• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Quang Dũng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Quang Dũng

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
    Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

    Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại trường Thăng Long, Hà Nội . Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng hoạt động văn nghệ ở liên khu III, làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947).

    Sau năm 1954, ông sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc, từ trần ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài đau bệnh.

    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)...

    Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...


    MÂY ĐẦU Ô

    Mây ở đầu ô
    Mây lang thang
    Ôi ! chật làm sao
    Góc phố phường

    Hẹn những chân trời xa lạ
    Qua một ngọn cột đèn
    Chiều tối lại bừng con mắt đỏ

    Cành bàng mái cũ khẳng khiu
    Vườn đẹp khi mùa rụng lá
    Cành bàng lại nở tàn xanh
    Mùa hạ về theo chim sẻ
    Nhưng ta có gì

    Tự thấy những ngày không tẻ
    Mây trắng lang thang
    Gió đuổi bời bời phố chat
    Những người lớp hai mươi tuổi
    Ca nước đập vỡ bình toong

    Khăn mặt thấm mồ hôi
    Bụi đỏ
    Bụi vàng
    Trung du bóng cọ

    Nắng cháy màu da họ
    Là nắng triền cao
    Tay sém ngắn mặt trời
    Là trời công trường xa tít tắp
    Áo ngực xanh yếm biển

    Bay bay dải mũ hải quân
    Những gã hai mươi mùa xuân
    Từ đâu thổi vào thành phố?...

    Mây mùa thu
    Lọt qua trời hẹp ngõ
    Lướt nhanh qua mái ngói ba từng
    Tiếng dương cầm…..

    Ta theo tiếng nhạc
    Bay khỏi mái nhà
    Ta mê xanh thẳm
    Như cánh chim trời

    Thấy
    Mình còn sức trẻ
    Ôi ! những bạn tôi
    Vào lớp tuổi năm mươi
    Mây ở đầu ô

    Trời xanh lộng thế……

    Quang Dũng
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 01:51 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #16

    Ba tâm trạng trong bài thơ Suối Tóc

    .





    Ba tâm trạng trong bài thơ Suối Tóc

    Quang Dũng là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... mà nhiều bạn đọc đã biết đến. Với "Suối tóc", ta lại gặp một Quang Dũng tài hoa, huyền thoại hơn thế nữa:

    Thuở ấy em ngồi trên cửa gác

    Tóc buông hong với gió đầu thu

    Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa

    Ghi vội vàng em mấy nét thu.


    Em mải mê gì dưới nắng êm

    Tóc như suối mực chảy êm đềm...


    Hương nhẹ như là hương hoa cau

    Tóc em buông suối chảy về đâu

    Thiên thai em mở bừng trong gác

    Đựng hết trời xanh chứa hết màu...


    Giờ hết em đi mùa cũng hết

    Những thời hong tóc hiếm làm sao

    Rộn ràng nắng mới tìm hương cũ

    Ngơ ngẩn chiều đi trước gác cao.


    Em hãy về đây ngắm lại tranh

    Sắc màu còn giữ bóng ngày xanh

    Và đây suối tóc qua song cửa

    Vẫn chảy êm đềm dưới nắng hanh...

    Hà Khẩu 1954


    Quang Dũng-Người đại đội trưởng trong "Tây tiến đoàn binh không mọc tóc"-đã có một thời đầy những kỹ niệm, nhớ nhung về một người con gái, về mái tóc óng mượt của nàng. Người con gái ấy ngồi hong tóc "trên cửa gác" dưới nắng mùa thu. Một hình ảnh thật nên thơ lại được một tâm hồn thơ rất nhạy cảm là Quang Dũng bắt gặp thì chưa dùng đến câu chữ đã thơ rồi!

    Tác giả như sống giữa cõi tiên lãng mạn, tưởng nếu như động mạnh sẽ tan ngay nên mới "nhẹ nhàng anh đến" để mà ghi vội vàng hình ảnh của em dù chỉ "mấy nét thơ" thôi.
    Cái hay và kỳ diệu của bài thơ là hình ảnh "Suối tóc" được nhà thơ dùng với các trạng thái khác nhau của người nhung nhớ. Đã có nhiều nhà thơ viết về mái tóc người con gái Việt Nam: "Sau xe làn tóc em phơi phới" (Xuân Diệu), "Mái tóc em là mây hay là suối" (Tố Hữu), nhưng ở Quang Dũng, ông viết về mái tóc không phải chỉ để một chiều ca ngợi. Ba lần trong bài thơ ông nhắc đến "suối tóc" là ba lần tâm trạng khác nhau.
    Ở lần thứ nhất:

    "Em mải mê gì dưới nắng êm

    Tóc như suối mực chảy êm đềm..."

    Sự gần gũi và say mê. Mái tóc ở gần lắm, trong tầm vòng tay có thể âu yếm, vuốt ve, nhận thấy được cái mượt mà, êm đềm của tóc, thấy tóc như suối mực chảy. Dù có thể nhìn và chiêm ngưỡng thôi, mái tóc như đã thuộc về chàng trai rồi.
    Ở lần thứ hai:

    "Hương nhẹ như là hương hoa cau

    Tóc em buông suối chảy về đâu".

    Đến đây thì đã có sự lung lay, nghi ngờ mái tóc không còn là của mình nữa. Một cái gì đó mong manh lắm. Mái tóc dài buông suối, hương tóc thơm dịu như hương cau, nhưng nào giữ được. Một nỗi buồn man mác đến với chàng trai, rồi mai sau, mái tóc sẽ thuộc về ai? Ai được vuốt ve, âu yếm lên mái tóc thiên thần của em?
    Ở lần thứ ba:

    "Và đây suối tóc qua khung cửa

    Vẫn chảy êm đềm dưới nắng hanh".

    Không còn nghi ngờ gì nữa, em đã đi, đã vắng cả thời hong tóc. Mùa cũng hết. Em đã đi. Suối tóc đã xa song cửa để chỉ còn là hoài niệm, giữ trong ký ức chàng trai. Anh ngơ ngẩn tìm lại chốn cũ, nhớ người hong tóc xưa. Kỷ niệm còn đây mà em đã vắng xa rồi...

    Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn sâu lắng. Nỗi buồn của kỷ niệm một thời trai trẻ đã dễ mấy ai quên được. Bài thơ giàu hình ảnh, thanh thoát, như một bức tranh đẹp. Điều đó cũng dễ hiểu bởi Quang Dũng rất yêu hội họa, đã vẽ tranh. Ông là nhà thơ-họa sĩ./.


    Link
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 08-11-2011, 12:32 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #17

      BỐ HẠ


      Quang Dũng



      Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
      Tháng chạp mùa cam lửa đốm vườn
      Bãi sỏi quanh co dòng nước chậm
      Cheo leo cầu tạm vắt sông Thương


      Xe ngựa bình yên leo dốc đỏ
      Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
      Đỉnh đồi quán sậy dựng phên lau
      Ngựa dừng rủ bụi than tàu hỏa
      Đường ấp chia tay khách hỏi chào


      Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
      Ruộng bậc thang còn trơ gốc rạ
      Rừng núi mờ xa khói trẻ trâu
      Tơi nón trung du em về đâu


      Nhớ ai trên đường đi Bố Hạ...
      Rừng xa Yên Thế hùm thiêng nằm
      Đồn cũ Phồn Xương rét cuối năm
      Râu tóc tướng quân cờ nghĩa ruổi
      Ngựa chiến băng đường dấu còn mới


      Nép bóng vườn cam đường Bố Hạ
      Mả Tây, tri huyện lập công làm
      Bia ký quân thù trận Nhã Nam



      "ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN
      HÃY TỰ HỎI BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC"

      Comment

      • #18

        Cha tôi ( Nhà thơ Quang Dũng)

        Cha tôi ( Nhà thơ Quang Dũng)

        Bùi Phương Thảo




        Tranh Quang Dũng

        Thu! Với những lá vàng lác đác rải thảm trên cỏ xanh ven hồ.
        Thu! Với chớm heo mưay mưan mác gợi kí ức. Và đấy thôi, mưa lê thê, mưa ngày này qua ngày khác, có những lúc cảm thấy mư­a không thể dừng.

        Có một đêm mưa thu đã trở thành kỉ niệm không quên với tôi. Cái đêm cũng chợt mưa chợt tạnh, cái đêm mà tôi vĩnh viễn mất đi một tình yêu, một con người thân thuộc quá đỗi với mình: cha tôi. Dẫu là sự thực mà khó dễ tin ngay. Cha nằm đấy, mái tóc bồng bềnh trắng nh­ một dải mây vắt ngang đỉnh Ba Vì. Đôi mắt khép nhẹ không che dấu nổi nỗi đam mê hoang daị của những ngày trai trẻ rong ruổi trên thân ngựa. Thân hình vạm vỡ là thế, giờ quá bé nhỏ trong khuôn áo liệm lạnh một màu tang tóc. Tôi chỉ còn đoán được những lời cha dặn dò qua hai giọt nước mắt yếu ớt lăn trên gò má, vì đã hai năm rồi, cha bập bẹ mãi mà có thành câu nào?

        “ Con hãy cố gắng trở thành một con người. Còn được sống là điều hạnh phúc nhất. Hãy vượt qua tất cả bằng nghị lực của mình.”

        Kí ức không lặng lẽ gặm nhấm mà ồn ào phẫn nộ tấn công tôi từng giờ, từng ngày, từng trang sách, từng đoạn phố…chúng xô đẩy khiến có lúc tôi tưởng sẽ quỵ ngã vì không chống đỡ nổi.
        Mới ngày nào, khi còn là cô bé bẩy tuổi, đi công tác hay đi nghỉ bố thường cho tôi bám theo. Không đi được thì bao giờ về, trong túi áo của bố cũng có một vài cái bánh, một vài cái kẹo phần bố không ăn mà dành cho con gái út.

        Nhà ở gác ba, mùa lạnh thì quá mát, mùa nóng thì quá ấm, bố có những sáng kiến thật hay: “ Nào cả nhà ra đây- cứ như­ bố đang chỉ huy trận đánh- thằng Thuận nằm chéo trong cùng, đến cái Hạ, cái Thảo, tôi và mợ nó nằm ở ngoài rìa.” Quen với vô số bất ngờ của bố, chúng tôi răm rắp thi hành. Mợ tôi thì ầm ừ:” Ông định giở trò gì đấy?” nhưng cũng nghe theo và chúng tôi hé mắt theo dõi. Bố lấy cái ghế đẩu cao đặt ở góc nhà phía cửa ra vào và đặt cái quạt đế gang 35 đồng lên trên. Bố tôi bảo: “ Nằm chéo đi như­ thế này ai cũng được mát vì cả nhà chỉ có một cái quạt, còn tôi dùng quạt nan cho tiện và rèn luyện các khớp tay dẻo dai để còn viết lách…”

        Sáng ra, bố thường dậy sớm từ ba, bốn giờ, khẽ khàng mang đôi thùng ra tận đầu chợ Đuổi lấy nước rồi gánh lên gác ba. Hàng xóm cứ bảo: “Ông chiều vợ con quá!”. Bố chỉ cư­ời nói: “Tôi rèn luyện cho khỏe, vả lại tôi to lớn nhất nhà.” Hình như­ bố cho việc viết văn là nhẹ lắm nên bố còn dành cả việc đi mua dầu đun cho cả gia đình. Thật không may lần ấy, toàn bộ phiếu mua dầu của nhà bị móc túi mất. Xách cái can về không, bố khổ sở mất mấy hôm và từ sau hôm đó, khi ra công viên tập về là trên tay bố lại có mấy cành củi khô, ít lá khô được buộc gọn ghẽ: “Con đ­ưa cho mợ dóm bếp.”. Rồi bố lại có phát minh mới: “ Bà nó chặt cái ghế này ra đun tạm, tôi ngồi ở gi­ường viết được rồi..”Cứ thế, ghế và bàn viết của bố thường xuyên phải cơ động, lúc ở trên giường kê một chồng sách làm bàn, lúc ở trên gác th­ượng viết lên bậc cầu thang cuối cùng….

        Năm tháng qua đi, chúng tôi dần lớn lên. Anh thứ ba đi bộ đội đã sắp được giải ngũ, chị gái tôi đã vào Lâm Đồng dạy học, còn tôi, bố cũng muốn tôi trở thành cô giáo dạy cấp I. Tốt nghiệp xong, tự tay bố dắt tôi đi vào con đư­ờng làng Vĩnh Quỳnh, nơi đầu tiên tôi đứng trên bục giảng, bố nói: “Bố muốn con tr­ưởng thành từ một cô giáo cấp một.”. Lúc ấy, ch­a hiểu hết ý nghĩa của việc trở thành một cô giáo sẽ thế nào, nhưng tôi luôn nghe theo nhận xét và gợi ý của bố. Ngày đầu tiên tiếp xúc với lũ học trò lớp ba làng Vĩnh Quỳnh nói ngọng thành thần, thật thú vị. Cứ tưởng chúng th­ưa là : “Em bị hóc.” hóa ra là :” Em khóc.”. Và rồi cái tên cậu học trò đầu lớp thật sự gây kinh hãi cho tôi: Đinh Công Bom! Thật là tên với tuổi, đang bí lời, như­ chợt nhớ ra điều gì tôi liền nói: “ Các em thật sung sư­ớng vì bây giờ không phải học d­ưới bom đạn như­ các cô ngày trư­ớc.”Làm sao chúng hình dung ra học d­ưới bom đạn là thế nào?. Vâng, bằng tuổi chúng bây giờ, tôi đã phải ngồi im, có lúc nín thở, ôm chặt lấy tấm l­ưng to như­ núi( hồi ấy thì đúng nh­ư vậy) của bố, chậm chạp từng nhát, bố đạp chiếc xe nam một gióng đèo tôi từ Hà Nội về nơi nhà xuất bản Văn học cha tôi đang công tác , sơ tán ở Đư­ờng Lâm với lỉnh kỉnh mắm, muối.

        Lần ấy, mãi chập tối, hai bố con mới qua gần chùa Thầy là đoạn đường đồn đại có nhiều cư­ớp. Lúc qua cánh đồng vắng vẻ, bố chợt dừng xe bảo tôi ngồi sụp xuống vệ đư­ờng và dựa xe ngả dạt vào vạt cây gần đó, khóa lại. Tôi ngơ ngác ch­ưa hiểu chuyện gì thì thấy bố ngó nghiêng một dạo rồi rút đánh xoạt cây gậy tre nhỏ buộc ở gióng xe, khởi động một hồi rồi múa bài võ lạ mắt mà cho đến bây giờ tôi chỉ nhớ là võ Tầu. Vừa xua muỗi, tôi vừa tròn mắt nhìn bố. Hết bài, bố hít hà vài cái rồi lại gần tôi nói khẽ: “ Ngồi yên ở đây, bố xuống d­ưới kia một tý nhé…” Mãi sau này, khi nhắc lại “chuyện ấy”, cả hai bố con tôi lại cư­ời vang. Còn tôi lại nghĩ: “ Hôm ấy mà có c­ướp thật không biết bố xoay sở thế nào!”.

        Khi trở lại Hà Nội, bố thường xuyên lên gác múa kiếm. Một khu công viên thu nhỏ trên gác cũng đủ cho bố bao cảm hứng để viết và sống. Những giò phong lan mưang h­ơng rừng về với căn gác nhỏ và d­ưới kia, mấy chuồng thỏ đang nháo lên chờ cỏ mật từ tay ông chủ tốt bụng.

        Xuân, Hạ, Thu, Đông nối nhau mà đi, cho đến ngày bố đi theo chị Bùi Phương Hạ vào Lâm Đồng và ham muốn viết về ngô lai Mêhicô. Căn bệnh tai biến mạch máu não hành hạ Người suốt hơn một năm . Tay đã run không viết nổi một dòng th­ư thẳng thắn cho bác Trần Lê Văn mà chỉ nguệch ngoạc vài dòng. Mắm tôm chư­ng và rau ngót là bữa ăn thường xuyên của hai bố con. Nhận được tin bố ốm, hai mẹ con tôi lặn lội vào để đón bố ra Hà Nội. Hơn 10 km đ­ường rừng đi bộ đêm không làm tôi sợ hãi, tôi cắm đầu mà đi mong sao chóng gặp bố. Không thể tin ông già râu tóc bạc trắng với đôi mắt mệt mỏi, uể oải, lại còn chiếc mũ lá sờn tua tủa và đôi dép cao su lỏng quai chốc lại phải rút lại, chiếc quần ngắn ngang ống chân ( để tránh cỏ may) và chốt lại cuối cùng là cái batoong cũ kĩ bám đầy đất đỏ, một bình toong nước vắt chéo dây qua vai đứng kia: là bố tôi, nhà thơ Quang Dũng mà tôi đã ngấm ngầm trở thành độc giả yêu thơ của ông. Trông ông không khác gì một già làng Kờ Ho( Lâm Đồng). Tôi xúc động chạy lại với bố. Chị Hạ kể cho tôi nghe, đêm xuống, bố hay chống gậy đi ra ngoài lán lang thang. Có hôm gần sáng mới trở về. Ngay đêm ấy thôi, hai chị em tôi thoáng cái không thấy bố, bổ nhào đi tìm. Đã có kinh nghiệm của bố, tôi thủ một cái gậy nhỏ vào ống tay áo còn chị Hạ cầm một mũi dao nhỏ trong tay. Hai chị em đi dọc mãi ra bìa rừng mới thấy bố nằm sóng soài ở l­ưng dốc Bà Mão, hôm qua trời mưa, đ­ường trơn như­ bôi mỡ, bố quen chân đi và ngã không tự dậy được nữa.

        Chuyến tàu đi nhanh ra Hà Nội. Ngồi trên tàu, bố không quên mang theo một mũ lá đựng đầy bắp ngô lai to bằng bắp tay và vẫn ao ­ước viết xong bài về giống ngô lai này.

        Đêm mùa thu định mệnh ấy đã đến. Sau 4 năm vật vã trên gi­ường bệnh, bố đã ra đi mãi mãi khi tôi chợt hiểu về bố hơn lúc nào. Giờ đây mỗi lần nhớ về bố Quang Dũng, tôi vẫn ở trong một tâm trạng đợi chờ….Tiếng xe đạp lách cách, quen thuộc dư­ới cầu thang và bố t­ươi cư­ời xuất hiện ở ngưỡng cửa, rút từ túi áo một chú thỏ trắng muốt với đôi mắt như­ hai viên hồng ngọc lấp lánh….

        “ Bố ơi, con mong mãi mà chư­a nhận được món quà cổ tích của bố. Dẫu vậy, con vẫn chờ và biết đâu, vô thức, con đang đặt b­ước chân đầu tiên lên con đư­ờng bố đã đi…”

        Mùa thu 1994


        Bùi Phương Thảo
        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-11-2010, 07:49 AM.
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #19

          HỒ NAM - Quang Dũng

          HỒ NAM

          Ai biết Hồ Nam giờ ra sao ?
          Xa cách hồn quê động bóng cau
          Ðám cưới qua đò quai nón mới
          Mười năm còn tưởng bóng cô dâu

          Ai biết Hồ Nam giờ đổi thay
          Bãi sỏi gầm quanh nước réo ngày
          Em nhỏ tắm trâu chiều núi biếc
          Giờ em chiến sĩ ở đâu đây

          Ai nhớ Hồ Nam mây trắng xa
          Giây nói tham mưu giăng mọi nhà
          Tư lệnh cùng dân ăn cỗ giỗ
          Ði rồi còn nhắc mãi quân ta

          “Một hàng cau phơ phất
          Một hàng mây xa xôi
          Trong mưa chiều hiu hắt
          Buồn lắm Hồ Nam ơi !”

          Vàng cũ thời gian trang nhật ký
          Bâng khuâng y tá mắt trông người
          Chưa vào chiến dịch – quân y vắng
          Quê nhà Hà Nội dạ như khơi.

          11-5-60
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #20

            ĐÔNG - Quang Dũng

            ĐÔNG

            Đêm nay gió biển đông về
            Mùa thu chừng đã tái tê đất trời
            Non xanh chừng đã lạnh rồi
            Rừng sâu run rẩy, xa vời tiếng run

            Sông lao mấy cội vòng đông
            Lá cành xao xác buồn đông não nề
            Một mình nằm tựa đêm nghe
            Lạnh lùng gió lọt qua khe cửa buồn

            Mền không mà chiếu cũng không
            Một mình trơ trọi giữa phòng xà lim
            Nằm nghe mình chuyện với mình
            Mênh mông nhớ bạn, gợi tình trăm năm


            Quang Dũng
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #21

              Người lính già kể chuyện Tây Tiến...





              ... Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi ...

              Từ TP Thanh Hóa, vượt quãng đường gần 300km mới đến được bản Sài Khao, nơi còn in dấu chân và chiến công của đoàn quân Tây Tiến anh hùng.



              Đường vào Sài Khao vẫn rất khó khăn.

              Từ thị trấn Mường Lát đến bản Sài Khao dài khoảng 40km phải đi mất hơn nửa ngày. Nhiều con dốc cheo leo, quanh co theo triền núi, cắt rừng vượt qua nhiều núi cao, suối sâu để tới bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát) nguyên sơ và thơ mộng. Các chòm dân cư của bản phân bố rải rác trên nhiều triền núi cao thấp khác nhau kéo dài cả mấy cây số.




              Tại bản Sài Khao, vẫn còn đó dòng suối Cát Trắng như minh chứng cho tinh thần vượt gian khổ của những người lính Tây Tiến năm xưa. Do nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, nguồn nước rất hiếm, nên những người lính Tây Tiến đã dựng trại ngay tại bờ suối. Một số người già trong bản kể lại: cách đây hơn chục năm, vẫn còn một vài vật dụng như bình toong, áo của người lính Tây Tiến để lại trên vách đá. Xa xa, đỉnh núi Pha Luông cao 1.507 mét so với mặt nước biển-là đỉnh núi cao nhất tỉnh Thanh Hóa hiện ra lờ mờ trong sương núi. Nơi ấy, những chàng trai trong binh đoàn Tây Tiến đã “gục trên súng mũ bỏ quên đời” để bảo vệ dải đất miền Tây Thanh Hóa.



              .................................
              ........................................
              ...............................
















              Đứng bên tượng đài kỷ niệm đoàn quân Tây Tiến ở dốc Cun (TP Hòa Bình), điểm đầu của con đường Tây Tiến mới được đặt tên, ông Trần Quang Thường (92 tuổi, nguyên trung đoàn phó trung đoàn Tây Tiến) bùi ngùi hồi tưởng: “Cách đây hơn 60 năm, con đường này cây cối rậm rạp, cọp dữ thường hay đứng rình mồi. Đường lên Tây Bắc ngày xưa gian khổ vô cùng, nhiều đồng đội của trung đoàn chúng tôi đã ngã xuống khi mở con đường này. Họ đã quên mình khi chiến đấu với giặc, với thú dữ, với bệnh tật hiểm nghèo…”.

              Đoàn binh không mọc tóc

              Ông Thường hào hứng kể lại đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm 1947 (sau đổi tên là trung đoàn 52) với đủ các thành phần như giải phóng quân ở Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, tự vệ chiến đấu Thủ đô, công nhân chế độ cũ, trí thức và đặc biệt có cả những nhà sư... Khi các cánh quân của trung đoàn Tây Tiến tập hợp ở Hòa Bình để tiến lên Tây Bắc, nhiều chiến binh đồng bằng vẫn nghĩ về vùng núi non trùng điệp, vùng biên viễn Việt - Lào với bao điều mới lạ, bí ẩn nhưng khi bước vào trận chiến mới thấy gian lao vô cùng.

              Tây Tiến đúng là “đoàn binh không mọc tóc” như lời thơ Quang Dũng. Quân trang thì ai có gì mặc nấy, phần lớn mặc quần áo nâu, nhiều anh trốn nhà đi gia nhập quân đội chỉ mang theo duy nhất bộ quần áo. Đêm rét chỉ có đốt lửa sưởi, muốn giặt quần áo phải ngâm mình dưới suối. Kể về sự tích cái đầu trọc của đoàn binh Tây Tiến, ông Thường rưng rưng nước mắt: “Từ cán bộ đến chiến sĩ đều phải dùng dao, kiếm mài thật sắc để cạo tóc vì chấy rận rất nhiều, không ít anh em đã chết vì chấy rận, sốt rét rừng quật ngã”.

              Ông Thường kể có lần cả đại đội dừng lại bên suối nghỉ chân, giặt quần áo. Trong lúc phơi quần áo thì bất ngờ quân Pháp tập kích hòng bắt sống toàn bộ đại đội. Có anh đã bị địch ôm trong tay nhưng vì trần truồng nên không giữ được, địch tóm lấy tóc thì không tóm được vì đầu trọc. Sau trận ấy, chuyện lan ra khắp trung đoàn và thế là từ trung đoàn trưởng đến chiến sĩ đều... cạo trọc đầu. “Cái đầu trọc hóa ra là biểu trưng của đoàn quân Tây Tiến” - ông Thường cười vui vẻ.

              Chẳng tiếc đời xanh

              Giáo sư - tiến sĩ Lê Hùng Lâm - nguyên cán bộ của trung đoàn Tây Tiến, nay là trưởng ban liên lạc Hội cựu chiến binh Tây Tiến - xúc động nói: “Nếu hôm nay các anh em tề tựu đông đủ thì phải có hàng ngàn người. Hơn 60 năm trôi qua, nay chỉ còn lại 82 anh em chúng tôi hiện đang sinh sống từ các miền quê khắp đất nước cố gắng tề tựu về đây”.

              Ông Lâm nhớ lại tháng 3-1947 từ Hòa Bình hành quân lên biên giới Việt - Lào, đoàn binh Tây Tiến đi qua những rặng đá tai mèo, núi cao rừng sâu. Khi sang đến Sầm Nưa, nhiều người trong đoàn quân có da bàn chân cứng như sừng.

              Ông Lê Hùng Lâm nói rằng - đoàn binh Tây Tiến với vũ khí thô sơ, có chiến sĩ người Mường chỉ có cung nỏ mà khiến giặc Pháp phải kinh sợ. Do vậy, chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến hầu như ai cũng giỏi võ thuật, đặc biệt là sức chiến đấu bền bỉ, sẵn sàng hi sinh.

              Ông Lâm bùi ngùi: đúng như lời thơ của nhà thơ Quang Dũng nói về các chiến binh Tây Tiến đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Pháp là “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, đến bây giờ nhiều chiến binh Tây Tiến ngã xuống vẫn còn vô danh nơi núi rừng Tây Bắc.





              Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 04:16 AM.
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #22

                Những câu chuyện phía sau bài thơ “Tây tiến”

                Những câu chuyện phía sau bài thơ “Tây tiến”

                Hầu hết những thế hệ học trò ngày nay đều đã từng được học qua bài thơ “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Một bài thơ mặc dù được làm từ những năm 40 thể kỷ trước nhưng đến nay vẫn được đánh giá là có sức lôi cuốn cả một thế hệ thanh niên, vừa bi sảng, vừa hào hoa.

                Những câu chuyện xung quanh “Tây tiến” mà tôi viết lại dưới đây là những câu chuyện lần đầu tiên được kể bởi chính nhạc sĩ Quang Vĩnh - con trai cả của cố nhà thơ Quang Dũng hiện đang sống tại Thái Nguyên.

                Ông Quang Vĩnh trong một lần trà dư tửu hậu đã băn khoăn, rằng ông muốn viết lại những câu chuyện về cha mình, nhưng ngại miệng tiếng: người nhà khen nhau. Thế nên, tôi xin tình nguyện làm anh thư lại chép những câu chuyện ấy hầu bạn đọc.

                “Tây tiến” đã “bị” sửa như thế nào

                Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây tiến năm 1947 và hành quân lên Tây Bắc với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội nước bạn để bảo vệ vùng biên giới Việt Lào. Đến tận bây giờ người ta vẫn còn nhớ như in những câu thơ oai hùng về đoàn quân Tây tiến:

                Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm

                Ban đầu, bài thơ được Quang Dũng lấy tựa đề là “Nhớ Tây tiến”. Nhưng có một điều là Quang Dũng sáng tác rất nhiều thơ, tuy vậy không hiểu tại sao ông lại có nhiều trăn trở nhất đối với riêng bài thơ này.

                Ông Quang Vĩnh kể lại, về sau ông còn nhớ có nhiều lần thấy cha mình ngồi rất lâu trước một cuốn sổ tay băn khoăn về cái tít vỏn vẹn có 3 chữ ấy. Có lẽ “Tây tiến” là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào, ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ.

                Cuối cùng đến một ngày Quang Dũng lấy bút sổ béng đi chữ “Nhớ”. Mặc dù khi ấy còn nhỏ, nhưng ông Vĩnh cũng đã buột miệng hỏi sau khi thấy cha “bóp trán” hàng năm trời mà chỉ sửa được vọn vẹn duy nhất một từ: “Chữ “Nhớ” đâu có ảnh hưởng nhiều đến vần điệu bài thơ sao bố nghĩ gì mà lâu thế?”. Khi ấy Quang Dũng chỉ cười mà rằng: “Tây tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa. Không cần thiết nữa con trai ạ”. Đến quãng năm 1956 có lẽ vẫn chưa “dứt duyên” nổi với “Tây tiến” nên một buổi sáng Quang Dũng lại mang cuốn sổ thơ của mình ra “ngâm cứu”. Rồi như cần đến một người tri kỷ, Quang Dũng gọi con trai lại và hỏi: “Con đọc cho bố nghe cả bài thơ rồi cho nhận xét xem nó thế nào”. Khi ấy tôi còn rất nhỏ - ông Vĩnh nói - mới học lớp 7 nên nào biết cảm nhận văn chương thơ phú nó ra làm sao, thậm chí đọc bài thơ ấy còn thấy hơi... ngang ngang.










                Nhà thơ Quang Dũng và bút tích bài thơ “Tây tiến”


                Tuy vậy, nhưng ra vẻ con nhà nòi, ông Vĩnh cũng “phán” bừa một câu rằng: “Con thấy câu Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người nghe nó cứ “chối” thế nào. Hay bố thay cái địa danh khác vào nghe cho nó hợp chứ Mường Hịch nghe nặng nề quá”. Thực ra lúc ấy ông Vĩnh chỉ thấy nó có vẻ không vần điệu lắm với khổ thơ trên, nhưng nghe vậy Quang Dũng ngần ngừ một lát, rồi suy tính thế nào lại mỉm cười nói "thế thì không ổn con trai ạ."
                Mãi về sau ông Vĩnh mới vỡ lẽ ra cái sự ngần ngừ không ổn ấy bắt nguồn từ một nguyên do, Mường Hịch còn là một địa danh gắn liền với kỷ niệm bất ngờ của cha mình. Đó là trong một lần hành quân, đoàn quân Tây tiến đã dừng chân ở Mường Hịch gần sông Mã. Người dân nơi đây kể cho Quang Dũng về một con cọp đã thành tinh chuyên bắt người ăn thịt. Rất nhiều dân lành đi rừng đã bị con cọp này vồ mất xác.
                Thấy bộ đội có súng nên một số người dân đã ngỏ lời nhờ bộ đội Tây tiến diệt trừ giúp. Vốn là người gan dạ, khỏe mạnh, mới nghe thế máu mã thượng trong người Quang Dũng đã bốc lên. Ông gọi một số anh em trong đơn vị lại rồi lấy một con lợn trói tại gốc cây làm mồi bẫy, còn bản thân cùng anh em chia nhau nấp đợi hổ về.
                Nửa đêm, dân làng nghe thấy mấy tiếng súng vọng lại từ rừng già, rồi sau đó là tiếng hổ gầm điên loạn, gần sáng thì thấy Quang Dũng dẫn đầu một tốp bộ đội hớn hở tìm về, người ngợm ướt đẫm sương. Mãi sau này người ta mới biết, lúc bị thương con hổ điên cuồng chống trả, Quang Dũng phải nổ mấy phát súng mới kết liễu được nó. Vậy mà cái địa danh đáng nhớ ấy, suýt nữa thì ông Vĩnh cắt mất của cha mình.

                Quang Dũng... còn sống

                Mặc dù có người cha là một nhà thơ từng được đánh giá là “nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại bậc nhất trong thi đàn đất Việt thế kỷ XX” nhưng ông Quang Vĩnh không bao giờ khoe khoang điều đó. Với đám con của mình, ông luôn dặn, ra ngoài đừng bao giờ vỗ ngực là cháu của Quang Dũng cả. Chính vì thế mới xảy ra câu chuyện nực cười.

                Đó là khi con gái ông, chị Bùi Phương Lê ngày còn đi học phổ thông, một hôm học đến bài thơ “Tây tiến” của ông nội. Thực ra với chị Phương, bài thơ này đã được chị đọc tới cả trăm lần, đã được ông Vĩnh kể lại cho hàng trăm lần về những kỷ niệm của ông nội trên đường ra trận. Thế nhưng không hiểu sao tiết văn học hôm đó, cả lớp học lại đặc biệt hứng thú với bài thơ này.
                Rất nhiều câu hỏi của học sinh đưa ra về nội dung bài thơ cho thầy giáo. Và để chứng minh mình là người am hiểu, ông thầy hôm đó đã cao hứng kể: Mới tuần trước tôi còn ngồi với Quang Dũng dưới Hà Nội. Rằng câu chuyện về đoạn thơ này, nhà thơ Quang Dũng lấy tứ ở đâu, khổ thơ kia lấy cảm hứng chỗ nào. Chính Quang Dũng tâm sự với tôi như thế. Tóm lại là nghe... như thật.
                Mặc dù rất băn khoăn, nhưng khi đó chị Lê cũng phải sững sờ vì thực tế khi đó Quang Dũng đã mất được chục năm. Hết giờ học, chị về kể lại điều đó với ông Vĩnh. Không chỉ riêng ông Vĩnh mà cả nhà đều tròn xoe mắt. Riêng bà Bùi Thị Thạch - vợ nhà thơ Quang Dũng, bây giờ vẫn ở chung với con giai trưởng thì cười độ lượng: “Ông mày làm một bài thơ mà bây giờ thành bất tử. Thế là hơn đứt nhiều người rồi còn gì”. Tất nhiên, câu chuyện Quang Dũng đột nhiên sống lại trong một tiết văn học của học sinh cấp III đến nay chỉ có gia đình nhà thơ biết và mỗi khi nhắc đến những kỷ niệm về Quang Dũng, bà Thạch vẫn tường thuật lại câu chuyện đó như một cách trách yêu ông chồng tài hoa của mình.



                Cụ Bùi Thị Thạch - vợ nhà thơ Quang Dũng cùng di cảo chồng để lại



                Ông Quang Vĩnh - Con trai nhà thơ Quang Dũng


                Bài thơ Tây tiến đáng giá bao nhiêu?

                Bút tích “Tây tiến” của Quang Dũng với nét chữ nắn nót như học trò, bây giờ vẫn được lưu giữ tại nhà ông Quang Vĩnh ở Thái Nguyên. Ông Vĩnh kể, khi mới ra đời, bài thơ này gây được tiếng vang rất lớn bởi khi đó đại đa số chiến sĩ trong đoàn quân Tây tiến là trí thức, học sinh, sinh viên Hà Nội. Nét hào hoa trong từng câu chữ nói về đoàn quân “xanh màu lá” khiến cho không ít thiếu nữ Hà thành có người yêu là lính Tây tiến phải nhỏ lệ.
                Chính vì vậy, cho đến mãi tận sau này, có lẽ đây là bài thơ duy nhất của người lính Cộng sản miền Bắc được ngay cả những người lính miền Nam cũng yêu thích chép lại trong sổ tay. Nhiều nhà xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng cho in hàng loạt. Mỗi lần in xong, không biết bằng cách nào, nhưng họ đều gửi sách biếu đến tận nơi. Tuy nhiên, để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc, Quang Dũng đều mang đốt sạch.

                Sau này khi đất nước hoàn toàn thống nhất, bỗng một hôm gia đình Quang Dũng nhận được một lá thư gửi đến từ địa chỉ không quen biết. Nội dung trong thư là của một tỷ phú đất Sài Gòn. Giống hệt như trong chuyện “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, ông tỷ phú nọ ngỏ lời mời Quang Dũng vào Sài Gòn chơi một chuyến để ông ta được ngồi cùng đàm đạo.
                Trong thư, ông tỷ phú tha thiết đài thọ toàn bộ mọi phí tổn chuyến đi, những mong Quang Dũng vào đó và tự tay chép tặng ông ta bài thơ “Tây tiến” để ông ta treo tại bàn làm việc. Lẽ ra với một người hâm mộ thơ của mình như thế thì có lẽ cha tôi cũng đã “chẳng phụ một tấm lòng tri kỷ trong thiên hạ” - ông Vĩnh kể.
                Thế nhưng, cuối lá thư, ông tỷ phú nọ lại “dại dột” tái bút: Nếu được ông chiếu cố vào viết tặng cho bài thơ “Tây tiến” thì thù lao chí ít cũng phải là một chiếc Honda. Ngoài ra nếu ông có thể tặng thêm cho vài câu thơ khác thì số quà tặng còn giá trị hơn rất nhiều. Đọc xong lá thư - ông Vĩnh kể tiếp - cha tôi chỉ cười nhạt mà rằng: “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”. Rồi có lẽ câu chuyện gạ “bán thơ” ấy ông cũng quên khuấy mất trong mớ ngẫu sự thường ngày.

                Bằng chứng là sau năm 75 khi có dịp vào Sài Gòn thăm chị gái, ông cũng chỉ ở rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép Quang Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một tay chơi đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. ấy thế mà vẫn có người nhận ra.
                Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một người đàn ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác giả “Tây tiến” không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh kể, không hiểu cha tôi học tiếng Nam khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.
                Ông Vĩnh nói vui: Có lẽ cha tôi lại sợ có người gạ “bán thơ” nên mới không dám nhận như thế. GS Hoàng Như Mai cũng kể lại: “Sau giải phóng, tôi vào Sài Gòn giảng bài, có đọc sách báo cũ. Về Hà Nội, tôi bô bô với Quang Dũng: Này ông, ở Sài Gòn họ ca tụng ông ghê lắm. Quang Dũng vội xua tay: “Thôi xin ông, ông đừng nói với ai nhé”.

                Mặc dù “giàu thơ” như thế, nhưng Quang Dũng lại có cuộc sống hết sức đạm bạc. Bà Thạch, vợ nhà thơ nhớ lại, năm 1960 có một phái đoàn văn hóa nước ngoài sang Việt Nam cứ nhất định đòi đến thăm tư gia tác giả Tây tiến. Căn nhà bé tí tẹo của ông ở 91 Lý Thường Kiệt lại... hơi tồi tàn nên cơ quan “tạm” chuyển ông tới 51 Trần Hưng Đạo nay là trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho đẹp mặt.

                Có lẽ muốn giữ thể diện cho những nhà thơ Việt Nam trong con mắt khách nước ngoài nên Quang Dũng đành chấp nhận màn kịch ấy. Ngay cả đến khi bị liệt, Quang Dũng cũng dạo chơi phố phường Hà Nội lần cuối trên chiếc xe lăn do bạn bè nước ngoài gửi tặng. Cho đến tận những ngày cuối đời nhà thơ hào hoa này vẫn chọn cho mình một cuộc sống thanh bạch.

                Lâm Bình
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #23

                  Con gái út nhà thơ Quang Dũng đi tìm di cảo của cha

                  Con gái út nhà thơ Quang Dũng đi tìm di cảo của cha

                  “Cha tôi vốn là người không lưu tâm giữ lại những tác phẩm của mình sáng tác, có những bài thơ làm xong thì tặng lại ngay cho một người bạn mình quý mến hoặc tự tay chép thơ tặng nhưng lại chép vào sổ tay của bạn và quên mất mình có những bài thơ như thế… Bài thơ Nhớ chuyện xa là một trường hợp như vậy”. (Bùi Phương Thảo).



                  Gia đình Nhà thơ Quang Dũng năm 1965.
                  Hàng trên (trái qua): Nhà thơ Quang Dũng, Bùi Phương Thảo (con gái út), bà Bùi Thị Thạch (vợ nhà thơ), Bùi Quang Vĩnh (con trai cả).
                  Hàng dưới: Bùi Phương Hạ, Bùi Quang Doãn, Bùi Quang Thuận.
                  (Ảnh do NSNA Nguyễn Bá Khoản chụp, tư liệu gia đình cung cấp).




                  Bài thơ mới được tìm thấy là… lục bát

                  Gió và cát bụi như thốc vào mặt, thật nguy hiểm vì không thể nhìn rõ đường đi, con đường nhỏ ngoằn ngoèo đầy ổ gà dẫn vào làng Mơ Táo, phường Mai Động nơi có gia đình bác Ngọc Chương - một người bạn của cha tôi - nhà thơ Quang Dũng - lúc sinh thời, là bạn học từ nhỏ và là người “đi hỏi vợ” cho cha tôi. Sau này, cũng nhờ có bác Chương lưu giữ mà còn lại được một số bài thơ tình đã giới thiệu trong tuyển tập in lần đầu của cha tôi. Tôi đến nhà bác Chương với mong muốn sẽ tìm thêm được chút tư liệu cho cuốn “Tuyển tập Quang Dũng” sẽ ra mắt bạn đọc vào dịp cuối năm nay.

                  Anh Nguyễn Quý Tân, một trong số 6 người con trai của bác Chương là người hiện đang trông nom tủ sách của cha mình, niềm nở đón tôi vào nhà. Khu vườn mơ táo, cây cối um tùm ngày trước giờ đã thay bằng dãy nhà khang trang, trông ra một hồ nước (tôi còn nhớ như vậy do lúc nhỏ hay được bố cho đi đây đi đó cùng). Anh Tân cẩn thận lấy từ ngăn tủ sách xuống cho tôi xem những cuốn sổ tay của bác Chương với lời dặn: “Em cứ đọc đi, quyển nào có thơ hay ghi chép về bố em thì anh tặng luôn”. Tôi vô cùng cảm ơn anh và thầm xin phép bác Chương vì tôi biết đây là những góc khuất riêng tư nhất đối với một người ưa viết.

                  Tôi và anh Tân cùng tìm soạn và thấy hầu hết cuốn sổ nào của bác Chương cũng có ghi chép về cha tôi, khi thì cả một bài, lúc là một câu thơ, khi thì ghi chép những kỉ niệm vui buồn… những bức ảnh và chữ nghĩa của cha tôi được bác phô tô và dán vào nhiều quyển sổ to nhỏ khác nhau. Có những cuốn sổ từ năm 1940, đôi chỗ đã sờn gáy, bạc màu nhưng nét chữ của bác còn nhìn rõ. Cha tôi vốn là người không lưu tâm giữ lại những tác phẩm của mình sáng tác, có những bài thơ làm xong thì tặng lại ngay cho một người bạn mình quý mến hoặc tự tay chép thơ tặng nhưng lại chép vào sổ tay của bạn và quên mất mình có những bài thơ như thế…

                  Bài thơ Nhớ chuyện xa là một trường hợp như vậy. Trong trang cuối của cuốn sổ tay bìa nâu có dòng chữ viết to nắn nót với tựa đề: “Quang Dũng trong lòng bạn” - là bút tích bài thơ, cha tôi ghi: “Kỉ niệm cho Chiêu Dương 2 bài mới làm”. Đây là bài thơ chưa có trong tuyển tập và chưa công bố. Toàn bài thơ như sau:

                  Nhớ chuyện xa*

                  Em ơi vườn ổi thơm ao
                  Nước xanh còn động hôm nào tiếng em
                  Hai mươi tuổi mộng êm đềm
                  Ta mang trong trắng đi tìm thanh cao
                  Thơ sao bước bước tình đầu
                  Vườn sau hơi thở ngạt ngào đêm hương
                  Ta đi mùa cỏ đằm sương
                  Hoa ngâu buổi ấy thơm đường mừng em

                  Hai mươi tuổi mộng êm đềm
                  Vườn xưa dẫu muốn đi tìm được chăng
                  Đường xa, chuyện đẹp trong lòng
                  Đành khuây nỗi mỏi lần trang nhớ người

                  5/1960

                  * Bài thơ còn có tên là: Mùa cỏ/ Mùa ổi.

                  Vậy là tôi lại được gặp “Cô gái vườn ổi”, sau này còn xuất hiện trong bài thơ Không đề (1970) với kí ức: “Em mãi là hai mươi tuổi/ Ta mãi là mùa xanh xưa/ Giữ trọn tình người cho đẹp . Chắc chắn một điều cả hai bài thơ chỉ nhớ về một “Cô gái vườn ổi” mà thôi. Trong một truyện ngắn, cha tôi lấy tựa đề là “Những trái ổi chín” (lại là ổi), và hương thơm vườn ổi năm nào vẫn như cuốn theo cha tôi, đẹp mãi!

                  Nguồn gốc bức tranh “Bến Ngọc”




                  Bến Ngọc, tranh màu nước của Quang Dũng



                  Cha tôi còn vẽ rất nhiều tranh, có những bức tranh treo ở nhà, một thời gian sau không nhìn thấy đâu cả, chúng tôi có hỏi thì cha tủm tỉm cười và nói: “Bố tặng rồi”. Và tôi vô cùng thích thú khi tìm thấy “bằng chứng” về việc này. Trong một cuốn sổ khác của bác Chương, tôi đọc được một bức thư nét chữ còn rõ, được bác Chương dán vào sổ tay của mình:

                  ”Anh Ngọc Chương. Tôi mang 3 bức tranh biếu anh, mừng tuổi 60 của anh. Ba bức ấy có tên là: 1/ Cây bàng. 2/ Đường ven làng Tây hồ (có cây gạo và xe ngựa). 3/ Vườn Nhật Tân (có hoa đào về tháng chạp… năm 1960). Bức “Cây bàng” tôi rất quý và chắc anh cũng vừa ý. Chỉ xin phép anh tới năm 1985 thì anh lại cho tôi được giữ, chắc lúc đó tôi sẽ cũng có một cuộc họp mặt vào quãng 65 tuổi, giống như anh ngày nay. Tôi có tí việc, hôm mồng 6 này, không xuống uống chén rượu vui tuổi lên lão của anh kịp. Xin hẹn đến 1985.
                  Quang Dũng. Mồng 3 tết 1980”.

                  Đúng là chỉ có cha tôi mới có cách tặng quà độc đáo và hành xử hồn nhiên như vậy với bạn bè, cha như người bị lạc vào một cõi tạm. Hiện nay, gia đình tôi còn giữ một số bức tranh, bức Cây bàng tôi đang treo tại nhà cùng một số tranh khác của cha. Anh Tân còn lấy ra một bức tranh nhỏ đưa cho tôi, bức tranh bằng chất liệu bột màu, vẽ một bến sông có nhiều thuyền neo đậu, xa xa là chập chùng đồi núi… rộng hơn khổ giấy A4, phía góc phải tranh có ghi: “Bến Ngọc sông Đà, mồng 4 tết năm 1960. Lên thăm ông Sự - Mùa sông Đà cạn. Nhớ lại năm 1947, ngược lên Tây Tiến từ bến này. Quang Dũng”.Tôi không biết nhân vật có tên là Sự (ông Sự) ghi trong bức tranh này có còn không? Nếu còn thì thật quý hóa, thể nào tôi cũng tìm gặp và tặng ông một phiên bản của bức “Bến Ngọc”!

                  Tôi còn nhớ hồi gia đình sinh sống ở phố Bà Triệu, bức tranh này được treo ở trên nóc chiếc lò sưởi, mẹ tôi rất thích và sau đó một thời gian đã mất công tìm mãi ở nhà không thấy. Mẹ tôi luôn nói: “Tiếc quá, mất đâu bức tranh bố vẽ Bến Ngọc!”. Gia đình chuyển nhà nhiều lần nên mẹ tôi càng đinh ninh bức tranh bị thất lạc trong quá trình dọn dẹp (dù đã tìm lại bức tranh thì giờ đây, mẹ tôi cũng không còn nhận biết được vì tuổi cao, sức khỏe và trí nhớ bị giảm sút sau mấy lần bạo bệnh). Nâng niu bức tranh đã bị rách, bốn góc phải “băng bó” và phía sau bồi bằng một tờ bìa mỏng trông thật “tội nghiệp”, tôi không khỏi bồi hồi khi hình dung ở trên bến Ngọc này, cách đây hơn 60 năm, một đoàn trai tráng trẻ tuổi - những chàng trai Hà Nội một thuở - tràn đầy sức xuân, hăng hái nhận nhiệm vụ lên Tây Tiến, bảo vệ biên giới Lào - Việt trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đoàn quân ấy có cha tôi, và bài thơ Tây Tiến đã ra đời sau khi cha rời xa đơn vị ít ngày. Bài thơ Tây Tiến cũng thật vinh dự vì là bài thơ được mừng sinh nhật lần thứ 60 (tuổi), do các cựu chiến binh Tây Tiến - những đồng đội của cha tôi tổ chức năm 2007, giáo sư tiến sĩ Lê Hùng Lâm (một chiến sĩ Tây Tiến) làm trưởng ban liên lạc.

                  Một ngạc nhiên nữa khi tôi được anh Tân cho xem tấm ảnh của bà Giáng Kiều (một kịch sĩ trong đoàn kịch của Thế Lữ) tên thật là Kiều Dinh - một trong bốn chị em gái rất đẹp ở phố Hàng Bông những năm 1940. Anh Tân nói vui: “Người trong mộng của bố anh đấy!”. Tôi chỉ có thể thốt ra: Thật là đẹp! Chữ kiều trong tên bà Kiều Dinh ngày ấy được cha tôi “mượn” của bác Chương làm danh từ chung để đưa vào bài thơ Tây Tiến, làm nên một hình ảnh lãng mạn cho bài thơ: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm và còn nhiều nữa, nhiều nữa những trang viết trong các cuốn sổ tay.

                  Một bức ảnh đen trắng chợt rơi ra từ trang sổ, bức ảnh chụp rất nhiều người và có ghi chú chụp từ năm 1941 khóa học 1937-1941, trong đó có đánh dấu bác Chương và cha tôi đứng ở hàng trên cùng. Tôi phải dùng chiếc kính lúp mới nhìn rõ được khuôn mặt của cha tôi - tôi chợt nghĩ, cũng may là dáng dấp cha tôi cao lớn nên đứng cuối cùng không bị lấp hết - khuôn mặt thân yêu với nét cười hiền hậu thoáng qua, khuôn mặt vẫn luôn in dấu trong tâm khảm tôi, xa rời tôi đã hơn hai mươi năm nay….

                  Cơn gió mùa lạc lõng đầu hạ làm cho trời tối nhanh hơn, mưa lắc rắc đủ làm cho những đám bụi đường tạm lắng xuống. Tôi tạm biệt gia đình anh Tân, ra về với một chồng sổ tay và bức tranh “Bến Ngọc”, kỉ vật quý giá của cha tôi. Những cuốn sổ đầy ắp kỉ niệm là một minh chứng về tình bạn trong sáng của bác Chương với cha tôi. Giờ đây, hai Người bạn chắc đã được sum họp: “Chia tay là đợi ngày sum họp/ Ở chốn nào kia - cõi Niết Bàn/ Chén tạc chén thù mây với gió/ Đôi hồn muôn thuở hết cô đơn” (thơ của bác Chương viết tặng cha tôi năm 2003).

                  Tôi có niềm tin chắc chắn rằng cả cha tôi và bác Chương đều rất vui, ở trên cõi toàn mây với gió kia vẫn đang dõi theo và cùng phù hộ cho tôi cóp nhặt được thêm những tư liệu quý giá, để tuyển tập lần này ra mắt bạn đọc tươm tất hơn. Riêng tôi coi sự ra mắt cuốn sách sẽ như một lời tri ân của tác giả - nhà thơ Quang Dũng - cha tôi, tới những độc giả đã từng yêu mến thơ ông.


                  BÙI PHƯƠNG THẢO Con gái út của Nhà thơ Quang Dũng
                  (Bài viết được tác giả gửi cho Lucbat.com Các tiêu đề trong bài do Lucbat.com đặt)




                  Bút tích Nhà thơ Quang Dũng do Đặng Vương Hưng sưu tầm, Nữ si Anh Thơ cung cấp.



                  **********************



                  THƯ GỬI BẠN ĐỌC NHÂN KỶ NIỆM 23 NĂM NGÀY MẤT

                  CỦA NHÀ THƠ QUANG DŨNG - THÁNG 10 NĂM 2011

                  Cha tôi - Nhà thơ Quang Dũng (tác giả bài thơ Tây Tiến) lúc sinh thời thường có thói quen không lưu giữ cẩn thận những bài thơ mình sáng tác. Một số bài thơ của ông sau khi sáng tác xong thì tặng ngay cho bạn bè hoặc những độc giả yêu mến thơ ông.
                  Trong Tuyển tập thơ Quang Dũng do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999 và tái bản năm 2000 chắc chắn còn chưa tập hợp đầy đủ những tác phẩm của ông. Với tấm lòng kính yêu của một người con dành cho cha mình và hơn nữa còn là một độc giả vô cùng yêu thơ Quang Dũng, tôi hi vọng sẽ nhận được hồi âm về những tác phẩm thơ của cha tôi - nhà thơ Quang Dũng, để tuyển tập thơ sắp tới khi ra mắt bạn đọc sẽ đầy đủ hơn.
                  Cuốn sách sẽ như một nén tâm nhang thành kính dâng lên cha tôi trong dịp kỉ niệm 23 năm ngày mất của nhà thơ (vào dịp tháng 10 năm 2011).
                  Xin thay mặt gia đình cảm tạ quý độc giả.


                  Mọi liên hệ xin gửi tới: Bùi Phương Thảo
                  Email: thaokhoi313@yahoo.com.vn
                  Điện thoại: 0982.533618



                  *****************



                  NGOCANH... Nếu đọc bài này nhớ tìm giúp bác một cuốn rùi có dịp gửi bác nhá... Cảm ơn nhìu...
                  Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 03-11-2011, 08:08 AM.
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #24

                    Những câu chuyện phía sau bài thơ “Tây tiến”

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
                    Những câu chuyện phía sau bài thơ “Tây tiến”

                    Hầu hết những thế hệ học trò ngày nay đều đã từng được học qua bài thơ “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Một bài thơ mặc dù được làm từ những năm 40 thể kỷ trước nhưng đến nay vẫn được đánh giá là có sức lôi cuốn cả một thế hệ thanh niên, vừa bi sảng, vừa hào hoa.

                    Những câu chuyện xung quanh “Tây tiến” mà tôi viết lại dưới đây là những câu chuyện lần đầu tiên được kể bởi chính nhạc sĩ Quang Vĩnh - con trai cả của cố nhà thơ Quang Dũng hiện đang sống tại Thái Nguyên.

                    Ông Quang Vĩnh trong một lần trà dư tửu hậu đã băn khoăn, rằng ông muốn viết lại những câu chuyện về cha mình, nhưng ngại miệng tiếng: người nhà khen nhau. Thế nên, tôi xin tình nguyện làm anh thư lại chép những câu chuyện ấy hầu bạn đọc.

                    “Tây tiến” đã “bị” sửa như thế nào

                    Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây tiến năm 1947 và hành quân lên Tây Bắc với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội nước bạn để bảo vệ vùng biên giới Việt Lào. Đến tận bây giờ người ta vẫn còn nhớ như in những câu thơ oai hùng về đoàn quân Tây tiến:

                    Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                    Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm

                    Ban đầu, bài thơ được Quang Dũng lấy tựa đề là “Nhớ Tây tiến”. Nhưng có một điều là Quang Dũng sáng tác rất nhiều thơ, tuy vậy không hiểu tại sao ông lại có nhiều trăn trở nhất đối với riêng bài thơ này.

                    Ông Quang Vĩnh kể lại, về sau ông còn nhớ có nhiều lần thấy cha mình ngồi rất lâu trước một cuốn sổ tay băn khoăn về cái tít vỏn vẹn có 3 chữ ấy. Có lẽ “Tây tiến” là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào, ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ.

                    Cuối cùng đến một ngày Quang Dũng lấy bút sổ béng đi chữ “Nhớ”. Mặc dù khi ấy còn nhỏ, nhưng ông Vĩnh cũng đã buột miệng hỏi sau khi thấy cha “bóp trán” hàng năm trời mà chỉ sửa được vọn vẹn duy nhất một từ: “Chữ “Nhớ” đâu có ảnh hưởng nhiều đến vần điệu bài thơ sao bố nghĩ gì mà lâu thế?”. Khi ấy Quang Dũng chỉ cười mà rằng: “Tây tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa. Không cần thiết nữa con trai ạ”. Đến quãng năm 1956 có lẽ vẫn chưa “dứt duyên” nổi với “Tây tiến” nên một buổi sáng Quang Dũng lại mang cuốn sổ thơ của mình ra “ngâm cứu”. Rồi như cần đến một người tri kỷ, Quang Dũng gọi con trai lại và hỏi: “Con đọc cho bố nghe cả bài thơ rồi cho nhận xét xem nó thế nào”. Khi ấy tôi còn rất nhỏ - ông Vĩnh nói - mới học lớp 7 nên nào biết cảm nhận văn chương thơ phú nó ra làm sao, thậm chí đọc bài thơ ấy còn thấy hơi... ngang ngang.










                    Nhà thơ Quang Dũng và bút tích bài thơ “Tây tiến”


                    Tuy vậy, nhưng ra vẻ con nhà nòi, ông Vĩnh cũng “phán” bừa một câu rằng: “Con thấy câu Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người nghe nó cứ “chối” thế nào. Hay bố thay cái địa danh khác vào nghe cho nó hợp chứ Mường Hịch nghe nặng nề quá”. Thực ra lúc ấy ông Vĩnh chỉ thấy nó có vẻ không vần điệu lắm với khổ thơ trên, nhưng nghe vậy Quang Dũng ngần ngừ một lát, rồi suy tính thế nào lại mỉm cười nói "thế thì không ổn con trai ạ."
                    Mãi về sau ông Vĩnh mới vỡ lẽ ra cái sự ngần ngừ không ổn ấy bắt nguồn từ một nguyên do, Mường Hịch còn là một địa danh gắn liền với kỷ niệm bất ngờ của cha mình. Đó là trong một lần hành quân, đoàn quân Tây tiến đã dừng chân ở Mường Hịch gần sông Mã. Người dân nơi đây kể cho Quang Dũng về một con cọp đã thành tinh chuyên bắt người ăn thịt. Rất nhiều dân lành đi rừng đã bị con cọp này vồ mất xác.

                    Thấy bộ đội có súng nên một số người dân đã ngỏ lời nhờ bộ đội Tây tiến diệt trừ giúp. Vốn là người gan dạ, khỏe mạnh, mới nghe thế máu mã thượng trong người Quang Dũng đã bốc lên. Ông gọi một số anh em trong đơn vị lại rồi lấy một con lợn trói tại gốc cây làm mồi bẫy, còn bản thân cùng anh em chia nhau nấp đợi hổ về.

                    Nửa đêm, dân làng nghe thấy mấy tiếng súng vọng lại từ rừng già, rồi sau đó là tiếng hổ gầm điên loạn, gần sáng thì thấy Quang Dũng dẫn đầu một tốp bộ đội hớn hở tìm về, người ngợm ướt đẫm sương. Mãi sau này người ta mới biết, lúc bị thương con hổ điên cuồng chống trả, Quang Dũng phải nổ mấy phát súng mới kết liễu được nó. Vậy mà cái địa danh đáng nhớ ấy, suýt nữa thì ông Vĩnh cắt mất của cha mình.

                    Quang Dũng... còn sống

                    Mặc dù có người cha là một nhà thơ từng được đánh giá là “nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại bậc nhất trong thi đàn đất Việt thế kỷ XX” nhưng ông Quang Vĩnh không bao giờ khoe khoang điều đó. Với đám con của mình, ông luôn dặn, ra ngoài đừng bao giờ vỗ ngực là cháu của Quang Dũng cả. Chính vì thế mới xảy ra câu chuyện nực cười.

                    Đó là khi con gái ông, chị Bùi Phương Lê ngày còn đi học phổ thông, một hôm học đến bài thơ “Tây tiến” của ông nội. Thực ra với chị Phương, bài thơ này đã được chị đọc tới cả trăm lần, đã được ông Vĩnh kể lại cho hàng trăm lần về những kỷ niệm của ông nội trên đường ra trận. Thế nhưng không hiểu sao tiết văn học hôm đó, cả lớp học lại đặc biệt hứng thú với bài thơ này.
                    Rất nhiều câu hỏi của học sinh đưa ra về nội dung bài thơ cho thầy giáo. Và để chứng minh mình là người am hiểu, ông thầy hôm đó đã cao hứng kể: Mới tuần trước tôi còn ngồi với Quang Dũng dưới Hà Nội. Rằng câu chuyện về đoạn thơ này, nhà thơ Quang Dũng lấy tứ ở đâu, khổ thơ kia lấy cảm hứng chỗ nào. Chính Quang Dũng tâm sự với tôi như thế. Tóm lại là nghe... như thật.

                    Mặc dù rất băn khoăn, nhưng khi đó chị Lê cũng phải sững sờ vì thực tế khi đó Quang Dũng đã mất được chục năm. Hết giờ học, chị về kể lại điều đó với ông Vĩnh. Không chỉ riêng ông Vĩnh mà cả nhà đều tròn xoe mắt. Riêng bà Bùi Thị Thạch - vợ nhà thơ Quang Dũng, bây giờ vẫn ở chung với con giai trưởng thì cười độ lượng: “Ông mày làm một bài thơ mà bây giờ thành bất tử. Thế là hơn đứt nhiều người rồi còn gì”. Tất nhiên, câu chuyện Quang Dũng đột nhiên sống lại trong một tiết văn học của học sinh cấp III đến nay chỉ có gia đình nhà thơ biết và mỗi khi nhắc đến những kỷ niệm về Quang Dũng, bà Thạch vẫn tường thuật lại câu chuyện đó như một cách trách yêu ông chồng tài hoa của mình.



                    Cụ Bùi Thị Thạch - vợ nhà thơ Quang Dũng cùng di cảo chồng để lại



                    Ông Quang Vĩnh - Con trai nhà thơ Quang Dũng


                    Bài thơ Tây tiến đáng giá bao nhiêu?

                    Bút tích “Tây tiến” của Quang Dũng với nét chữ nắn nót như học trò, bây giờ vẫn được lưu giữ tại nhà ông Quang Vĩnh ở Thái Nguyên. Ông Vĩnh kể, khi mới ra đời, bài thơ này gây được tiếng vang rất lớn bởi khi đó đại đa số chiến sĩ trong đoàn quân Tây tiến là trí thức, học sinh, sinh viên Hà Nội. Nét hào hoa trong từng câu chữ nói về đoàn quân “xanh màu lá” khiến cho không ít thiếu nữ Hà thành có người yêu là lính Tây tiến phải nhỏ lệ.
                    Chính vì vậy, cho đến mãi tận sau này, có lẽ đây là bài thơ duy nhất của người lính Cộng sản miền Bắc được ngay cả những người lính miền Nam cũng yêu thích chép lại trong sổ tay. Nhiều nhà xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng cho in hàng loạt. Mỗi lần in xong, không biết bằng cách nào, nhưng họ đều gửi sách biếu đến tận nơi. Tuy nhiên, để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc, Quang Dũng đều mang đốt sạch.

                    Sau này khi đất nước hoàn toàn thống nhất, bỗng một hôm gia đình Quang Dũng nhận được một lá thư gửi đến từ địa chỉ không quen biết. Nội dung trong thư là của một tỷ phú đất Sài Gòn. Giống hệt như trong chuyện “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, ông tỷ phú nọ ngỏ lời mời Quang Dũng vào Sài Gòn chơi một chuyến để ông ta được ngồi cùng đàm đạo.
                    Trong thư, ông tỷ phú tha thiết đài thọ toàn bộ mọi phí tổn chuyến đi, những mong Quang Dũng vào đó và tự tay chép tặng ông ta bài thơ “Tây tiến” để ông ta treo tại bàn làm việc. Lẽ ra với một người hâm mộ thơ của mình như thế thì có lẽ cha tôi cũng đã “chẳng phụ một tấm lòng tri kỷ trong thiên hạ” - ông Vĩnh kể.

                    Thế nhưng, cuối lá thư, ông tỷ phú nọ lại “dại dột” tái bút: Nếu được ông chiếu cố vào viết tặng cho bài thơ “Tây tiến” thì thù lao chí ít cũng phải là một chiếc Honda. Ngoài ra nếu ông có thể tặng thêm cho vài câu thơ khác thì số quà tặng còn giá trị hơn rất nhiều. Đọc xong lá thư - ông Vĩnh kể tiếp - cha tôi chỉ cười nhạt mà rằng: “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”. Rồi có lẽ câu chuyện gạ “bán thơ” ấy ông cũng quên khuấy mất trong mớ ngẫu sự thường ngày.

                    Bằng chứng là sau năm 75 khi có dịp vào Sài Gòn thăm chị gái, ông cũng chỉ ở rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép Quang Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một tay chơi đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. ấy thế mà vẫn có người nhận ra.

                    Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một người đàn ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác giả “Tây tiến” không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh kể, không hiểu cha tôi học tiếng Nam khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.
                    Ông Vĩnh nói vui: Có lẽ cha tôi lại sợ có người gạ “bán thơ” nên mới không dám nhận như thế. GS Hoàng Như Mai cũng kể lại: “Sau giải phóng, tôi vào Sài Gòn giảng bài, có đọc sách báo cũ. Về Hà Nội, tôi bô bô với Quang Dũng: Này ông, ở Sài Gòn họ ca tụng ông ghê lắm. Quang Dũng vội xua tay: “Thôi xin ông, ông đừng nói với ai nhé”.

                    Mặc dù “giàu thơ” như thế, nhưng Quang Dũng lại có cuộc sống hết sức đạm bạc. Bà Thạch, vợ nhà thơ nhớ lại, năm 1960 có một phái đoàn văn hóa nước ngoài sang Việt Nam cứ nhất định đòi đến thăm tư gia tác giả Tây tiến. Căn nhà bé tí tẹo của ông ở 91 Lý Thường Kiệt lại... hơi tồi tàn nên cơ quan “tạm” chuyển ông tới 51 Trần Hưng Đạo nay là trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho đẹp mặt.

                    Có lẽ muốn giữ thể diện cho những nhà thơ Việt Nam trong con mắt khách nước ngoài nên Quang Dũng đành chấp nhận màn kịch ấy. Ngay cả đến khi bị liệt, Quang Dũng cũng dạo chơi phố phường Hà Nội lần cuối trên chiếc xe lăn do bạn bè nước ngoài gửi tặng. Cho đến tận những ngày cuối đời nhà thơ hào hoa này vẫn chọn cho mình một cuộc sống thanh bạch.

                    Lâm Bình
                    Những câu chuyện phía sau bài thơ “Tây tiến”
                    Sống trên đời

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom