Soạn bài Ôn tập truyện và kí lớp 6
xem thêm : Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6
Câu 4. Trong những tác phẩm được học nhân vật nào em thích, phát biểu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ấy.
1. Trong các bài từ 18 đến 22 và 25, 26, 27 chúng ta đã học cac tác phẩm truyện (hoặc trích đoạn truyện) và kí hiện đại. Em hãy đọc lại các tác phẩm đó rồi làm bảng kê.
Trả lời:
Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét: Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và ký.
Trả lời:
* Yếu tố thường có chung ở cả truyện và ký là nhân vật kể chuyện. Điều này cho ta thấy các thể truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự.
3. Những tác phẩm được học đã để lại cho em cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
Trả lời:
Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
4. Trong những tác phẩm được học nhân vật nào em thích, phát biểu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ấy.
Đề 1 : Cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi - tác giả Tạ Duy Anh.
Bài làm tham khảo
Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không phải chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh. Tuy nhiên nhân vật Kiều Phương vẫn để lại những ấn tượng đẹp dù chỉ qua những khắc hoạ không nhiều của tác giả.
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp. cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt” - “Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: - Này, em không để chúng nó yên được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi! con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chi có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điểu này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng sủa. Một cô bé đáng yêu!
xem thêm : Soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6
Câu 4. Trong những tác phẩm được học nhân vật nào em thích, phát biểu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ấy.
1. Trong các bài từ 18 đến 22 và 25, 26, 27 chúng ta đã học cac tác phẩm truyện (hoặc trích đoạn truyện) và kí hiện đại. Em hãy đọc lại các tác phẩm đó rồi làm bảng kê.
Trả lời:
Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét: Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và ký.
Trả lời:
* Yếu tố thường có chung ở cả truyện và ký là nhân vật kể chuyện. Điều này cho ta thấy các thể truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự.
3. Những tác phẩm được học đã để lại cho em cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
Trả lời:
Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
4. Trong những tác phẩm được học nhân vật nào em thích, phát biểu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ấy.
Đề 1 : Cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi - tác giả Tạ Duy Anh.
Bài làm tham khảo
Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không phải chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh. Tuy nhiên nhân vật Kiều Phương vẫn để lại những ấn tượng đẹp dù chỉ qua những khắc hoạ không nhiều của tác giả.
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp. cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt” - “Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: - Này, em không để chúng nó yên được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi! con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chi có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điểu này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng sủa. Một cô bé đáng yêu!