Với tính chất là một công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo cao, công việc Marketing đã mang trong mình một màu sắc rất đặc thù. Người làm Marketing trước hết phải biết PR bản thân mình ngay từ bản CV xin việc gửi đến. Đây sẽ là ấn tượng mạnh mẽ và là minh chứng rõ ràng nhất. Cùng tìm hiểu bí quyết làm nên bản CV chất nhất dành để ứng tuyển công việc Marketing bách chiến bách thắng.
Thông tin cá nhân
Tiêu đề CV là bắt buộc (vị trí bạn ứng tuyển. Theo sau đó là mục tiêu công việc. Ở mục tiêu bạn có thể gắn thêm với một kỹ năng gì đó thật sự nổi bật mà bạn sử dụng để đạt được mục tiêu của bạn.
Kinh nghiệm
Đưa ví dụ bạn đã làm và kết quả bạn đạt được. Nếu bạn đã từng làm dự án nào đó, công việc tình nguyện hay những hợp đồng ngắn hạn thì hãy mô tả trách nhiệm và sự đạt được một cách ngắn gọn. Ví dụ:
Tư vấn tiếp thị kỹ thuật số cho công ty ABC (1/2012-3/2012)
Nghiên cứu thị trường, xác định phương pháp chi phí hiệu quả để tăng giao dịch mua bán, quảng bá sản phẩm qua giới thiệu truyền miệng, qua các forum, trang mạng xã hội cho cửa hàng quần áo ở địa phương.
Tăng việc giao dịch mua bán lên 20% qua cải thiện SEO và tầm nhìn khu vực
Tạo ra thêm 15% giao dịch mua bán qua việc thực hiện chiến dịch Google AdWords
Quảng bá hình ảnh công ty qua truyền thông mạng xã hội có tiếng vang lớn như trang fanpage Facebook, blog và Twitter để tăng like và sharing, coi trọng vấn đề chăm sóc khách hàng. Điều này dẫn tới tỷ lệ thỏa mãn khách hàng được cải thiện lên 35% và tăng doanh thu online lên 15%.
Sử dụng thuật ngữ marketing:
dù không nên dùng những thuật ngữ quá khó hiểu, bạn cũng nên chú ý đến những từ ngữ thường dùng của lĩnh vực này. Những từ ngữ như “nhu cầu khách hàng”, “các hình thức truyền thông” khiến bạn trở nên “quen thuộc” với lĩnh vực marketing hơn dù trước đây bạn là một chuyên viên ngân hàng.
Về cơ bản, ứng viên cần nhớ rằng:
“CV xin việc chính là một bản tóm tắt về tất cả các thông tin của ứng viên trên các phương diện bao gồm trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc có liên quan trực tiếp đến vị trí công việc mà ứng viên đang ứng tuyển. Tuyệt đối CV xin việc không phải là bản kê khai lý lịch tự thuật.” – Theo các chuyên gia của CV 365 tại Timviec365.vn.
Kỹ năng
Nhấn mạnh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, nhiệt huyết và tính sáng tạo: Nhiều chuyên gia nhân sự khi phỏng vấn ứng viên tin rằng cách bạn ứng xử, làm việc, hay khả năng lãnh đạo ở môi trường cũ sẽ tiếp tục được thể hiện trong môi trường mới. Thể hiện niềm đam mê, truyền cảm hứng trên CV cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi môi trường làm việc sắp tới đòi hỏi bạn phải có sự tin tưởng và tình yêu đối với thương hiệu của mình. Bạn không nhất thiết phải từng làm trong những lĩnh vực đòi hỏi khả năng sáng tạo, chỉ cần chứng minh được mình có khả năng suy nghĩ độc lập, không theo lối mòn, cơ hội được nhận vào làm marketing sẽ cao hơn.
Quá trình học tập
Phần học vấn hãy tóm tắt quá trình học tập. Chỉ tóm tắt ngắn gọn về thời gian, chuyên ngành, trường đại học/cao đẳng bạn học. Không cần đề cập đến khoảng thời gian học cấp 3 nếu như không có gì quá nổi bật.
Tiếp đó là tóm tắt (kinh nghiệm bạn làm việc và sự đạt được cho chính bạn và tổ chức nơi bạn làm việc) và phần kỹ năng nổi bật.
Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với hành vi người tiêu dùng:
có thể chuyên ngành của bạn là tâm lí học, văn hóa, hay nhân chủng học. Có thể bạn làm việc trong lĩnh vực sản xuất và luôn tìm tòi làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn dễ dàng hơn. Hay khi làm việc trong ngành ngân hàng, bạn thích thú tìm hiểu cách thức khách hàng đầu tư. Dù kinh nghiệm làm việc trước đây là gì, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện khả năng thấu hiểu hành vi người tiêu dùng trong hồ sơ xin việc.
Bằng cấp, chứng chỉ
Nếu bạn đã từng tham gia khóa đào tạo chuyên nghiệp nào cho lĩnh vực marketing hay câu lạc bộ về marketing… thì hãy dẫn dắt tới điều này, đưa ra outline về nội dung khóa học hay công việc bạn đã từng làm và bạn học hỏi được điều gì từ đó.