• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tản Mạn về Bia

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tản Mạn về Bia

    Tản Mạn về Bia
    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

    Click image for larger version  Name:	beers.jpg Views:	0 Size:	14.6 KB ID:	261549Truyền thuyết kể lại là cách đây trên mươi ngàn năm, một cô bé đang ăn miếng bánh mì khô uống với ly nước lạnh, thì có bạn gọi đi chơi trò nhẩy dây. Cô ta ném miếng bánh vào ly nước, để trên mặt bàn rồi chạy ra ngoài. Đó là miếng bánh cũ bỏ quên trong cặp sách đã lâu, có bám bụi xanh.

    Mấy ngày sau bà mẹ dọn bàn thấy ly nước trong trong, có mùi thơm thơm. Đang khát nước, bà bèn uống. Một lúc sau cảm thấy trong người sảng khoái, lên tinh thần. Bà khoe với ông chồng và ngỏ ý muốn có thêm. Chiều vợ, ông chồng làm nước đó cho vợ và gia đình. Lối xóm bắt chước và thiên hạ cũng làm theo. Thế là Bia ra đời.

    Anh ngữ gọi là Beer, Pháp ngữ là Biere từ chữ Latin “Bibere” nghĩa là Uống.
    Người Việt ta phiên âm là LA DE từ chữ La Biere cho tiện việc sổ sách.
    Tiếng Đúc Baere, từ chữ Barley là loại lúa mạch dùng nhiều nhất để làm la de.

    Trung hoa gọi bia là Ty tửu vì có ít ethanol.
    Theo các nhà khảo cổ, thì la de được dân chúng thành phố Babylon chế ra đầu tiên một cách khá quy mô, cách đây trên 6000 năm. Họ ngâm nước cho hạt lúa mạch lên mốc xanh, nghiền nát, trộn với nước, để dăm ngày rồi uống. Khi đó, la de rất được dân chúng ưa thích, mà khả năng biến chế giới hạn nên các Lãnh Chúa bèn đặt chế độ khẩu phần. Dân lao động chỉ được mỗi ngày hai lít, công nhân viên nhà nước ba lít, quan chức cao cấp và quý ngài tu sĩ năm lít.

    Từ Ai Cập, la de lan tràn ra các nước khác và được phổ thông trước khi nho được trồng làm rượu vang, vào thời kỳ đế quốc La Mã. Con dân đế quốc coi la de như thứ nước uống của người man di, còn họ uống thứ nước dành cho Thần Linh, ấy là rượu vang.

    Cũng nên nhắc là việc nấu la de, theo luật đời xưa, là việc làm của nữ giới. Đến sau Thiên Chúa giáng sinh thì la de được đưa vào thị trường thương mại, ai mua cũng được.

    Chuyện này cũng có lý do. Vì đã có một thời kỳ, làm la de được các tu viện hầu như dành quyền ưu tiên chế biến và là nguồn lợi tức đáng kể cho cơ sở tôn giáo. Ngoài lợi tức, các tu sĩ còn muốn tự do dùng la de chung với thực phẩm ngon mà họ được cung cấp. Đồng thời la de không bị cấm trong thời gian ăn chay, nên các ngài tự do dùng và mỗi tu sĩ được chia tới 5 lít một ngày.

    Chỉ sau thời kỳ Cải Cách giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, đưa đến sự thành lập các giáo hội Tin Lành vào thế kỷ 16, sự ưu đãi độc quyền làm bia này cho tu viện mới được bãi bỏ. Bia được các nhà sản xuất thương mại trách nhiệm.

    Nhưng phải công nhận là nhờ kiến thức của các tu sĩ mà kỹ nghệ làm bia tiến bộ rất nhiều, từ việc một miếng bánh rơi vào ly nước tới những máy móc, tuy thô sơ, nhưng mau lẹ, làm được nhiều lại an toàn vệ sinh, có phẩm chất ngon hơn.

    Kỹ nghệ sản xuất bia thực sự cải thiện vào đầu thế kỷ thứ 19 với sự sáng chế ra máy hơi của James Watt và hệ thống làm lạnh của Carl von Linde. Trước đó, bia thường được làm vào mùa Đông, thuận tiện cho sự lên men của bánh. Từ khi khám phá ra hệ thống làm lạnh, bia được sản xuất quanh năm. Đầu máy hơi nước của James Watt giúp sự sản xuất bia từng loạt với số lượng nhiều hơn.

    Trong việc làm bia, nhà bác học Pháp Louis Pasteur cũng cống hiến một khám phá quan trọng: Đó là sự tìm ra những nấm lên men mà ông đã trình bày trong nghiên cứu tựa đề “ Etude de la Bierre”, vào năm 1876. Nhờ khám phá này mà ngày nay ta đã nuôi được men và dùng rộng rãi trong kỹ nghệ làm bia và rượu vang.

    Một khoa học gia khác người Đan Mạch, Christian Hansen, đã thành công trong việc tách một thứ nấm, trồng trong dung môi dinh dưỡng và dùng hàng loạt vào việc lên men lúa mạch để làm bia.
    Click image for larger version

Name:	beers.jpg
Views:	20
Size:	44.3 KB
ID:	261550
    Làm bia.
    Muốn có một lon bia, ta cần bốn vật liệu chính yếu: Nước, ngũ cốc, men và cây Hoa Bia (Hop= Houblon).

    a-Ngũ cốc
    Bia có thể được làm từ gạo (Việt Nam,Trung Hoa Nhật Bản), ngô (Thổ dân American Indian), mì ( Đức wheat), lúa mạch đen ( Nga, ryes) yến mạch ( Oats) nhưng thông thường nhất vẫn là bằng hạt lúa mạch ( Barley) rồi đến lúa mì. Ngô và gạo cho loại bia kém phẩm chất.

    Lúa mạch có nguồn gốc từ Châu Á và Ethiopia và là loại ngũ cốc được sản xuất đứng hàng thứ tư sau lúa mì, gạo và ngô. Lúa mạch có lượng carbohydrates khá cao, tới 67% và 13% chất đạm.

    Trước hết, mạch được ngâm trong nước độ một tuần cho nẩy mầm đồng thời tinh bột của mạch được chuyển hóa thành đường maltose. Sau đó mạch có mầm được đun chín rồi sấy khô, say khỏi vỏ rồi ngâm trong nước nóng. Đường trong mạch sẽ hòa vào nước cho một dung dịch có vị ngọt.
    Dung dịch này được đun sôi khoảng hai giờ để diệt hết vi khuẩn. Đây là lúc mà Hoa Bia được thêm vào để tạo ra vị đắng cho bia.

    b-Hoa bia
    Houblon là loại cây leo có hoa mọc thành từng chùm. Hoa được sấy khô để tạo vị đắng cho bia. Đun càng lâu thì chất đắng của hoa bia càng tan nhiều trong nước, bia sẽ đắng hơn.

    Nghiên cứu ở Mỹ cho biết cây Hoa Bia có chất chống oxy hóa Antioxidant Prenylated Flavonoids rất tốt để giúp cơ thể giảm nguy cơ bị các bệnh tim, ung thư, sa sút trí tuệ và cao cholesterol.

    Dung dịch được để nguội, vớt hết lá hoa bia và cặn bã ra rồi men được thêm vào

    c-Men
    Men bia là những nấm nhỏ li ti có khả năng chuyển đổi tinh bột ra đường. Nấm có nhiều trong thiên nhiên.

    Hai loại men thường dùng trong kỹ nghệ bia là Sacchromyces cerevisiae nổi lên mặt dung dịch và loại Saccharomyces uvarum, chìm dưới đáy. Mươi ngày sau men sẽ chuyển hóa hầu hết đường maltose và lúc đó ta đã có một lon bia.

    Nhưng chưa đủ, muốn có hơi sủi bọt, bia được chuyển vào một bình điều hòa để lên men lần thứ hai và có hơi carbonates.Vì còn vẩn đục, nên bia được lọc.

    Bia vô lon hoặc chai được đun nóng ( Pasteurized) để diệt hết các vi khuẩn còn sót và để chặn sự lên men.

    Draft bia không đun nóng nhưng phải giữ ở nhiệt độ lạnh cho tới khi dùng để bia thôi lên men. Uống ngay sau khi sản xuất, Draft bia ngon hơn vì trong khi chuyên trở đi xa, sự thay đổi nhiệt chung quanh ảnh hưởng tới phẩm chất của bia.

    đ-Nước
    Nước dùng để làm bia cũng rất quan trọng. Nước có nhiều khoáng chất thì bia đắng hơn là nước có ít khoáng chất.
    Beer cũng như rượu vang có từ 2-6% Ethanol trong khi đó rượu mạnh như wisky, gin, vodka có tới 45-50% ethanol.

    Một vài loại bia
    Như đã nói ở trên, bia có thể làm từ lúa mì, ngô, gạo nhưng lúa mạch thường được dùng nhiếu nhất.

    Ngay cả làm từ lúa mạch, bia cũng có nhiều loại tùy theo men nổi hay chìm, nhiệt độ và thời gian để mạch lên men, số lượng Hoa bia, thời gian và nhiệt độ nơi cất giữ bia. Theo luật, bia không được có quá 5% chất rượu ethanol.
    -Ale nặng hơn beer và dùng men nổi mà beer thì dùng men chìm dưới đáy.
    -Bitter là la de có nhiều Hoa bia nên đắng hơn và được dân Anh rất thích.
    -Lager cũng là la de nhẹ, mầu lạt, rất phổ thông bên Đức.
    -Malt liquor mạnh hơn beer.
    -Shandy là hỗn hợp beer với nước chanh (lemonade) hoặc ginger beer)
    -Sake của Nhật được chế từ gạo, có nồng độ ethanol từ 14-%, nên thường được gọi là rượu gạo rice wine. Nhưng thực ra sake là một loại beer vì cũng được làm bằng sự lên men của gạo. Sake không có mầu, không có hơi, hâm nóng uống ngon hơn, trong khi đó beer phải uống lạnh mới đã.

    Dinh dưỡng
    Về phương diện ăn uống, ngoài nước, bia có một số lượng các chất dinh dưỡng rất khiêm nhường vì đa số đã bị tiêu hủy trong quá trình chế biến.
    Một ly 360 cc (12 Oz) cho 140 calories mà 60% là do chất rượu ethyl alcohol của bia; 17mg calcium; 28mg magnesium; 40mg phosphore; 85mg potassium; rất ít Zinc, sinh tố B.

    Các chất đạm, chất béo, sinh tố C và sinh tố hòa tan trong chất béo đều có rất ít nên bia được nhiều người coi như chẳng bổ dưỡng gì ngoài một số calories. Chẳng thế mà bác sĩ David Williams của đại học Wales, Anh Quốc đã cổ võ là trong chương trình giảm béo, nên uống nửa lít bia một ngày vì bia có tới 93% là nước lã, không đường, không chất béo.

    Bia còn giữ hương vị thơm ngon nếu tiêu thụ trong vòng hai tháng sau khi làm, do đó không nên mua tích trữ quá nhiều và quá lâu. Cất bia ở chỗ mát, không có ánh nắng mặt trời để bia khỏi lên mùi.

    Ly để uống bia cần sạch, không vết mỡ vì mỡ làm bia hết bọt.
    Cũng không nên uống bia quá lạnh vì nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm của bia.

    Bia với Sức Khỏe
    Trang báo Forbes ngày 17 tháng 3 năm 2008, tác giả Allison Van Dusen có nêu ra 8 lý do lành mạnh để uống bia, căn cứ vào một số nghiên cứu khoa học. Đó là từ 30-35% ít bị heart attack, tăng chất béo lành HDL, giảm rủi ro máu cục, giảm hóa già, bảo vệ khỏi tử vong vì bệnh tim mạch, tăng trí tuệ giảm Alzheimer, giúp xương chắc mạnh, giảm biến chứng tiểu đưởng.

    Nhưng Allison nhấn mạnh ở chữ vứa phải moderation. Vừa phải là 240 cc, ngày hai lần, quý bà thỉ chỉ ½ mà thôi.

    Lưu ý là uống bia mãn ngày mãn tháng, lon trước rước lon sau thì hậu quả tai hại cũng nhiều. Chẳng hạn như trở thành bét nhè nghiện rượu, xơ cúng ung thư gan, ung thư miệng…Ấy là chưa kế phá rối an ninh trật tự công công khi say xỉn, gây gổ hận thù, than chủ thường xuyên của khám nhỏ khám lớn. Ngoài ra, có nghiên cứu cho là uống vài ly bia/ngày có thể tăng rủi ro ung như nhũ hoa nữ giới.

    Thành ra bia không phài là tốt cho mọi người.

    Như giáo sư Charlie Bamforth, Đại học California ở Davis, nhắc nhở là không nên coi bia như một dược phẩm. Uống bia vì ý thích nhưng vừa phải là điều cần nhớ.

    Texas-Hoa Kỳ
    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 06-04-2020, 04:19 PM.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Uống Bia

    Bia tốt nhất là cữ sáng.
    Trong ngày uống nước chanh,
    Cuối ngày nên uống...dấm!

    Cho ốm!

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
      Bia tốt nhất là cữ sáng.
      Trong ngày uống nước chanh,
      Cuối ngày nên uống...dấm!

      Cho ốm!
      Uống kiểu này thì như HV làm sao mà "đi cày" cả ngày cho nổi. Thôi thay vì bia uống cữ sáng thì mình nên để dành cữ tối sau khi đi làm về rồi uống UKH nhé.
      Chúc UKH vui
      Sống trên đời

      Comment

      • #4

        vin

        nhân tiện bác đang bàn về la de "beer", "la biere" xin cho em ké.....

        Lê Văn:::
        Rượu Vang

        Rượu Vang

        Rượu vang từ bao nhiêu ngàn năm qua vẫn được coi là một món quà quý giá mà Thượng Đế tặng cho nhân loạị Quý nhất là ở chỗ nó có thể được thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan bén nhạy của con người.


        Trước hết là thị giác. Rượu vừa rót ra ly đã phơi bày trước mắt ta cái màu sắc óng ả của nó, dù đó là màu đỏ tươi của Pinot Noir, màu đỏ đậm của Cabernet Sauvignon, màu ngà phơn phớt của Chardonnay, hay màu vàng hổ phách của rượu Sauternes. Đó là màu áo của rượụ Mỹ gọi là “color”. Tây văn vẻ hơn: “la robe du vin”.

        Ta hãy nhìn ngắm cái màu áo đó trước khi nhẹ nhàng khoắng ly rượu mấy vòng để khứu giác thưởng thức mùi hương thơm ngào ngạt tỏa lên, Mỹ kêu bằng “nose”. Tây thì “bouquet”. Ngẫm nghĩ kỹ ta sẽ thấy mùi hương dường như có tiềm ẩn cả một bó hoa đồng cỏ nộị Thoảng một chút mùi hoa sim tím, xen lẫn với mùi hoa anh đào, hoa tầm xuân, hoa cam, hoa bưởi, mùi rơm mới cắt, mùi cỏ tóc tiên , tùy theo từng vùng địa chất nơi cây nho mọc lên. Lạ lắm cơ.
        Rồi bây giờ mới đến phần chủ yếu là phần vị giác (taste). Nếu là rượu ngon thì cảm nhận đầu tiên của ta là vị đậm đà, đằm thắm nơi đầu lưỡị Nó phải cho ta cái cảm tưởng đầy đặn, nồng nàn như khi ta ôm người yêu trong taỵ Đó là thân mình của rượu (“body,”le corp du vin”). Rượu ngon phải là một sự tổng hợp hài hòa của nhiều vị khác nhau, gồm cả vị chua lẫn vị ngọt của nước nho, vị chát của vỏ nho, vị đắng của cuống nho, vị nồng của men rượu, vị đặm của gỗ sồi. Tất cả hòa hợp lại như nhiều thứ nhạc khí của giàn nhạc đại hòa tấu vậy.
        Thế còn thính giác nữa, cũng phải để cho tai thưởng thức với chứ. Có lẽ vì vậy mà người ta thường uống rượu vang bằng những ly thủy tinh và nếu được pha lê cỡ Riedel thì nhất. Uống rượu nho bằng ly pha lê thì đúng là “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi”. Khi ta cụng ly chúc mừng, pha lê sẽ tạo ra những âm thanh trong vắt, nghe leng keng như “tiếng sắt tiếng vàng chen nhau”. Cái âm thanh vui tai này làm cho những bữa tiệc họp bạn, những dịp tao phùng hội ngộ càng thêm phần thích thú.
        Ô, vậy còn xúc giác thì saỏ Chúng ta đâu có sờ mó được rượu vang. Có chứ, khi nâng ly rượu trên tay, dù đó là ly chân cao bầu tròn để uống rượu đỏ, ly bầu dài dáng thanh để uống rượu trắng, hay ly búp thon miệng để uống Champagne, ta vẫn có cảm tưởng như xúc giác của ta đang được mơn trớn chất rượu ở bên trong. Ấy là chưa kể những lúc chúng ta cầm ly Porto (một loại rượu vang được tăng cường nồng độ) vào một buổi tối mùa đông bên lò sưởi, chất rượu trong ly cứ ấm dần lên do nhiệt độ từ lòng bàn tay ta truyền sang, thì đó chẳng phải là một niềm vui do xúc giác hay sao?
        Rượu vang đem đến cho nhân loại chừng đó sự thích thú nhưng không biết tại sao cho đến bây giờ người Việt chúng ta tương đối vẫn chỉ có một số rất ít chịu tìm hiểu và thưởng thức nó trong những bữa ăn hằng ngàỵ Lý do chính có lẽ là vì sự e ngại trước tính chất có vẻ khá phức tạp của rượu vang.
        Bước vào một tiệm rượu, chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi hàng ngàn thứ nhãn hiệu màu sắc rối mù, đi từ rượu đỏ, rượu trắng cho đến rượu rosé, rượu sủi bọt. Giá tiền cũng sai biệt dễ sợ, có chai chỉ vài ba đồng bạc, có chai lên tới dăm bảy trăm đồng hay hơn nữạ Do đó, nhiều người vẫn nghĩ rằng muốn thưởng thức rượu vang cho đến nơi đến chốn chắc phải mất nhiều công phu nghiên cứu và tiêu tốn khá nhiều tiền bạc. Sự thực không phải vậỵ Chỉ cần một vài hiểu biết cơ bản là đã đủ để ta có thể thưởng thức món quà quý giá này của thượng đế. Còn tốn kém nhiều hay ít là tùy ở sự lựa chọn của mỗi người thôi.
        Điều mà tôi hy vọng cung hiến bạn đọc là những hiểu biết cần thiết đó, được trình bày một cách ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, để có thể lưu giữ trong ký ức và ứng dụng hàng ngày.
        Xét về bản chất, rượu vang chỉ là nước nho lên men, và tùy theo đặc tính của mỗi loại nho mà người ta làm ra những loại nho khác nhaụ Có tới hơn 4000 loại nho khả dĩ làm ra rượu, nhưng hôm nay ta chỉ cần xét đến 7 loại nổi tiếng nhất. Sở dĩ chúng ta cần biết tên chúng là vì phần lớn rượu vang làm tại Mỹ, Úc tức là những thứ phổ thông dễ kiếm đối với chúng ta, đều được mang nhãn hiệu dựa theo tên của loại nho, thí dụ Cabernet Sauvignon, cộng với tên của nhà sản xuất ở phía dưới, như Robert Mondavi hay Beringer cho dễ nhận biết. (Trong khi đó ở Âu châu người ta không coi loại nho là chủ yếu, mà để ý nhiều hơn đến cơ sở làm ra rượu và vùng đất trồng nhọ Bởi vậy chai rượu mới được đặt những cái tên như Chateau Margaux hay Chablis).
        Mỗi thứ rượu vang đều có những đặc điểm và cá tính nổi bật nên nó được coi là thích hợp cho một loại đồ ăn. Và vì đề tài hôm nay là ẩm thực nên tôi xin nêu ra một vài gợi ý về cách làm thế nào để kết hợp đồ ăn với rượu vang một cách hài hòa, đồng thời cũng liệt kê thêm một số những món ăn được ưa chuộng của Việt Nam mà nếu đi kèm với rượu vang thì mùi vị thơm ngon sẽ gia tăng hơn hẳn.
        Dựa theo kinh nghiệm cổ truyền ở Tây phương, người ta cho rằng rượu đỏ nên được uống với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu; rượu trắng nên đi chung với đồ biển và những món ăn được nấu bằng xốt (sauce) trắng. Nhưng theo những thử nghiệm gần đây hơn của các tay đầu bếp danh tiếng quốc tế, sự kết hợp giữa rượu vang với các món ăn có thể được biến đổi một cách rộng rãi và “sáng tạo” hơn nhiềụ Thí dụ rượu đỏ cũng có thể được nhấp nháp với đồ biển, rượu trắng và rosé đôi khi rất hợp với thịt bò. Một trường hợp điển hình: rượu đỏ làm bằng nho Pinot Noir mà nhấp nháp với món tuna sống trong những món sushi hoặc sashimi của Nhật Bản thì còn khoái khẩu hơn là uống với rượu saké nữa.
        Sau đây là 7 loại nho chính, 4 đỏ và 3 trắng, cùng với những tính chất của mỗi loại và một số món ăn đặc biệt thích hợp với chúng. Bạn đọc sẽ được giới thiệu vài ba chai rượu ngon làm bằng những loại nho này từ nhiều vùng khác nhau trên thế giớị Giá tiền đi từ rẻ tới đắt để bạn đọc tùy nghi lựa chọn.

        CABERNET SAUVIGNON: Đây là loại nho mầu xanh thẫm ngả mầu tím mà khi được làm thành rượu thì có mùi vị hấp dẫn giống như mùi sim tím (black-currant), mùi chocolate đen (dark chocolate), mùi hộp đựng gỗ xì-gà (cigar boxes). Đặc tính của nó là nồng nàn (heady), đậm đà (full-bodied), nên thường dùng để uống với những món ăn cũng có mùi vị đậm đà bùi béọ Món tây gồm các loại thịt bò bí-tết (beefsteaks). thịt bò hầm (braised beef), thịt cừu bỏ lò hoặc nướng (grilled lamb). Món ta thích hợp nhất là bò lúc lắc hay bò lụi.
        - Columbia Valley, Grand Estates, Cabernet Sauvignon 2001 (WA), $9
        - Franciscan Oakville Estates, Cabernet Sauvignon, 2000 (CA), $18
        - Chateau du Glana, 1998, (Saint Julien, France), $24

        MERLOT: Nho Merlot có đặc điểm là dịu nhẹ (soft), tròn trĩnh mập mạp (plump, fleshy), mau chín mùi (early maturing) khiến cho người ta mềm môi dễ uống. Nên nhấp nháp với những món đút lò như roast beef, roast chicken hoặc những món nấu rượu như coq au vin, osso buccọ Món ta như sườn heo nướng sả, bò gói lá lốt.
        - Fetzer, Merlot, Barrel Select 1998, (Sonoma County, CA) $13
        - E. B Foote, Merlot 1998, (Columbia Valley, WA) $16
        - Chateau Belgrave 1998, (Pomerol, France) $35

        PINOT NOIR: Hương vị của nho Pinot Noir vừa mượt mà như nhung lụa (silky) lại vừa có mùi thơm thanh nhã quyến rũ (elegant, seductive) như son phấn đàn bà. Món Tây thích hợp: bồ câu quay (pigeon roti), bò xốt vang (beuf bourguignon). Món Á Đông như cá tuna nướng tái.
        - Acacia, Pinot Noir, 2001, (Napa Valley, Carneros CA) $20
        - Gevrey Chambertin, Louis Jadot, 1997, (Bourgogne, France) $35
        - Cristom, Pinot Noir, Jessie Vineyard, 1999, (Willamette Valley, OR) $39

        SYRAH hoặc SHIRAZ: Màu tím thẫm, mùi vị nồng nàn nên được ưa dùng với những loại thịt có vị đậm, nhất là thịt rừng như nai, thỏ hay chim trĩ, ngỗng, vịt. Món tây thích hợp: thịt nai nấu rượu (Sauteed Venison), vịt nấu cam (Canard a l’Orange), thỏ hầm rượu (Civer Lapin). Món ta: vịt hầm măng, càri dê, nai xào lăn.
        - Paringa, Shiraz Individual Vineyard 2001 (South Australia) $9
        - Casa Lopostole, Syrah, Cuvée Alexandre 2001 (Rappel Valley, Chile) $18
        - Columbia Crest, Syrah, Reserve 2001 (Columbia Valley, WA)

        CHARDONNEY: Đặc điểm chung của nho Chardonney là thanh nhã (elegant), tươi mát (fresh), thơm mùi vỏ chanh (citrusy). Tuy cũng được làm bằng loại nho này nhưng rượu Pháp ở vùng Chablis hay Bourgogne thì thon thả (lean), dòn dã (crisp) hơn, còn rượu Mỹ ở California thì mềm mại (supple), đầy đặn (full), ngậy mùi bơ (buttery) hơn. Món Tây: cá hương xốt bơ trắng (Truite de Riviere Nantua), Cá hồi nướng xốt mù-tạt (Saumon Grillé Dijonais). Món ta: Chả Giò, Gỏi cuốn, Mực chiên dòn.
        - Chateau Souverain, Chardonney 2001 (Alexander Valley, CA) $15
        - Stone Street, Chardonney 2002 (Sonoma County, CA) $24
        - Meursault, Laboure Roi 2001, (Bourgogne, France) $35

        SAUVIGNON BLANC: Có mùi hương thanh nhã như hoa chanh, hoa bưởi và có thể được biến chế thành nhiều vị khác nhau tùy theo phương pháp của nhà làm rượu, đi từ chỗ ngọt ngào dịu nhẹ (soft, slightly sweet) cho đến chỗ cứng cáp nồng nàn (dry, intense). Món tây: cá sole chiên bơ (Sole meuniere), Xúp cá (Bouillabaisse). Món ta: cá chim chiên, lươn um sả, mực xào hành tỏi.
        - Arbor Crest, Sauvignon Blanc 2001, (Columbia Valley, WA) $9
        - Pouilly Fumé, Ladoucette 2001 (Loire Valley, France) $20
        - Chateau Carbonnieux, 1999, (Bordeaux, France) $25

        RIESLING: Có mùi hương thơm mát của trái táo xanh, có vị hơi chát của hạt lựu, lẫn với chút chua của chanh, chút ngọt của cam. Món tây hào đút lò (Clams Casino), sò tươi xốt tỏi (Huitres Aioli). Món ta: gỏi đồ biển, tôm mực xào hành, cua rang muốị
        - Hogue, Late Harvest Reisling 2001 (WA) $9
        - Pierre Sparr, Reisling, 2002, (Alsace, France) $10
        - Dr. Loosen, Reisling Kabinett Bernkasteller Lay 2002 (Mosel-Saar-Ruwer, Germany) $25
        Ẩm thực vốn được coi như một nghệ thuật làm gia tăng niềm vui cho cuộc sống. Hy vọng là những gợi ý trên đây về cách thưởng thức và kết hợp rượu vang với các món ăn sẽ có thể đóng góp thêm phần nào hứng thú trong lãnh vực này cho độc giả Thời Báo.

        Lê Văn

        (Certified Specialist of Wine – Member, Society of Wine Educators)

        * Bài này được đăng trong niên giám Thời Báo Toronto, xuân Ất Dậu.

        Comment

        • #5

          ..có vị nào thik uống cái này ko , vừa ngon vừa bổ ( ở trên bàn về bia , mà phe ta chỉ toàn nói về "vang" , có mất lòng ai ko....cái nào chẳng gọi là "tửu " , phải ko....


          Rượu vang đỏ có khả năng chống ung thư



          Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, rượu vang đỏ không chỉ có tác dụng tốt cho tim mạch mà nó còn có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u ác tính.


          vang đỏ (sưu tầm)

          Ung thư ruột là một căn bệnh thường gặp, số bệnh nhân của căn bệnh này ngày một gia tăng. Nhưng một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại thành phố New York đã mang lại cho chúng ta những tia hy vọng mới.

          Tiến sĩ Joseph Anderson đã công bố kết quả của công trình nghiên cứu với rượu vang đỏ tại một hội nghị bàn về các căn bệnh liên quan đến dạ dày và ruột do một số trường đại học Hoa Kỳ tổ chức.

          Có thể tóm tắt như sau: Nếu thường xuyên nhấm nháp một lượng rượu vang đỏ thích hợp thì sẽ ngăn chặn được những rủi ro của căn bệnh ung thư ruột gây ra.

          Nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và khám bệnh cho hơn 1700 bệnh nhân với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại nhằm chuẩn đoán sớm căn bệnh ung thư đường ruột. Kết hợp với quá trình đó, người ta đã tiến hành đặt câu hỏi về thói quen dùng đồ uống đối với những người tham gia vào quá trình nghiên cứu. Qua đó các nhà khoa học đã chia những người này thành 3 nhóm sau:

          Nhóm 1: Gồm 245 bệnh nhân, những người thường xuyên sử dụng rượu vang đỏ.

          Nhóm 2: Gồm 115 người ưa thích loại rượu vang trắng.

          Nhóm 3: Gồm 1381 người đã trả lời: Không dùng đồ uống có cồn.

          Kết quả khám bệnh cho thấy: Hoàn toàn bất lợi đối với những người kiêng rượu và những người ưa thích rượu vang trắng. Trong nhóm uống rượu vang đỏ chỉ có 3,4% cho kết quả dương tính với căn bệnh ung thư ruột, trong khi đó ở hai nhóm còn lại thì chỉ số này là 8,8%.

          Các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng, trong những quả nho đỏ có chứa một hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các khối u ác tính. Chất quí báu đó là Resveratrol, nó có tác dụng hạn chế chất đạm, một chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

          Qua đó Tiến sĩ Joseph Anderson khẩn thiết đề nghị mọi người nên thay đổi thói quen về sử dụng đồ uống có cồn. Ông nói: “Những ai hay dùng đồ uống có cồn như rượu, bia thì nên chuyển sang uống rượu vang đỏ sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ”.
          Đã chỉnh sửa bởi Photo; 25-12-2009, 09:27 AM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom