• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Văn Mình - Vợ Người

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Văn Mình - Vợ Người

    Văn Mình - Vợ Người
    Gã Siêu

    Tục ngữ Việt Nam có câu :

    - Vợ người thì đẹp,Click image for larger version

Name:	256706.jpg
Views:	31
Size:	16.5 KB
ID:	261552

    Văn mình thì hay.

    Hôm nay, gã xin mượn đỡ câu tục ngữ này làm đề tài để tán hươu tán vượn với bàn dân thiên hạ.

    VĂN MÌNH THÌ HAY

    Thuở còn hàn vi, gã đã phải đi làm thư ký cho một sếp. Sếp này trong những lúc rảnh rỗi cũng bắt đầu tập tành viết lách, làm thơ làm thẩn. Cái ý đồ cao cả của sếp là sẽ xuất bản một vài cuốn truyện, một vài tập thơ, để nghiễm nhiên nhảy tót vào văn đàn và chiếm lấy một chỗ đứng trong văn học sử, danh tiếng lưu truyền cho đến muôn ngàn đời, hay ít nữa cũng làm cho bọn đàn em và bè bạn phải tâm phục khẩu phục.

    Hôm đó, sếp tớp một ly cà phê đen và hút mấy điếu thuốc lá, rồi thả hồn lãng đãng, phiêu du theo làn khói. Sở dĩ như vậy là vì sếp đã tiêm nhiễm cái chủ trương :

    - Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,

    Mơ theo trăng, mà vơ vẩn cùng mây.

    Cuối cùng, sếp cũng rặn ra được một bài thơ, đưa cho gã đánh máy để gửi cho một tờ báo. Sếp cứ nhẩm đi nhẩm lại mãi bài thơ của mình, ra tuồng đắc ý lắm. Riêng gã thì lại thấy bài thơ ấy dở ơi là dở, chấm phẩy tùm lum, thậm chí còn viết sai cả chính tả. Vỉ thế, gã bèn tự động sửa lại một vài chữ cho đúng với luật bằng trắc và cách thức hợp vần.

    Cầm lấy bài thơ đã được đánh máy, bỗng dưng sếp nổi giận đùng đùng, đỏ mặt tía tai, đập bàn đập ghế và quát tháo với gã :

    - Bài thơ này, anh biết tôi đã phải thai nghén nó bao nhiêu đêm ngày hay không ? Từ nay mà đi, tôi viết sao, anh phải đánh y như vậy, không được sửa một tí nào cả, dù chỉ là một dấu chấm, một dấu phẩy.

    Nghe vậy, gã bèn chịu thua, chẳng dám ý kiến ý cò gì nữa và nghiệm ra rằng : “văn mình thì hay”.

    Đây cũng là một sự thật mà nhiều lúc chính gã cũng cảm thấy. Khi đã cầm bút viết, thì phải dắn đo chọn lựa từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy. Có những lúc mình phải bóp đầu suy nghĩ:

    - Phải dùng chữ nào cho ý nghĩa được trọn vẹn, được tròn đầy ?

    Và lúc tìm được chữ ấy thì lấy làm đắc ý và thích thú.

    Nhiều khi bài viết được in trên báo, nhưng tác giả lại không có can đảm đọc lại, vì mắc phải những sai lỗi trong khâu đánh máy văn bản và in ấn. Thậm chí có tác giả đã phùng má trợn mắt mà phát biểu :

    - Tên nào dám thò tay vào mà sửa một chữ trong bài viết của ông, thì ông sẽ đấm cho vỡ mỏ, sẽ đá cho què giò và sẽ đánh cho bỏ mẹ luôn.

    Và cứ thế, cứ thế, điệp khúc “văn mình thì hay” lại được tái diễn.

    VỢ NGƯỜI THÌ ĐẸP

    Tuy nhiên, “văn mình thì hay” không rắc rối cho bằng “vợ người thì đẹp”. Sở dĩ như vậy vì chuyện văn chương chữ nghĩa chỉ động chạm tới bản thân mình, còn chuyện tình cảm lại đụng chạm tới nhiều người khác và để lại những hậu quả không mấy tốt đẹp.

    Thế nhưng, tại sao một số các ông chồng lại chẳng biết mở mồm mở miệng để khen ngợi vợ mình một phát, mà lại chuyên môn khen ngợi bà xã của người khác ? Thế mới rách việc.

    Nếu chịu khó phân tích và bới lông tìm vết, gã thấy được rằng phần lỗi rất có thể đã xuất phát từ cả hai phía, từ phía ông chồng cũng như từ phía bà vợ.

    Trước hết là từ phía ông chồng

    Kinh nghiệm đời thường cho hay : ăn miết một món, cho dù đó là một món cao lương mỹ vị, thì đến một lúc nào đó cũng sẽ chán, ấy là chưa nói tới tình trạng ngấy đến tận cần cổ.

    Ngày nào cũng thịt thà cá mú, bỗng dưng một hôm nào đó ta thèm canh cua rau đay hay cà ghém mắm tôm. Ngày nào cũng phải ăn cơm, bỗng dưng một lúc nào đó ta thèm một tô phở tái nóng hổi và thơm phức.

    Chẳng thế mà có kẻ đã ca tụng :

    - Bồ là phở nóng tuyệt vời,

    Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu!

    Và cho dù đang ăn cơm, nhưng lòng thì vẫn cứ tơ tưởng tới phở :

    - Sáng :

    Chở cơm (vợ) đi ăn phở.

    Trưa :

    Chở phở (bồ) đi ăn cơm.

    Chiều :

    Cơm về nhà cơm,

    Phở về nhà phở.

    Tối :

    Nằm với cơm,

    Mà vẫn mong về phở.

    Nói thì nói vậy mà thôi, nhưng vẫn phải luôn đề cao cảnh giác, kẻo thiên hạ bị phỗng tay trên :

    - Vợ là…”cơm nguội” của ta,

    Nhưng là…”phở tái” của cha láng giềng!!!

    Hơn thế nữa, như người xưa thường bảo : Không ai bằng lòng với số mạng của mình. Thành thử vẫn cứ thích ngoi lên để tạo dựng một tương lai tươi sáng hơn.

    Đây là một chủ trương lành mạnh, nếu biết dặt nó vào trong một giới hạn phù hợp với khả năng của mình, bởi vì thái quá vốn thường bất cập.

    La Fontaine đã kể lại một câu chuyện ngụ ngôn như sau :

    Nhìn thấy con bò to ơi là to, nên con ếch cũng thầm mơ được to như vậy. Và thế là con ếch cố gắng uống thật nhiều nước, uống mãi uống hoài mà bụng mới chỉ to hơn được một tí. Vì vậy, lại uống thêm và uống nữa. Rồi bỗng dựng cái bụng nổ đánh đốp một cái và vỡ toang, đi đời con ếch nhỏ bé.

    Cũng chính vì thế mà nhiều người thường : Đứng núi này, trông núi nọ. Có nghĩa là đứng trên ngọn núi này, lại thấy ngọn núi kia cao hơn, mặc dù cả hai đều bằng nhau.

    Đây là tâm lý của những người không biết thế nào là đủ, lúc nào cũng phân bì với người khác và muốn được hơn thiên hạ.

    Hay : Được voi thì lại đòi tiên.

    Và như chúng ta đã biết : voi là con vật to hơn cả trong rừng (số lương). Người tham, khi được voi rồi lại muốn được một thứ gì khác to hơn nữa. Không có thì đòi cho được cô tiên, tuy không to bằng voi nhưng chắc chắn là phải đẹp trên cả tuyệt vời (chất lượng). Được số lượng nhiều rồi, cũng vẫn chưa thỏa mãn, lại đòi cho được chất lượng cao nữa.

    Có người còn cắt nghĩa câu nói trên như sau : Voi và tiên ở đây là những hình tượng được nặn từ bột nếp, rồi đem nhuộm phẩm màu làm đồ chơi và bán cho trẻ em.

    Đứa nhỏ đã mua được cho con voi, lại còn vòi vĩnh, đòi bố mẹ mua thêm cả…cô tiên nữa.

    Tất cả những điều ấy đều muốn nói lên rằng : cái lòng tham của con người thì không đáy : đã có cái này lại đòi thêm cái kia. Giống như ông chồng được voi đòi tiên, vợ đẹp con khôn như vậy mà còn chê ỏng chê eo, rồi đi lang thang, kiếm tìm những tình cảm ngoài luồng.

    Cũng chính vì cái tật “đứng núi này trông núi nọ”, “được voi đòi tiên” mà một số ông chồng đã tốn tiền và tốn bạc, tốn công và tốn sức để đèo bòng bồ nhí, như ca dao đã diễn tả :

    - Đàn ông năm bảy lá gan,

    Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

    Thậm chí có kẻ còn hung hăng tuyên bố :

    - Vợ là địch,

    Bồ bịch mới là ta.

    Khi chiến sự xảy ra,

    Ta buộc về với địch,

    Nằm trong lòng địch,

    Ta vẫn nhớ đến ta.

    Một khi đã chán cơm và thèm phở, hơn nữa lại mang trong mình dòng máu “dế mèn phiêu lưu ký”, nên nhìn sang nhà anh hàng xóm, bỗng thấy bà xã người ta sao mà xinh ơi là xinh, đẹp ơi là đẹp. Ngó mà phát thèm, có nằm mơ cũng chưa chắc đã được. Âu cũng chỉ là chuyện thường ngày ở huyện : Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.

    Vì thế, nghe thiên hạ xì xầm bàn tán rằng : có những cặp vợ chồng “rửng mỡ”, vào dịp nghỉ cuối tuần đã bày ra cái trò chơi đổi vợ đổi chồng cho nhau để tìm lấy những cảm giác lạ.

    Gã cũng chẳng biết trò chơi này thực hư như thế nào, không chừng quen mui thấy mùi ăn mãi, để rồi cuối cùng mất cả chì lẫn chài, mất cả vốn lẫn lãi, gia đình đổ vỡ, cửa nhà tan hoang.

    Tiếp đến là từ phía bà vợ

    Tuy nhiên, trong lời khen ngợi “vợ người thì đẹp” còn có sự tiếp tay, ít nữa là gián tiếp, từ phía chị vợ. Gã chỉ ghi lại sơ qua một vài thói hư tật xấu mà các chị vợ thường mắc phải, khi ở trong nhà. Những thói hư tật xấu này đã làm cho anh chồng phải ngán ngẩm, để rồi đi tìm kiếm những trái cấm trong lãnh vực tình cảm riêng tư.

    Thứ nhất, đó là lời nói.

    Thực vậy, ở nhà có những chị vợ cậy miệng không nói được nửa lời, khuôn mặt lúc nào cũng lầm lầm, lì lì như bánh bao chiều, khiến cho bè bạn của anh chồng cũng phải e dè, ái ngại mỗi khi thăm viếng. Và nếu có mở miệng, thì chỉ thấy tuôn ra những lời lẽ cộc cằn, la hét, chửi bới…khiến cho bà con lối xóm phải đinh tai nhức óc. Tiết kiệm lời nói theo kiểu này thì chỉ gây nên đau khổ cho anh chồng và đổ vỡ cho gia đình mà thôi.

    Gã xin kể lại một mẩu chuyện nho nhỏ :

    Tại một giáo xứ nọ, có hai vợ chồng nhà kia. Hôm ấy theo sự phân công thì chị vợ đi nhổ cỏ ở thửa ruộng phía sau nhà, còn anh chồng thì lo giặt đồ, cọ chuồng heo và…nấu cơm. Đây là một dịp để anh chồng trổ tài nội trợ.

    Khi những món ăn đã được nấu nướng theo ý mình, anh sai đứa con ra ruộng mời mẹ. Đứa con chạy đi và thưa với mẹ :

    - Mẹ ơi, mẹ à, bố bảo về nhà ăn cơm.

    Chị vợ chẳng nói chẳng rằng, cứ cắm cúi nhổ cỏ. Sốt ruột vì sợ những món an đắc ý nhất bị nguội, anh lại sai đứa con khác ra mời mẹ. Và cũng như lần trước, bà vợ vẫn cứ lẳng lặng làm việc.

    Chờ một lúc nữa và vẫn chưa thất vọng, anh chồng bèn sai đứa con thứ ba đi mời mẹ. Lần này chị vợ đứng lên, quắc mắt nhìn đứa bé rồi phán :

    - Bố con chúng mày muốn hốc thì cứ hốc trước đi, tao còn phải làm cỏ.

    Đứa bé ngây thơ, chạy về và lặp lại nguyên văn, không cắt xén những lời bà mẹ đã nói. Biết rằng chồng con đang đợi, thế mà bà vẫn thủng thẳng đi về, đủng đỉnh rửa tay…Và sự gì phải đến, ắt sẽ đến. Chỉ một lúc sau bà con lối xóm bỗng nghe thấy những tiếng kêu la thất thanh, bu lu bù loa :

    - Ối giời ơi, ối đất ơi, nó đánh tôi, nó giết tôi. Bà con làng xóm ơi, cứu tôi với.

    Rồi sau đó, chị vợ khăn gói quả mướp về với…bu.

    Tìm được một chị vợ vừa niềm nở và tươi tắn, lại vừa kín miệng và thận trọng trong lời nói là một điều rất khó, bởi vì phần đông các bà các cô đều mắc phải cái tật khác, đó là thích nói dài, nói dẻo, nói dai và đôi khi nói day và nói dứt.

    Có những chị vợ thường xuyên cạu cọ với chồng với con. Chúng ta thử tưởng tượng ra một người chồng làm công chức. Ở sở thì bị bề trên đè nén, bề ngang ganh tị và bề dưới bướng bỉnh. Về nhà chỉ thầm mong tìm thấy khuôn mặt tươi tắn và những lời nói dịu dàng của người vợ, cùng với những nụ cười vô tư của con cái để quên đi hết nỗi sầu buồn chất chứa trong cõi lòng mà hăng hái tiếp tục cuộc chiến đấu vì chén cơm manh áo.

    Thế nhưng, bất cứ lúc nào hễ thấy mặt anh chồng, chị vợ đều cằn nhằn :

    - Sao anh thua người ta thế này, sao anh thua người ta thế nọ…Người ta thì kiếm tiền như nước, đem về cho vợ cho con, còn anh sao vô tài bất tướng quá vậy.

    Ngay cả những lúc thân mật, chị vợ cũng luôn rót vào tai chồng những lời chua như chanh và cay như ớt. Như vậy, làm sao người chồng có thể chịu đựng cho nổi.

    Nhất là mỗi khi có chuyện xích mích, bất đồng trong gia đình hay chẳng may anh chồng sai lỗi điều chi, thi chị vợ lại xả ga nói cho bằng thích : nói dài, nói dẻo, nói dai, nói day, nói dứt, nói xỏ nói xiên…đến tận tâm can tì phế của anh chồng. Lải nhải ngày cũng như đêm.

    Tới nước này, người chồng thường có ba cách giải quyết : Một là lẳng lặng bỏ nhà ra đi một vài tiếng đồng hồ. Hay đôi ba ngày. Hai là tức nước vỡ bờ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, nện cho chị ta một trận để câm miệng lại. Ba là đi tìm sự dịu dàng để bù lỗi nơi một người phụ nữ khác. Cả ba cách giải quyết trên đều bất ổn cho cá nhân cũng như cho gia đình.

    Nói dài, nói dẻo, nói dai, nói day, nói dứt mà thôi chưa đủ, có những chị vợ còn mắc phải cái tật thứ ba, đó là nói gian và nói dối. Riêng trong phạm vi gia đình, chị vợ cần phải tránh cái thói phát ngôn bừa bãi trước mặt bè bạn, làm cho anh chồng bị mất mặt. Và hơn thế nữa, đừng bao giờ nói xấu anh chồng trước mặt con cái. Làm như thế là phản lại tinh thần giáo dục, nhất là khi con cái còn nhỏ, chưa biết suy luận, chưa biết phán đoán, chưa biết phân biệt phải trái. Trong mối liên hệ với người khác, thiết tưởng chúng ta nên áp dụng lời khuyên :

    - Lời nói chẳng mất tiền mua,

    Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

    Thứ hai, đó là áo quần

    Trong lãnh vực ăn mặc, có những chị vợ quá cầu kỳ, quá chau chuốt, quá đỏm đang. Ta nghèo, nhưng nay bộ này mai bộ kia. Ta già mà lúc nào cũng môi son má phấn, đi đâu cũng nước hoa thơm phúc, thành thử vừa hao tốn tiền bạc của ngân sách gia đình vốn dĩ đã eo hẹp mà nhiều khi lại còn tỏ ra lố lăng, kệch cỡm, chẳng ra làm sao.

    Trái lại, có chị vợ vừa mới lấy chồng và sinh được một mụn con, là đã bỏ bê việc ăn mặc, áo quần lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch. Thử tưởng tượng xem : người chồng đi làm về, sau một ngày vất vả mệt mỏi, mà thấy người vợ đầu tóc rối bời, y phục xốc xếch, còn con cái bẩn thỉu lọ lem, lại còn đánh nhau khóc lóc chí chóe ầm cả nhà… thì làm sao có thể chịu đựng cho nổi.

    Bởi vậy, làm đẹp bản thân cũng là một phương pháp, một nghệ thuật để giữ lấy anh chồng. Chúng ta vốn thường gọi các bà, các cô là phái đẹp, nên làm đẹp dường như đã trở nên một bổn phận, một quyền lợi của phụ nữ. Con gái mà không biết làm đẹp, thì e rằng không còn phải là con gái nữa.

    Tuy nhiên, làm đẹp là cả một nghệ thuật. Không phải cứ thấy người ta dùng loại son này, thứ vải kia là chúng ta sao y bản chánh, nhắm mắt làm theo, vội mua về và dùng ngay cho đúng “mô đen”, chẳng những không tôn lên mà còn làm giảm đi sắc đẹp của chúng ta.

    Ngoài ra, trong vấn đề làm đẹp cũng cần một vừa hai phải, tùy theo vóc dáng, tùy theo tuổi tác và tùy theo ngân sách của gia đình. Nguyên tắc cần phải được áp dụng đó là :

    - Đói cho sạch, rách cho thơm.

    Để kết luận, gã xin ghi lại nơi đây, kết quả cuộc thăm dò ý kiến của Trọng Giáp, trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, hé mở cho thấy những điều “bí ẩn” vì sao…vợ người thì đẹp :

    - Vợ người không dấm da, dấm dẳng, lắm điều và nhiều chuyện với…ta suốt cả ngày.

    - Vợ người không cau có, quạu cọ, hoặc bắt phải ngủ ngoài sân, mỗi khi…ta say xỉn.

    - Vợ người không lải nhải, than trời, trách đất, kể khổ với…ta về chuyện vật giá liên tục leo thang.

    - Vợ người không so đo, chì chiết nặng nhẹ nọ kia khi…ta hổng bằng cha hàng xóm về khoản thu nhập.

    Vợ người không ghen bóng ghen gió, hoặc mướn thám tử tư theo dõi nhất cử nhất động của ta, khi…ta quan hệ với các đồng nghiệp nữ vì lý do công việc.

    - Vợ người không bắt…ta phải rửa chén, lau nhà, giặt đồ, nấu cơm, là những công việc “nữ công gia chánh” tầm thường, mà lẽ ra phải là của phụ nữ.

    - Vợ người không “giận cá chém thớt” hay “đá thúng, đụng nia”, mỗi khi có chuyện gì đó…bực mình vô cớ với ta.

    - Vợ người không mặt nặng, mày nhẹ hoặc làm bẽ mặt các “chiến hữu” của ta, khi họ nhiệt tình rủ…ta đi nhậu.

    - Vợ người không lưu vào “bộ nhớ” chuyện lăng nhăng “ong bướm trong quá khứ” của…ta, rồi thường xuyên lôi ra làm hành, làm hẹ mỗi khi “ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

    Nếu quả thực như vậy, thì vợ người hẳn sẽ đẹp và luôn xứng đáng nhận được điểm 10 ở mọi nơi và trong mọi lúc rồi chăng ? Tuy nhiên, đôi lúc cũng phải nghĩ lại :

    - Ta hay khen vợ người,

    Ta luôn chê vợ ta.

    Nhưng dầu sao đi nữa,

    Ta về ta tắm ao ta,

    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 06-04-2020, 04:21 PM.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Ta về Ta tắm ao Ta
    Dù trong... dù đục... cũng là cái ao
    Tiền anh đó , Em cứ lấy tiêu

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom