• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hà Nội Xưa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hà Nội Xưa

    Triển lãm ảnh của nhà sử học Dương Trung Quốc


    “Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).



    Ở Sài Gòn, chỉ một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, viên Phó đô đốc thực dân Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập một Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10/6/1863. Còn ở Hà Nội, một khu vườn tương tự được khởi công vào năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa.




    Ban đầu nó chỉ là một vườn thí nghiệm, được trao cho một viên dược sĩ hải quân biệt phái về Sở Nông lâm để nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài, nhất là từ các thuộc địa châu Phi qua để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt Dần dà cùng với các giống cây, ngày một phong phú là một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông nên vườn còn đựoc gọi là Bách Thú.


    Đền hàng hoa

    Ban đầu, khu vườn cây trồng và nuôi chim thú này chỉ là một cảnh quan hỗ trợ cho không gian của Phủ Toàn quyền Đông Dương, trên đất của các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp và Khán Xuân.

    Không gian này bao lấy môt gò núi đất nhỏ mà dân vẫn quen gọi là Núi Nùng, nhưng tên dân gian của nó là Núi Sưa vì trên đó mọc nhiều loại cây này. Trên lưng núi, lại có đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế, tương truyền là người giúp nhà Lý đánh giặc phương Nam, nên được phong làm thành hoàng của mấy làng trong khu vực. Ngay chân núi lại có mấy hồ nước hơn hẳn vườn ở Sài Gòn. Ở đây từng có một ngôi “đền Hàng Hoa” rất đẹp



    “Vui nhất là Chợ Đồng Xuân
    Thức gì cũng có xa gần bán mua”

    Câu ca dao này hẳn ra đời muộn hơn năm 1888 là thời điểm chính quyền Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố “nhượng địa” và ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới.


    Chợ Đồng Xuân được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn




    Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một cái đặt chơ vơ giữa khoảng không gian rộng, trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời.


    Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.



    Một góc điện Kính thiên-Công trình phòng thủ của quân Pháp



    Những nhịp cầu rất đặc trưng in trên nền trời giúp chúng ta dễ dàng định vị được con đường được chụp trên tấm ảnh này. Người Pháp gọi chung con đường chạy dọc bờ sông Hồng này là “Quai de Commerce” (Kè Thương mại). Hãy để ý lúc này chưa có đê dọc Sông Hồng



    Phố hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

    Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.


    Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam




    Mã Mây xưa kia là 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc



    Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng trú quân tại đây.


    Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

    Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.



    Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay và được khánh thành ngày 23/12/1887, một ngày trước dịp Thiên Chúa giáng sinh.



    Phố Cầu Gỗ rất gần Hồ Gươm nhưng bị khuất bởi một dẫy phố nằm kế bên Hồ, có một lối thông sang hồ cũng được coi là một phố (phố Hoàn Kiếm) và đó chính là vị trí của một chiếc cầu làm bằng gỗ bắc qua một con lạch nối Hồ Hoàn Kiếm với một hồ nước không nhỏ có tên là “Thái Cực”, sau khi bị lấp đã trở thành không gian của các phố nằm phía sau dẫy nhà lẻ của phố Hàng Đào (khu vực nay là chợ Hàng Bè).



    Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh và được một khách hàng sử dụng.


    Cầu Doumer, nay gọi là Cầu Long Biên khai thông từ năm 1902. Nhưng thưở đầu, mối quan tâm của nhà đầu tư chưa phải ưu tiên giành cho Hà Nội mà tuyến đường sắt chạy từ Cảng Hải Phòng chỉ vượt con Sông Cái (hay Sông Hồng) để đi thẳng lên Vân Nam xâm nhập vào thị trường vùng Tây Nam của cái quốc gia khổng lồ mà tất cả các đế quốc Âu Tây đang mong ước đựợc dự “bữa cỗ Trung Hoa”.



    Ga Đầu Cầu tuy nhỏ nhưng đẹp và tiện lợi cho khách nhờ có 2 lối lên


    Tại Hotel Grand Café đã có những buổi chiếu bóng đầu tiên rồi dần dần mới ra rạp chuyên cinéma.Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920.Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace





    Nếu như rạp chiếu bóng lớn nhất và cũng tồn tại tương đối lâu bền nhất là Rạp Palace trên đường Paul Bert (nay là rạp Công nhân trên phố Tràng Tiền), chuyên chiếu các bộ phim do Hãng Gaumont sản xuất, thì sau đó không lâu, một rạp chuyên chiếu phim của Hãng Pathé cũng xuất hiện tại khu đất trống bên cạnh đền Bà Kiệu, trước cửa đền Ngọc Sơn.


    Năm 1918, Trường nữ Sư phạm Hà Nội được thành lập, lúc đầu học ở Hàng Vôi sau chuyển ra Lò Đúc. Năm 1925, trường đổi thành Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú). Địa điểm này bị Tây lấy làm Trường Nữ Trung học Pháp, đổi lại cho xây Trường Nữ Trung học Việt Nam ở phố Hàng Bài.Nay là trường THCS Trưng Vương



    Tại ngã sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công trình xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.

    Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.
    Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có lẽ do trục đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổ là nơi đóng binh và đầu não bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi đây là “tháp nước Hàng Đậu”.



    Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” ( Phố chiếu cói)

    “Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.


    Cho đến nay cái từ “Ngang” của phố Hàng Ngang vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc, Hàng Muối trắng tinh”).


    Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành qua cửa phía Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại.



    Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông, khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa bị lấp chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối Mã Mây.

    Cũng vì có cây cầu đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu – là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu Sông Cái đi vào khu Thành cổ – nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.



    Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…



    Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.

    Toà nhà do kiến trúc sư Bussy thiết kế . Còn cuộc Đấu xảo năm 1902 được khánh thành vào ngày 16-11-1902.Toà kiến trúc đã biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh (Mỹ) vào thời kỳ phát xít Nhật đang chiếm đóng nước ta trong thời Đê nhị Thế chiến. Hai bức tượng đồng là phần duy nhất không bị bom đạn huỷ hoại

    Các cuộc “đấu xảo” được tổ chức tại Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX, nhưng cuộc “Đấu Xảo-1902” được coi là đặc săc nhất không chỉ là sự kiện diễn ra vào đầu thế kỷ mới (XX) mà năm đó còn diễn ra một sự kiên trọng đại là khánh thành chiếc cầu thép khổng lồ bắc qua sông Hồng nối đường xe lửa từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lên phía bắc để tới vùng Vân Nam của Trung Quốc


    Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…




    Nhiều người nhìn tấm ảnh này đều dễ dàng nhận ra bức tượng “Nữ thần Tự do” đã quá quen thuộc, sừng sững ở cửa ngõ TP New York của Hoa Kỳ… Bức tượng trong ảnh này đúng là Tượng nữ thần Tự do, nhưng rõ ràng là nó nhỏ hơn, lại nằm trên một đường phố của Hà Nội.

    Với những người từng sống ở Hà Nội trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì vẫn có cơ hội trông thấy bức tượng này, được dựng tại Vườn hoa Neyret (nay là Cửa Nam) ngay đầu phố Hàng Bông và nhìn sang đường Cấm Chỉ.

    Sử học VN
    Similar Threads
  • #2

    ....cảm ơn Hương Bình về những hình ảnh Hanoi xưa. Cho CO góp thêm link này :

    [url="http://www.hanoilavie.com/index.php?lang=vi"][B]

    không hiểu sao cứ nghĩ Hương Bình có nét gì đó giống cô nhỏ dễ thương này :....Gửi Hương Bình pic này nhe !...

    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-02-2010, 07:25 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
      ....cảm ơn Hương Bình về những hình ảnh Hanoi xưa. Cho CO góp thêm link này :

      [url="http://www.hanoilavie.com/index.php?lang=vi"][B]

      không hiểu sao cứ nghĩ Hương Bình có nét gì đó giống cô nhỏ dễ thương này :....Gửi Hương Bình pic này nhe !...


      HB cám ơn anh , uh nhưng mà tại sao anh lại có ý nghĩ như vậy hả ?.dù sao cũng cám ơn anh thật nhiều.HB chúc anh luôn vui khoẻ..và sẽ có thật nhiều đè tài vui nhộn cho HB xem nhe.Merci anh.HB

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
        HB cám ơn anh , uh nhưng mà tại sao anh lại có ý nghĩ như vậy hả ?.dù sao cũng cám ơn anh thật nhiều.HB chúc anh luôn vui khoẻ..và sẽ có thật nhiều đè tài vui nhộn cho HB xem nhe.Merci anh.HB



        ...giàng ui , cái Avatar "angry lady" chướng mắt thế kia... - và "anh " này là Mẹ của hai cháu Photo và V. , Hương Bình ạ !

        chỉ vì CO nghĩ đến bờ vai gầy - bàn tay nhỏ xinh ...kéo vĩ ... hai má hây hây của con gái Đalat ...nên có chút liên tưởng đến Hương Bình ....


        chắc phải đổi Avatar wá !.... ( hiềm vì "nó" hơi giống "anh" , Hương Bình ạ ! ).

        CONHAKO.


        ps :
        ...có thích chú mèo đeo nơ "đậu trên vai " ko ....hay pic này :





        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 27-02-2010, 11:18 PM.
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
          ...giàng ui , cái Avatar "angry lady" chướng mắt thế kia... - và "anh " này là Mẹ của hai cháu Photo và V. , Hương Bình ạ !

          chỉ vì CO nghĩ đến bờ vai gầy - bàn tay nhỏ xinh ...kéo vĩ ... hai má hây hây của con gái Đalat ...nên có chút liên tưởng đến Hương Bình ....


          chắc phải đổi Avatar wá !.... ( hiềm vì "nó" hơi giống "anh" , Hương Bình ạ ! ).

          CONHAKO.


          ps :
          ...có thích chú mèo đeo nơ "đậu trên vai " ko ....hay pic này :



          Ah ha...HB xin lỗi ,hôm qua HB xem tấm hình xong và có ngồi viết xuống không hiểu bức hình có ý gì..tuy nhiên HB cảm thấy mình đang ngắm vẻ đẹp thùy mị của cô gái nên xoá bỏ phần viết kia đi...bởi vì hình như ko co chú mèo nào mà nhìn ghê như vậy và tại sao bên cạnh cô gái kia lại là hình chú mèo...(?)...Hb gọi là anh là vì cái nick chứ nhiều khi cái Avatar đâu thể đoán biết chính xác..nhưng hôm nay thì HB đã hiểu rồi nghĩa là cùng phe ta..nhưng HB thắc mắc tại sao CONHAKO lại biết HB ở Đalat..? không lẽ bạn cũng biết và quen HB..? Chúc bạn luôn vui.HB

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
            ....cảm ơn Hương Bình về những hình ảnh Hanoi xưa. Cho CO góp thêm link này :

            [url="http://www.hanoilavie.com/index.php?lang=vi"][B]

            không hiểu sao cứ nghĩ Hương Bình có nét gì đó giống cô nhỏ dễ thương này :....Gửi Hương Bình pic này nhe !...



            Xin lỗi nhá ! trong hình có đến 2 nhân vật lận đó ???...
            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post

              Xin lỗi nhá ! trong hình có đến 2 nhân vật lận đó ???...

              ...cảm ơn "phát hiện " của MMĐ.

              ...sao "phát biểu " mà ko "chỉ dẫn "...

              ..Cho CO gửi lời thăm Me.
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
                ...cảm ơn "phát hiện " của MMĐ.


                ...sao "phát biểu " mà ko "chỉ dẫn "...


                ..Cho CO gửi lời thăm Me.
                HB chào 2 bạn , HB đến với các bạn thực sự là một sự quý mến chân thành..HB chưa một lần được chuyện trò cùng KO HB chỉ được xem những bài post những reply đối thoại mà thôi...hôm qua tình cờ thấy reply của KO HB có chút bối rối..nếu là một tình cảm chân thành mình trao tặng nhau những đoá hoa thật đẹp hay ngắn gọn là một lời cám ơn..như vậy cũng đủ cảm thấy ấm áp..nhưng khi HB nhìn bức hình KO tặng..dù sao đầu tiên HB cũng cám ơn bạn đã có nhã ý..điều mà HB cám ơn đó là bạn đã biết được HB ở đâu đó đúng vậy HB là người ĐALAT và như bạn cũng thấy HB có học qua về violon và cũng là một nhạc cụ mà HB thích...tuy nhiên nhìn qua bên cạnh là 1 con mèo thật dữ...điều này ngụ ý gì chăng (?)..nhưng dù sao HB cũng cám ơn bạn thật nhiều và HB cũng đã xin copies tấm hình là kỷ niệm đánh dấu lần đầu mình quen nhau.Thân ái.HB

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Hương Bình View Post
                  HB chào 2 bạn , HB đến với các bạn thực sự là một sự quý mến chân thành..HB chưa một lần được chuyện trò cùng KO HB chỉ được xem những bài post những reply đối thoại mà thôi...hôm qua tình cờ thấy reply của KO HB có chút bối rối..nếu là một tình cảm chân thành mình trao tặng nhau những đoá hoa thật đẹp hay ngắn gọn là một lời cám ơn..như vậy cũng đủ cảm thấy ấm áp..nhưng khi HB nhìn bức hình KO tặng..dù sao đầu tiên HB cũng cám ơn bạn đã có nhã ý..điều mà HB cám ơn đó là bạn đã biết được HB ở đâu đó đúng vậy HB là người ĐALAT và như bạn cũng thấy HB có học qua về violon và cũng là một nhạc cụ mà HB thích...tuy nhiên nhìn qua bên cạnh là 1 con mèo thật dữ...điều này ngụ ý gì chăng (?)..nhưng dù sao HB cũng cám ơn bạn thật nhiều và HB cũng đã xin copies tấm hình là kỷ niệm đánh dấu lần đầu mình quen nhau.Thân ái.HB
                  ......"vệ sĩ trung thành " của "tiểu thư " chứ có chi đâu.... ( đậu trên vai cho ko ai dám ....)

                  Hương Bình thân mến , chẳng phải CLL là "một nơi ai cũng quen nhau " sao...

                  hình như mấy bài này " lạc đề " hay sao í...để CO đuổi mấy chú mèo này ra ngoài vậy....được chưa -

                  giải tán : ai về nhà nấy nha. Chào.



                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #10

                    Người trẻ sống lại không gian kỉ vật thời bao cấp giữa Thủ đô

                    Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.
                    Có một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam tên là “thời bao cấp” (1976 - 1986). Bao cấp có nghĩa là toàn bộ những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của người dân, từ gạo, đường cho đến quần áo, xe đạp đều được nhà nước phân phối theo tiêu chuẩn tới từng hộ gia đình.
                    Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.

                    Không gian trưng bày hiện vật thời bao cấp giữa Hà Nội.
                    Với nhiều người, thời bao cấp gắn liền với khoảng thời gian thiếu thốn, vất vả. Đó là thời kì mà mọi hàng hóa đều được phân phối theo tiêu chuẩn, là thời kì của những buổi xếp hàng cùng tem phiếu, sổ gạo.Giữa lòng Hà Nội, một không gian cổ kính đang trưng bày những hiện vật quý giá của thời bao cấp tại phố Trần Thánh Tông. Tại không gian đó, những người đã từng sống qua thời bao cấp sẽ có cơ hội hoài niệm về những tháng ngày không thể quên của lịch sử dân tộc. Những lớp người đi sau được tìm hiểu những câu chuyện về một thời kì đáng nhớ đã qua của ông bà, bố mẹ. Đặc biệt, thế hệ trẻ được tận mắt chứng kiến những kỷ vật mà trước đó chỉ từng được nghe qua lời kể của ông bà trong một mẩu chuyện thời bao cấp.
                    Những chiếc đèn bão hoen gỉ, những phích nước làm từ xác máy bay hay đơn giản là những bức tranh cổ động được tác giả dày công sưu tầm, khiến cho ai đến với không gian này đều có cảm giác hoài niệm về một thời đã qua của lịch sử dân tộc.
                    Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, thì những kỷ vật về một thời bao cấp mang giá trị tinh thần lớn lao trong tâm thức mỗi người Việt.
                    Một số hình ảnh gợi nhớ đến thời bao cấp đã qua của dân tộc:

                    Bộ sưu tập tiền các mệnh giá sử dụng thời bao cấp.

                    Balo, mũ cối, bi-đông, những chiếc áo chiến trường được treo trang trọng tại căn phòng trưng bày.

                    Chiếc mũ rơm là vật dụng quen thuộc của học sinh thời chiến.

                    Chiếc đèn cũ kĩ, hoen gỉ nhưng là những vật dụng giá trị của thời kì trước.

                    Một góc giường ngủ thời kỳ tem phiếu. Nổi bật là chiếc chăn con công, một tài sản quý của gia đình. Ở dưới đất là đôi dép cao su được làm từ lốp xe, được sử dụng phổ biến thời đó.


                    Nhiều bạn trẻ đến với không gian trưng bày để hiểu hơn về một thời kì đã qua của dân tộc.

                    Một số cuốn sách viết về các nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Một khách tham quan chia sẻ, thời kì trước, ai sở hữu được một cuốn sách như thế này thì quý hơn vàng.

                    Những người từng trải qua thời bao cấp, họ như được hoài niệm về một thời kì đã qua khi đứng trong không gian này.

                    Bộ bàn ghế được xem là tài sản vô cùng giá trị trong thời kì bao cấp.

                    Bàn thờ, không gian thờ và những kỷ vật ở đây đều có từ những năm 1980.

                    Một số hiện vật thời chiến tranh.

                    Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một gia tài, mỗi chiếc xe phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng thì xe Favorite của Tiệp Khắc (cũ) được coi là một “xế khủng” của những người có tiền.


                    Những bộ cốc chén đã trở thành đồ "độc" khi được lưu giữ đến ngày nay.






                    Bức tranh cổ động, gắn liền với tuổi thơ của những thế hệ trước.



                    Bi-đông và cốc tráng men. Đây đều là những vật dụng gắn liền với những người lính chiến trường xưa.



                    Những chiếc rương được làm từ xác máy bay. Là vật dụng của nhiều gia đình thời bao cấp.



                    Chiếc phích nước bà bộ bát sứ. Đối với thế hệ trẻ, đây là cơ hội để được chiêm ngưỡng những kỷ vật độc đáo như thế này.



                    Cuốn sách giáo khoa trường phổ thông môn Hóa Học.



                    Hàng loạt bức tranh cổ động được lưu giữ.



                    Chiếc xe đạp nữ "vang bóng một thời".



                    Bộ ấm chén đặc trưng của thời bao cấp được lưu giữ nguyên vẹn.



                    Không gian hoài niệm, khiến mỗi người không thể bỏ qua những vấn vương về thời bao cấp.






                    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                    Comment

                    • #11

                      Dù còn nhiều khó khăn, nhưng niềm vui và nụ cười hạnh phúc khi được đoàn tụ bên gia đình luôn thường trực trên môi mỗi người...
                      Thời kỳ bao cấp (1976-1986) là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.
                      Tuy nhiên, dù ở thời nào, tình cảm gia đình luôn là nền tảng vững chãi, là chốn bình yên nhất của mỗi con người. Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, chúng ta cùng ngược dòng thời gian, ngắm những bức ảnh gia đình đáng nhớ, ghi lại miền Bắc thời bao cấp qua chùm ảnh dưới đây.
                      Từ cuộc sống thời bao cấp...


                      Nói tới thời bao cấp, không ai là quên được những chiếc tem phiếu hay cuốn sổ lương thực. Đây là hình ảnh sổ mua lương thực (sổ gạo), hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Câu nói "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này, bởi mất sổ gạo là điều vô cùng khủng khiếp.

                      Phương tiện đi lại chủ yếu trong thời bao cấp là xe đạp, có rất ít xe máy và ô tô.

                      Gia đình nào khá giả lắm mới sắm cho mình được chiếc xe máy. Vào thời này, mỗi chiếc xe được coi là cả một gia tài.

                      Căn phòng với đồ đạc tiêu biểu trong thời bao cấp ở một gia đình tương đối có điều kiện. Góc phòng là chiếc tủ lạnh, trên kệ là chiếc tivi, cùng chiếc radio. Con lật đật bé xinh của con gái ở trong tủ tô điểm cho gian phòng…
                      Những đồ vật được coi là xa hoa, đắt tiền này thường là những món quà mà người trong gia đình làm việc hoặc học tập tại nước ngoài mang, gửi về. Món đồ này là niềm tự hào của gia đình và là niềm mong ước của nhiều gia đình trong thời kỳ đó.
                      ... tới cảnh sinh hoạt của các gia đình...

                      Các gia đình Hà Nội thời bao cấp phải dùng nước công cộng, nhà vệ sinh công cộng. Thậm chí, nhiều nhà trong phố cổ, ở ngõ sâu còn dùng chung bếp và cầu thang.

                      Bởi thế, chuyện 1 dãy phố chỉ có 1 - 2 vòi nước công cộng là chuyện không có gì xa lạ. Nhiều gia đình phải thay phiên nhau xếp hàng nhằm hứng từng xô nước, xách về dự trữ để sử dụng trong việc nấu nướng, tắm giặt. Đôi khi, họ cũng rủ nhau mang quần áo ra vòi nước công cộng để chuyện trò, hay những cậu bé con đùa nghịch cùng nhau vui đùa, tắm bên cột nước.

                      Bữa cơm gia đình tươm tất được chuẩn bị vào ngày giỗ chạp hay lễ Tết.
                      Vào ngày này, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau để chia sẻ những phút giây ấm áp, động viên nhau cùng cố gắng học tập và lao động.

                      Những đám hỏi, đám cưới thời bao cấp vô cùng giản dị nhưng tiếng pháo nổ đì đùng, tiếng cười đùa vui của hai họ cùng lời chúc phúc của làng xóm đủ khiến vang rộn một góc đường.

                      Chiếc Super Cub từng là niềm ao ước của biết bao chàng trai những năm bao cấp.
                      Sự xuất hiện của chiếc xe này trong đám cưới chứng tỏ gia đình chú rể thuộc dạng khá giá, có của ăn của để.

                      Hoặc không, cô dâu, chú rể sẽ cùng chở nhau về "tổ ấm" với chiếc xe đạp. Những đám rước dâu bằng xe đạp là một trong những dấu ấn không thể mờ phai của thời bao cấp.

                      Dù khó khăn, vất vả, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi của mỗi thành viên trong gia đình hay những trẻ em với vẻ hồn nhiên, tinh nghịch.
                      Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
                      Ngày 28/6 được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
                      * Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Children and youth in history, LSVN, Corbis, Wikipedia...
                      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                      Comment

                      • #12

                        Phất phơ ngọn trúc trăng tà

                        Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương

                        Mịt mù khói toả ngàn sương

                        Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ

                        Hồ Tây là tên gọi sau này, trước đây nó được gọi với nhiều tên khác, mỗi cái tên gắn với một huyền thoại, một câu chuyện ý vị của đất Thăng Long ( Hà Nội ngày nay ) ngàn năm văn hiến.

                        .a/6a013486d6ac7d970c02788020d7ef200d-pi]"]Just a moment...
                        Đầm Xác Cáo


                        Thuở ấy, ở Lĩnh Nam có một vị thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu Kinh Dương Vương, sức khỏe tuyệt luân. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi Động Đình hồ, gặp con gái Long Vương là Long Nữ, cùng nàng kết duyên vợ chồng và sinh được một con trai, đặt tên là Sùng Lãm.

                        Sùng Lãm nối nghiệp Kinh Dương Vương, lấy hiệu là Lạc Long Quân.

                        Đất Lĩnh Nam thuở ấy còn hoang vu, yêu quái hoành hành ngang ngược. Ở Long Biên có một con cáo chín đuôi, sống đến nghìn năm thành tinh. Con yêu này thường hóa thành người, trà trộn vào dân chúng, bắt con gái về hãm hiếp. Nhân dân trong vùng ai ai cũng đều lo sợ, bỏ ruộng vườn kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

                        Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm thần đến sào huyệt Hồ Ly Tinh. Yêu tinh xông ra ứng chiến. Lạc Long Quân hóa phép làm mưa, gió, sấm, chớp, vây chặt lấy Hồ tinh. Sau ba ngày đêm giao chiến, cuối cùng con yêu tinh đuối sức, hiện nguyên hình chạy trốn. Lạc Long Quân đuổi theo, chém đứt đầu nó, đoạn sai người vào hang cứu những người còn sống. Rồi ông dâng nước phá sập hang cáo. Chỗ ấy từ đó được gọi là “Đầm Xác Cáo”. ( Lĩnh Nam Chích Quái )

                        .a/6a013486d6ac7d970c0263e99ba896200b-pi]"]Just a moment...
                        Hồ Kim Ngưu ( sự tích trâu vàng hồ Tây )


                        Tương truyền vào thời nhà Lý, có nhà sư Không Lộ (Nguyễn Minh Không) tình nguyện đi sứ phương Bắc thỉnh “một ít” đồng đen đúc bảo khí thờ Phật. Ông mang theo một cái đãy rất màu nhiệm, có thể đựng bao nhiêu đồ vật to lớn mà không chật.

                        Trở về, Không Lộ mở đãy lấy đồng ra chia làm bốn phần. Đầu tiên ông cho đúc một cái tháp cao 9 tầng gọi là tháp Báo Thiên. Tháp đúc xong hiện ra giữa kinh thành vòi vọi đứng đâu cũng thấy. Không Lộ lại đúc một tượng Phật cao vừa 6 trượng và một cái đỉnh to vừa bằng mười người ôm. Rồi còn lại bao nhiêu đồng, Không Lộ cho đúc một quả “hồng chung”- chuông đúc xong lớn không thể tưởng tượng được, đến nỗi khi đánh lên hồi đầu tiên, tiếng ngân vang cùng khắp bốn cõi, vang sang đến tận bên Trung Quốc.

                        Con trâu vàng của nhà Tống được người cháu Cao Biền đem bút thần điểm nhãn nên trâu trở nên có cảm giác và hoạt động như trâu thật. Không Lộ biết vậy, nên khi về nước đúc chuông xong, đánh một hồi rất dài và kêu. Trâu nghe tiếng liền lồng sang đất Việt. Khi đến kinh đô Thăng Long thì tiếng chuông vừa dứt, trâu đi vẩn vơ không biết chuông đâu mà tìm cả. Bấy giờ Cao Thị Na là cháu Cao Biền làm một con diều giấy rất lớn, dùng bút thần điểm nhãn, diều quả bay lên cao, Cao Thị bèn cưỡi lên đi tìm trâu vàng. Diều bay đến hồ Tây, trâu vàng sợ quá bèn lặn xuống hồ.

                        Từ đó, Hồ Tây còn được gọi là Hồ Kim Ngưu.
                        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                        Comment

                        Working...
                        X
                        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom