• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nỗi buồn cũng tốt cho công việc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nỗi buồn cũng tốt cho công việc

    Nỗi buồn cũng tốt cho công việc

    Theo nghiên cứu của ĐH New York, sự đau buồn giúp tăng mức độ tập trung và tránh phạm lỗi lầm trong công việc.

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Nỗi u sầu và buồn khổ được cho là có thể giúp cho con người ta tăng khả năng đối phó với những thách thức của cuộc sống, sự kiên cường bền bỉ và giúp con người đạt đến những thành công to lớn.

    Các nhà nghiên cứu chỉ ra, xã hội hiện đại đặt hạnh phúc cá nhân lên trên tất cả nên người ta thường ít chấp nhận việc chìm đắm trong tuyệt vọng mỗi khi bị mất việc, đổ vỡ quan hệ hoặc mất người thân. Người ta ước tính cứ 4 người thì có 1 người bị mắc chứng trầm cảm trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, và 5% dân số thế giới hiện đang mắc chứng bệnh tinh thần này.

    Ngày càng có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần lo ngại xu hướng dùng thuốc chống trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của con người. Vì theo họ, về lâu về dài chứng bệnh trầm cảm có lợi cho nòi giống.

    Theo nhà tâm lý học, giáo sư Jerome Wakefield của ĐH New York, xét trên quan điểm sinh học, một đặc điểm tâm lý gắn bó với loài người lâu như thế là nó có lợi về một mặt nào đó. "Nếu không thì chúng ta đã chẳng phải mang theo nó làm gì. Chúng ta đang mang một trong những bộ phận cấu thành nên chính chúng ta về mặt sinh học", giáo sư Wakefield nói.

    Ông tin rằng nỗi đau buồn giúp cho con người rút được ra những bài học từ chính sai lầm của mình. “Tôi nghĩ một trong những chức năng của các cảm xúc tiêu cực là để làm chúng ta dừng việc sinh hoạt bình thường và tập trung vào một việc gì đó khác trong một thời gian”, giáo sư Wakefield nói.

    Một bài báo khẳng định, nỗi buồn cũng có thể đóng vai trò tác nhân cản trở về mặt tâm lý ngăn chúng ta phạm phải lỗi lầm. Nguy cơ lâm vào sự đau khổ có thể sẽ ngăn chúng ta khỏi sự bốc đồng hay phóng túng, đặc biệt là trong các mối quan hệ hay với những điều khác mà chúng ta trân trọng.

    Tiến sĩ Paul Keedwell, nhà tâm lý học ở ĐH Cardiff nhận định, thậm chí nỗi trầm cảm được cho bộc phát cũng có thể giúp chúng ta tránh được nguy cơ căng thẳng tâm lý lâu dài. Ông nói rằng nếu như không dành thời gian suy ngẫm và nhấm nháp nỗi buồn, “người ta có thể lâm vào trong trạng thái stress kinh niên cho đến khi kiệt sức hoặc chết”.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    mèn .., thế không biết mí cái bùn vu vơ ...vớ vẩn là lợi hay hại á ?
    my page

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi diên vỹ View Post
      mèn .., thế không biết mí cái bùn vu vơ ...vớ vẩn là lợi hay hại á ?
      Theo như thế này thì mấy cái vu vơ có lẽ là lợi nhiều hơn hại đó
      Đôi khi "bùn vu vơ" cũng là một sự "xả xì tréc" đó DV ạ !
      Sống trên đời

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi diên vỹ View Post
        mèn .., thế không biết mí cái bùn vu vơ ...vớ vẩn là lợi hay hại á ?
        Trong khi chờ đợi các chuyên gia nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi của Diên Vỹ thì theo sự "nghiêng cú" sơ bộ của Hiền những cái buồn vu vơ này rất ư là có lợi.

        Bởi vì nếu người ta buồn vu vơ thì đâu còn thì giờ để buồn sâu đậm, buồn trầm trọng và đo đó cũng hỏng có thì giờ để stress. Chưa kể là với những người có khả năng văn chương thì mấy cái buồn vu vơ này tạo rất nhiều cảm hứng cho những áng thơ văn ra đời...
        Tôi yêu tiếng nước tôi

        Audio Truyện Kiều

        Comment

        • #5

          Haha! Cái này phải công nhận là đúng...Đọc xong LT mới nhìn lại và thấy những lúc buồn nhất chính là lúc tập trung cao độ nhất vào công việc và ít phạm sai lầm. Hình như lúc đó LT có cảm giác muốn "gỡ lại" cái gì đó, và chứng minh cái gì đó...

          Nhưng còn buồn vu vơ thì chắc không có lợi quá, vì đâu có lý do gì để buồn. Cho nên đâu có lý do gì để thúc đẩy sự tập trung. Coi chừng còn xao lãng công việc!
          sigpic
          Nhất tiêu, nhất kiếm tẩu giang hồ
          Cầm, kỳ, thi, họa hóa hư vô

          Comment

          • #6

            D nhớ có một câu nói rất hay là :" LÀM VIỆC GIÚP LAU KHÔ GIỌT LỆ"...chắc buồn và công việc có quan hệ khắng khít với nhau!hehe!
            (¯`v´¯)
            .`•.¸.•´Chiều anh đi giật mình chiếc lá
            ¸.•´¸.•´¨) ¸.•*¨)Liệng lên không hóa mảnh trăng buồn!
            (¸.•´ (¸.•´ .•´¸¸.•¨¯`•.•..•¨*.:...♥...♥.......phuong...kydoan h.~~~*

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom