu chuyển mình, hy vọng.
                              Tôi có một góc vườn nho nhỏ. Ở đó Hoàng H, nhà tôi vẫn thư giản bằng sự chăm bón một số cây mà nàng đã mua về.
                              Cây mai vàng, trồng trực tiếp dưới đất, từ một tháng nay, nàng đã cẩn thận bứt lá, để giúp nó ra hoa đúng dịp. Nhưng không được rồi! Đã 26 tháng chạp mà mai vẫn chỉ trơ những cọng và cọng. Cách đây hai hôm, anh tôi từ Huế đã gởi cho một chậu mai Huế. Mai đã có hoa nhưng đang còn trong vỏ bọc đen cứng, biết bao giờ mới nở.
                              Còn lại những cây khác, dàn lan đủ loại toàn lá, không có một nụ hoa. Hoa hồng thoái hóa không đương đầu nổi với khí hậu khắc nghiệt đã trơ cành. Mấy chậu bông trang chỉ trức chồi, hé nụ, sau khi nhà tôi cho để sát hàng rào, bên đường.
                              Chán quá, nhà tôi nói:
                              - Năm nay em sẽ không mua hoa nữa. Tiết kiệm, để tiền mua gạo!
                              Tôi nói:
                              - Do thời tiết quá lạnh, con người còn không chịu thấu, làm sao mấy cây hoa của em tươi tốt được.
                              Tuy nhiên có một điều lạ, hai chậu hoa trà mà nhà tôi mua: một cách đây 2 năm, một đã 4 năm, lại ra hoa nhiều.
                              Mấy năm qua, hai gốc trà này vẫn có hoa và chúng tôi chờ đợi, nhưng rồi thất vọng. Hoa không chịu nở, nhất là cây trà mi đỏ mua cách đây 4 năm. Lần nào cũng thế, hoa chỉ dừng lại ở nụ búp, he hé chút đỏ, chưa kịp hàm tiếu đã khô và rụng.
                              Một hôm, có đứa bạn của con trai tôi đến chơi, nó bảo:
                              - Nhà con cũng có một cây y như thế, sau đó ba con được một ông bạn bày là phải giúp để nó được nở.
                              Tôi hỏi:
                              - Giúp thế nào.
                              Đứa bạn trả lời:
                              - Khi hoa he hé màu đỏ để kịp hàm tiếu thì ta gỡ các đài hoa đi, lúc đó nó mới đủ sức nở.
                              Nghe lời, tôi thực hiện. Quả nhiên sau đó nụ trà mi đỏ từ từ nở, màu đỏ đậm tươi như một cánh hoa hồng. Quá đẹp. Tuy nhiên bỏ công gỡ đài cho hoa dễ nở, làm mãi tôi thấy mệt, vả lại cái được, cái bị hỏng nên tôi không thấy ham.
                              Nhà tôi nói:
                              - Hãy để tự nhiên hay hơn.
                              Thế rồi, Cách đây 2 năm, vào dịp tháng giêng, tôi đèo nhà tôi trên xe Honda ra chợ hoa, cây kiểng ở tuốt ngoài Thanh Khê, nhà tôi bắt gặp một chậu trà mi khác. Người bán nghĩ rằng không ai mua nên nhét vào trong một góc khuất sau các vòm cây khác. Khi kéo ra, chúng tôi thích quá, thấy có một nụ trà mi nở trắng rất dễ thương. Thế là chúng tôi hỏi giá và mua. Có lẽ vì thấy khó bán và có lẽ ít ai mua nên hôm đó nhà tôi mua với giá rất rẽ.
                              Tôi còn nhớ, trên đường chở về nhà, có một cậu thanh niên thấy được, phóng xe đến hỏi:
                              - Cô mua cây trà nầy ở đâu thế?
                              Nhà tôi trả lời và cậu thanh niên nói:
                              - Em thích lắm mà không có cơ hội.
                              Chúng tôi cười.
                              Vậy là chúng tôi có được hai cây trà mi: Một trắng và một đỏ. Cây trà mi chúng tôi mua về hoa nụ búp nhiều. Chúng tôi hy vọng hoa sẽ nở.
                              Nhưng rồi, chúng tôi lại thất vọng
                              Hai cây trà mi nhà tôi chăm bón với hy vọng hoa sẽ nở, nhưng khó quá. Nhà tôi nói:
                              - Khí hậu không thích hợp.
                              Thấy nhà tôi buồn, tôi đùa, chọc nàng:
                              - Xem kìa lại bị cây trà làm mất hồn. Anh nghĩ em là lão Hoa Si trong truyện Kim Cổ Kỳ Quan.
                              Nàng tò mò:
                              Hoa Si là nhân vật nào vậy? Mà em còn trẻ thế này, anh lại so sánh với ông lão?
                              Tôi phì cười:
                              - Ừ nhỉ, anh xin lỗi. Em đâu đáng gọi là bà lão. À mà này! Thì ra em chưa đọc tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan?
                              - Làm sao em được như anh!
                              - Thôi để anh kể tóm tắt, Có ông chủ vườn trồng hoa nổi tiếng. Vườn hoa của ông quanh năm đua sắc, nào hồng, thược dược, cúc, hải đường, trà mi, mẫu đơn, nguyệt quế, …Người đi ngoài xa, chưa tới vườn hoa đã nghe hương hoa thơm ngào ngạt.
                              Một điểm đặc biệt, ông không bán hoa, chỉ trồng để ngắm, khuây khõa. Người ta vẫn tự hỏi không biết ông sống bằng cách gì?
                              Một hôm, có một cậu công tử, con vị quan, vốn ác bá trong vùng, dẫn một đám du côn vào vườn hoa đòi xin cây bẽ cành. Lão Hoa si cương quyết không chịu khuất phục, chống cự. Thế rồi bọn mất dạy xúm vào đánh ông chủ vườn chết, phá nát vườn hoa của ông.
                              Nhà tôi buột miệng:
                              - Trời ơi! Đúng là quỷ. Thế rồi sao nữa anh?
                              - Các loài hoa bị phá nát, khu vườn nát như tương. Đêm nọ, một đoàn thiếu nữ xuất hiện trong vườn hoa. Mỗi cô mặc một màu áo. Cô nào cũng xinh đẹp. Giọng nói, tiếng cười thánh thót, rất mê đắm lòng người.
                              Một cô nói:
                              - Chúng ta phải trả thù!
                              Mọi người đồng thanh:
                              - Phải trả thù!
                              Ngày hôm sau, bỗng nhiên vườn hoa của lão Hoa si trở lại như xưa, hương hoa tõa thơm ngát.
                              Tiếng đồn vang xa, cậu công tử mất dạy lấy làm kỳ, cởi ngựa đến xem. Bước vào vườn hoa thì quả y như vậy. Đang ngạc nhiên, bỗng một đoàn con gái xinh đẹp ùa chạy đến bao vây cậu ta. Tưởng trúng số, cậu công tử mặt mày rạng rỡ, đưa tay ôm lấy một cô. Nào ngờ một bại phân người bay tới đập vào mặt cậu. Cậu hoa mắt. Chốc lát, mỗi cô mỗi cào cấu. Không bao lâu cậu ngất đi.
                              Ngày hôm sau, người ta khám phá xác cậu công tử trong vườn hoa tan nát. Cả thân hình cậu ta bị nhúng chìm trong thùng phân của lão Hoa Si.
                              Nhà tôi mĩm cười:
                              - Anh chỉ tài đặt truyện!
                              - Không bao giờ!
                              Năm nay, hai cây trà hoa búp vẫn nhiều, chúng tôi không quan tâm vì đã mấy mùa xuân có bao giờ tôi được thấy hoa trà tự thân nở rộ.
                              Nhưng một buổi sáng, nhà tôi reo lên mừng rỡ vì khám phá hoa trà đã bắt đầu nở và lại là gốc trà trắng. Hoa nở to, tròn, màu sắc trắng tinh, rất thuần khiết. Hiện nay gốc trà này đã nở được 5 hoa to, quá đẹp. Còn gốc trà đỏ đang hé nụ hàm tiếu, tôi nghĩ rằng, tết này sẽ nở rộ.

                              (hoa Trà trắng không có nhụy)

                              Tôi vẫn thắc mắc, trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung, khi Đoàn Dự lạc vào Mạn Đà Sơn Trang, lãnh địa của Phu nhân Đoàn Chính Thuần, mẹ của Vương Ngọc Yến thì đúng tên gọi là "hoa Trà", nhưng trong Kim Vân Kiều, cụ Nguyễn Du lại gọi là Trà mi: "Tiếc thay một đóa Trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về" để chỉ người đẹp đã bị vùi dập? Tôi không hiểu hoa Trà đây có phải là Trà mi?.
                              Giống hoa trà cây phát triển và lớn thành từng bụi, đẹp, như một vòm, thân cứng nhưng không quá to, lớn như thân cây mộc, lấy gỗ. Lá dẹp, hình bầu, nhọn, dày, màu xanh đậm. Cây ra nụ ở kẻ lá. Có kẻ lá phát triển ra hai hoa đâu lưng nhau, rất ngộ, như hiện nay tôi đang có.
                              Nói chung, nhìn hoa trà, tôi liên tưởng đến hoa mẫu đơn (bông trang) vì nó hơi giống nhau.
                              Một điều lạ mà tôi quan sát, thấy được, là hoa trà mi đỏ mọi năm, khi nở, tôi không thấy nhụy vàng., sao lần này trà mi đỏ lại có thêm nhụy vàng và trong một hoa không những một nhụy mà lại hai nhụy hoặc ba nữa, thật lạ. Trong lúc đó trà mi trắng lại nở to như cục bông gòn, trắng ngần, tinh khiết, và khi cánh hoa bắt đầu thoái hóa, ngã vàng, tôi thấy tuyệt nhiên không có nhụy.

                              (Trà mi đỏ có nhụy vàng- Lưu ý nhiều nhụy)

                              Như vậy, phải chăng hoa trà không nhụy, còn trà mi mới có nhụy.
                              Tôi quan sát, thấy hai cây đều giống nhau từ cành, lá, màu của thân, lá.
                              Tôi nghĩ rằng cây màu trắng đúng là hoa trà, như tromg hoa trà ở Mạn Đài Sơn Trang của Kim Dung trong truyện Thiên Long Bát Bộ. Còn cây có nhụy là trà mi, như trong câu của Nguyễn Du; “Tiếc thay một đóa trà mi…”
                              Dù sao gốc vườn của tôi đã có hoa trà nở. Phải chăng hoa trà đã cảm động trước lòng hoài vọng của nhà tôi về viễn ảnh hoa trà nở rộ.
                              Trà đã đáp ứng và tôi nghĩ rằng nhà tôi sẽ vui lắm.
                              Mặt khác bên cạnh còn có chậu Anh tú màu đỏ tươi mà buổi sáng thức dậy, ngồi uống trà, tôi phảng phất nghe mùi hoa hồng thoang thoảng. Lạ thật anh tú lại có hương hoa hồng.

                              (hoa Anh tú)

                              Còn nữa, hoa cẩm tú cầu nở tươi, màu màu xanh ngọc bích cao sang, quý phái làm mê đắm nhà tôi, nhưng khí hậu thành phố chúng tôi ở không thích hợp cho cẩm tú cầu. Quê hương của cẩm tú cầu là Đà Lạt rất xa và rất gần như kỉ niệm. do đó mà năm nào cũng vậy nhà tôi đều không quên được cẩm tú cầu, mặc dù nó sẽ tàn tạ sau một mùa hoa nở.
                              Bên cạnh đó có giống Đỗ Quyên màu đỏ và vàng nhưng không bền, khó chăm bón nâng niu. Vậy mà nhà tôi vẫn mê nó.


                              (hình trên: Cẩm tú cầu, Bông trang)
                              (Đỗ quyên)
                              Với tôi thì một số loài hoa rất dân dã, mộc mạc luôn là một ấn tượng khó phai lạt.
                              Ngày ấy, sau 25 tháng chạp âm lịch, tôi theo cha, lon ton đi ngắm cảnh chợ hoa những ngày trước tết. Khu chợ hoa vẫn là tại Công viên Phu Văn Lâu, người bán hoa cành như hoa mai hay hoa chậu đã tập trung từ múi cầu Trường Tiền, họ đứng sát vĩa hè, chạy dọc lên Thương Bạc. Đây là nơi người mua tha hồ chọn. Đủ loại hoa, hoa chậu như cúc, thược dược, hồng, hải đường, vạn thọ, mẫu đơn, …và nhất là mai cành. Rất nhiều, rất nhiều.
                              Thường vẫn như mọi năm, cha tôi mua vạn thọ, cúc đại đóa, thược dược, mỗi loại 4 chậu và một cành mai vàng.
                              Việc mua cành mai, đối với cha tôi, ông cho là quan trọng nhất vì ông phải chọn cành mai nào có thế, theo ông mai phải có các cành đều vươn lên và nhất là cành không bị đứt đoạn.
                              Các chậu hoa, cha tôi thường để sắp hàng trên lan can, quanh bồn cỏ trước sân nhà.
                              Và làm sao tôi quên được cây bông trang mà sự liên kết kỉ niệm trong tôi trở thành mộng mị. Tôi nhớ mẹ và tôi nhớ nàng, cuộc tình tội nghiệp mà nhiều lần tôi cầu nguyện, mong mẹ an ủi.
                              Ôi! nhớ cây bông trang, ngày cuối năm đi chạp mộ mẹ. Cây bông trang mà chị tôi đã trồng bên cạnh mộ mẹ ngày xa xưa ấy.
                              Tất cả bây giờ đã không còn.
                              Nhưng kỉ niệm thì mãi mãi …
                              Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 30-06-2019, 11:49 AM.

                              Comment

                              • #90

                                Chúc Xuân




                                Chúc Xuân


                                Tay bắt thời mặt phải mừng
                                Có giận xin đừng để bụng qua năm !

                                TiCa
                                1.20.12
                                Đã chỉnh sửa bởi TiCa; 20-01-2012, 05:13 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom