• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Phóng sự : Một ngày theo chân sư giả

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phóng sự : Một ngày theo chân sư giả

    Phóng sự : Một ngày theo chân sư giả

    Bất ngờ gặp lại một vị sư giả mà báo NLĐ đã từng có bài phản ánh vị sư giả này đi khất thực trên đường phố Đà Nẵng . Và hôm nay, vị sư giả này vẫn khoác lên mình chiếc áo cà sa nhằm che mắt đánh lừa thiên hạ, ung dung đi khất thực trên các đường phố Đà Nẵng để xin bố thí.


    Vị sư giả đi khất thực trên đường Phan Chu Trinh, xin của bố thí.



    Sau khi trong túi đầy hàng, vị sư này bất ngờ đến ngã tư Phan Chu Trinh- Hùng Vương, lên chiếc xe thồ đợi sẵn và chạy thẳng về ngã tư Ông Ích Khiêm- Vùng Vương, rồi xuống xe tiếp tục đi khất thực. Vị sư đi ngồi lên xe nhưng không đội mũ bảo hiểm, bất chấp qui định của luật lệ giao thông.


    Tiếp tục đi khất thực đường Lý Thái Tổ chưa được 100 m, bất ngờ vị sư vào quầy bán bánh mì ven đường, ngồi xuống ăn bánh mì ngon lành. Ăn xong, vị sư còn dở trò xem bói cho chị bán bánh mì và lấy tiền 10.000 đồng.


    Trong lúc chờ đợi đón xe về lại Quảng Nam trên đường Nguyễn Tri Phương, vị sư giả châm thuốc hút ngon lành.


    Vị sư ra con lươn giữa đường Nguyễn Tri Phương tè bậy trên cây cảnh, hoa trồng ở đây




    Sau một buổi đi khất thực, sư giả thu về một bao hàng

    H.Dũng
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Sư giả khất thực khắp nơi

    Bội thu ngày rằm


    - 7 giờ: Tấp nập người đi vào chợ, nhiều người ghé chỗ hai sư giả này biếu tiền và hai bao gạo, hai thùng mì gấu đỏ và một giỏ xì dầu.



    - 10 giờ 30 phút: Hai “sư” ngoắt chiếc xích lô chất “chiến lợi phẩm” lên, ung dung rời khỏi chợ Minh Phụng. Đến góc đường Minh Phụng- Hậu Giang, một thanh niên đi xe máy chờ sẵn chở gạo, mì gói và xì dầu về.



    - 11 giờ: Hai “sư” đi bộ qua đường Hậu Giang đón xe ôm đến chung cư 100/3 Hùng Vương, phường 9, quận 5 và trải ni lông ngồi thảnh thơi ở góc cầu thang đem tiền ra đếm và chia thành từng xấp.



    Trúc Ly




    Ở nơi khác :




    Một sư nữ giả đang khất thực trên đường Minh Phụng Quận 6






    ... và vô tư tè giữa đường




    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      6 giờ 30 phút ngày 16-7: Tại khu Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh - TPHCM, xuất hiện một người mặc áo nhà sư màu vàng, đi chân đất, đầu trọc, vai mang túi, tay cầm bình bát xin tiền người đi đường (ảnh 1).




      9 giờ: Dọc con đường dẫn vào chợ Thanh Đa, hàng chục người đã biếu tiền cho “thầy”, có người biếu 20.000- 50.000 đồng (ảnh 2).



      10 giờ 30 phút: Bỗng nhiên “thầy” đi vội vào một con hẻm và ngồi xuống bên bờ tường nhà số 595/11 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh (ảnh 3). “Thầy” cởi vội chiếc áo nhà sư, thò tay vào túi lấy cái mũ đội lên đầu, đôi kính màu nâu đeo vào mắt, đôi dép mang vào chân. Sau đó cất toàn bộ phục trang nhà sư vào chiếc giỏ xách, “thầy” hóa thành một người đàn bà bình thường (ảnh 4).





      11 giờ 30: Người đàn bà đi ra đường lớn. Một người đàn ông đi xe máy biển số 53 X6 32.. đứng trên cầu Bình Triệu, chở “thầy” về hướng Thủ Đức .



      Đấy là những vị sư,chân không mang dép,luôn miệng niệm nam mô mà vẫn bị giả danh đi xin , nói chi đến những người , những xóm giả danh thầy chùa đi khất thực ( ảnh 5 ).
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Thời buổi này nhiều trò lừa gạt lợi dụng vào sự thương người của người khác. Thật hết nói nổi. Nhưng nếu họ có khó khăn thật sự thì cũng không đáng trách họ lắm, nhiều khi có thể là họ bế tắc rồi vì không còn cách nào khác nữa.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom