• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Sơn Tăng Xuống Núi - Trần Kiêm Đoàn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Sơn Tăng Xuống Núi - Trần Kiêm Đoàn



    Sơn Tăng Xuống Núi



    Gần nghìn năm trước, trăng và người gần nhau. Trăng mọc biển Đông, trăng lặn non Đoài. Khoa học kỹ thuật của nhân loại chưa đủ bản lĩnh để chen chân khuấy động vầng trăng trong đáy giếng tâm thức của con người. Sơn tăng Lý Khuê Báo ở trên núi Hàn Sơn Vọng Nguyệt xứ Triều Tiên, tịnh tu lạc đạo với trăng thanh và mây trắng suốt bảy mươi năm chưa hề xuống núi.

    Có một năm xứ Đại Hàn tuyết phủ suốt mùa Đông. Trăng không mọc, tuyết không tan sau thành lũy mây trắng chập chùng trên đỉnh núi. Vầng trăng nội chiếu trong lòng sơn tăng phai dần và sắp lặn. Sơn Tăng ôm bình xuống núi tìm một vầng trăng. Trăng soi đáy giếng – Tĩnh Trung Nguyệt – là vầng trăng thường hằng mọc và lặn trong lòng người nhận ra tâm mình cũng là trăng một thể; thật mà ảo như bóng trăng đáy giếng. Bất chấp mây che, tuyết phủ, vầng trăng nguyên thủy có bao giờ mọc hay lặn nơi đâu trong lòng nhân thế. Lên núi, trăng lại về như hoa đạo bừng nở trong cõi tĩnh lặng muôn đời. Sơn Tăng dùng nội nhiệt dâng trào như điện chớp tuôn trào ra đầu ngón tay để viết bài thơ trên tuyết. Nắng ấm lên. Tuyết tan. Nhưng bài thơ đã hằn sâu trên đá nay vẫn còn in dấu trên Hàn Sơn Vọng Nguyệt.


    Tĩnh trung nguyệt

    Sơn tăng bần nguyệt sắc
    Tịnh cấp nhất bình trung
    Đáo tự phương ứng giác
    Bình khuynh nguyệt diệc không


    I Gyu Bo (Lý Khuê Báo 1168-1241 )



    Ánh trăng dưới giếng

    Nhà sư xuống núi tìm trăng
    Múc trăng đáy nước cất trăng vào bình
    Về chùa một lúc chợt quên
    Bình nghiêng còn biết đâu tìm dấu trăng


    Quỳnh Chi phỏng dịch ( 24/9/2010)


    *****

    Kẻ hậu thế nghìn năm sau…

    Nhắn với sơn tăng

    Bụi trần in dấu sơn tăng,
    Cất công xuống núi tìm trăng là mình.
    Dấu trăng vẫn ở trong bình,
    Soi gương thì lại thấy mình trong gương.


    Trần Kiêm Đoàn (Trung Thu 2010)

    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-08-2011, 01:23 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Đọc 2 bài thơ trên

    Nhà sư Gyu Bo đạt Kiến Tánh ngược lại nhà thơ Trần Kiên Đoàn thì không !

    Ý trong bài thơ của sư Gyu Bo rất cao thâm, đắc chứng vững chãi trong thiền định..

    Đáo tự phương ứng giác - dở mà hay thật !
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom