• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Năm tháng nhuận trong âm lịch được tính như thế nào?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Năm tháng nhuận trong âm lịch được tính như thế nào?

    Muốn tính năm âm lịch có tháng nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho các số dư 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.

    Lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).


    Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

    Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

    Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

    Ví dụ:

    Năm nay Bính Thân 2016 không nhuận vì 2016/19 dư 2 nên không phải năm nhuận.

    Năm sau Đinh Dậu 2017 là năm nhuận vì 2017/19 dư 3 nên năm sau là năm nhuận.

    Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

    Trong dương lịch không có tháng giêng hay tháng chạp mà chỉ có tháng một và tháng mười hai . Hai cái tên giêng và chạp là tên riêng của hai tháng trong âm lịch và chỉ có trong âm lịch .

    Trong âm lịch ko hề có tháng mười một , nếu để ý chúng ta thấy dân gian ta hay đọc thứ tự ” một, chạp , giêng , hai …” Có nghĩa là tháng thứ mười một trong năm được gọi là tháng một , tháng mười hai gọi là tháng chạp . Âm lịch của chúng ta xuất phát từ lịch mặt trăng đến từ Trung Quốc , tháng mười một là tháng tý ( tháng này thường rơi vào khoảng thời gian có ngày đông chí 21 hoặc 22 dương lịch ) tương đương với thời điểm gieo mạ vụ lúa xuân của các quốc gia phương đông trồng lúa lâu đời điều này lý giải nguyên do việc tháng này được gọi là tháng tý .
    Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 30-08-2017, 11:00 PM.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Ý nghĩa sao và cách cúng sao giải hạn đầu năm

    - Quan niệm Đông phương cho rằng có 9 vì sao chiếu mệnh luân phiên ảnh hưởng đến con người. Nếu gặp sao xấu cần phải dâng sao giải hạn.


    Tuổi nào gặp hạn?

    Trong tín ngưỡng dân gian Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi tuổi trong một năm đều chịu ảnh hưởng của một sao. Có tất cả 9 sao lần lượt là: Kế Đô, La Hầu, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh, Thổ Tinh. 9 sao này cứ luân phiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trong từng năm.
    Các sao này có tốt có xấu. Sự tốt xấu của nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của đương số. Do đó mới sinh ra việc cắt sao giải hạn để mong làm nhẹ bớt đi những ảnh hưởng xấu khi gặp sao xấu.
    Về vấn đề này, sách Diễn cầm tam thế diễn nghĩa của Dương Công Hầu đã liệt kê rất rõ ràng và đầy đủ về các tuổi ứng với sao hạn.

    Cũng theo Dương Công Hầu, việc dâng sao giải hạn không nhất thiết phải đến đền chùa mà có thể tự tiến hành ở nhà vào những ngày nhất định trong tháng tùy theo sao gì chiếu. Dưới đây là các sao cụ thể.



    Ảnh: Blog Phong Thủy.

    Ý nghĩa sao và cách cúng sao giải hạn
    Sao La Hầu: Vì sao này hung tinh, nam thì ngừa quân sự, rầy rà, nhiều việc ưu sầu, nữ thì hay có việc buồn rầu, đau mắt, sinh sản có bệnh. Sao này phát mạnh vào tháng Giêng tháng 7, kỵ đàn ông nhiều hơn đàn bà. Để giải hạn, mỗi tháng ngày mồng 8 cúng 9 ngọn đèn, 9 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Thiên cung Thần Thủ La Hầu tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.


    Tùy theo sao chiếu mạng là gì, khi sửa lễ phải xếp đèn hoặc nến theo hình vẽ trên. Ảnh: Blog Phong Thủy.

    Sao Thổ Tinh (hay còn gọi là Thổ Tú): Là một hung tinh, bị sao này chiếu thì đi đâu cũng không thuận ý, phải đề phòng kẻ tiểu nhân ngăn trở, gia đạo cũng bất an, hay bị mộng mị chiêm bao. Năm có sao Thổ tinh chiếu thì tháng 4 và tháng 8 kỵ, hay có việc lo buồn. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều như thế. Để giải hạn, mỗi tháng vào tối ngày 19 cúng 5 ngọn đèn, 5 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức tinh quân” và quay về hướng Bắc hành lễ.
    Thủy tinh (hay Thủy Diệu): Là sao mang cả cát lẫn hung. Đàn ông trong năm có sao này chiếu thì đi làm ăn khá, đi xa có tài lộc nhưng đàn bà hay tai nạn nhất là nạn sông nước. Kỵ nhất là tháng 4 và tháng 8. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 21 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị “ Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.
    Kim Tinh (Thái Bạch): Sao này mang cả cát lẫn hung. Đàn ông thì hay buồn rầu nhưng rồi làm ăn cũng khá vì có quái nhân giúp đỡ. Trái lại đàn bà thì hay đau ốm và vợ chồng hay tranh cạnh. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 15, cúng 8 ngọn đèn cùng 8 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy trắng viết bài vị: “Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân” và hướng về phía Tây hành lễ.
    Thái Dương: Sao này có cát có hung. Đàn ông làm ăn sáng suốt, đi xa có tài lộc và được an hưởng còn đàn bà thì làm ăn trắc trở tối tăm. Khi sao này chiếu, vào tháng 6 và tháng 10 hay có tài lộc. Để thu phần cát và giải trừ cái hung của sao Thái Dương, mỗi tháng vào tối ngày mồng 2 nên cúng 12 ngọn đèn, 12 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu vàng viết: “ Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân” và hướng về hướng Đông hành lễ.
    Sao Hỏa tinh (Vân Hán): Là một hung tinh. Đàn ông gặp sao Hỏa tinh phải phòng việc thị phi quan sự nên ăn nói phải lựa lời kẻo lôi thôi, đàn bà hay bị đau về máu huyết nên kỵ việc sinh nở. Hạn nặng nhất vào tháng 2 và tháng 8. Để giải trừ, mỗi tháng vào tối 29, cúng 15 ngọn đèn, 15 chén nước, 3 nén hương. Bài vị dùng giấy đỏ viết: “Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân”, quay về phương Nam hành lễ.


    Các sao trong Cửu diệu. Ảnh: Blog Phong Thủy.

    Sao Kế Đô: Là hung tinh, đàn ông làm ăn bình thường, đi xa sẽ có tài lợi còn đàn bà hay bị xảy ra việc rầy rà, điều tiếng thị phi. Hạn nặng nhất vào tháng 3 và tháng 9. Để giải trừ, vào tối mồng 1 hàng tháng cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương sắp xếp đèn theo như ảnh dưới. Bài vị viết bằng giấy vàng, bài vị viết: “Địa cung Thần Vĩ Kế Đô tinh quân” và quay về hướng Tây hành lễ.
    Sao Thái Âm: Đây là sao tốt. Gặp sao này chiếu thì đàn ông làm việc gì cũng vừa ý toại lòng dù là cầu tài lợi hay danh vọng nhưng đàn bà thì thường bị đau ốm chút ít. Khi sao này chiếu, tháng 9 là tháng phát còn tháng 11 thì kỵ. Cũng lưu ý khi sao Thái Âm chiếu mệnh thì đàn bà không nên sanh nở. Để thu cái tốt đẹp, trừ điều tệ hại, mỗi tháng vào tối ngày 26 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương. Bài vị viết trên giấy màu vàng, quay về hướng Tây hành lễ. Trên bài vị viết: “Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân”.
    Sao Mộc Tinh (Mộc Đức): Là sao tốt. Gặp sao này chiếu mệnh thì thuận lợi việc cưới gả cũng như cầu tài lợi. Tuy nhiên, đàn ông sẽ hay bị đau mắt, đàn bà hay bị đau ốm về máu huyết. Tháng Chạp là tháng sẽ phát tài lợi khi gặp sao Mộc tinh chiếu mệnh. Để giải trừ bớt điều tệ hại, mỗi tháng vào tối ngày 25 cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu xanh, viết: “Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân”, quay về hướng Đông hành lễ.

    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3


      Âm Lịch - Âm Dương Lịch


      Cách ghi lịch truyền thống

      Lịch pháp truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng can chi để ghi năm, tháng, ngày, giờ. Cái gọi là “can chi” là tên gọi tắt của “Thiên can” và “Địa chi”. Trong đó “Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý” là mười thiên can. “Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi” là mười hai địa chi. Ghi năm theo trình tự can chi lấy ra mỗi thứ một chữ, bắt đầu bằng chữ Giáp, 60 năm tuần hoàn một lần, lặp đi lặp lại cho tới vô cùng.

      Mỗi một thời khắc đều được đánh dấu từ can chi của năm, tháng, ngày, giờ, do đó tổng cộng có tám chữ. Ví dụ, 6 giờ sáng ngày 06 tháng 06 năm 2006, cũng thuộc về “Giờ Tân Mão, ngày Bính Dần, tháng Giáp Ngọ, năm Bính Tuất”, Khi đó “Sinh thần bát tự” (ngày tháng năm sinh) của một người được gọi là “Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Dần, Tân Mão”.

      Sau khi lịch sử Hoàng triều được kiến lập, Hoàng đế lên ngôi, hoặc phát sinh đại sự, thiên tai… đều sửa niên hiệu, do đó trong lịch pháp lại thêm vào niên hiệu. Ví như chúng ta đã quen thuộc với các niên hiệu: “Trinh Quán”, “Vĩnh Lạc”, “Khang Hy”, v.v.. chúng đều là niên hiệu.

      Lịch thư truyền thống của hoàng triều đều do Hoàng đế ban bố, có liên hệ trực tiếp đến niên hiệu Hoàng đế, đồng thời do chính quyền khắc ấn, do đó lịch pháp truyền thống được gọi là “Hoàng lịch”. Cũng bởi vì lịch pháp sớm nhất khởi nguồn từ Hoàng Đế, do đó cũng gọi là “Hoàng lịch”.

      .a/6a013486d6ac7d970c0263e9883971200b-pi]"]Just a moment...

      Bản chất của lịch pháp truyền thống

      Âm Dương hợp lịch, Âm Dương cân bằng

      Lịch pháp truyền thống là lịch kết hợp giữa Âm và Dương, chứ không đơn thuần là Âm lịch. Ví dụ về lịch Âm đơn thuần là lịch Hồi giáo. Cơ sở tính tháng của nó đều dùng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng, mỗi năm 12 tháng, khoảng 354 ngày, cho nên cứ 33 năm lại cách một năm so với Công lịch.

      Cổ nhân chú trọng Âm Dương hòa hợp đã lập ra lịch pháp truyền thống, đồng thời cũng quan tâm tới chu kỳ mặt trăng tròn khuyết và chu kỳ trái đất xoay quanh mặt trời. Độ dài bình quân của lịch tháng gần giống với tháng Sóc vọng (tháng mặt trời). “Ngày sóc” (mùng 1), mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất, nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng sẽ quay lưng về phía Trái Đất, ngày hôm đó đứng trên trái đất không nhìn thấy Mặt Trăng. Giữa tháng là “ngày vọng” (ngày rằm – ngày trăng tròn).

      Thông qua việc đặt ra tháng nhuận, khiến độ dài bình quân của lịch năm tiếp cận với năm hồi quy là một loại lịch kết hợp Âm Dương “tháng Âm năm Dương”. Nó vừa có thể khiến mỗi một năm về cơ bản đều phù hợp với thay đổi của từng mùa, lại có thể khiến ngày của mỗi tháng đối ứng với Mặt Trăng.

      Lịch pháp sớm nhất của Trung Quốc là do Hoàng đế Hiên Viên ban bố. Hoàng đế Hiên Viên được tôn xưng là “Nhân văn sơ tổ” (Ông tổ nhân văn), do đó có thể thấy rằng người Trung Quốc rất coi trọng lịch pháp. Hoàng đế Hiên Viên là người sáng lập ra văn hóa Đạo gia, bởi vậy người Trung Quốc từ thuở văn minh sơ khai đã rất coi trọng học thuyết Âm Dương của Đạo gia. Lịch pháp cũng biểu đạt về khái niệm cân bằng Âm Dương.

      “Thiên nhân hợp nhất”, kính Thiên tín Thần

      Văn hóa truyền thống coi trọng “Thiên nhân hợp nhất”. Đạo gia cho rằng con người chính là một tiểu vũ trụ, bởi vậy rất coi trọng việc quan sát thiên tượng. Thời đầu nhà Hán khi Tư Mã Thiên viết “Sử Ký”, ông đã viết riêng một chương “Thiên quan thư”, trình bày hết sức tỉ mỉ vị trí, quy luật vận hành của tinh cầu và sự ảnh hưởng của nó đến các sự việc tại nhân gian.

      Do Thiên can địa chi đối ứng với ngũ hành, hơn nữa còn đối ứng với vị trí, màu sắc, các mùa, ngũ tạng, kết cấu xã hội, v.v.. do đó nó đã trở thành căn cứ chủ yếu của dự đoán học Chu Dịch. Lấy can chi để ghi tháng (nguyệt), tức là Chu Dịch dự đoán cũng phải căn cứ vào lịch pháp truyền thống.

      Hoàng lịch truyền thống thể hiện đầy đủ tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành, ẩn chứa quy luật diễn hóa tuần hoàn của tự nhiên, tức là kết quả tác dụng của tương tác giữa thời (thời gian) và không (không gian – phương hướng), và giữa “Âm” và “Dương”.

      Đồng thời, lịch pháp truyền thống còn phản ánh vũ trụ quan của cổ nhân về tương sinh tương khắc, họa phúc hoán chuyển, thay triều đổi đại, tuần hoàn lặp lại. Điều phản ánh phía sau là văn hóa Đạo gia và xã hội truyền thống kính sợ Thiên Địa, Thần linh, cân nhắc tới giá trị quan thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

      Tác hại của việc gọi sai tên lịch pháp truyền thống

      Lịch pháp truyền thống là “Âm Dương hợp lịch”, khi gọi “Âm lịch” đã phá vỡ đi quan niệm Âm Dương cân bằng trong văn hóa truyền thống. Ngoài ra, “Âm lịch” có thể khiến một số người hiểu lầm rằng đây là lịch cho người đã chết (người cõi “Âm”), còn người đang sống thì chỉ dùng “Dương lịch” mà thôi.

      Tuy vậy, dù sao “Âm” vẫn là cách nói của Đạo gia, vẫn là mang theo nội hàm tu luyện. Vào năm 1968, chính quyền Trung Quốc mượn cớ phá bỏ “Tứ Cựu” đã gọi Hoàng lịch thành “Nông lịch”.

      Gọi lịch pháp truyền thống thành Nông lịch, khiến mọi người sinh ra một loại ảo giác, dường như tác dụng của lịch pháp truyền thống chỉ giới hạn trong nông nghiệp, cần thiết cho việc tính toán thời vụ, không có quan hệ gì nhiều đối với xã hội hiện đại. Lịch pháp truyền thống do đó mà bị gạt sang một bên.

      Trên thực tế, tác dụng của Hoàng lịch truyền thống tuyệt nhiên không chỉ giới hạn trong nông nghiệp. Nó có mối quan hệ trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, là trực tiếp phản ánh mối quan hệ giữa “Thiên Địa Nhân”, lấy thiên can địa chi làm cơ sở, căn cứ theo ngũ hành sinh khắc mà xác định cát, hung, hợp, kỵ trong mỗi ngày, và lấy việc kính Thiên tín Thần làm trọng tâm cho các hoạt động tế tự, ngày Tết.

      Gọi Hoàng lịch truyền thống là “Âm lịch” hay Nông lịch đã hạ thấp giá trị và làm mất đi nội hàm văn hóa rộng lớn của Hoàng lịch, cắt đứt sự truyền thừa của văn hóa truyền thống. Giới trẻ ngày nay nói đến Nông lịch, chỉ biết nó có liên quan đến vài ngày lễ truyền thống thưa thớt còn sót lại và liên quan tới việc nhà nông, chứ không biết trong đó có ẩn chứa nội hàm văn hóa truyền thống sâu sắc.

      Khôi phục lại tên gọi chân thực của “Hoàng lịch” không chỉ là thay đổi danh xưng, mà còn là sự trở về với truyền thống, tôn kính Thiên Địa Thần linh, và thấu hiểu vị trí của con người trong vũ trụ bao la rộng lớn này.


      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom