Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư gây tử vong hàng đầu với gần 800.000 ca tử vong mỗi năm.
Tỉ lệ mắc ung thư gan tại Việt Nam xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư. Trung bình cứ 100.000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan.
Nếu tính chung cả 2 giới, ung thư gan tại nước ta là loại ung thư phổ biến hàng đầu với hơn 25.000 ca mắc mới (chiếm 15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.
Hình ảnh so sánh giữa lá gan khoẻ mạnh và gan bị ung thư.
Đáng lưu ý, cũng có xấp xỉ 25.000 ca tử vong do ung thư gan mỗi năm, cho thấy đây là loại ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, hiện có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan, tùy thuộc vào giai đoạn như phẫu thuật, nút mạch, điều trị đích, xạ trị, hoá trị...
Vài năm trở lại đây, tại một số cơ sở y tế lớn áp dụng thêm phương pháp đốt u gan bằng vi sóng (sóng viba). Các sóng được sử dụng đốt u có phổ năng lượng từ 300 MHz đến 300 GHz. Tại BV K, cũng bắt đầu triển khai phương pháp này từ đầu tháng 3/2019.
Đây là kĩ thuật tiên tiến, an toàn cho người bệnh, xâm lấn tối thiểu. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng năng lượng vi sóng truyền qua kim điện cực để phá huỷ khối u tại chỗ do nhiệt độ vùng đốt cao, ít bị tản nhiệt, không hoá than quanh kim đốt, bác sĩ có thể tiên đoán được vùng đốt, cho hiệu quả tương đương phẫu thuật mở cắt u.
Do không phải phẫu thuật nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh, thường chỉ phải nằm viện 1 ngày thay vì phải nằm viện ít nhất 1 tuần như mổ mở trước đây. Chi phí cũng rất rẻ, chỉ khoảng 10 triệu đồng.
Với bệnh nhân ung thư gan, phương pháp này có hiệu quả với những trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan (chiếm 80% các ca ung thư gan) hoặc các khối u di căn tại gan. Tất cả những trường hợp có khối u gan dưới 6cm hoặc 3 khối u có đường kính dưới 3cm hay các tổn thương gần mạch máu đều có thể áp dụng.
Hệ thống đốt u bằng sóng viba tại BV K.
Theo GS Thuấn, phương pháp này đặc biệt có giá trị trên những bệnh nhân không thể phẫu thuật do thể trạng không cho phép, ung thư nhiều nốt.
Tại BV Ung bướu TP.HCM, từng theo dõi 31 bệnh nhân ung thư gan đốt u bằng sóng viba cho thấy, 98% thành công sau 1 lần can thiệp, chỉ 2% phải đốt lại lần thứ 2 sau 2 tháng. Khác với mổ mở, khi đốt bằng sóng viba, bệnh nhân có thể thực hiện nhiều lần.
Ngoài ung thư gan, hiện Mỹ đã phê duyệt, cho phép dùng sóng viba để điều trị u tuyến giáp, u phổi, u vú, ung thư thận... và trong tương lai, có thể tiếp tục mở rộng chỉ định để điều trị cho nhiều bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác.
GS Thuấn nhấn mạnh, với phương pháp mới, người bệnh sẽ có thêm lựa chọn trong điều trị ung thư gan, mở ra nhiều cơ hội, hi vọng mới với bệnh nhân khi các phương pháp ngày càng hiện đại như nhiều nước tiên tiến, giúp người bệnh an tâm điều trị trong nước.
GS Thuấn chia sẻ, ung thư gan là bệnh tiến triển thầm lặng, khó nhận biết sớm. Sở dĩ tỉ lệ tử vong do ung thư gan tại Việt Nam cao do hầu hết người bệnh đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn nên điều trị rất hạn chế.
Hiện tại, các xét nghiệm AFP, siêu âm tổng quát; chụp cắt lớp vi tính, các xét nghiệm dấu ấn sinh học khác như AFP-L3, PIVKA-II(DCP)... có thể giúp người bệnh phát hiện sớm các bệnh về gan và ung thư gan.
Theo vietnamnet
Tỉ lệ mắc ung thư gan tại Việt Nam xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư. Trung bình cứ 100.000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan.
Nếu tính chung cả 2 giới, ung thư gan tại nước ta là loại ung thư phổ biến hàng đầu với hơn 25.000 ca mắc mới (chiếm 15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.
Hình ảnh so sánh giữa lá gan khoẻ mạnh và gan bị ung thư.
Đáng lưu ý, cũng có xấp xỉ 25.000 ca tử vong do ung thư gan mỗi năm, cho thấy đây là loại ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, hiện có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan, tùy thuộc vào giai đoạn như phẫu thuật, nút mạch, điều trị đích, xạ trị, hoá trị...
Vài năm trở lại đây, tại một số cơ sở y tế lớn áp dụng thêm phương pháp đốt u gan bằng vi sóng (sóng viba). Các sóng được sử dụng đốt u có phổ năng lượng từ 300 MHz đến 300 GHz. Tại BV K, cũng bắt đầu triển khai phương pháp này từ đầu tháng 3/2019.
Đây là kĩ thuật tiên tiến, an toàn cho người bệnh, xâm lấn tối thiểu. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng năng lượng vi sóng truyền qua kim điện cực để phá huỷ khối u tại chỗ do nhiệt độ vùng đốt cao, ít bị tản nhiệt, không hoá than quanh kim đốt, bác sĩ có thể tiên đoán được vùng đốt, cho hiệu quả tương đương phẫu thuật mở cắt u.
Do không phải phẫu thuật nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh, thường chỉ phải nằm viện 1 ngày thay vì phải nằm viện ít nhất 1 tuần như mổ mở trước đây. Chi phí cũng rất rẻ, chỉ khoảng 10 triệu đồng.
Với bệnh nhân ung thư gan, phương pháp này có hiệu quả với những trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan (chiếm 80% các ca ung thư gan) hoặc các khối u di căn tại gan. Tất cả những trường hợp có khối u gan dưới 6cm hoặc 3 khối u có đường kính dưới 3cm hay các tổn thương gần mạch máu đều có thể áp dụng.
Hệ thống đốt u bằng sóng viba tại BV K.
Theo GS Thuấn, phương pháp này đặc biệt có giá trị trên những bệnh nhân không thể phẫu thuật do thể trạng không cho phép, ung thư nhiều nốt.
Tại BV Ung bướu TP.HCM, từng theo dõi 31 bệnh nhân ung thư gan đốt u bằng sóng viba cho thấy, 98% thành công sau 1 lần can thiệp, chỉ 2% phải đốt lại lần thứ 2 sau 2 tháng. Khác với mổ mở, khi đốt bằng sóng viba, bệnh nhân có thể thực hiện nhiều lần.
Ngoài ung thư gan, hiện Mỹ đã phê duyệt, cho phép dùng sóng viba để điều trị u tuyến giáp, u phổi, u vú, ung thư thận... và trong tương lai, có thể tiếp tục mở rộng chỉ định để điều trị cho nhiều bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác.
GS Thuấn nhấn mạnh, với phương pháp mới, người bệnh sẽ có thêm lựa chọn trong điều trị ung thư gan, mở ra nhiều cơ hội, hi vọng mới với bệnh nhân khi các phương pháp ngày càng hiện đại như nhiều nước tiên tiến, giúp người bệnh an tâm điều trị trong nước.
GS Thuấn chia sẻ, ung thư gan là bệnh tiến triển thầm lặng, khó nhận biết sớm. Sở dĩ tỉ lệ tử vong do ung thư gan tại Việt Nam cao do hầu hết người bệnh đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn nên điều trị rất hạn chế.
Hiện tại, các xét nghiệm AFP, siêu âm tổng quát; chụp cắt lớp vi tính, các xét nghiệm dấu ấn sinh học khác như AFP-L3, PIVKA-II(DCP)... có thể giúp người bệnh phát hiện sớm các bệnh về gan và ung thư gan.
Theo vietnamnet