• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Âm Dương Trong Dinh Dưỡng -

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Âm Dương Trong Dinh Dưỡng -



    Âm Dương Trong Dinh Dưỡng

    Phương pháp Tiết-Thực của bác sĩ Ohsawa hệ tại trị bịnh toàn khoa bằng cách ăn uống theo đúng luật quân bình Âm Dương. Như thế, ta thấy rằng: muôn bệnh tật đều do lạm dụng ăn uống.

    Theo nguyên tắc "ngừa bệnh hơn chữa bệnh" con người cần phải chú ý nhiều về vấn đề ăn & uống. Hễ ăn uống theo đúng quân bình "Âm & Dươ"ng thì vô bê.nh. Ăn quá nhiều đồ ăn Dương thì nóng nẩy, hoảng hốt, gầy còm, tuy cơ thể khỏe mạnh, hăng hái, có khi đến bạo tàn. Ăn quá nhiều đồ Âm, có thể hiền lành, nhu nhược, ươn lười và nặng nề. Ăn uống theo luật quân bình Âm Dương sẽ khỏe mạnh, trường sinh.

    Nhưng dựa trên căn bản nào để biết: đồ ăn đồ uống này Dương, đồ ăn đồ uống kia Âm ?

    Người xưa dựa trên mầu sắc, nhiệt độ hay mùi vị để phân biệt Âm với Dương. Ngày nay các BS Nhật Bản, tiêu biểu là BS Ohsawa, dựa trên 2 hóa chất Potassium (K) và Spdium (Na) để phân định Âm Dương. Vật nào nhiều Sodium là Dương, vật nào nhiều Potassium là Âm. BS đề ra một phương trình: K/Na = 5, để làm tỷ lệ cho quân bình Âm Dương. Tất cả những vật có tỷ số cao hơn 5 là Âm, có tỷ số dưới 5 là Dương. Ví dụ:

    --Gạo có K/Na = 4.5 là Dương.
    --Khoai tây có K/Na = 5.12 thì rất Âm.
    --Cam có K/Na = 5.7 cũng rất Âm.
    --Chuối có K/Na = 8.40 thì cực Âm.

    Như vậy tỷ lệ Âm Dương quân bình trong cơ thể & dinh dưỡng luôn luôn là:

    1 Dương & 5 Âm.

    Dưới đây là bảng sắp xếp các đồ ăn theo thứ tự từ Âm đến Dương:

    NHÓM 1 ÂM (-):

    1) Dairy Products: Camembert cheese, Gruyere cheese
    2) Đồ Ngọt: Mật ong
    3) Giải Khát: Nước giếng, nước khoáng chất, soda
    4) Hải Sản: Cá Chép, cá hương, cá lờn-bơn, hào, hến, lươn, mực, sò, vạng, tôm hùm
    5) Herbs: Cam thảo tươi, Dâu tằm (lá)
    6) Ngũ Cốc: Bo-bo, đại mạch, đậu xanh, kiều mạch, lõa mạch
    7) Rau/Củ: Bạc Hà, bắp ngô, cần, củ nưa, dền tía (rau), mã đề, su đỏ, su hào, su su, thiên môn (củ), tỏi
    8) Thịt: Cừu, Gà, thỏ
    9) Thức Ăn: Chả (heo chiên), chả giò, giò lụa
    10) Trái Cây: Khế, lựu, mãng cầu (na), Măng cụt, nhãn, ổi, vú sữa


    NHÓM 2 ÂM (- -):

    1) Dairy Products: Cheeses (các loại), sữa bò
    2) Đồ Ngọt: Đường mạch nha, đường phèn
    3) Giải Khát: Beer, nước đá lạnh, rượu đế
    4) Hải Sản: Ếch, nhái, ốc bưu
    5) Herbs:
    6) Ngũ Cốc: Đậu nành, đậu phụng, tiêu (pepper)
    7) Rau/Củ: Bầu, củ cải đỏ, (củ) khoai từ, đậu lăng-tị đậu petite-pois, mồng tơi, rau muống, rau dền xanh, rau sam, khoai mì
    8) Thịt: Bò, heo, mỡ (động vật), ngựa, thỏ rừng
    9) Thức Ăn: Dầu dừa
    10) Trái Cây: Bứa, chanh, chôm chôm, dưa tây, dưa hấu, đào, lê, mít, nho, phật thủ, trái vải, trái hồng nước, trái sapotier


    NHÓM 3 ÂM (- - -):

    1) Dairy Products: Butter, ice cream, magarine, yogurt
    2) Đồ Ngọt: Kẹo, chocolate, đường hóa học, mật mía, trà tầu
    3) Giải Khát: Cà phê, champagne, coca cola, nước ngọt, rượu chát, rượu tây
    4) Hải Sản:
    5) Herbs: Gừng
    6) Ngũ Cốc: Đậu la-ve, đậu ngự
    7) Rau/Củ: Atichoke, (bắp) hoa chuối, cà chua, cà ghém, cà tím, củ sắn (củ đậu), dưa chuột, đậu đũa, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai lang tía, măng tây, măng tre, me, mướp ngọt
    8) Thịt:
    9) Thức Ăn: Dấm chua, tầu vị yểu
    10) Trái Cây: Bưởi, cam, quít, chuối, dưa bở, dưa gang, dứa (thơm), đu đủ, hồng (giòn), măng cầu xiêm, sầu riêng, trái vả, trái vú sữa


    NHÓM 1 DƯƠNG (+):

    1) Dairy Products: Cheese Holland, Roquefort (cheese)
    2) Đồ Ngọt: Cookies
    3) Giải Khát: Sữa thảo mộc, trà bạc hà, trà lá sen, trà trinh nữ, trà lá sọ khỉ, trà tươi già, trà vú sữa
    4) Hải Sản: Cá hồi, cá mòi, cá trích, khô cá mực, tôm tép
    5) Herbs: Lá Bồ Công Anh, cam thảo sao, đồng tiện (nước tiểu), hà thủ ô, hoa hồng khô, lá điền thất, rễ dâu tằm
    6) Ngũ Cốc: Butter mè (vừng), cà phê gạo lứt, đậu bắp, đậu bạc, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, gạo trắng, hạt kê
    7) Rau/Củ: Bí đao, cải bắp, cải củ, cải radish, củ ấu, cúc tần ô, rau diếp đắng, rau diếp quăn, hành (củ), hẹ (củ & lá), củ hoàng tinh, hạt dẻ, hạt mít luộc, củ kiệu, mướp đắng, ngò (rau thơm), rau đắng, rau má, mít non (sống)
    8) Thịt: Bồ câu, chó, chim đa đa, gà tây, vịt
    9) Thức Ăn: Cải cay, chao, dầu cá thu, dầu egoma, dầu hướng quỳ, dầu đậu phụng, dầu mè, dầu olive, dưa cải, nước đậu huyết, nước mắm, thịt chà bông (ruốc), tương
    10) Trái Cây: Anh đào, trái gấc, trái lekima


    NHÓM 2 DƯƠNG (+ +):

    1) Dairy Products: Sữa dê
    2) Đồ Ngọt: Biscuit, mật nhân
    3) Giải Khát: Trà đầu lân, trà điền thất, trà ngải cứu, trà ngũ trảo, trà tam thất, trà từ bi
    4) Hải Sản:
    5) Herbs: Hà thủ ô chế, hắc mạch, hoàng liên, hoàng nàn, rễ bồ công anh, xuyên tâm liên
    6) Ngũ Cốc: Gạo đỏ, hạt bí rang, hạt sen, hạt súng, hạt mít rang
    7) Rau/Củ: Bí ngô/rợ, carrot, cresson, củ mài, củ sắn dây, củ sen, diếp quăn đắng, hoa dầu lân, củ nghệ
    8) Thịt: Mèo
    9) Thức Ăn: Cà nén, củ kiệu nén, dầu đậu nành, dầu dừa, hành nén, ô mai, trứng cá muối, trứng gà (có trống)
    10) Trái Cây: Táo ta, táo tầu, táo tây

    NHÓM 3 DƯƠNG (+ + +):

    1) Dairy Products:
    2) Đồ Ngọt:
    3) Giải Khát:
    4) Hải Sản:
    5) Herbs: Đầu lân chế, điền thất chế, hùng hoàng, mật nhân chế, quế nhục, sâm, thục đậu, tam thất chế, xuyên tâm liên chế
    6) Ngũ Cốc:
    7) Rau/Củ:
    8) Thịt: Chim trĩ
    9) Thức Ăn: Cà nén phi, muối biển
    10) Trái Cây

    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.
    Similar Threads
  • #2

    Giáo sư Georges Osawa


    Hình ảnh ngày 16 tháng 5 năm 1965, hai ông bà Osawa sang thăm Việt Nam

    Giáo sư Georges Osawa

    Việt Nam ngày xưa từng gọi là An Nam, nghĩa là “Phương nam yên lành”. Chính ở xứ sở An Nam này dân chúng đã sống hoàn toàn đúng theo đạo trời Nguyên lý vô song , nghĩa là Vivere Parvo . Ở tận miền xa xôi của đại lục châu Á từ mấy nghìn năm nay, người An Nam vẫn sống trong cảnh thuận hòa khoáng đạt dù nghèo nàn, đi bộ, ăn bận đơn sơ và bằng lòng với những gì thiên nhiên ban cấp. Phần đông trú ngụ trong những căn nhà tranh vách lá và nuôi thân theo nguyên tắc chỉ dùng những thứ tuyệt đối cần thiết cho sự sống: không khí, nước, gạo không xát trắng tinh tức là cách ăn số 7 trong phương pháp Thực dưỡng mà tôi đề xướng. Cách ăn như thế có thể phòng ngừa và chữa trị mọi chứng bệnh tâm thần lẫn thể chất dù là bệnh bị Tây y xem là “nan y, bất trị”.

    Quyển sách phổ thông nhất của tôi “Le Zen Macrobiotique” được dịch sang tiếng Việt cách đây hai năm , lần xuất bản đầu tiên và thứ hai đã bán hết, tổng cộng có khoảng mười nghìn người áp dụng. Lời diễn giảng của tôi về dịch lý cổ xưa được lan truyền nhanh chóng, thật là một kỷ lục trong việc bán sách của tôi ở nước ngoài! Gần Huế có một làng quê độ 500 người đồng loạt thực hành phương pháp thực dưỡng sau khi chứng kiến hơn 10 trường hợp lành bệnh một cách “thần kỳ”!

    Việt Nam là xứ sở “Vivere Parvo” từ mấy nghìn năm nay. Chính xứ sở đó là quê hương của phương pháp thực dưỡng! Người Việt Nam hiền dịu, mảnh mai, nhẹ nhàng, mềm mại, nhất là phụ nữ. Các bà các cô trông đơn sơ, yêu kiều, tươi tắn, đầy nữ tính, giỏi nấu ăn, siêng năng hơn phụ nữ của bất cứ nước nào trên thế giới, lại dẻo dai bền sức, có thể sinh đẻ và nuôi dưỡng nhiều con. Họ không ăn tợn uống nhiều. Tôi không gặp một phụ nữ nào to béo như thùng bia dù ở Huế hay Sài Gòn, thành thị hay thôn quê. Thật ngượng ngùng và khó chịu khi thấy một người đàn bà đi đứng khó khăn do sức nặng của cholesterol, chất đạm, chất mỡ tích tụ qua nhiều năm ăn thịt. Thực phẩm gốc động vật chỉ làm khoái khẩu chứ không cần thiết cho dân chúng ở xứ biết nghề nông. Không ai to tiếng. Họ nói nhỏ nhẹ gần như thì thầm, đi đứng không gây ồn ào dù mang guốc gỗ…

    Người Việt Nam rất ư là lễ phép , thông thường hay vòng tay đáp lễ và thường cuối đầu tránh nhìn thẳng trực tiếp ánh mắt vào người đối diện mỗi khi nói chuyện ... Hình ảnh này làm tôi thấy cảm giác thân thiết với nền văn hoá của nước tôi ( Nhật )

    … Việt Nam đang lâm cảnh chiến tranh! Chẳng lẽ người ta tin rằng có thể dùng bạo lực bình định một xứ sở? Chẳng lẽ công lý là bạo lực? Tôi thì tin ngược lại…

    … Tôi thích làm người bé nhỏ, yếu ớt, nghèo nàn, vô danh sống theo trật tự vũ trụ hơn là người vĩ đại quyền uy nhưng vi phạm đạo sống và luật thiên nhiên. Mọi đế chế lẫy lừng được tạo lập bằng bạo lực đều biến mất và không có ngoại lệ. Mọi sắc đẹp đều tàn phai. Mọi danh tiếng đều hư rỗng và mờ tan.

    Có khởi đầu thì có kết thúc. Có bề mặt thì có bề trái. Càng khó càng vui. Các bạn đã học, hiểu và hành Nguyên lý vô song trong đời sống hàng ngày, vui vẻ chấp nhận mọi khó khăn và bạo lực thì cứ việc tiến bước thong dong trên con đường dù đơn độc của mình. Chỉ cần thấy ngắm nhìn một cách toàn diện những hỗn loạn điêu tàn, bạn sẽ thấy trật tự vũ trụ phô diễn trong từng khoảnh khắc.


    Trích bài viết của giáo sư Georges Osawa nhân sau chuyến viếng thăm Việt Nam vào ngày 16 tháng 5 năm 1965 tại Huế .

    Giáo sư Georges Osawa, tên Nhật là Sakurazawa Nyoichi, tên thuở bé là Yukikazu, sinh ngày 18 tháng 10 năm 1883 tại Kyoto, cố đô nước Nhật, giữa thời rộn rịp của trào lưu Tây hóa và cảnh mờ phai của những giá trị cổ truyền mà gia đình ông là một điển hình tiên tiến. Lúc ông lên 5 tuổi, cha bỏ nhà đi xa để mặc bà vợ trẻ một mình nuôi các con thơ dại. Mẹ ông làm nữ tá viên điều dưỡng rất sùng bái y học phương Tây, nhưng lại phải giã biệt cõi đời khi tuổi mới 30 vì bệnh ho lao mà Tây y không phương cứu chữa. Sau đó, em trai ông cũng qua đời vì bệnh lao. Năm 1908 đến lượt ông phát bệnh trầm trọng : Lủng phổi và ung loét dạ dày. Nhờ áp dụng y học cổ truyền và bí quyết dưỡng sinh do mấy vị Thiền sư bày dạy lúc giáo sư tá túc tại một ngôi chùa , kết hợp với phương pháp tiết thực của bác sĩ Sagen Ishizuka, ông tự chữa lành mọi bệnh vào năm 19 tuổi. Từ đó ông lưu tâm nghiên cứu y học và triết học phương Đông.

    Năm 1925, ông Osawa lên Tokyo và bắt đầu thực hiện hoài bão của mình. Ông gia nhập Hội Thực Dưỡng của bác sĩ Sagen Ishizuka và được cử làm cố vấn, sau đó lại được cử làm Chủ nhiệm vào năm 34 tuổi và tổ chức trại hè Thực Dưỡng đầu tiên ở Hokkaido. Trong thời gian này, ông viết nhiều bài báo và 5 tập sách nói về phương pháp Tân Thực Dưỡng dựa vào Dịch lý Âm Dương.

    Năm 1929, ông Osawa theo ngả đường sắt xuyên Sibêri sang Paris. Tại Pháp, ông sống rất gian khổ để theo học Tây y, sinh lý học, sinh vật học tại trường Đại học Sorbonne và Viện Pasteur, đồng thời truyền bá phương pháp THỰC DƯỠNG MACROBIOTIQUE cho người châu Âu. Ông đã viết một số sách bằng tiếng Pháp và được nhiều nhà xuất bản ở Paris in ấn, đặc biệt ba cuốn : Le Principe Unique de la Science et de la Philosophie d’Extrème – Orient (Vô Song Nguyên Lý của Khoa học và Triết học Cực Đông), Le Livre des Fleurs (Hoa Đạo) và L’Acupuncture et La Médecine Orientale (Bí thuật Châm cứu và Y học phương Đông) gây được sự chú ý của nhiều người trong giới Tây y và học giả.

    Năm 1935, Georges Osawa trở về nước, chủ trương chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. Năm 1937, ông viết cuốn Tân Thực Dưỡng Liệu Pháp (Phương pháp Tân Dưỡng Sinh) bán ra hàng triệu bản. Năm 1940, ông sáng lập Viện Vô Song Nguyên Lý tại Ohtsu (Kyoto) giảng dạy cách sống theo Dịch Lý Âm Dương. Ông còn viết sách đả kích chủ nghĩa quân phiệt cùng những lời tiên đoán sự thất bại thảm hại của chủ nghĩa này, thí dụ hai cuốn "Thế giới Khang Kiện Chiến Tuyến" và "Làm cho người phương Tây" trở thành kẻ thù tiên đoán của các nhà lãnh đạo Nhật Bản cực đoan sẽ làm đất nước bại vong rồi trở nên rối loạn và họ sẽ bị tử hình. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra giải pháp xử sự là trở lại đường lối ôn hòa mềm dẻo vốn có của người Á Đông trong cuốn "Nhu Đạo" (xuất bản năm 1942).

    Cũng nên biết giáo sư Osawa là một võ sư Nhu Đạo thượng thừa và là bạn vong niên của Tổ sư Hiệp Khí Đạo Ueshiba. Ông có nhiều đệ tử là cao thủ võ lâm như Nakazono (6 đẳng Hiệp Khí Đạo, 6 đẳng Nhu Đạo); Mochizuki (8 đẳng Hiệp Khí Đạo, 6 đẳng Nhu Đạo). Oki (võ sư Nhu Thuật và Ninjitsu), Yasushi (võ sư Cung Đạo). v.v… Ông cho rằng võ thuật cũng là một cách dưỡng sinh; do đó, phần lớn các Trung tâm Thực Dưỡng trên thế giới đều có dạy những môn võ cổ truyền phương Đông.


    Không những khuyến cáo các nhà lãnh đạo trong nước, giáo sư Osawa còn dựa vào Dịch lý Âm Dương để nhận định tình hình thế giới; ví dụ trong tác phẩm Người chiến thắng cuối cùng và vĩnh viễn, ông tiên đoán người Anh rời bỏ Ấn Độ và thánh Gandhi sẽ bị ám sát. Chính vì hoạt động phản chiến, Giáo sư Osawa đã bị chính quyền Nhật bắt giam nhiều lần, các tác phẩm bị tịch thu và ngày 25 tháng giêng 1945 ông bị giam cầm dưới hầm sâu lạnh 20 độ âm, bị hành hạ gần chết; nhờ sự vận động của các đệ tử, ông được thả ra vào tháng 6. Nhưng đến tháng 7, ông lại bị bắt và kết án tử hình. Tháng 9, ông được thả tự do khi Hoa Kỳ thắng trận vừa đúng lúc sắp bị đem ra xử bắn. Vừa ra khỏi tù, giáo sư Osawa cho xuất bản cuốn Tại sao Nhật Bản bại trận? giúp cho những nhà lãnh đạo mới một phương hướng ngoại giao thích hợp, đồng thời thành lập nhóm “Chẩn Sinh Hoạt” ở Tokyo để góp sức với các tổ chức y tế - xã hội tái tạo đất nước. Năm 1950, ông sáng lập Viện Nghiên cứu Thực Dưỡng Ignoramus House, tiền thân của Hội Y học Thực Dưỡng hiện nay ở Nhật.

    Năm 1945, giáo sư Osawa cùng vợ là bà Lima rời quê hương đem phương pháp Thực Dưỡng truyền bá ra thế giới. Đầu tiên, hai ông bà đến Ấn Độ, sau đó sang châu Phi tìm gặp bác sĩ Albert Schweizer khuyên áp dụng y học Thực Dưỡng chữa bệnh ung sang nhiệt đới cho người da đen, chính ông đã đem thân thí nghiệm bằng cách để mình mắc bệnh rồi tự chữa lành trong 10 ngày với thức ăn thiên nhiên. Nhưng bác sĩ Schweitzer từ chối, nên hai ông bà rời châu Phi đi Pháp.

    Từ đó, ông bà Osawa đi khắp châu Âu, mở ra những trung tâm phổ biến Thực Dưỡng và các hợp tác xã sản xuất thực phẩm thiên nhiên ở nhiều nước như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Anh, Hòa Lan, v.v… Đến năm 1959, giáo sư Osawa sang thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên. Ông đi diễn thuyết và tổ chức trại nghiên cứu ở nhiều nơi trên đất Mỹ, thu hút được hàng chục người theo phương pháp Thực Dưỡng Macrobiotics. Trong thời gian này, ông viết hơn chục cuốn sách như La Philosophie de la Medecine d’Extrème-Orient (Y triết phương Đông), Zen Macrobiotic (Phương pháp Thực Dưỡng), L’Ere Atomique (Thời đại nguyên tử), The Book of Judgement (Trí phán đoán luận), v.v… và xuất bản nhiều tờ báo như Yin Yang (Âm Dương) ở Pháp, Macrobiotic News (Tin Tức Thực Dưỡng) ở Mỹ. Đặc biệt năm 1963, trên báo New York Herald Tribune ra ngày 18 tháng 8 có đăng lời ông tiên đoán Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas.
    Ngoài y học, giáo sư Osawa còn áp dụng Dịch lý Âm Dương vào khoa học kỹ thuật như biến đổi Socium ra Potassium, chế vàng, chế xăng dầu không đông dưới 0o C, tạo mẫu máy bay cá nhân

    Ngày 16 tháng 5 năm 1965, hai ông bà Osawa sang thăm Việt Nam “lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng”. Sau đó, giáo sư Osawa đã viết nhiều bài đăng trên các báo ở Pháp, Mỹ, Nhật kêu gọi thế giới giúp dân tộc Việt Nam vãn hồi hòa bình.

    Ngày 24 tháng 4 năm 1966, lúc 5 giờ chiều, trong lúc đang chuẩn bị tổ chức Đại hội hòa bình thế giới ở Hiroshima, giáo sư Osawa đột ngột qua đời. Để tưởng niệm một công dân ưu tú và là một vĩ nhân thế giới, chính phủ Nhật đã đưa hình ảnh của giáo sư lên màn ảnh truyền hình cho dân chúng xem. Tác phẩm cuối cùng của ông là "Giáo dục ý chí".


    Theo Wikipedia
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom