Chương 3 của Sáng Thế Ký chứa đựng khá nhiều tình tiết không dễ gì mà sắp xếp cho được xuông sẻ theo cách nhìn bình thường của thế gian . Chẳng hạn như việc (A-đam + Ê-và) vì trái lời răn, lỡ ăn trái cấm mà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng thơ mộng, và rồi còn phải chịu gò trói trong bộ da thú lông lá , tranh sống với bao nhiêu thử thách khổ ải . Không những cái tình cảnh này chỉ là số phận của (Adam + Eva), mà theo như niềm tin của đa số con chiên thuộc đạo Thiên Chúa , tất cả loài người bởi là con cháu của (A-đam + Ê-và), cứ sinh ra đã là vướng tội và phải chịu hình phạt y như tổ tông của mình . Lẽ nào bề trên của (A-đam + Ê-và) lại nghiệt khắc và giận dữ lâu dài tới mức độ như vậy hay sao ? Thành thử một lần nữa phải nên để ý rằng mọi manh mối ghi trong Kinh Thánh đều là những huyền thoại ví von , cần được hiểu theo nghĩa bóng, cần được suy diễn thêm .
Điều ly kỳ nhất trong chương 3 này có thể nói là các sự việc xảy ra quanh cái "Cây Kiến Thức về Thiện và Ác" (the tree of knowledge of good and evil) .
Một manh mối rất đáng kể nằm dấu trong câu này:
trích từ bibleglot.com/pair/KJV/Viet/Gen.3/
And the LORD God said, Behold, the man is become as one of us, to know good and evil: and now, lest he put forth his hand, and take also of the tree of life, and eat, and live for ever: (Genesis 3:22)
Therefore the LORD God sent him forth from the garden of Eden, to till the ground from whence he was taken.(Genesis 3:23)
Therefore the LORD God sent him forth from the garden of Eden, to till the ground from whence he was taken.(Genesis 3:23)
Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay khiến cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. (STK 3:22)
Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. (STK 3:23)
Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. (STK 3:23)
Câu (STK 3:22) + (3:23) cần được dịch lại cho chuẩn hơn như sau:
Giê-hô-va Ðức Chúa Trời thốt lên: Ô xem kìa, "con người" (A-đam + Ê-và) đang sắp trở nên một thành viên y như chúng ta, biết được về Thiện và Ác: và giờ đây để ngừa tránh việc con người vung tay chiếm lấy luôn cái "Cây của Sự Sống" , ăn nó, và rồi sống bất tận ...(STK 3:22)
Cũng vì thế Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen, đặng lo cầy sới cái vùng đất, nơi mà từ đó con người đã được tạo nên .(STK 3:23)
Câu (STK 3:22) nói trên ám chỉ rằng "Cây Kiến Thức" chứa đựng một năng lực mầu nhiệm chi đó có thể khiến cho (A-đam + Ê-và) trở nên thông suốt về Thiện và Ác (đi từ trạng thái "nhất quán" ,oneness, chuyển sang "nhị nguyên", duality ?) . Khả năng này có triển vọng đặt (A-đam + Ê-và) lên ngang hàng (as one of us) với the LORD God . Ngài đã phải e ngại rằng (A-đam + Ê-và) không khéo sẽ phát huy cái "quyền năng sáng tạo" tiềm tàng sẵn nơi bản thể "Thần" vốn bọc kín trong mình , mà gây mọi tai hoạ khó lường . Bởi thế mới phải ngăn trói (A-đam + Ê-và) lại trong bộ da lông thú để giới hạn các khả năng quyền phép của loài người ?
Như đã ghi trong SangTheKy chương 1, Đức Chúa Trời (God) tạo ra “Con Người” ( Chân Nhân) bằng cách phóng xuất ra bao “hình ảnh chân thật” của mình, để chúng thể hiện ra ở những cảnh giới “thấp” hơn, gần với “vật chất” hơn, với mục đích tu chỉnh, sửa chữa một sự kiện “không ổn” nào đó trong cõi “vật chất” . Sứ mạng của “Con Người” là làm cho đất chịu quy tùng , là khôi phục lại những gì đã hao tổn mất mát tại cõi này, chứ không phải là để đem “quyền năng sáng tạo” vào trong cõi “đất”.
Phải chăng cái "tội lỗi" của loài người không căn cứ vào việc (A-đam + Ê-và) lỡ ăn vụng trái cấm, mà nằm ở chỗ đã vô tình sớm sở hữu một "quyền năng dị thường" trong khi vẫn còn mang một bản thể thô trược chưa đủ thanh khiết . Thay vì làm cho cảnh giới 3-chiều được khá hơn, qua biết bao nhiêu kỷ nguyên rồi, con người dường như đã luôn kết thành một khối nặng dìm cho nó chìm sâu hơn nữa .... ?
Leave a comment: