• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người mù trên đỉnh Thiên Thu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người mù trên đỉnh Thiên Thu

    Người mù trên đỉnh Thiên Thu

    Mt. Everest (Đỉnh Thiên Thu), ngọn núi cao nhất thế giới quanh năm tuyết trắng có lẽ là đỉnh mơ của rất nhiều nhà leo núi chuyên nghiệp. Kể từ ngày đầu tiên được chinh phục vào năm 1953 cho đến nay, chỉ có gần 3,000 người lên được đến đỉnh Everest và khoảng hơn 200 người đã nằm lại vĩnh viễn trên ngọn sơn tuyết này. Trong số những người chinh phục được Mt. Everest, có một người mù.
    Đó chính là một công dân Hoa Kỳ mang tên Erik Weihenmayer.


    Hoa Kỳ là quốc gia mà người khuyết tật luôn được tạo nhiều cơ hội để phát triển và thi thố tài năng. Với ý chí cố gắng trong tinh thần sống tự do, nhiều người khuyết tật cũng đã thành công và đạt thành tích trong nhiều lãnh vực. Riêng về môn leo núi tuyết, chắc hẳn ai cũng đều biết đến Erik Weihenmayer, được công nhận là người mù đầu tiên và duy nhất chinh phục được toàn bộ bảy đỉnh núi nổi tiếng cao nhất thế giới, trong đó có Mt. Everest, thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, cao 29,028 feet (8,848 mét). Erik lên được đỉnh Everest vào năm 2001, và chỉ một năm sau đó ông đã hoàn tất các chuyến chinh phục những đỉnh núi cao nhất còn lại. Câu chuyện phấn đấu bằng nghị lực vượt qua sự khuyết tật để thành công của Erik được nhiều tờ báo lớn tại Mỹ nhắc đến. Ngoài việc leo núi, Erik còn là tay đạp xe đường trường và chạy việt dã. Nhiều người kinh ngạc vì ít khi có một người mù có khả năng tham gia những môn thể thao dành cho những người sáng mắt. Và một trong những bí quyết thành công của Erik là sự kiên trì luyện tập.

    Erik Weihenmayer sinh năm 1968 với một chứng bệnh di truyền về mắt mà rất ít người bị mắc phải được gọi là retinoschisis và chứng bệnh này đã hoàn toàn cướp mất đi ánh sáng của đôi mắt ông khi ông vừa tròn 13 tuổi. May mắn thay cho Erik, gia đình ông không dễ dàng chấp nhận số phận nghiệt ngã của con trai, nên bố ông đã tập cho ông vượt qua thử thách của căn bệnh bằng cách dẫn ông đi hiking (dã ngoạn trên núi) từ lúc còn rất nhỏ. Do đó, khi trở thành người mù, Erik đã khá quen thuộc với bộ môn hiking và những ngọn núi cao. Đồng thời, bố ông cũng còn tập cho ông cách rèn luyện thể lực và chơi các bộ môn thể thao khác mà không cần nhìn thấy ánh sáng.

    Năm 1987, sau khi Erik tốt nghiệp trung học tại bang Connecticut ông đại diện toàn tiểu bang tham dự cuộc đi bộ việt dã 50 dặm từ Inca Trail đến tận Machu Picchu. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1991, ông đã bắt đầu leo những ngọn núi cao ở Pakistan. Năm 1995, Erik được thế giới bắt đầu chú ý khi quyết định leo lên ngọn núi McKinley ở bang Alaska cũng là ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ (20,320 feet). Với sự tài trợ của Hội Những Người Mù, ông đã chinh phục được đỉnh McKinley trước sự thán phục của nhiều dân leo núi chuyên nghiệp. Vào năm 1997, Erik leo được ngọn Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất ở Phi Châu, đánh dấu ngọn núi thứ hai trong bảy ngọn núi cao nhất thế giới mà Erik đã đặt chân lên. Ngay cả lễ cưới của Erik cũng được tổ chức tại độ cao 13,000 feet của ngọn núi này. Năm 1999, Erik trở thành người mù duy nhất leo được đỉnh núi Aconcagua (22,850 feet) thuộc quốc gia Argentina và cũng là ngọn núi cao nhất Nam Mỹ. Đây là ngọn núi thử thách Erik đến hai lần. Trong lần đầu tiên, Erik đã không thành công và chỉ cách đỉnh có một đoạn ngắn, nhưng vì thời tiết quá xấu và sức gió lại mạnh nên Erik cùng đoàn leo núi phải trở xuống. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Erik đã thành công chinh phục ngọn núi này.

    Năm 2001 có lẽ là năm thay đổi cuộc đời của Erik nhiều nhất. Ông được Hội Người Mù Quốc Gia bảo trợ để tham gia leo ngọn Everest. Mục đích của chuyến đi này còn nhằm vào việc quảng bá bảo vệ môi trường ở những độ cao như ngọn Everest. Theo thống kê của những người đã từng leo ngọn Everest, chỉ có khoảng 10 phần trăm dân leo núi chuyên nghiệp lên được tới đỉnh vì nhiều lý do như: thời tiết, điều kiện sức khỏe, tuyết sụp lở, nhiệt độ quá lạnh, và thiếu dưỡng khí. Phương cách leo ngọn Everest cũng hoàn toàn khác với những ngọn núi khác. Vì độ cao và thời tiết khắc nghiệt, muốn lên đến đỉnh, người leo núi Everest phải tập cho cơ thể quen với môi trường cực lạnh và thiếu dưỡng khí bằng cách leo một đoạn rồi trở xuống, sau đó leo một đoạn dài hơn rồi lại trở xuống, vài lần như vậy cho đến khi sẵn sàng để thực hiện chuyến chinh phục đỉnh cao nhất thế giới.

    Rất nhiều người sẽ thắc mắc làm sao một người khiếm thị lại có thể "nhìn thấy đường" để leo núi. Trong chuyến chinh phục Everest, những người đi cùng đoàn với Erik đã hỗ trợ anh bằng cách nói cho anh biết trước đoạn đường sắp đi như thế nào với ước lượng khá chính xác về chiều dài. Ngoài ra, người đi trước anh còn gắn trên mình một cái chuông để giúp anh định hướng. Với ý chí vượt khó và sự kiên nhẫn, Erik đã leo lên được ngọn núi cao nhất thế giới, trở thành người mù đầu tiên và duy nhất cho đến nay đứng trên đỉnh Everest. Một năm sau, năm 2002, Erik cũng đã thành công leo được đỉnh Kosciusko của Úc Châu và tính đến tháng Chín năm 2002, Erik đã trở thành một trong khoảng 100 người chinh phục toàn bộ bảy ngọn núi cao nhất trên thế giới.

    Niềm đam mê leo núi của Erik không chỉ dừng lại ở mục đích khắc phục thử thách cá nhân, mà ông đã chia sẻ kinh nghiệm leo núi của người mù với mọi người qua việc viết sách. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó có quyển Touch the Top of The World: A Blind Man's Journey to Climb Farther Than the Eye can See được xuất bản ở 10 quốc gia với 6 ngôn ngữ. Quyển sách này đã được dàn dựng thành phim vào năm 2006 với tựa đề Farther Than the Eye can See và đã giúp Erik thắng giải tại nhiều đại hội điện ảnh và được đề cử hai lần cho giải Emmy. Ngoài ra, Erik còn được mời lên phỏng vấn trên các đài truyền hình như ABC, NBC, hay Oprah. Erik cũng còn được mời diễn thuyết cho nhiều đại học nổi tiếng về kinh nghiệm của một người mù leo núi.

    Năm 2004, Erik cùng một số bạn đồng hành trong chuyến chinh phục Everest thực hiện dự án Climbing Blind tại Tibet. Trong nhiều tháng liền Erik đã luyện tập cho sáu thiếu niên khiếm thị làm quen với bộ môn leo núi để cuối cùng có thể thực hiện chuyến leo núi dài ba tuần chinh phục ngọn Lhapka Li (23,100ft) nằm về phía bắc của đỉnh Everest.

    Sự vượt khó từ một người mù như ông Erik Weihenmayer đã là tấm gương cho những người bị khuyết tật nhưng có nghị lực để vươn lên sống hài hòa và có ích trong xã hội. Tuy nhiên, sự vượt khó của những người khuyết tật sẽ càng gặt hái được nhiều thành quả hơn nếu được sự giúp đỡ mạnh mẽ trong một xã hội mà quyền sống và quyền làm người luôn được tôn trọng, như tại Hoa Kỳ.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom