• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chủ Đề Xuân Canh Dần

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chủ Đề Xuân Canh Dần

    CLL: Năm con Trâu đã sắp sửa ra đi và chúng ta đang chuẩn bị đón chào năm Con Cọp sắp đến. Với một đôi điều cảm xúc trong năm mới, HV xin mời các bạn cùng tham gia một đôi bài viết nói về mùa Xuân như là một "Chủ Đề Xuân Canh Dần" nhỏ của CLL.
    Chủ đề bao gồm tất cả có thể là những bài viết, thơ, văn, nhạc ...... về mùa Xuân.
    Thành thật cảm ơn và rất mong sự đóng góp của tất cả Quý Tác giả, Anh Chị Em và các bạn.

    Năm Dần nói chuyện cọp trong nghệ thuật
    Hiếu Lê

    Click image for larger version

Name:	dsc00288.jpg
Views:	18
Size:	14.5 KB
ID:	264625Năm Canh Dần sắp đến, hình tượng của Chúa Sơn Lâm lại lừng lững xuất hiện cách đặc biệt trong hơn 360 ngày sắp tới. Hình tượng oai phong này cũng trở thành nguồn cảm hứng để Hoạ sĩ Hiếu Lê viết nên bài cảm tác dưới đây:

    Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ bước qua một năm âm lịch mới, năm Canh Dần, năm con Cọp! Theo luật tuần hoàn của Tạo hóa, Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay vần: Trâu đi thì Cọp đến.

    Xưa nay cọp vẫn là một ác thú. Nó hung hãn nhất trong 12 con giáp. Nói về sự khôn ngoan, cọp không thể sánh với khỉ và chuột. Nói về sự kiên trì, sao cọp có thể sánh với trâu, nhanh không bằng ngựa, uy vũ sao sánh bằng Rồng, luồn lách và hiển độc không thể bằng rắn. Thế nhưng, trong 12 con thú, có lẽ cọp hội đủ các đặc chất: dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ những đặc chất ấy mà cọp là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánh hóa, không riêng ở nước ta mà cả nhiều nước khác cũng đưa cọp dự phần vào đời sống xã hội, văn hóa, và nghệ thuật.

    I_ TRONG VĂN CHƯƠNG
    Rất nhiều tác phẩm văn chương, những truyện ngụ ngôn, nói về cọp, như truyện ngụ ngôn Cọp và Trí khôn Con người, Ngũ Hổ Tướng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung, tiểu thuyết Cọp Trắng, và đặc biệt trong bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ:

    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
    Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
    Trong hang tối, mắt thần đã quắc,
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
    Ta biết ta là chúa tể muôn loài,
    Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
    Ta lặng ngắm giang sơn đổi mới…

    Ngôn ngữ trong thơ được dùng không cầu kỳ, không hoa mỹ, mà dung dị và táo tợn, ý tưởng chuyển biến nhịp nhàng nhưng dứt khoát, kết hợp nhuần nhị giữa Nỗi Nhớ và Rừng, tạo nên một con cọp độc đáo trong thi ca Việt Nam.

    II_ TRONG TRANH
    Hình tượng cọp có mặt trên các phù điêu bằng gỗ, đá, đồng, ở các đền đài, lăng miếu, trong dòng tranh Đông Hồ của phố Hàng Trống từ xa xưa, nhất là trong các đồ thủ công mỹ nghệ. Tranh vẽ Cọp rất phong phú, đa dạng, không chỉ giới hạn ở nơi thờ tự, trong cung đình, mà còn phổ biến ngoài dân gian.

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cọp là con vật được tôn thờ từ lâu, tên của nó được thần hóa và được gọi là ‘Ngài, ‘Ông Ba Mươi,’ ‘Hổ.’ Nó được tạo dựng thành biểu tượng của sức mạnh của niềm tin. Tranh vẽ được biết đến nhiều nhất, qua nhiều thế hệ, là bức Ngũ Hổ của phố Hàng Trống, được vẽ trên giấy khổ 55 cm x 75 cm. Nó vẽ tả năm con cọp được bố cục cân đối trên không gian được định sẵn, mỗi con một dáng: con đứng, con ngồi, con lướt gió… Đây là loại tranh bản (khắc gỗ rồi in trên giấy). Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bảng nét rồi dùng cọ lông để tô màu. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân vờn màu, tạo độ đậm nhạt, chuyển sắc sáng tối, âm dương, nên cọp trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của dòng tranh đương thời. Với cách thức sáng tạo độc đáo ấy, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nét đặc thù của dòng tranh riêng mà còn làm bật lên sức sống nội tại của tác phẩm. Người xem tranh rất dễ nhận ra điều này qua hình ảnh những con cọp: những khối thân chắc khỏe, dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, đặc biệt là những cái đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn cong lên trước khi đập xuống đất để phóng mình lên. Độc đáo nhất phải kể đến đôi mắt cọp: hùng hực, ánh lên sức mạnh của loài chúa sơn lâm.

    Màu sắc trong bức Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh, nhưng vẫn hòa hợp với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm con cọp. Lối dùng màu này của các nghệ nhân thể hiện rõ một hàm ý và mang tính triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống:

    - Hoàng hổ: Cọp vàng, tượng trưng hành Thổ, ứng với trung ương chính điện.
    - Thanh hổ: Cọp xanh, tượng trưng hành Mộc, ứng với phương Đông.
    - Bạch hổ: Cọp trắng, tượng trưng hành Kim, ứng với phương Tây.
    - Xích hổ: Cọp đỏ, tượng trưng hành Hỏa, ứng với phương Nam.
    - Hắc hổ: Cọp đen, tượng trưng hành Thủy, ứng với phương Bắc.

    Tranh ngũ hổ

    Hoàng hổ

    Thanh hổ

    Bạch hổ

    Xích hổ

    Hắc hổ


    Và như thế, 5 con cọp được vẽ bằng năm màu khác nhau tượng trưng ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Quan niệm tạo hình, cách phối màu, mang tính ước lệ trong nghệ thuật dân gian xưa là phổ biến, mà nếu gạt qua cái vỏ ngoài của sự mê tín, dị đoan, thì đây là bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.

    III_ TRONG TƯỢNG VÀ PHÙ ĐIÊU
    Tượng và phù điêu cọp bằng đá đã có từ thời nhà Trần, Lê, nổi tiếng ở Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />các chùa, lăng tẩm, như Chùa Đại Bi (Hoài Đức, Hà Tây), và đặc biệt là Cọp Đá ở Lăng Trần Thủ Độ, Vũ Thư, Thái Bình. Đây là một tác phẩm điều khắc đẹp trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam: Con cọp ở tư thế nằm, dáng vẻ ung dung, hai chân trước sải dài, hai chân sau thu gọn trong bụng, đầu ngẩng cao, đôi mắt lim dim, hai tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào đó vọng về từ chốn xa xăm.

    Khối đá không to như con cọp thực ngoài đời, nhưng nghệ thuật cổ đã khắc dựng một hình tượng có sức lay động tình cảm người xem. Đứng trước tác phẩm, trong khung cảnh của công trình tưởng niệm người có công tạo dựng nhà Trần, giữ gìn sơn hà, xã tắc trên mảnh đất quê hương Việt Nam, ta thấy bùng lên chất sử thi bi hùng. Người tạc tượng đã thổi hồn vào đá, ban cho nó một sức sống tinh thần của một thời liệt oanh, của một con người trí dũng, toàn tâm, toàn ý, vì dân, vì nước.

    Cọp trong điêu khắc cổ Việt Nam thường là ‘cọp vồ mồi,’ ‘cọp ngắm trăng, ‘cọp và rồng,’ để diễn tả sức mạnh, ý chí, và khai thác chất thơ trong cái oai của chúa sơn lâm. Người ta không dùng ‘cương’ để biểu hiện sức mạnh, mà dùng ‘nhu’ để biểu hiện ‘chất hùng,’ ‘chất thép.’

    IV_ VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI
    Với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, con người văn minh hơn, giàu có hơn, hưởng thụ nhiều hơn, và với sự ra đời của trường phái hậu hiện đại, bản thân cọp hầu như tuyệt chủng, vì ô nhiễm môi trường, phá hủy rừng để lấy gỗ. Cọp chỉ còn thấy ở các bảo tàng viện, phim ảnh, sách vở, hoặc trong những bộ sưu tầm của các đại gia giàu có, dưới dạng da hổ, cao hổ cốt, v.v… Và có lẽ đó chính là hình ảnh của nghệ thuật hậu hiện đại, được triễn lãm, trưng bày một cách khéo léo ở các… cửa hàng!

    Nguồn: tgpsaigon.net
    Attached Files
    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 14-12-2022, 11:16 PM.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Mùa Xuân Đầu tiên

    Mùa Xuân Đầu tiên
    Nhạc: Văn Cao
    Trình bày: Ánh Tuyết

    [flash=Page not found - Author Stream]quality=high width=425 height=354 parameter=parameter_value[/flash]
    Sống trên đời

    Comment

    • #3

      Mưa xuân
      Mưa xuân
      Nguyễn Bính

      Em là con gái trong khung cửi
      Dệt lụa quanh năm với mẹ già
      Lòng trẻ còn như cây luạ trắng
      Mẹ già chưa bán chợ làng xa

      Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
      Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
      Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ
      Mẹ bảo: "Thôn Ðoài hát tối nay"

      Lòng thấy giăng tơ một mối tình
      Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
      Hình như hai má em bừng đỏ
      Có lẽ là em nghĩ đến anh

      Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
      Em ngửa bàn tay trước mái hiên
      Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
      Thế nào anh ấy chả sang xem!

      Em xin phép mẹ, vội vàng đi
      Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
      Mưa bụi nên em không ướt áo
      Thôn Ðoài cách có một thôi đê

      Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêm
      Em mải tìm anh chả thiết xem
      Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
      Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em

      Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
      Thế mà hôm nọ hát bên làng
      Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
      Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

      Mình em lầm lũi trên đường về
      Có ngắn gì đâu môt dải đê!
      Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
      Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya

      Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
      Hoa xoan đã nát dưới chân giày
      Hội chèo làng Ðặng về ngang ngõ
      Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày"

      Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
      Bao giờ em mới gặp anh đây?
      Bao giờ hội Ðặng đi ngang ngõ
      Ðể mẹ em rằng hát tối nay?

      1936
      Sống trên đời

      Comment

      • #4

        Gọi Anh Mùa Xuân
        Gọi Anh Mùa Xuân
        Trần Mộng Tú

        Đã lâu quá anh không về gõ cửa
        Lòng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên
        Mùa xuân đến em lên đồi gọi gió
        Thả đam mê và buông những ưu phiền

        Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
        Trái tim em mảnh vườn cũ quê xưa
        Cành mai chiết tay ai còn in dấu
        Thiện quang ơi hoa nhớ đến xót xa

        Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
        Trái tim em thành đốm lửa hải đăng
        Lửa xin gì thấp hoài không dám tắt
        Bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm

        Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
        Trái tim em chẳng quên đợi sông Hương
        Con chim nhỏ đã bay qua biển vắng
        Ai tìm ai ngần ngại giữa mù sương

        Đã lâu quá anh không về gõ cửa
        Lòng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên
        Ôi có phải mùa xuân đang nhóm lửa
        Tay lạnh thế này ai sưởi cho em...


        Sống trên đời

        Comment

        • #5

          Cọp trong Ký ức dân gian Nam Bộ

          Cọp trong Ký ức dân gian Nam Bộ
          Bùi Ngọc Diệp

          1. Dẫn nhập
          Click image for larger version

Name:	cop01181.jpg
Views:	18
Size:	21.0 KB
ID:	264626Nam Bộ là vùng đất mới của phương Nam có quá trình hình thành và phát triển hơn 3 thế kỷ (1698 - 2004). Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Nam Bộ hôm nay là vùng đất trù phú, nơi dung nạp nhiều dân cư khác nhau từ mọi miền đất nước đến đây lập nghiệp. Quả là “đất lành chim đậu”.

          Ngày nay đến với đồng bằng Nam Bộ, ít người còn hình dung được cái thiên nhiên còn đầy vẻ hoang sơ của buổi đầu khai phá. Chính những câu truyện kể, truyền thuyết, các giai thoại còn tồn tại trong ký ức, các địa danh, ca dao dân ca mà các tài liệu địa chí đã ghi nhận được từ xa xưa truyền lại, giúp ta hình dung được khung cảnh thiên nhiên ấy.

          Trong cái buổi ban đầu đi mở đất, một trong những lực lượng thiên nhiên hoang dã mà con người phải đối chọi, rùng rợn nhất là hổ (hùm, cọp). Với bộ mặt gân guốc, quai hàm mở rộng hoác hoạc, lưỡi thè lè đỏ lòm, mắt tròn to sắc lạnh, xảo quyệt, râu mép rung rinh thính nhạy, thân mình vạm vỡ, nặng từ cả tạ đến vài tạ. Bốn bộ móng vuốt khoằm khoằm sắc lẻm chộp đâu trúng đó, con người và bất kỳ loài thú nào khi đối mặt với hổ là đồng nghĩa đối mặt với tử thần. Có một thời con người đành bó tay sợ hãi, bất lực trước sự hoành hành của hổ, phải gọi chúng bằng Ông, được đưa vào miếu thờ với sức mạnh chúa sơn lâm để canh giữ bảo vệ đình miếu.

          Nhưng con người, với đà ngày càng sinh sôi phát triển, đã đẩy lùi giang sơn của hổ đến tận những vùng hẻo lán. Tuy vậy, cho đến nay cọp vẫn còn bảo lưu trong ký ức của nhân dân địa phương, qua những câu chuyện kể, chuyện cổ tích (mà dân Nam bộ gọi là chuyện đời xưa), truyện cười, thần thoại, ngụ ngôn, trong tín ngưỡng dân gian... bắt nguồn từ hiện thực mà con người phải chứng kiến, đối mặt. Thái độ của con người đối với cọp chuyển biến từ sợ hãi, đến chiến đấu thắng cọp, rồi thuần dưỡng, rồi tôn thờ cọp vv... biểu hiện những trạng thái tâm lý phức tạp của người lưu dân mở đất.

          Từ những tài liệu đã có và cũng từ những ghi nhận qua lời kể của người dân, bài viết này nhằm tìm hiểu về loài cọp ở Nam bộ dưới góc độ văn hóa.

          2. Cơ sở hình thành ký ức về cọp ở Nam Bộ: (Cọp Nam Bộ qua các sách địa chí)

          Khởi thủy mọi ký ức về cọp của người Việt Nam Bộ gắn liền với tiến trình con người khai phá vùng đất này. Cái buổi ban đầu ấy, những người dân mở đất Nam Bộ với hành trang thô sơ của mình vừa từ ghe bầu, thuyền buồm đặt chân lên vùng đất hoang rậm, sông sâu, thú dữ như hiệp sức thử thách người mới đến. Để khai phá đất, lập làng, lập ấp, người Việt cũng như đồng bào các dân tộc ít người, ngoài việc gặp những cánh đồng hoang vắng, những đầm lầy heo hút, những rừng rậm bạt ngàn, họ còn gặp khá nhiều thú dữ. Đáng nói nhất trong loài thú dữ nơi này là cọp. Cọp rất nhiều là mối đe dọa thường xuyên làm cản trở công cuộc khẩn hoang lập ấp, đe dọa thường trực tính mạng của con người sống ở đây:

          Đồng Nai xứ sở lạ lùng,
          Dưới sông cá lội, trên rừng cọp um.

          *Cọp Gia Định:
          Sách Đại Nam nhất thống chí ghi mùa xuân năm Canh Dần 1770 đời vua Duệ Tông có con mãnh hổ vào nhà người ở phía nam chợ Tân Cảnh, hai nhà sư Hồng Aân và Trí Năng đã diệt được cọp. [2:107]. Trịnh Hoài Đức đã ví loài này ở đất Gia Định bằng những câu tục ngữ: “Dữ như cọp Vườn Trầu”. “Aùc như sấu Vũng Gấm”. Viết về “Vườn Phù Lâu” , ông cho biết “chỗ ấy còn nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường hay bắt người, nên có câu “dữ như cọp Vườn Trầu”. [2:48, 72].

          Đến cuối thế kỷ XIX, ấy thế mà số người chết vì cọp vẫn còn đáng kể “...cọp, sấu còn hoành hành ở vùng quê Bến Tre, Gò Công, An Hóa vào khoảng 1900 - 1910, nào riêng gì vùng sình lầy phía Cà Mau. Bên bờ Hậu Giang ngày nay, vùng Phong Điền nổi danh trù phú với vườn cam quýt - vào khoảng 1900 cọp vẫn còn tại đó” [11:265]

          Năm 1909, tuần báo Nam kỳ địa phận dành để tuyên truyền phổ biến giáo lý đạo Thiên chúa mà còn đăng tải những tin tức về cọp như chuyện thời sự hàng ngày:

          Vùng cầu An Hạ, 3 tháng có 12 người.
          Vùng cầu Hóc Môn , trong một vài tuần có 4 người.
          Vùng Thủ Dầu Một, trong vài tháng 8 người.
          Mãi đến sau năm 1930 mà cọp còn lảng vảng ở vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bảy núi. [10:381]

          *Cọp Tây Ninh:
          “Ngày xưa Tây Ninh toàn là rừng già... cho nên nó là giang sơn của cọp, voi, mang, mển... Thời ấy chúa sơn lâm hay bén mảng gần xóm đông dân cư để rình bắt heo bò và cõng người về rừng xé xác... Năm 1947 - 1948 cọp loạn rừng. Tại xã Ninh Thanh – ấp Chánh, cọp đã ăn 3 mạng và mỗi đêm thường về ấp này bắt heo mang vô rừng ăn dần”[4:165].

          *Cọp Vũng Tàu:
          “Vùng Núi Lớn xã Thắng Nhì gần chợ Bến Đá, có ngôi chùa gọi là Điện Bà do nhà sư họ Trương sáng lập. Bên cạnh Điện Bà năm 1949 còn dấu tích hai miệng hang lớn, theo lời của dân chúng kể lại, đó là hai cái hang ông thần Hổ ở tu ngày xưa. Họ kể rằng, vào thời kỳ này có hai vị chúa sơn lâm chiều chiều khi tới giờ công phu, thường đến ở ngoài ngồi nghe kinh, và chẳng bao giờ bắt gà vịt, phá khuấy dân ở quanh vùng, sau đó ở tu luôn tại hai cái hang ấy. Một ông tu tại đó cho tới chết, còn một ông bị người Pháp bắn nhầm khi đi kiếm ăn ngoài rừng. Trong chùa hay tin tới xin xác về chôn tại trong hang ông ở, lấy lại cái đầu phơi khô đem thờ trong chùa, sau bị đánh cắp mất. Ngôi chùa này trước có tên là Long Nhan điện”. [5:168]

          Một di tích của thời cọp lộng hành Vũng Tàu năm xưa là miếu thờ thần Hổ , về sau này Hội điện sửa sang và xây cất lớn lên thành Điện thờ Ngũ hành và Quan Thánh. “Con đường mòn từ trên ngọn hải đăng đi xuống bãi Thùy Vân ngày xưa dây leo chằng chịt, cây cối rậm rạp rất khó đi, được dân sở tại đặt tên là đường mòn Oâng Hổ”. (con đường từ núi Nhỏ xuống biển) [5:134,137]

          *Cọp Bến Tre:
          Trên dải cù lao An Hóa (nay là đất Châu thành, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre), mãi đến năm 1902, địa phương chí tỉnh Mỹ Tho vẫn chép: “làng Tân Định... có rừng cọp, heo rừng, nai, chồn”, “làng Bình Đại dã thú lớn rất nhiều”, “làng Thới Thuận lắm cọp, heo rừng”...

          *Viết về trấn Vĩnh Thanh của Nam Bộ xưa thì: “Xứ này có nhiều sấu và cọp dữ, nhưng dân cư đã quen thường, nên không sợ hãi, tuy người bé và đàn bà cầm dao cắt cỏ và đòn xóc cũng bắt được cọp”[3:21]

          *Cọp Bạc Liêu - Cà Mau:
          Người dân nơi đây còn nhớ
          Cà Mau lúc trước thấy mà ghê!
          Ai muốn làm ăn đến phải về.
          Dưới nước đỉa lềnh, sấu lểnh nghểnh,
          Trên bờ cọp rống, muỗi vo ve...

          Ở Cà Mau còn tương truyền “Cọp Cà Mau hàu Đá Bạc”. Năm 1898, một quan chức của Pháp khi báo cáo về thị xã Cà Mau vẫn nói: “sau mấy rặng bần, rặng cau quanh chợ là vùng đất thấp, về đêm nghe rõ từng bầy nai gọi nhau và cọp rống vang dội từng chặp”[11:68].

          “Cọp Cà Mau không dữ tợn như ở miệt núi cao, rừng rậm. Nhiều khi đi rừng ăn ong, đốn đuôn hay đốn lá, róc lạt hoặc đốn cây, nếu rủi gặp cọp thì nạt lớn vài tiếng vang dội, cọp hoảng sợ cong đuôi chạy mất. Nhưng đôi khi đói quá cọp cũng vào tận xóm bắt heo và bắt người ăn thịt. Một lần bắt heo của thím Khiều, hai lần bắt cháu ông giáo Hậu và ông thân bác hương hào Gố. Vì vậy tại vùng Cà Mau, không ai dám gọi là “con” mà gọi “ông Thầy”, “ông Hổ”, hoặc “hia Cọp”, “khái”, hoặc “Hương quản”. Đình nào, miếu nào cũng có thờ cọp, gọi là miếu ông Hổ. Còn ngay trước sân đình xây một miếng tường bề cao lối 2 thước, có đắp nổi hình con cọp to, vằn vện thấy rõ”. “...cọp nhiều nhất ở Cái Bát, Trèm Trẹm và Năm Căn. Có người thuật lại rằng tại Cái bát, một chị vì con khóc lúc ban đêm, dỗ không nín, bèn bồng lại sát vách lá, nơi có lỗ trống dưới chân giường, đưa chân ra ngoài lỗ vách rồi rủa “cọp mà bắt mày”. Rủi cho đứa bé, lúc ấy một con cọp rình ở ngoài từ hồi nào, thò chân vô chụp đứa bé tha đi mất. Từ đó về sau, xóm này không ai dám rủa “cọp bắt mày” hay “cọp vật mày” nữa”. [8:107, 108]

          Tại tỉnh Cà Mau, hầu hết đồng bào còn tương truyền câu truyện Bà mụ Trời làm một việc bất đắc dĩ mà cũng là một việc hy hữu, tức là hộ sanh cho cọp. Tương truyền tại Rạch Bàn, thuộc quận Cái Nước có một bà nhân đức tên là Trần thị Hoa, tục gọi là bà mụ Tư làm nghề hộ sanh. Thường lệ nơi đây hễ mặt trời lặn thì ai ở nhà nấy, rồi cửa đóng then cài, vì thú dữ nhiều quá nên họ sợ. Một bữa nọ vì phải giúp một sản phụ khó sanh, nên bà mụ Tư về muộn. Chủ nhà phải mướn 4 người trai tráng đưa bà. Về gần tới nhà, bỗng nghe tiếng cọp hộc rất lớn làm mọi người hốt hoảng tay chân bủn rủn, có người ướt trong quần. Khi hoàn hồn bốn tráng đinh thấy mất bà mụ Tư, thì quả quyết bà bị ông Thầy bắt ăn thịt. Sáng hôm sau đã thấy bà ở nhà. Thì ra sau khi đỡ đẻ cho vợ cọp xong , cọp đực cõng bà mụ Tư về. Từ đó đến sau cọp luôn đến đền ơn bà [6:96.]

          Đồng bằng Nam Bộ thế kỷ thứ XVII – XVIII cọp nhiều vô kể. Chúng sinh sống nhan nhản ở miệt U Minh, ở các cánh rừng ngập mặn tại các cửa sông Tiền, sông Hậu, kể cả những nơi đã được khai hoang khá sớm như Sài gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Dân gian khái quát nỗi kinh sợ của họ về vùng đất mới này như sau:

          -Cà Mau khỉ khọt trên cây,Click image for larger version

Name:	cop01182.jpg
Views:	18
Size:	17.7 KB
ID:	264627
          Dưới sông cá lội, trên giồng cọp đua.
          -U Minh Rạch Giá thị quá sơn trường,
          Dưới sông cá lội, trên rừng cọp đua.

          Vị thế địa lý, điều kiện tự nhiên tạo ra tâm thế con người Nam Bộ phải luôn tự vượt lên, tự mình phải giải quyết những khó khăn gay gắt cấp thiết đặt ra cho công cuộc định cư sinh sống trên vùng đất mới. Rừng rậm cọp beo và sông sâu sấu đỉa là ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của những người di dân, nó tồn tại dai dẳng mãi về sau này.

          -Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
          Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.

          Không còn con đường nào khác, để bám chân được vào vùng đất này, người dân Nam Bộ buổi đầu đã tốn biết bao công sức, trí tuệ và lòng can đảm, dũng cảm khắc phục thiên nhiên và đối chọi với thú dữ. Chính đó là điều kiện tạo nên nghị lực đặc biệt của người Nam Bộ, như nhà văn Trần Hiếu Minh khi nói về người dân Nam Bộ đã khẳng định: “Đây là sơn thủy cùng tận rồi. Đến đây chỉ còn hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để mà sống. Con người đến đây là con người liều, ngang tàng nghĩa khí” [16:21,22].

          Có thể nói, trang sử thứ nhất của vùng Nam Bộ do người Việt, Chăm, Khmer, Hoa, cũng như Mạ, Mnông, Stiêng, Chơro viết nên bắt đầu từ những ngày đánh cọp để tồn tại. Thực tế lịch sử ấy là cơ sở hiện thực cho nguồn truyện dân gian về cọp ở Nam Bộ khởi nguồn cho mọi sáng tác dân gian của người Kinh cũng như người các dân tộc khác về cọp. Từ hình tượng cọp ngoài đời, cọp trở thành một hình tượng văn hóa, cọp xuất hiện trong quan niệm, cọp bảo lưu trong ký ức, cọp trong cách nhìn, cọp trong các thể loại truyện kể dân gian, truyện viết vv...

          Cọp qua truyện kể
          Truyện dân gian về cọp có nhiều hay ít tùy thuộc vào mật độ cư trú nhiều ít, tùy thuộc vào mức độ mà con người đối mặt với chúng. Những câu chuyện kể về cọp còn phản ánh những thái cực khác nhau trong tâm lý tình cảm của con người đối với loài này. Thái độ của người dân hồi đó đối với cọp cũng rất lạ. Với người lưu dân đi khai khẩn đất hoang lập làng ấp, phum sóc, cọp là một kẻ thù nguy hiểm đáng sợ, vì thế để có được địa bàn sinh sống yên ổn để lao động sản xuất thì họ phải đánh bại cọp, chinh phục cọp, thuần hóa cọp; nhưng mặt khác họ vừa sợ hãi lại vừa tôn kính cọp. Cả hai điều ấy ghi nhận một hiện thực phức tạp trong tâm lý con người mở đất, vì thế trong những truyện dân gian về cọp phản ánh những xu hướng hiện thực hoặc thần thành hóa, nhân cách hóa cọp và cả những con người đánh cọp hoặc thuần hóa cọp.

          -Truyện đánh cọp, diệt cọp:
          Bến Tre là xứ sở nổi tiếng lắm cọp, nhiều sấu. Truyện kể về việc đánh cọp, diệt sấu đã đi vào truyền thuyết dân gian phổ biến với mức độ đậm đặc nhất so với các địa phương khác ở Nam Bộ. “Đến Bến Tre, từ vùng đất nhiễm mặn đến vùng nước ngọt, đâu đâu ta cũng có thể nghe kể chuyện về cọp, những giai thoại bắt cọp, diệt cọp đầy tính chất can trường và dũng cảm, những chuyện thuần hóa cọp để cưỡi đi chơi, đi ăn giỗ, từ chuyện Bà Mụ đỡ đẻ cho cọp đến chuyện “Nghĩa hổ” mang tính ngụ ngôn. Dù được người đời thêm thắt ít nhiều nhằm ly kỳ hóa sự việc, cái lõi của sự thật vẫn là: nơi đây đã có một thời không hiếm những loài thú dữ bốn chân... con người đã phải chống trả lại chúng vô cùng vất vả để tồn tại”[13:154].

          Truyện về hai anh em Bảy Giao, Chín Quỳ lưu truyền khắp vùng Cồn Tàu (Bến Tre) và cả Mỹ Tho, Vĩnh Long. Truyện kể: vùng Cồn Tàu (Bình Đại) lúc còn hoang vu, là giang sơn của một vị hung thần rất thiêng, có hai bộ hạ là hổ và lợn trấn giữ, ai muốn khai phá phải nộp mạng người. Hai anh em Bảy Giao và Chín Quỳ nghe tin đó liền đến đây xin được phá rừng và hẹn ba năm sau sẽ nộp mạng, thần đồng ý. Đến kỳ hạn nộp mạng, hai anh em nhờ thợ rèn, rèn cho hai côn sắt to, rồi quyết tử với hai bộ hạ của hung thần. Hai anh em giao đấu khá vất vả, cuối cùng cũng hạ được đối thủ. Từ đó thần hết thiêng, không còn đòi nạp mạng và dân làng đã đổ xô tới lập nghiệp ở Cồn Tàu.

          Truyện hai thầy trò nhà sư Hồng Aân và Trí Năng, sử chép rằng: vào giữa ngày tết năm 1771, cọp từ rừng Sác, có lẽ từ phía Cần Giuộc kéo về chợ Tân Kiểng trên đường vào Chợ Lớn, bà con cấp báo cho quân sĩ ở đồn Dinh. Lúc bấy giờ có hai thầy trò nhà sư rất giỏi võ nghệ là sư Hồng Aân và Trí Năng xung phong dùng côn giết cọp. Mãnh thú bị hạ, nhưng sư Hồng Ân cũng bị thương rồi chết.

          -Trong nhiều truyện không những kể về việc đánh cọp mà còn thuần dưỡng được chúng, như truyện về Ông Yến ở Tân Hưng (Ba Tri, Bến Tre): đêm nọ có con cọp bạch thò đuôi vào chuồng gia súc, ông Yến ra xem, nắm được đuôi cọp. Sợ nắm không chặt, ông dùng răng cắn giữ chót đuôi phụ với hai tay. Bà Yến thấy vậy, xách mác chạy ra đâm chết cọp. Con cọp “xuất tướng tinh” nhập vào ông Yến, từ đó trở về sau ông Yến trở thành chúa cọp, tất cả cọp lớn nhỏ trong vùng đều phải vâng lời ông và chúng ngoan ngoãn chở ông đi chợ, đi ăn giỗ, đi cúng đình... Khi ông chết, cọp tụ họp đến bên mộ kêu rống thảm thiết, rồi cào đất đắp mộ cho ông.
          Thú vị hơn, dân gian Bến Tre còn lưu truyền câu chuyện về ông Vệ Thạnh có tài thuần dưỡng được cọp, thường cưỡi cọp đi ăn giỗ.

          Truyện Bà Mụ Trời đỡ đẻ cho vợ cọp, được chúng trả ơn vv... Truyện “hổ có nghĩa” như thế này hầu như có ở khắp nước ta, như ở huyện Đông Triều là truyện bà đỡ Trần. Dân gian kể, hổ đực đền ơn cho bà cục bạc, về nhà cân được hơn 10 lạng. Truyện “hổ mắc xương” cũng được kể ở phía Bắc, người cứu hổ là một ông tiều phu ở huyện Lạng Giang, khi ông mất hổ vẫn mang de,â lợn đến cúng trước mồ.

          Còn có hàng loạt truyện nói dối, nói xạo nôm na như truyện Ông Ó ở Bến Tre và truyện Ba Phi ở Minh Hải. Ông Ó quê ở Bến Tre là một cây “nói xạo”, những “pha” phóng đại đến ngoa ngoắt hóm hỉnh về cọp như sau: một lần có con cọp từ rừng chạy ra ăn dừa, bị ông Ó bắt gặp. Ông bèn nắm lấy đuôi cọp, đá một cú song phi vào bụng nó, làm cho cọp ỉa vãi ra... một loạt trái dừa. Nơi ấy về sau mọc lên một hàng dừa thẳng băng như kẻ chỉ. (Truyện Hàng dừa của Bà Huyện).

          Hãy nghe Ba Phi kể truyện Cọp xay lúa: “có một đêm tôi đang ngủ trên sàn gác, khoảng gà gáy hiệp ba bỗng nghe con heo tạ ngoài chuồng kêu éc éc... tôi liền vác cây mác thong dong phóng xuống rượt, đến sáng mới giựt lại được xác con heo vác về... Không ăn được thịt heo, con cọp chửa đâm ra thù tôi. Trưa bữa sau, hai vợ chồng tôi khiêng cối xay ra xay lúa, đang xay ồ ồ thì tôi lại nghe phía sau bụi ráng có tiếng động rọt rẹt... tôi nói trong bụng: “Bữa nay tao bắt mày xay lúa một trận cho biết tay!”. Tôi kêu vợ tôi xúc sẵn hai chục giạ lúa để kế bên, chờ lúc con cọp nhảy ra chụp phủ đầu, tôi hụp xuống, lách ngang, hai bàn tay cọp bấu tám móng cứng ngắt vào cán giằng xay. Sẵn trớn cái cối đang quay, con cọp rị lui hết vòng thì bị cái cối quay tới... cứ như vậy mà con cọp theo đà cối quay, đẩy tới kéo lui hoài... Tôi đứng một bên, cứ xúc lúa châm vô cối. Đến lúc con cọp xay hết hai chục giạ lúa, tôi kêu vợ tôi vô bồ xúc thêm lúa nữa. Thấy con cọp có chửa nên cũng động lòng thương, vợ tôi bảo tha. Tôi nắm tay cối xay chập mạnh lại cho dừng trớn quay, con cọp bị hụt đà, tám móng rời ra khỏi cán giằng xay, té cắm đầu. Nó lồm cồm ngồi dậy, mệt thở hết muốn ra hơi, bỏ đi vô rừng một nước... không tin, cứ hỏi bà nhà tôi coi!” [1:27].

          Ngoài những truyện kể về người đánh cọp - những bậc tiền hiền khai quốc, hậu hiền khai cơ, những người có công khai phá và bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ cuộc sống nói chung - là những câu truyện kể về người thật việc thật có tính chất ký sự; còn dạng tồn tại nữa là những địa danh dân gian liên quan đến cọp.
          Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 14-12-2022, 11:18 PM.
          Sống trên đời

          Comment

          • #6

            Cọp trong Ký ức dân gian Nam Bộ

            Địa danh gắn với cọp
            Dấu ấn cọp còn để lại qua nhiều địa danh, những địa danh này được hình thành trên cơ sở những sự kiện có thật ở địa phương, gắn bó hữu cơ với quá trình khai khẩn đất đai và tạo lập làng xã.

            -Tổng Aên Thịt ở vùng Cần Giờ, nơi cọp hay ăn thịt người, phải nói gọn lại vì kiêng cử là An Thịt. [10: 54].

            -Đìa Cứt Cọp ở huyện Giồng Trôm, tương truyền ngày xưa ở đây có nhiều cọp, chúng tụ tập săn mồi, phóng uế bừa bãi. Do vậy mà dân gian gọi đìa này là Đìa Cứt Cọp.


            Miếu thờ ông Hổ (Long An)

            -Địa danh mang tên Đồn Cọp ở huyện Chợ Lách (Bến Tre), được kể như sau: nơi đây trước kia cọp thường về phá hoại, dân chúng thường tổ chức lấy thân cau làm rào vây cọp lại, rồi báo cho tỉnh mang súng về bắn chết. Do vậy mà nơi đây có tên này.

            -Địa danh Mỏ Cày cũng được dân gian Bến Tre giải thích liên quan đến sự tích về cọp: ngày xưa ở đây có rất nhiều cọp, do đó khi đi làm, người dân phải mang theo mõ, để vừa cày vừa đánh mõ làm cho cọp sợ trốn không dám ra làm hại người. Do đó người ta gọi xứ này là Mỏ Cày (chữ mõ biến thành Mỏ). Ở Bến Tre còn có những địa danh như Giồng Ông Hổ, Giồng Rọ (một loại bẫy cọp), bưng Hai Hổ, miếu Ông Hổ... [13:154].

            -Ở Sa Đéc còn tên đất gọi là Hổ cứ [10: 54].

            -Bãi Hoàng Dung (ở phía tây bắc hạ lưu sông Hậu), do ở đây có nhiều cọp nên dân gian cũng gọi nơi này là Hổ châu (cù lao Ông Hổ) . [3:29]& [14:84,85]. Đây cũng là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng – thuộc thành phố Long Xuyên), hiện nay có Đền thờ Bác Tôn ở đây và là nơi du lịch của An Giang.

            -Đồi ngũ Hổ ở Hà Tiên, hình dạng như dáng cọp ngồi khum lưng cúi đầu, biểu tượng phong cách Hổ phục là vị thế “tượng chầu hổ phục” - chỉ nơi có hệ thống phòng thủ thiên nhiên kiên cố, chính là nơi cứ điểm trọng yếu [7].

            Thờ cọp:
            Ở Nam Bộ còn có dạng tồn tại khác về cọp là Miếu thờ Cọp.
            Phần lớn các đình làng ở Nam Bộ đều có miếu thờ, tượng thờ ông Hổ.
            “Ở Long An cọp được thờ ở đình làng như một vị thần, nhưng không phải với ý nghĩa siêu hình, cọp thờ ở Long An là biểu thị một sức mạnh thiên nhiên có thể hại người mà cũng có thể giúp người, cụ thể hóa thành con thú có vằn đen xưa kia sống quanh xóm làng” [18:64-68].

            -Đình làng Quới Sơn (Châu thành, Bến Tre) còn thờ cả cái sọ cọp.

            -Miễu thờ Cọp Bạch (ở trại ruộng Phước Điền - xã Thới Sơn - huyện Tịnh Biên - An Giang) là một ngôi miếu thờ Sơn quân thường thấy ở đình làng Nam Bộ. Tuy nhiên, việc thờ cọp bạch ở đây gắn liền với công đức của Phật thầy Tây An và ông Tăng chủ Bùi thiền sư (người được Phật Thầy Tây An giao cho coi sóc trại ruộng Thới Sơn - đất hương hỏa của chùa Tây An). Truyện kể: thuở đó vùng Thới Sơn là sơn địa hoang vu, trong vùng núi Két có rất nhiều cọp dữ. Một hôm Phật Thầy Tây An đi xa về thấy con cọp bạch bị ốm ngồi cú xụ gần bàn thông thiên, bèn gọi ông Tăng chủ ra xem bệnh. Tăng chủ xem qua biết cọp bị mắc xương ở cổ, ông bèn bảo cọp cúi đầu xuống và đấm vào cổ nó một cú đấm, cục xương vọt ra ngoài. Cọp bạch ngước mắt nhìn ông Tăng chủ tỏ ý biết ơn rồi rón rén bước chậm rãi vào rừng. Cách vài hôm, cọp bạch cõng lại một con heo rừng đặt trước cửa để đền ơn ông Tăng chủ. Cũng từ đó, lũ cọp trong rừng không còn bén mảng tới phá quấy dân chúng ở đây nữa. Mỗi khi ông Tăng chủ vào rừng thì lũ cọp đều bỏ chạy hoặc theo ông như chó nhà theo chủ đi rừng vậy. Về sau cọp bạch già chết, ông Tăng chủ và ông Đình Tây cất một cái miễu nhỏ tại đình làng gần chùa Thới Sơn để thờ, nay miễu vẫn còn, khói nhang không dứt [9:117, 388].

            -Đình Ông Hổ (ở xóm 1, Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) theo lời truyền khẩu, ở hòn này có mấy ông Hổ thường bơi vượt biển qua đảo Phú Quốc để tìm mồi. Một hôm có một ông bơi qua biển, bị cá mập táp cụt mất một chân, nên ở luôn tại Phú Quốc, từ đó rất hiền lành, không bắt gia súc, gia cầm hay hại dân làng. Dân chúng cho rằng cọp đã tu, nên lập đình để thờ [9:377].

            -Dinh Ông “Ởû xã An Thạnh, huyện Bến Lức còn dấu tích việc bầu cọp làm Cả, đó là cái am nhỏ bằng lá mà người ta gọi là Dinh Ông nằm bên bờ con rạch tên là rạch Dinh”. [18: 64, 68].

            -Chùa Ông Ngộ (ở Cần Giuộc - Long An), thờ ông Tăng Ngộ là người có công diệt trừ cọp dữ vào những năm đầu đời Gia Long ở đất Gia Định.
            Tất cả dạng truyện kể về cọp nêu trên đã cung cấp cho chúng ta những nhận thức về lịch sử của buổi ban đầu khai sơn phá thạch vùng đất Gia Định (gồm cả Nam Bộ) - công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy gian lao nguy hiểm, cùng với phong tục tập quán của người dân trên vùng đất mới. Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó đã giúp chúng ta hiểu được những bí ẩn trong tình cảm và tâm hồn của người dân ở đây; một mặt họ vừa sợ vừa kiêng nể cọp và phải thờ cọp làm “sơn quân chi thần” và mặt khác là phải đánh cọp để tự vệ, để bảo vệ cuộc sống. Rõ ràng, trong thực tế ở vùng đất mới, yêu cầu bảo vệ cuộc sống, phát triển sản xuất và mở rộng địa bàn lân - ấp - làng - xã là rất bức thiết; việc đánh cọp, giết sấu là việc to lớn của thời kỳ đó. Đó là những việc làm và những thành tích của tập thể mà nổi bật là những cá nhân xuất sắc đại biểu cho lòng can đảm và ý chí chiến thắng của người dân Nam Bộ và nó trở thành những truyền thuyết phổ biến sâu rộng và bền bĩ trong ký ức người dân.

            Truyện kể về cọp bên cạnh những yếu tố hiện thực lại có cả yếu tố hoang đường. Các yếu tố hiện thực thể hiện ở tính chất chỉ định về tên người, tên đất và thời gian xảy ra câu chuyện. Những tên đất, tên người gắn liền với sự việc, chi tiết của mỗi truyện thường là những tên đất, tên người có thực, có địa chỉ. Còn yếu tố hoang đường là cơ sở hình thức, tức là phương thức nhận thức hiện thực và phản ánh hiện thực. Dù hiện thực hay pha chút ít truyền thuyết hoang đường, những câu truyện về cọp cũng bộc lộ những mơ ước, những ẩn chứa sâu sắc về sự ngoan cường, quả cảm, mưu trí và tinh thần nhân nghĩa của người đi mở đất. Đánh cọp là thành tích to lớn của thời kỳ ấy, do đó những người đánh cọp phải được khắc họa là những con người có khả năng võ nghệ đặc biệt, hay một thần lực nào đó khiến cọp phải nễ phục. Điều đáng lưu ý là yếu tố hoang đường bắt nguồn từ quan niệm đạo đức , đức độ của con người khiến cọp phải khuất phục. Chẳng hạn Tăng Ngộ là bậc chân tu, giàu lòng vì nghĩa; các bà Mụ tài giỏi hăng hái cứu đời, truyện Nghĩa Hổ kể về việc nuôi hổ được hổ trả ơn, khi chủ chết hổ đập đầu chết theo chủ... vì đức độ như vậy đã cảm hóa được cọp.

            Nét chủ đạo của truyện đánh cọp, diệt sấu là tính chất hào hùng của cuộc chiến đấu chống lại những thế lực hắc ám của tự nhiên. Có thể xem những nhân vật đánh cọp trong các truyện dân gian về cọp chính là sự tiếp nối những nhân vật văn hóa thuở xưa. Những truyện này có nét gần gũi với chiến công của Lạc Long Quân diệt Mộc tinh ở rừng núi, diệt Hồ tinh ở đồng bằng, diệt Ngư tinh ở biển trong thời dựng nước. Ý nghĩa lớn lao của truyện đánh cọp và giết sấu ở chỗ nó khẳng định quyền làm chủ chân chính của người Việt trên mảnh đất mới. Những người đã chiến đấu và chiến thắng cọp, sấu nơi rừng rậm, sông rạch sình lầy để biến đổi vùng đất hoang vu này thành ruộng thành làng trở thành chủ nhân của những thành quả ấy.

            Ởû tất cả các loại truyện, đã xuất hiện những nét cơ bản làm tiền đề cho tính cách và tâm lý của người Việt ở Nam Bộ, đó là tinh thần trọng nghĩa: hai thầy trò nhà sư Hồng Aân và Trí Năng thấy cọp ở chợ Tân Kiểng liền xin vào đánh cọp giúp dân; Tăng Ngộ thấy rừng rậm hùm beo cản trở công việc làm ăn của dân làng thì nghỉ cách chặt cây, đắp lộ cho dân... giống như tinh thần nhân nghĩa thời Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” vậy. Truyện bà Mụ đỡ đẻ cho cọp đề cập đến ba vấn đề lớn: tài hộ sản của bà Mụ, đức tính vì nghĩa không phân biệt đối tượng cứu giúp của bà Mụ, tinh thần trọng ơn nghĩa của loài thú dữ (cọp đem heo rừng đền ơn cho bà Mụ). Cả ba vấn đề ấy đều có những yếu tố tiềm ẩn đằng sau là tập trung đề cao tinh thần vì nghĩa, cụ thể là y đức của bà Mụ - người thầy thuốc có vai trò quan trọng và cần thiết ở bất cứ làng xã nào trong thời kỳ khai hoang lập ấp lúc bấy giờ. Ở đây nghĩa nhân và đạo lý xử thế ở đời quyện lại thành chủ đề lớn của câu truyện có phần hư cấu, nhưng được truyền tụng như một sự kiện có thật. Đây cũng là một nét văn hóa lớn của người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng. Chính những nguồn truyện này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam ở vùng đất mới.

            Hình tượng và biểu tượng cọp

            Đối với cư dân Nam Bộ thời xa xưa, cọp không có nghĩa dữ dằn mà chỉ là con vật hiền lành như mọi thú nuôi khác, cọp gần gũi với người nông dân, nên đồng dao có câu:

            “Cọp rừng Sác moi ốc bắt cua
            Cọp rừng thưa săn rùa ví thỏ
            Cọp đồng cỏ đuổi chó rình chim
            Cọp rừng sim ăn ong hút mật”...

            Cọp ngoài đời trở thành con vật gần gũi, nhưng khi trở thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, cọp còn mang cả yếu tố tâm linh, được thần thánh hóa, vẽ thành tranh thờ cúng. Tượng hổ làm bằng đá vôi ở lăng Trần Thủ Độ dài 1,40 mét, phô diễn một sức mạnh kiêu dũng, như bừng lên chất sử thi bi tráng của người có công tạo dựng triều Trần. Phù điêu hổ ở nước ta có từ thời Trần, Lê trên nhang án đá chùa Đại Bi (Hà Tây, năm 1361) như hiện thân của thần... một biểu tượng văn hóa tâm linh.

            Người Nam Bộ hãy còn tôn thờ cọp, hoặc kiêng kỵ cọp, như gọi cọp là Ông để tránh xưng danh cọp: cọp ưa đi đêm gọi là Ông Ba mươi, cọp ba chân gọi là Ông Ba cụt, cọp ba móng gọi là Ông Ba ngoe, cọp thành tinh gọi là Ông Chằng hay Ông Kẹ. Cọp còn được thờ phượng như Chúa sơn lâm hay Sơn thần. Dân gian có tục lệ là vào ngày mồng ba tết nguyên đán, sau khi cúng đưa ông bà xong, thường dán trước cửa nhà mảnh giấy hồng điều có hình cọp với lòng tin là Ông Ba mươi sẽ trấn giữ không cho những thứ hiểm độc vào nhà. Ôâng già, bà cả còn truyền dạy: nếu trẻ con khóc đêm thì người mẹ phải lén “ăn trộm” hình vẽ Chúa sơn lâm để trong gối nằm của trẻ thì chúng sẽ hết khóc. Trong tín ngưỡng có tranh thờ hổ như: Hắc hổ, Bạch hổ, Ngũ hổ. Tranh Ngũ hổ còn gọi là tranh Ôâng Năm Dinh tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị ngũ phương, dân gian vẽ thành năm màu: Hoàng hổ tướng quân màu vàng trấn nhậm trung tâm, Hắc hổ tướng quân màu đen trấn nhậm phương bắc, Bạch hổ tướng quân màu trắng trấn nhậm phương tây, Xích hổ tướng quân màu đỏ trấn nhậm phương nam, Thanh hổ tướng quân màu xanh trấn nhậm phương đông.

            4. Kết luận
            Cơ sở hình thành ký ức về cọp Nam Bộ gắn liền với tiến trình con người khai phá vùng đất này, thực ra không hơn 3 thế kỷ. Nhưng con người đến lập nghiệp ở vùng đất mới thời ấy có cội nguồn văn hóa dân tộc từ đồng bằng sông Hồng, khi di cư đến vùng đất mới đã phải ứng xử với một hoàn cảnh thiên nhiên mới cùng với quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác và những vốn văn hóa cội nguồn mang theo như đã được nảy lộc đâm chồi. Những câu truyện dân gian, những tín ngưỡng về cọp đã thể hiện điều đó.

            Đối với nhân dân miền Nam, cọp trong ký ức của họ tuy kinh khủng nhưng chỉ tồn tại trong ký ức xa xưa, còn trong tình cảm cọp vẫn có sự gần gũi, thân thương như chính sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Cọp vẫn mãi là hình tượng đẹp để trang trí, để tôn thờ, để ngợi ca về sự dũng mãnh, về sức mạnh kiêu hùng và đôi khi cũng để sẻ chia nỗi lòng của hổ:

            “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
            Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua,
            Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
            Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm...
            ... Ta sống mãi trong tình thương nổi nhớ
            Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
            Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây gia,ø
            Với tiếng gió gào, với giọng nguồn hét núi
            Mỗi khi thét khúc trường ca dữ dội,
            Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
            Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
            Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”...
            (Nhớ rừng, Thế Lữ)

            -----------
            TÀI LIỆU THAM KHẢO
            1. Bùi Mạnh Nhị, Truyện cười dân gian Nam Bộ.- NXB TP. HCM. ,1989.
            2. Đại Nam nhất thống chí. Lục tỉnh Nam Việt: Tập thượng: Biên Hòa – Gia Định.- PQVKĐTVH tái bản, 1973.
            3. Đại Nam nhất thống chí. Lục tỉnh Nam Việt: Tập hạ: Định Tường – Vĩnh Long.- PQVKĐTVH tái bản, 1973.
            4. Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa.- H: Thanh niên,......
            5. Huỳnh Minh, Vũng Tàu xưa.- H: Thanh niên, 2001 .- 250 tr
            6. Huỳnh Minh, Bạc Liêu xưa .- H: Thanh niên, 2002.- 245tr.
            7. Monographie de la province de Hà Tiên.- Imprimerie L. Ménard .- Sài gòn, 1901
            8. Nghê Văn Lương, Huỳnh Minh, Cà Mau xưa.- H: Thanh niên, 2003 .- 215 tr.
            9. Sổ tay hành hương Đất phương Nam / Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam.- NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002.- 446tr.
            10. Sơn Nam, Đất Gia Định - Bến Nghé xưa & người Sài gòn.- TP HCM: Trẻ, 2004.- 511tr
            11. Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa.- NXB TP HCM, 1985.-
            12. Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa & văn minh miệt vườn.- TP HCM: Trẻ, 2004.- 423 tr.
            13. Thạch Phương, Đoàn TưÙ (chủ biên, Địa chí Bến Tre .- H.: KHXH, 1991.- 818tr.
            14. Thanh Phương, Những trang về An Giang: Sách địa chí.- An Giang: Văn nghệ An Giang, 1984.- 286tr.
            15. Từ điển bách khoa Việt Nam: T.2.- H.: NXB Từ điển Bách khoa, 2002.- 1035tr.
            16. Trần Hiếu Minh, Bút ký miền Nam.- H.: Văn học, 1966.- 197tr.
            17. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí / Tu Trai Nguyễn Tạo dịch.- PQVKĐTVH xb, 1972.
            18. Văn Đình Hy, Đình làng ở Long An // Tạp chí VHDG, [3+4 /1985].- Tr.64 – 68.
            Sống trên đời

            Comment

            • #7

              Bưu điện Mỹ ra mắt tem bông Thủy Tiên cho Tết Canh Dần

              Bưu điện Mỹ ra mắt tem bông Thủy Tiên cho Tết Canh Dần





              Belinews.com - LOS ANGELES (NV) - Cơ quan Bưu Ðiện Hoa Kỳ (U.S. Postal Service) chào đón năm mới âm lịch với con tem năm Con Cọp, là hình bông Thủy Tiên, cùng một tờ 12 con tem mới làm kỷ niệm, phát hành ngày 14 Tháng Giêng, năm 2010 và được ra mắt tại El Pueblo Historical

              Monument ở khu Phố Tầu cũ thành phố Los Angeles.

              40 triệu con tem 44-cent first-class được bắt đầu bán tại các trạm bưu điện toàn quốc hoặc mua qua online: Link.

              Bà Susan LaChance, phó chủ tịch USPS bộ phận Phát Triển và Ða Dạng Hóa Nhân Dụng, nói rằng, “Trong quốc gia chúng ta có sự đóng góp của các cộng đồng Á Châu về phong tục truyền thống và di sản văn hóa. Ngược lại Bưu Ðiện Hoa Kỳ muốn cống hiến những con tem mới này trong khuôn khổ bộ tem thứ ba kỷ niệm Tết Nguyên Ðán.” Tết Âm Lịch được chào đón tại các cộng đồng Á Châu bao gồm Trung Hoa, Ðại Hàn, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ trên khắp thế giới.

              Tem mới in hình những bông hoa thủy tiên trên một nền đỏ, bên trái trên là hình cọp và chữ “Dần” theo Hán tự viết lối thảo, sáng tạo bởi các nghệ sĩ Kam Mak và Lau Bun có sự hiện diện trong buổi lễ ra mắt.

              Bộ tem đầu tiên đón chào năm mới âm lịch đã được ấn hành từ năm 1992. Bộ tem hiện nay sẽ được tiếp tục cho đến năm 2019 với các tem của năm Mèo (Thỏ), Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo.

              Bưu Ðiện Hoa Kỳ dành thời gian 60 ngày đóng dấu “Ngày Phát Hành Ðầu Tiên” cho các người sưu tập bưu hoa. Muốn được đóng con dấu này, chỉ cần mua tem mới, dán trên những bao thư ghi địa chỉ gởi cho bạn bè hay chính mình rồi bỏ tất cả trong một bao thư lớn dán tem và gởi tới:

              Celebrating Lunar New Year Stamp: Year of the Tiger Stamp

              7001 South Central, Room 338

              Los Angeles, CA 90052-9998

              (trước ngày 16 Tháng Ba, năm 2010)

              Các bao thư nhỏ đã viết sẵn địa chỉ sẽ được chuyển tới nơi không phải trả lệ phí gì khác. Trường hợp muốn nhận trở lại toàn bộ những bao thư nhỏ cùng lúc, phải kèm thêm một bao thư lớn ghi địa chỉ và dán tem sẵn.

              Muốn biết thêm những chi tiết hoặc tìm những sản phẩm kỷ niệm đặc biệt khác, có thể vào website của USPS. (HC)
              (theo báo Người Việt - California)




              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #8

                Mùa xuân về, trái tim đỏ cầm tay
                Mùa xuân về, trái tim đỏ cầm tay
                Nguyễn Mạnh Trinh

                Nói những gì hỡi nàng gió hiu quạnh
                Điểm tâm tôi miếng bánh thánh phục sinh
                Nhai chầm chậm lưỡi răng nhằn bất hạnh
                Bắt gặp em lệ giọt thật ngon lành

                Cỏ lá xanh còn sương đêm thiếp ngủ
                Hồn biếng lười nghe chim hót đầu ngày
                Sợi tóc rối thả vương chiều nắng cũ
                Vóc lụa mềm sao mát rượi bàn tay

                Vỗ về nhé, vỗ về tôi, quá khứ
                Con quạ khoang trên ngói xám ngậm ngùi
                Tôi còn trẻ xin em đừng chiêu dụ
                Chim gọi bầy guốc gõ rộn niềm vui

                Buổi sáng cuối đông mịt mờ trí nhớ
                Gọi tên em dốc vực thẳm mông lung
                Biển xanh ngắt mấy tầm nhìn cổ độ
                Ngón tay còn mặt nhẫn lạ vô cùng

                Ngoài khuôn kính vẫn dạt dào sóng vỗ
                Nhớ và quên, năm tháng đã mù sương
                Bờ ngực mọn còn hồng tâm thất đỏ
                Phiến da tình còn sót lại mùi hương

                Lòng tự hỏi, sao đất trời thinh lặng
                Thở cho sâu, buồng phổi vẫn chưa vơi
                Cõi nào riêng, cất giấu giùm sợi nắng
                Bởi ru thầm nên nhạt tím dáng môi

                Buổi sáng đầu ngày những cơn gió bấc
                Thầm thì bên tai lặng lẽ trái tim tôi
                Hãy gượng đứng cho qua thời chật vật
                Bếp lửa hồng chưa đủ ấm bờ vai

                Tôi cũng định yêu em cho hết kiếp
                Yêu long trời, yêu lở đất, khôn nguôi
                Nhưng có lúc thấy mình đầy tội nghiệt
                Tự nhiên yêu không tính toán lỗ lời

                Đường nam bắc, có qua cầu nhân thế
                Đôi mắt em, ôi mộng biếc hồn tôi
                Con dốc hẹp bước qua thời bóng xế
                Từ bên kia đá núi vẫn xanh trời

                Buổi sáng mùa đông hay là mùa hạ
                Mãi đi tìm mầu áo tím xưa bay
                Sợi tóc ngậm thả bờ môi băng giá
                Giấc mơ hiền còn sót chút thơ ngây

                Mênh mông lắm ghềnh thác nào mưa đổ
                Phiêu bạc cùng trời đất cũ tịnh yên
                Thắp giùm nhé ngọn nến màu sáp đỏ
                Anh hợp hôn vào kỷ niệm đã riêng

                Và em hiểu ở đằng sau mật ngữ
                Là trái tim đập nhịp buổi sơ sinh
                Vào cuộc vui, anh và em tham dự
                Môi mật thơm còn đọng lại dáng quỳnh

                Buổi sáng cũ tôi một mình cuối phố
                Phiến gạch vuông còn sợi cỏ muộn phiền
                Mây ẩm đục hoang vu lời lầm lỡ
                Lá úa vàng rớt nhẹ xuống tình quên

                Thân thế đó, đong đưa cùng ngọn gió
                Mũi kim đồng hồ chỉ mãi chốn hư không
                Đi về đâu, bảng đường còn xanh đỏ
                Đã nhạt nhòa, mưa giọt xuống mặt sông

                Vỗ về nhé, vỗ về tôi, giọng hát
                Ru thầm thì, ru khe khẽ, hiền ngoan
                Buổi sáng lạnh, những hạt mưa còn tạt
                Về đâu đây, đêm đã tới ngỡ ngàng

                Và, thành phố mùa đông còn bếp lửa
                Sưởi trái tim bằng ngọn nến mắt nai
                Tôi biếng nhác, nên vẫn đành lần lữa
                Mùa Xuân về, trái tim đỏ cầm tay.

                Sống trên đời

                Comment

                • #9

                  Dạ khúc tháng giêng

                  Dạ khúc tháng Giêng
                  Phạm Thị Ngọc Liên

                  Có phải đêm cuối đông dài lắm Click image for larger version

Name:	baitinhcacuoithanggieng.jpg
Views:	18
Size:	29.6 KB
ID:	264628
                  Mà trăng hối hả về xuôi
                  những ngôi sao kết thành lời độc thoại
                  Người nhớ người không nguôi


                  Cuồn cuộn tiếng kèn đồng nhức nhối
                  Nỗi cô đơn réo gọi
                  Ai cuống quýt thấy mình một mình
                  cười giòn tan
                  Tội nghiệp dạ khúc của những người đàn bà lẻ mọn
                  Trò chuyện âm thầm
                  cuối chân trời một mảnh tháng giêng
                  cứ chói ngời ảo vọng
                  Trách làm gì đôi môi máu đỏ
                  chờ đợi một phúc phận rực sáng
                  Bát ngát quên hôm nay

                  Tháng giêng
                  người đàn bà cầm đầy tay những ngôn ngữ hạnh phúc
                  Kết thành chuỗi dài hoan lạc
                  Đắm chìm trong tiếng kèn đồng đợi chờ
                  Chao ôi dạ khúc
                  Và rồi mùa xuân chớp mắt quay về….
                  Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 14-12-2022, 11:19 PM.
                  Sống trên đời

                  Comment

                  • #10

                    Năm mới Hạnh Phúc

                    Năm mới Hạnh Phúc
                    Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

                    Bước sang năm mới, chúng ta chúc nhau: “Happy New Year” (Năm Mới Hạnh Phúc). Năm mới sẽ hạnh phúc nếu mỗi ngày chúng ta không quá căng thẳng.

                    Bài trước, chúng ta đã tập nhận diện những tác nhân có thể gây căng thẳng (stressors), khiến ta dễ phản ứng lại chúng, và cảm thấy căng thẳng. Bài tuần này, chúng ta bàn đến những phương cách tốt để chống căng thẳng.

                    3 vũ khí để chống căng thẳng

                    Có 3 vũ khí lợi hại giúp ta coi căng thẳng như... pha:

                    1. Chấp nhận:
                    Đúng là có những lúc chúng ta lo âu quá, cho những sự việc ngoài sức của ta. Hai vai con người bé nhỏ, không thể gánh vác mọi việc. Vui vẻ chấp nhận những việc chắc chắn ta chẳng thể giải quyết sẽ khiến đời sống ta dễ chịu hơn.

                    Khi không thể thay đổi một tình thế, tự nhủ như thế này có khi lại vui: “Ối dào, nay thì lo són vó như vậy, ngày nào đó khi nghĩ lại, biết đâu mình chẳng thấy mình tức cười, cứ như trẻ con”, hoặc: “Đúng là một kinh nghiệm sống để đời, mà... chẳng làm gì được”.

                    2. Con mắt lạc quan:
                    Sự việc nào hình như cũng có hai mặt: bi quan và lạc quan. Cứ nhìn mãi sự việc dưới khía cạnh bi quan của nó thì... căng thẳng chết. Hay ta bỏ cặp kiếng đen trên mắt xuống, đeo lên cặp mắt kiếng màu hồng, ngồi thẳng lên, rồi tự hỏi:

                    - Buồn thì có buồn, nhưng trong cái sự việc rối rắm này, chắc cũng có cái mặt tốt của nó. Xem nào, cái tốt gì đây.

                    - Trong cái tình thế không vui này, ta học được bài học nào cho tương lai? Người ta vẫn bảo, đau khổ là người thầy tốt trong trường đời.
                    - Nếu nó lại xảy ra lần nữa, mình sẽ xử sự thế nào, làm gì coi cho được hơn lần này?

                    Vả, “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.

                    3. Còn khuya:
                    Có khi, tức cười lắm, ta còn lo đến những chuyện... còn khuya mới xảy ra. Như chuyện... trời sập, chuyện chúng ta từng hãi năm 2.000 sẽ tận thế (mà năm 2.000 qua rồi, mọi người vẫn sống nhăn!)

                    Nếu có những mối lo... vĩ đại này, bạn thử tự hỏi: “Việc này có thực sự quan trọng không? Mình làm gì được bây giờ? Liệu trong 5 năm nữa, mình có còn nhớ lại việc này không?”.

                    “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Trong những gánh nặng trên vai ta, nếu có những gánh nặng thuộc loại... còn khuya này, quả chúng đáng được quẳng đi trước nhất.

                    Bây giờ, chúng mình thử xem trong những cảnh huống sau, cái nào quan trọng, nhưng thay đổi được, cái nào quan trọng không thể thay đổi, cái nào tuy tầm phào, nhưng thay đổi được, cái nào tầm phào, chẳng cần thay đổi:

                    1. Cái xe mình càng lúc càng tệ, có lúc đang chạy bỗng ngừng.
                    2. Cụ nhà ta 93 tuổi, đau nặng quá, nằm nhà thương, không chắc qua khỏi.
                    3. Chết cha, quyển sách mượn của thư viện trễ hạn chưa trả.
                    4. Cà chớn, đội bóng rổ gà nhà “Lakers” lại thua nữa.

                    Cảnh huống số 1 quan trọng và cần thay đổi: xe là chân chạy câu cơm, xe hư, bụng đói. Số 2 là cảnh huống quan trọng đấy, nhưng bạn không thay đổi gì được, cụ đang nằm nhà thương, cứ để gánh lo cho các bác sĩ gánh. Số 3 là chuyện tầm phào, nhưng nên giải quyết: đi trả sách, trễ hạn, cùng lắm bị phạt vài đồng. Số 4 là chuyện tầm phào, bạn chẳng thể thay đổi: bạn có tức tối, cũng... vậy thôi.

                    Với những chuyện bạn chẳng thể thay đổi, đem 3 vũ khí: “Chấp nhận, Con mắt lạc quan, Còn khuya” ra múa, căng thẳng sẽ chào thua bạn. Từ giờ, mỗi lần gặp tình thế nào sắp làm bạn nổi nóng, bạn... khoan nổi nóng, ngồi xuống (hoặc nằm xuống càng tốt) suy nghĩ, phân tích, xem tình thế bạn đang gặp nó giống loại nào trong 4 trường hợp kể trên, rồi nghĩ cách giải quyết, và quyết định... có nên nổi nóng hay không.

                    Làm thế nào để “relax”?

                    Một cách khác để làm bớt những căng thẳng là “relax”, là buông thả, là thư dãn. Thư dãn tinh thần và thể xác. Có nhiều kỹ thuật có thể giúp ta thư dãn (relaxation techniques), những lúc ta bị tứ bề bao vây, thắt chặt bởi những đòi hỏi rối rắm của cuộc sống hàng ngày. Thư dãn tâm và thân mỗi ngày vào những giờ giấc nhất định, không cần chờ đến khi cảm thấy căng thẳng rồi mới làm cũng rất tốt. Làm vậy, ta sửa soạn tâm và thân ta sẵn sàng, để đương đầu với những thử thách của cuộc sống.

                    Lần tới, khi cảm thấy căng thẳng quá, chịu hết nổi, bạn thử cách này xem sao: bạn ngồi hay nằm ra cho thoải mái, nhắm mắt lại, để các mí mắt của bạn trong trạng thái nghỉ ngơi, nằng nặng, không ưu phiền, để quai hàm của bạn trễ xuống, thoải mái. Rồi bạn dùng óc, sử dụng một máy rà tưởng tượng, đem rà khắp châu thân, xem phần nào trong cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng, co thắt. Bạn bắt đầu rà từ bàn chân trước, rà dần lên đến mông, mình, vai, tay, cổ và đầu. Thấy chỗ nào hơi căng thẳng, bạn hít vào một hơi sâu, thở ra từ từ, cùng lúc, tưởng tượng cái căng thẳng nơi bạn vừa tìm thấy đang tan dần, loãng ra theo hơi thở. Trong khi đó, nếu có tư tưởng nào chợt thoáng qua đầu bạn, bạn mặc nó, không chú ý đến nó, cứ để nó bay lãng đãng ra khỏi tâm trí bạn. Hoặc bạn cố nghĩ thầm như sau, lại càng tốt:

                    “Ta đang buông thả hết mình đây, và tâm ta yên lắm”
                    “Bàn tay ta đang nặng chịch và ấm ơi là ấm”
                    “Tim ta đang đập chậm lại và rất đều”
                    “Thế này thì nhất, ta đang cảm thấy thanh thản quá”

                    Rồi bạn tiếp tục thở chậm và đều. Sau cùng, bạn tưởng tượng bạn đang ở một nơi rất đẹp, rất nên thơ: ngoài bãi biển trời nước mênh mông, trong rừng sâu đầy hoa thơm cỏ lại, trên đỉnh núi cao với thiên nhiên hùng vĩ, ... Bạn tiếp tục quên đi thế giới thực tại, hòa mình vào những cõi mộng đẹp đẽ trong đầu như vậy thêm 5-10 phút nữa trước khi đứng dậy. Trở lại với thế giới trần tục, bạn tự nhủ: “Ôi, thoải mái và tỉnh táo làm sao”.

                    Còn nhiều cách khác nữa để “relax”. Ngay trong công việc, những lúc bạn cảm thấy căng thẳng, bực bội, bạn vẫn có thể tạm ngưng công việc, nhắm mắt, hít thở sâu. Hoặc bạn vận động, đọc một cái gì đó hay hay, đi ra ngoài tìm cái gì ăn trưa, ăn tối. Có khi, chỉ cần vài phút ngưng công việc, hoặc rời xa một hoàn cảnh gây căng thẳng, cũng đủ giúp ta... hoàn hồn, khỏe khoắn lại, sẵn sàng... cầy tiếp.

                    Cười là liều thuốc bổ. Bạn nên dùng thuốc bổ này đều và phân phát nó cho mọi người ở nơi làm việc, vào những lúc thuận tiện, những phút nghỉ giữa giờ làm việc. Những tràng cười dòn dã, những chuyện tiếu lâm lành mạnh sẽ khiến các căng thẳng tan biến.

                    Con đường đời ít căng thẳng

                    Không có con đường đời nào hoàn toàn bằng phẳng, êm ái cả. Ta chỉ mong con đường ta đi đừng quá căng thẳng. Điều này có thể thực hiện được với 3 sửa soạn:

                    1. Sửa soạn tâm thân:
                    - Tâm: luôn lạc quan.
                    Luôn tự nhủ: “Ta không sợ thử thách này”, hoặc “Ta đã sẵn sàng”. Gặp một thất bại, ta lại đứng lên, nói to với chính ta: “Một bài học hay. Xem nào, làm sao để khá hơn đây, làm sao hầu tránh lỗi lầm này, đừng để nó xảy ra lần nữa”.

                    Ngược lại, tránh những tư tưởng bi quan: “Trời ơi, khó quá, tôi không làm nổi”, hoặc “Mọi sự thế là hỏng cả”. Làm một lầm lỗi nhỏ, người bi quan dễ nói: “Chịu, không làm được. Đời ta toàn những thất bại”, rồi đâm buồn rầu, mất tự tín.

                    Nên nhớ, những gì ta tự nhủ, nói với riêng ta quan trọng lắm: ta bảo ta tiến lên, đi đến thành công, với rất ít căng thẳng, hoặc ta bảo ta lùi lại, chịu thất bại, dày vò bởi những căng thẳng.

                    Đồng thời, hãy sửa soạn tinh thần cho những tình thế căng thẳng sắp xảy ra: thực tập trong đầu như khi ta đang ở trong tình thế căng thẳng ấy, thu thập sẵn những điều cần thu thập, sữa soạn sẵn những phương cách đối xử sao cho hợp lý.

                    - Thân: luôn dai dẻo.

                    Vận động giúp thân ta dẻo dai, sẵn sàng đương đầu với những nghịch cảnh. Ngay trong lúc vận động, ta cũng đã cảm thấy căng thẳng giảm bớt nhiều.

                    Bạn chọn một thể dục năng động nào bạn thích (aerobic exercises): đi bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi, chèo thuyền, ..., rồi thực hành 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-45 phút. Đi bộ dễ làm nhất, lại ít tốn kém.

                    2. Hợp lý trong công việc:
                    Trong cuộc sống, ai cũng như chạy theo chiếc đồng hồ, than thì giờ ít ỏi. Trăm công ngàn việc. Việc nhà, việc sở, việc... vác ngà voi.

                    Vậy thì, hoạch định và tổ chức (plan and organize): lập thời dụng biểu hàng ngày, hàng tuần, ... cho mọi công việc cần thực hiện, theo thứ tự ưu tiên việc nào cần làm trước, việc nào có thể để sau.

                    Thì giờ, và cả sức người đều có hạn. Bản liệt kê những công việc ta cần thực hiện mỗi ngày nên thực tế, trong tinh thần: ồ, không phải ngày nào cũng phải làm được bằng hết những công việc muốn làm, vả, ta vẫn còn một ngày mai nữa để thực hiện chúng.

                    Với những kế hoạch lớn, ta chia chúng thành từng giai đoạn con để thực hiện. Nên tính toán để thực hiện một công, hai, ba, bốn việc (đưa con đi học, tiện đi chợ gần đấy, đồng thời ghé mua tem ở bưu điện kế bên, ...

                    Mọi việc đều ghi trong thời dụng biểu đàng hoàng). Chớ nên ôm đồm, việc nào chỉ tay được cứ chỉ tay: “Anh ơi, anh nói anh yêu em. Vậy anh có thể thể hiện tình yêu của anh bằng cách hút bụi giúp em mỗi Chủ Nhật không. Mai, đi học về con nhớ nấu cơm phụ mẹ. Còn thằng Hưng, bổn phận của con là dọn bàn ăn và rửa bát mỗi ngày, đừng quên”. Giấy tờ cố giải quyết một lần cho xong, đừng để lằng nhằng. Còn chuyện họp hành khi đi vác ngà voi, phải có chương trình họp, từng mục đàng hoàng, rồi điều khiển, hướng dẫn mọi người thảo luận cho đúng hướng. Chuyện họp hành vác ngà voi, mọi người hay cao hứng bàn lung tung lắm đấy, ôi, lê thê, giờ này sang giờ khác.

                    Công việc nhà, bạn cân bằng với việc sở. Khi bạn cảm thấy mình bị tràn ngập, sắp chết đuối trong công việc, bạn thử bám lấy những cái phao rất tốt sau:

                    - Biết thẳng thắn nói “Không”, để từ chối những yêu cầu của người khác, khi biết rõ mình không thể thực hiện những yêu cầu này. Từ chối khéo léo nhưng vắn tắt, vì nếu dài dòng, bạn rất dễ yếu lòng và cuối cùng nhận lời: “Ừ, để mình cố giúp”, thì hỏng.

                    - Biết thu xếp các công việc bề bộn ở nhà:

                    Bạn nấu nhiều thức ăn, để ăn dần trong ngày, thay vì bữa nào cũng nấu. Giữa các công việc khác nhau, bạn dành ra chút thì giờ... để kịp thở. Bận rộn quá, việc nọ cứ nối tiếp việc kia... thì có mà chết, sẽ làm bạn điên đầu, hay quên. Có dịp ngồi trên xe đi đây đó, bạn sửa soạn ngay trong đầu những công việc kế tiếp phải làm trong ngày.

                    Bạn biến một số công việc cần làm thành những thói quen trong ngày hay trong tuần. Cứ đến giờ ấy, ngày ấy, thói quen là một người bạn dễ thương, nhắc nhở bạn thực hiện công việc, mà không gây căng thẳng. Vận dụng nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm: người nào việc và trách nhiệm nấy.

                    Bạn để ra mỗi ngày một ít thì giờ với gia đình. Đây là những phút để bạn hưởng hạnh phúc cùng gia đình, với người thân thuộc (bạn nhớ đừng đem những công chuyện căng thẳng, vô duyên ra bàn đúng vào những lúc này).

                    Sau nữa, bạn để ra một ít thì giờ mỗi ngày cho những việc bất ngờ, và tiên liệu trước những trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn, đã nhiều lần cả nhà ta cuống cuồng đi tìm... chìa khóa xe, người nọ đổ lỗi người kia. Hay ta để riêng một bộ chìa khóa xe, cất vào một chỗ, phòng những khi... như vậy, lúc ta lơ đãng để quên chìa khóa xe dùng mỗi ngày ở chỗ nào đó, rồi trong lúc có việc gấp, chưa kịp tìm ra.

                    3. Khéo liên kết với người:
                    Biển đời thì mênh mông, nhưng may mắn, không ai là một ốc đảo cô đơn cả (trừ khi bạn cứ mãi nghĩ như vậy). Ai cũng có người thân thuộc, bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

                    Hãy tạo những liên kết chặt chẽ với các bạn đồng nghiệp ở sở, người thân ở nhà, và láng giềng chòm xóm, trong tình bạn và trong niềm tin cậy lẫn nhau. Để những lúc ta căng thẳng, bực bội, muốn xả hơi, sẽ có người lắng nghe, an ủi. Để những khi ta cần sự giúp đỡ, còn có kẻ sẵn lòng đưa tay.
                    Duy trì tình thân đã tạo được với người chung quanh, tránh hiểu lầm làm buồn lòng nhau (như vậy, lại tạo thêm những căng thẳng), ta tập những kỹ thuật giao tế “gửi đi” (sending the message) và “nhận lại” (receiving the message), sao cho nhuần nhuyễn.

                    Các cụ bảo: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói như mũi tên phóng ra, khó mà thu lại. Nên trước khi gửi lời nói đến người nghe, ta nên sửa soạn trước trong óc sao cho ý gãy gọn, lời mạch lạc. Không nên phán đoán hoặc nêu tên riêng ai. Và sẵn sàng nhận lại những ý kiến.

                    Khi nhận lại, nghe ý kiến của người đối diện, nên nhìn vào mặt và mắt của người nói (eye contact), lắng nghe bằng cả tai lẫn mắt. (Điểm này hơi khác với quan niệm của người Việt ta, cho rằng nhìn thẳng mặt người nói là sỗ sàng, thiếu lễ độ. Người Mỹ lại thích vậy, nhìn thẳng mặt nhau là thái độ thẳng thắn, thành thực.) Lắng nghe đầy đủ cả ý (meaning), tứ (content), lẫn tình cảm (feelings) đặt trong lời nói của người đối diện, hầu hiểu rõ thông điệp của câu nói. Cẩn thận, để biết chắc không hiểu sai ý người nói, thỉnh thoảng ta nên nhắc lại, hoặc tóm tắt ý người nói.

                    Trước thềm năm mới Canh Dần, xin thân chúc tất cả mọi người chúng ta: “Mỗi ngày tâm thân an lạc, để năm mới tràn đầy hạnh phúc”. Cuộc đời đầy thử thách, song trong năm mới, chúng ta sẽ vượt qua những thử thách với tinh thần lạc quan, nụ cười trên môi, thay vì bi quan gục ngã vì chúng.
                    Sống trên đời

                    Comment

                    • #11

                      ÔNG TÁO VỀ TRỜI






                      Chiều thứ Bảy 6-02-2010 là ngày 23 tháng Chạp. Theo tục lệ thì ngày đó người ta đưa ông Táo.

                      Ông Táo tức Táo Quân, tức Vua Bếp. Chuyện xưa kể rằng: Có một người đàn bà kia vì không đồng ý với người chồng đang chung sống nên bỏ đi lấy người khác. Người chồng cũ một hôm tìm đến thăm hỏi người vợ cũ, nhằm lúc người chồng mới đi săn vắng nhà nên hai người kể lể chuyện tình xưa nghĩa cũ với nhau. Trong lúc đó, bỗng người chồng mới đi săn trở về.

                      Sợ bị bắt gặp trong cái cảnh ấy có thể gây sự hiểu lầm, người vợ liền giấu anh chồng cũ vào đống rơm. Người chồng mới vô tình đốt rơm thui thịt rừng làm bữa khiến người chồng trước bị chết thiêu. Ðau lòng vì thấy chồng cũ bị chết vì mình, người vợ nhảy vào đống lửa chết theo. Tuy không hiểu nguyên do, người chồng mới thấy vậy cũng nhảy vào đống lửa cùng chết với vợ. Cả ba cùng chết chung trong một đống lửa.

                      Việc đến tai Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Ngài thương tình phong cho cả ba làm Vua Bếp để cùng chung sống với nhau. Mỗi năm cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch thì Vua Bếp về trời để trình tấu với Ngọc Hoàng các chuyện trần gian.

                      *

                      Tục lệ đưa ông Táo có tự bao giờ không biết rõ. Nhưng có một điều chắc chắn là tục lệ ấy có rất tự xa xưa. Thế thì cái chuyện tình trạng tay ba hai ông một bà không phải đến bây giờ mới có. Té ra những chuyện tình lãng mạn một bà hai ông, một ông ba bà mà nữ sĩ Quỳnh Dao viết ra chỉ là những đề tài xưa như trái đất.
                      Cũng từ chuyện một bà hai ông vua bếp này người ta mới khẳng định mà không sợ sai lầm rằng nước An Nam ta đã có chuyện nam nữ bình quyền từ trước các ông râu xồm mũi lõ rất lâu, chả cần phải tranh đấu gì cả. Ðó là một chứng cớ rất hùng hồn minh chứng rằng từ trước cho đến tận bây giờ, dân An Nam ta vẫn theo chế độ mẫu hệ:

                      Ba đồng một mớ đàn ông
                      Ta mua ta bỏ vào lồng ta chơi.
                      Ba trăm một chị đàn bà
                      Mua về ta trải chiếu hoa cho ngồi.

                      Không biết cái nhân vật xưng ta trong mấy câu hát này là ai mà có vẻ phân biệt, kỳ thị phái tính một cách rõ rệt. Nhân vật ấy là ai thì chúng ta chưa rõ, nhưng rõ ràng là ở San Jose này, người đó đã có một kẻ truyền nhân. Ðó là nữ lưu Kathy Trần, tác giả mấy bài “Ðàn ông” rất công phu, ra mặt tuyên chiến và buộc tội cánh đàn ông chúng ta vô cùng ác liệt.

                      Ðó là trên báo chí sách vở, còn trên radio, tivi, băng nhạc, vidéo, có nghe Phương Hồng Quế hát bản “Ðàn ông” mới thấy rõ đàn bà là những người có máu kỳ thị rất đáng bị lên án!

                      Chuyện vô lý nhất là đàn ông, những kẻ vẫn hiên ngang tự xưng là phái mạnh, mỗi khi đọc hoặc nghe các bài viết, bài hát mang đầy tính kỳ thị này thì lại gật gù tỏ vẻ tán thưởng! Công lý ở trong tay kẻ mạnh chăng?

                      Nhưng dù sao cánh đàn ông vẫn còn một điều an ủi, rằng Ngọc Hoàng là một người đàn ông. Ðó là điều không thể chối cãi. Người ta xưa nay có chuyện gì cũng đổ thừa là tại ông Trời. Ông Trời chứ không phải Bà Trời, các Bà hãy nhớ cho chúng tôi điều ấy! Và ông Trời là một người đàn ông phóng khoáng, cởi mở và rất galant, rất tôn trọng nữ quyền. Bằng cớ rõ rệt nhất là việc ông sắc phong cho ba Vua Bếp, công nhận luật song hôn.

                      *

                      Ấy là Táo ta. Thế còn Táo Tàu.

                      Theo cổ sử Trung Quốc thì Toại Nhân là người dạy dân dùng lửa để nấu nướng. Toại Nhân dạy dân cách gây ra lửa, cách giữ lửa, cách dùng lửa để nấu chín thức ăn, đưa con người ra khỏi cảnh ăn sống, nuốt tươi. Hàn Phi Tử trong thiên Ngũ Ðáo cho rằng Toại Nhân chính là Thần Táo cổ xưa nhất của người Tàu.

                      Theo cổ sử Trung Quốc thì Toại Nhân là người lãnh đạo xưa nhất được nhắc đến, tiếp theo là Phục Hy dạy dân dùng vỏ cây, da thú che thân, làm nhà ở và rời bỏ lối sống hang động.

                      Kế đến là Thần Nông, người dạy dân cày cấy, chăn nuôi. Kế nữa là vua Hoàng Ðế, được người Trung Hoa xưa xem như thủy tổ, người lập quốc.

                      Theo Hoài Nam Tử thì Viêm Ðế, tức vua Thần Nông sau khi mất được phong là Táo Thần; chăm sóc việc bếp núc. Còn trong sách Chu Lễ thì lại nói rằng Táo Thần là một người nữ, tên Chúc Dung, cháu nội của vua Hoàng Ðế.

                      Một số sách khác lại ghi chép rất nhiều nhân vật được xem là Táo Quân của người Trung Hoa. Mỗi sách chép mỗi khác, có khi Táo Thần tên Trương Vĩ, tên Tô Cát Lợi, tên Tử Quách v.v... Hàng chục thuyết khác nhau, chả biết thuyết nào đúng, mà có lẽ chả thuyết nào đúng cũng nên.

                      Về phía đạo Lão - tức Ðạo giáo - thì thờ một Bà Táo, có tên “Chủng Hỏa Lão Mẫu Nguyên Quân”. Bà Táo này đặt Tổng Hành Dinh trên núi Côn Lôn. Dưới tay bà có năm bà Tư Lệnh Vùng gọi là “Ngũ Ðế Táo Quân” và một số Táo Quân cấp dưới.

                      Lão Móc có quen một cô người Ðài Loan, hai mươi tám tuổi, chưa chồng, quê quán ở Kao Shiung (Cao Hùng). Ðể tìm hiểu về Táo Tàu, Lão Móc hỏi cô này bên xứ cô ai là người trông coi bếp núc. Cô trả lời liền: Má.

                      Lão Móc liền vận dụng thêm tay chân và nét mặt để diễn tả cho cô hiểu rõ vấn đề mà mình muốn hỏi. Một lúc sau cô ta mới nghĩ ra và cho biết Táo Thần nhà cô là một con gái của Ngọc Hoàng Thượng Ðế rất xinh đẹp và trong bức tranh thờ, cô có đến 16 thị nữ theo hầu, cô nào cũng mặt hoa da phấn.

                      *

                      Mỗi năm Táo Quân đều lên chầu Trời để báo cáo chuyện trần gian. Thế ông Táo lên trời bằng gì?

                      Trong thời kỳ phương tiện giao thông chưa phát triển như hồi đầu thế kỷ 20 trở về trước, phương tiện di chuyển của Táo Quân là con cá chép.
                      Tại sao lại là cá chép mà không là cá kình, cá ngạc; những loài cá có sức mạnh kinh hồn?

                      Theo sách “Ngư loại học” của Trung Quốc thì cá chép, tức Lý ngư có hơn 200 loại, hơn 2.000 giống. Sao lại nhiều đến thế? Trước giờ cứ tưởng cá chép chỉ có hai loại là cá trống và cá mái mà thôi.

                      Cá chép được người Việt và Tàu xếp đứng đầu trong các loại cá nước ngọt. Nó có sức bền bĩ, dẻo dai. Kìa, hãy nhìn một con cá chép ngược dòng suối chảy xiết. Nó phóng lên một bậc đá cao. Không được, nó kiên trì phóng đi phóng lại cho được mới thôi. Chắc vì thấy cảnh ấy nên mới có truyền thuyết “cá chép vượt Vũ môn” hóa thành Rồng làm mưa cho dân cày cấy.

                      Sự tích “Lý ngư hóa Long” đã đi vào văn học, nghệ thuật. Trên các bức tranh, các đồ sứ cổ, các điêu khắc ở đình, chùa, miếu mạo thường ghi lại sự tích này.
                      Tục lệ mua cá chép sống để cúng thần tài, cúng xong thì phóng sinh đến gần đây hãy còn. Tranh dân gian Việt Nam ngày Tết có bức “Ngư ông đắc lợi”, được người ta mua treo để lấy điềm lành, tấn tài tấn lợi.

                      Như vậy cá chép rõ ràng là một loại cá quý tộc, rất xứng đáng để được chọn làm phương tiện vận chuyển cho Táo Quân. Còn những kẻ phàm phu như Lão Móc, không biết cỡi cá chép đi mây, về khói nhưng cũng biết trọng dụng cá chép lắm.
                      Ðơn giản thì cá chép chưng tương, bún tàu nấm mèo. Ngặt nghèo dã chiến thì cá chép chiên, cá chép nướng. Năm khi mười họa được gặp một đàn anh sành ăn của đất Bắc thì có món gỏi cá chép sống. Thứ này phải uống sec, không được pha soda. La de càng tối kỵ. Món này ăn mới đầu hơi ơn ớn, nhưng khi đến đũa thứ ba rồi thì chà, phải biết! Không ngưng được. Món này ai muốn làm cũng dễ. Lão Móc xin hướng dẫn. Mua một con cá chép to và một cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của cụ Vũ Bằng về. Vừa đọc sách vừa làm theo cụ Vũ Bằng, còn Lão Móc thì xin ngồi đợi đến lúc dọn lên bàn. Sành ăn nhưng không sành làm là chuyện thường của đám vô tích sự “Ba đồng một mớ...”

                      *

                      Từ cuốn sách nói về loài cá, người ta có thể dễ dàng giải quyết một đề tài đã và đang làm cho các nhà khoa học bối rối. Cái vũ trụ này bao lớn? Chỉ vài bài toán nhân là xong. Có thể các nhà khoa học chưa có một phương pháp nghiên cứu đúng đắn.

                      Nói thì phải dẫn chứng. Lão Móc xin dẫn chứng. Ông Trời và chỗ ở của ông Trời là trung tâm của vũ trụ. Ðúng không? Ðúng! Ông Táo từ trái đất khởi hành ngày 23 tháng Chạp và đến Thiên đình, tức là trung tâm vũ trụ trước ngày Tết, đúng không? Ðúng!

                      Lấy vận tốc di chuyển của ông Táo tức vận tốc của cá chép - nhân cho thời gian di chuyển thì ra khoảng cách từ trái đất đến Thiên đình. Ðơn giản quá! Tính ra thì Trời cũng chẳng xa xôi gì. Bởi thế cụ Nguyễn Du đã nói:

                      “Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
                      Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.”
                      (Kiều)

                      Tức là ý cụ muốn nói có hai ông Trời. Một ở gần, một ở xa. Ông Trời ở xa là ông Trời mà chúng ta “kêu Trời không thấu” và ông ở gần là ông có chuyện gì chúng ta hay gọi “Trời ơi!” vì có ở gần thì ông mới nghe tiếng chúng ta kêu gọi. Còn cái nghiệp ở đây chính là cái nghiệp làm Táo Quân cỡi cá chép đi về Thiên đàng - hạ giới mỗi năm.

                      *

                      Bước sang thế kỷ 20, người ta thấy lác đác một số Táo Quân có tinh thần cầu tiến. Hồi thập niên năm mươi, trên báo chí Thủ đô Sàigòn mỗi khi Tết đến, người ta hay gặp hình các vị Táo ngồi chễm chệ trên máy bay. Có vị lại bổ sung trình độ trí thức của mình bằng cách đeo thêm một cặp kính trắng, tay xách cặp da.
                      Từ cuối thập niên trở về sau, sau khi một loạt phi thuyền lên thám hiểm Mặt Trăng; người ta thấy có một số Táo Quân chuyển qua cỡi Hỏa Tiễn. Bây giờ thì các ông Táo đi Shuttle Space, xách samsonite thay cho tờ sớ cuộn tròn, và cái nón phi hành gia đã thay cho cái mũ cánh chuồn truyền thống.

                      Rõ ràng là các ông Táo đã theo sát đà văn minh nhân loại. Các ông Táo đã thay đổi đủ thứ để chạy theo thời cuộc. Nhưng có một truyền thống vô cùng đặc biệt mà các Táo Quân quyết tâm gìn giữ và đã đem cái truyền thống ấy sang thiên niên kỷ thứ ba, hoặc thiên niên kỷ thứ tư không chừng; nếu lúc ấy người Việt chúng ta vẫn còn là người Việt.

                      Cái truyền thống đó là truyền thống không mặc quần.
                      Người ta có thể bắt gặp một ông Táo đi máy bay Boeing, đi phi thuyền. Người ta có thể bắt gặp một số ông Táo Âu hóa bằng cách hút xì gà, ngậm ống vố và xách cặp da. Giữa thập niên 60, thế kỷ 20, khi có chương trình phát thanh thương mại với điệu nhạc mở đầu rất giật gân và chiếc Suzuki tiện lợi an toàn trên xa lộ, tiện lợi khi vào ngõ hẻm đang làm mưa làm gió thì người ta thấy có một vài ông Táo vắt trên vành tai cây viết Paker, đeo đồng hồ Seiko và chạy xe Suzuki 49cc. Nhưng nhất định tự cổ chí kim, từ xưa cho đến bây giờ, không bao giờ có một ông Táo nào chịu mặc quần.

                      *

                      -Không phải từ xưa cho đến bây giờ, mà cả đến sau này nữa, không bao giờ chúng tôi mặc quần. Ông Móc phải nhớ cho là như thế!

                      -Thưa Táo Quân tại sao thế ạ? Tại sao các ông lại không chịu mặc quần?

                      -Ðơn giản lắm ông Móc. Cho nó mát mẻ. Thế thôi!

                      -Ông Táo nói thế tôi chả tin. Nếu ở Sàigòn thì tôi còn tạm tin là thực. Chứ còn ở miền Bắc nước mình, đêm hăm ba tháng Chạp mưa phùn gió bấc. Và nhất là ở Mỹ vào mùa Ðông. Lạnh... teo đi chứ!

                      -Dù có lạnh... teo đi nữa vẫn phải chịu. Có thế mới là Táo.

                      -Nhưng mà ăn mặc như thế có gì là hay đâu ông Táo?

                      -Ông Móc đừng có cạn nghĩ như vậy. Ðó là cái nét đặc thù của bọn tôi. Mất cái nét đặc thù ấy đi thì các Táo Quân chúng tôi sẽ bị lẫn lộn trong cái xã hội loài người xô bồ và thay đổi mau lẹ này. Muốn không bị đồng hóa, muốn không bị nuốt chửng và xóa sổ thì phải giữ lấy bản sắc của mình!

                      -Nhưng người ta sẽ phản đối chuyện các ông Táo giữ một cái truyền thống lạ đời như vậy!

                      -Mấy ông Chà sét-ty ở Sàigòn hồi trước vấn khăn và ăn bóc, mấy ông Hồi giáo không ăn thịt heo, đối với người Việt mình không lạ sao? Cho dù 800 cái Hội Phụ Nữ ở bên Tây, bên Tàu có lên tiếng thì cũng vậy thôi. Táo Quân chúng tôi vẫn cứ như thế!

                      -Tại sao?

                      -Ðơn giản quá mà ông Móc. Bởi vì nếu chúng tôi mà mặc quần thì chúng tôi sẽ chẳng còn là Táo Quân nữa. Hình ảnh truyền thống của một ông Táo là gì? Ông Móc nhớ lại xem.

                      -Thì là một ông có râu càm, râu cá chốt trên mép. Rồi mặc áo dài, đội mũ cánh chuồn, mang hia, một cặp ống chân tua tủa và một cuộn sớ dài lòng thòng.

                      -Ðúng như thế. Thế mới là một ông Táo. Mập mạp, mặt mày không râu, mặc đồ Tây, đâu có giống Táo, nhưng cũng còn chấp nhận được nếu ông ấy không mặc quần. Ông Móc nhớ hồi đất nước mình còn chiến tranh, có ông Táo lính lên chầu Trời đội nón sắt, đeo cây Colt 45 xệ xệ bên đùi, chân đi bốt-đờ-sô. Nhưng nhìn qua người ta vẫn biết ngay là Táo Quân bởi vì ông ấy không mặc quần, đưa hai cái chân lông lá. Nếu ông ấy mặc thêm cái quần trây-di vào, bố ai nhìn ra là Táo. Ðấy là cái lý do Táo Quân chúng tôi giữ cái truyền thống ấy!

                      -Ông Táo nói phải. Có lẽ cũng phải giữ cái truyền thống ấy.

                      -Phải giữ ông Móc à. Cho dù đẹp trai như ông George W. Bush, Tổng thống xứ này, mặc tuxedo hẳn hòi, nhưng đừng mặc quần là giống ông Táo ngay.

                      -Ông Táo nói thế thì chỉ cần không cần mặc quần là thành ông Táo ngay lập tức?
                      -Bậy! Còn cái tư cách bên trong của mình nữa chứ! Cái đó mới quan trọng. Hình dáng bên ngoài ăn thua gì.

                      -Ông Táo nói phải. Mà này ông Táo, tại sao tôi chẳng thấy các bà Táo đi chầu Trời nhỉ. Hay là bất tiện vì cái truyền thống độc đáo kia? Các bà Táo dĩ nhiên không thể đội mão, đi hia mà chẳng...

                      -Tầm bậy! Các bà ấy chạy theo thời trang ghê lắm. Nay jupe, mai soiré, mốt lại maxi, rồi đồ tắm bikini, monokini đủ các kiểu. Các bà ấy đời nào chịu theo xưa như bọn đàn ông chúng tôi.

                      -Vậy ra các ông Táo cũng khổ với các bà Táo quá nhỉ?

                      -Khổ lắm chứ sao lại không. Mỗi lần bà ấy mà đi shopping là hai Táo ông chúng tôi sót cả ruột. Mà tôi cũng phục đàn ông Việt Nam các ông thật đấy!

                      -Bọn tôi có gì hay đâu ông Táo?

                      -Sao lại không. Bọn tôi hai thằng làm nuôi một bà mà còn khổ. Các ông chỉ có một mình. Thế mà chịu nỗi các bà. Các ông giỏi quá đi chứ. Tại Trời giao thì phải làm, chứ tôi cũng chán cảnh làm Táo rồi, ông Móc ạ!

                      -Thế thì ông Táo xin với Trời, đổi qua làm đàn ông Việt Nam như tôi đây này.

                      -Thôi, nói thế chứ tôi sợ lắm. Một ông, một bà như ông Móc chắc ba bảy hăm mốt ngày thì tôi chết mất. Sức đâu mà nuôi nỗi! Thôi thì đành phận Táo. Hai ông, một bà cho nó đỡ khổ cái thân già!


                      LÃO MÓC

                      Comment

                      • #12

                        Năm Canh Dần sẽ đầy kịch tính

                        Năm Canh Dần sẽ đầy kịch tính



                        Con hổ của Canh Dần chứa trong nó cả Kim lẫn Mộc, vì thế năm tới đây sẽ nhiều kịch tính, lắm xáo động và không dễ dàng.

                        Theo báo Sun2Surf của Malaysia, chuyên gia phong thủy nổi danh Henry Fong cho biết: "Năm âm lịch tới đây bắt đầu vào ngày 14/2, và đây sẽ là năm của Hổ Kim".

                        Theo phong thủy, vũ trụ được tạo thành từ 5 yếu tố cơ bản, tức ngũ hành, là kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Ngũ hành có ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực lên mọi sự vật khác.

                        "Con hổ bản thân nó đã có yếu tố Mộc và năm nay lại là năm Kim nên nó sẽ là vừa Mộc vừa Kim", Fong nói.

                        "Cả hai yếu tố này đều rất mạnh. Mộc như là một cái cây, Kim như là một cái rìu. Như vậy hãy tưởng tượng cảnh rìu chém cây. Từ đó có thể thấy rằng năm nay sẽ không phải một năm dễ dàng. Năm nay sẽ xảy ra nhiều xung đột và cũng nhiều chống cự vì Mộc đang "khóa" Kim", thầy phong thủy Fong dự đoán

                        Bản thân con Hổ cũng tiết lộ nhiều điều. "Con Hổ được biết đến là một con vật khó đoán và mạnh mẽ. Chúng ta có thể suy ra là năm nay sẽ không xuôi chèo mát mái và bất cứ cái gì xảy ra thì cũng sẽ rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn lao".

                        "Và vì nó là năm con Hổ nên cũng là năm không thể đoán trước được điều gì. Sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra".

                        Fong cũng chỉ ra rằng năm 2009 Trâu Thổ là một năm âm (tối) cho nên cho dù có nhiều chuyện thì về cơ bản cũng là một năm yên ắng. "Nhưng năm Hổ Kim này là năm dương (sáng) và do đó mọi thứ sẽ trở nên đầy kịch tính".

                        Fong đã quan tâm nghiên cứu dịch học của người Trung Hoa trong nhiều năm và bắt đầu hành nghề chuyên nghiệp từ năm 2002. Ông có bằng kỹ sư và đã làm việc 20 năm trong ngành công nghệ thông tin.

                        Fong làm tư vấn phong thủy cho nhiều công ty và đã mở hẳn một trang web riêng để trả lời những câu hỏi từ công chúng. Sau đây là một số dự đoán của Fong cho năm Hổ Kim:

                        Về chính trị sẽ có những thay đổi sâu sắc ở địa phương cũng như quốc tế.

                        Về kinh tế nhìn chung sẽ không thuận lợi, và vì năm con Hổ nên sẽ có nhiều lên xuống, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

                        Về môi trường sẽ có những thảm họa tự nhiên lớn và không thể đoán trước.

                        Về triển vọng tương lai của một người cụ thể thì phải dựa trên những yếu tố ngày, giờ, tháng, năm sinh mới có kết quả chính xác. Ngoài ra vận may và sự giàu có của mỗi người còn bị tác động bởi các yếu tố kinh tế chính trị và nhiều sự việc khác bên ngoài.

                        "Để đoán chung chung thì có thể chỉ cần lấy năm sinh. Nhưng sẽ không chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn tuổi Hổ, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi một lực nhất định dẫn đến một kết quả nhất định. Có nghĩa là bạn sẽ có thể đạt được điều mong muốn, đặc biệt nếu được môi trường xung quanh ủng hộ".

                        Hải Minh
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        • #13

                          Cọp nghe Kinh
                          Huỳnh Kim Cang

                          Click image for larger version  Name:	opngcop-nuitaku.jpg Views:	0 Size:	42.2 KB ID:	264629Bạn có bao giờ nghe nói đến chuyện cọp đầu Phật, nghe kinh và tu hành?

                          Cọp, xưa nay bị con người cho là loài thú hung dữ, tàn bạo, ăn thịt người, thì làm gì có chuyện biết đầu Phật, nghe kinh và tu hành? Khó tin lắm phải không?

                          Chuyện mới nghe thì tưởng chỉ có trong huyền thoại cổ xưa theo kiểu “một ngàn lẻ một đêm,” nhưng đó lại là những sự thật lịch sử được ghi trong sử truyện của Phật Giáo ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, v.v...

                          Sự thật này được xác chứng từ trên hai ngàn rưởi năm trước qua lời dạy của đức Phật khi Ngài nói rằng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật,” bất luận chúng sinh ấy là chủng loại nào, con người hay thú vật, là hung bạo, tàn ác đến cỡ nào. Trong Kinh Angulimala Sutta của Trường Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) có kể chuyện tại Ấn Độ, thời đức Phật còn tại thế, có chàng thanh niên tên là Angulimala vì tin theo tà thuyết cho rằng giết 100 người để lấy được 100 ngón tay mà xâu lại thành chuỗi hạt thì sẽ đắc quả nên, đã tìm giết cho đủ số 100 người dân vô tội. Khi gặp được Phật, chàng thanh niên Angulimala này định giết Ngài để lấy ngón tay, thì được Phật độ và đã xin xuất gia theo Phật. Không bao lâu sau thầy tỳ kheo Angulimala đã đắc quả A La Hán. Cho nên, Phật Pháp có công năng chuyển hóa mọi ác tâm, ác nghiệp của tất cả mọi loài chúng sinh, trong đó cọp cũng không ngoại lệ.

                          Đại Sư Tây Tạng Akong Tulku Rinpoche, trong tác phẩm “L’art de Dresser le Tigre Interieur” (Nghệ Thuật Nuôi Dạy Con Cọp Bên Trong), đã ví tâm thức sân si điên cuồng của con người như con cọp và quá trình chuyển hóa tâm điên đảo ấy cũng giống như quá trình thuần hóa cọp. Đại sư viết:

                          “Hiện thời, nơi phần đông chúng ta, tâm thức giống như một con cọp hoang dã gieo rắc kinh hoàng và tàn phá những thôn làng. Chúng ta hoàn toàn bị cái tâm trí điên cuồng này thống trị, nó lôi kéo chúng ta đi mọi hướng, theo những tham muốn và những ghét bỏ của nó, phá nát trên đường đi mọi cái có thể ngăn ngại nó, không ý thức gì về những xung động của riêng nó cũng như thực tại bao quanh nó. Nó dẫn dắt cuộc múa nhảy theo ý nó và chúng ta phải trả đền cho những đổ vỡ, không hiểu điều gì đã xảy ra : chính đó là nơi chúng ta phải tìm kiếm lý do cho những khổ nhọc và những thất vọng của chúng ta.

                          Để tìm thấy lại sự tự do đã bị giam hãm, phải bắt con cọp hoang dã này và thuần hóa nó : nó phải phục vụ chúng ta mà không phải ngược lại.” (Bản dịch Việt của Nguyễn An Cư, Thiện Tri Thức Xuất Bản 2001. Nguồn: thuvienhoasen.org )

                          Ngày xưa, các ngôi chùa và những vị thiền sư, tổ sư thường ở ẩn trong rừng núi để tịnh tu. Ở trong rừng thì tất nhiên phải gặp thú rừng, gặp cọp. Với người bình phàm, gặp cọp là chuyện không may, nhưng với các thiền sư là chuyện bình thường như cơm bữa. Các ngài do đắc đạo mà phát sinh diệu lực của trí tuệ và từ bi bất khả tư nghì, cho nên, có thể cảm hóa được không những loài người mà cả đến thú vật.

                          Sử truyện về chuyện cọp quy y đầu Phật, nghe kinh tu hành thì rất nhiều, nhưng ở đây người viết chỉ xin nêu ra một vài chuyện điển hình để hầu độc giả nhân năm mới Canh Dần. Trước hết, xin kể về chuyện cọp trong chốn thiền môn ở Trung Quốc.

                          Thiền Sư Phong Can Cỡi Cọp Về Chùa

                          Trương Kế, một thi hào Trung Hoa đời nhà Đường, có làm bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc”nổi tiếng. Bài thơ như sau:

                          “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
                          Giang phong, ngư hỏa, đối sầu miên
                          Cô Tô thành ngoại, Hàn Sơn Tự
                          Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.”

                          Thi sĩ Tản Đà đã dịch ra thơ bằng tiếng Việt như sau:

                          “Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
                          Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
                          Con thuyền đậu bến Cô Tô
                          Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.”

                          Trong bài thơ trên của thi hào Trương Kế có nhắc đến Chùa Hàn Sơn. Chùa này nằm ở thành phố Tô Châu của Trung Quốc. Chùa được lập vào đầu thế kỷ thứ 6. Lúc mới lập, Chùa có tên là Diệu Lợi Tự. Sau đó đổi tên là Phong Kiều Tự vì nằm gần cầu Phong Kiều. Nhưng đến đời nhà Đường, vì trong Chùa xuất hiện 2 vị thiền sư đắc đạo là Hàn Sơn và Thập Đắc nên, Chùa đã được đổi thành Hàn Sơn Tự.

                          Thiền sư Hàn Sơn và Thập Đắc là những hiện tượng kỳ lạ và dị thường của chốn Thiền môn Trung Hoa mà hành trạng và sở chứng khó ai đo lường nổi. Nhưng, nói đến Hàn Sơn mà không nhắc đến thiền sư Phong Can là một thiếu sót rất lớn, bởi lẽ, Phong Can là người lượm Hàn Sơn từ ngoài đường xó chợ đem về chùa nuôi. Phong Can cũng là một thiền sư mà cuộc đời phong kín trong những huyền thoại bí ẩn. Người đương thời cho rằng thiền sư Phong Can là hóa thân của đức Phật A Di Đà.

                          Chuyện kể rằng, thiền sư Phong Can có một ngôi thảo am trong khuôn viên Chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai nằm ở tỉnh Triết Giang của Trung Hoa. Thiền sư Phong Can có nuôi một con cọp làm đệ tử. Ngài thường cỡi cọp ngao du sơn thủy, thầy trò tâm đắc, đi đi về về Chùa Quốc Thanh. Mọi người thấy cọp đều sợ, tránh xa, nhưng ngài cười cười mà nói rằng, “đừng sợ, nó là đệ tử của ta, nó hiền lắm, không làm hại ai đâu.” Nghe thế, mọi người mới an tâm, không còn sợ nữa.

                          Cọp Quy Y Với Ngài Hư Vân

                          Thiền sư Hư Vân (1840-1959) là một trong những cao tăng đắc đạo của Phật Giáo Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20. Ngài sống thọ tới 120 tuổi.

                          Trong cuốn “Đường Mây Trên Đất Hoa” do Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong phóng tác, phần tự truyện, Thiền Sư Hư Vân có kể rằng tại Chùa Nam Hoa, ngôi Tổ Đình của Lục Tổ Huệ Năng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa, trong ngày Thiền Sư Hư Vân truyền giới cho các đệ tử, có một con cọp từ trên núi tìm xuống đạo tràng. Khi thấy nó mọi người đều hoảng sợ, có người định lấy súng để bắn. Nhưng thiền sư Hư Vân cản lại không cho. Khi con cọp thấy ngài Hư Vân thì quỳ mạp xuống đất, tỏ cử chỉ thần phục, như muốn quy y. Ngài Hư Vân biết ý nó nên đã lập tức truyền Tam Quy (Quy y Phật, Pháp và Tăng) và giới pháp cho. Con cọp thọ giới xong, liền bỏ đi vào núi.

                          Truyền thuyết nói rằng hằng năm, con cọp đó đều đến chùa một vài lần trong các dịp lễ lớn. Ngài Hư Vân thỉnh thoảng cũng vào rừng để tìm thăm con cọp đệ tử của mình, và dạy cho nó bỏ ác làm lành. Ngài dặn nó nên ở trong núi, đừng ra ngoài làng xóm mà hại người.

                          Cọp Đi Hóa Duyên Cho Đại Sư Liên Trì

                          Đại sư Liên Trì (1532-1612) là một cao tăng đời nhà Minh ở Trung Quốc. Ngài trú ở Chùa Vân Thê phủ Hàng Châu, chuyên tu pháp môn niệm Phật. Đại sư đã cảm hóa một con cọp, cho nó quy y Tam Bảo và nhận làm đệ tử. Thường ngày, nhiều thiện nam tín nữ đến chùa thấy cọp thì sợ không dám lại gần. Cho nên đại sư đã dạy con cọp không nên đi thẳng mặt tới mà đi lui để không khiến cho người ta sợ. Cọp nghe lời ngài, khi ra vô trong chùa đều đi lui.

                          Từ đó, ai thấy con cọp đi lui đều biết là đệ tử của đại sư Liên Trì nên không sợ hãi nó nữa. Con cọp này, cũng hay một mình xuống núi đi vào xóm làng để hóa duyên, tức xin thức ăn, về cho thầy mình là đại sư Liên Trì. Dân làng, mỗi khi thấy cọp đi lui đến, đều hoan hỷ đem thức ăn ra cúng dường. Cọp mang thức ăn về chùa cho đại sư Liên Trì thọ dụng.

                          Đó là chuyện cọp trong chốn thiền môn ở Trung Quốc, dĩ nhiên còn nhiều lắm kể không hết. Nhưng, thôi, bây giờ, xin kể chuyện cọp với các thiền sư Việt Nam.

                          Từ Đạo Hạnh Hóa Cọp Trên Thân Tái Sinh Lý Thần Tông

                          Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý, Từ Đạo Hạnh là một vị thiền sư có nhiều huyền thoại bao trùm lên cuộc đời nhất. Nhưng ở đây chỉ xin kể chuyện Từ Đạo Hạnh hóa sinh làm vua Lý Thần Tông (1116-1138), rồi mắc bệnh thành cọp để phải nhờ đến thiền sư Nguyễn Minh Không chữa lành.

                          Tuy nhiên, nhắc đến chuyện Từ Đạo Hạnh bị nghiệp quả hóa cọp thì cũng nên biết đến nguyên nhân mà ông đã tạo ra. Nguyên nhân đó là, cha của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh, vì dùng pháp thuật vào cung của Diên Thành Hầu là em của vua Lý Nhân Tông để phá các cung phi. Diên Thành Hầu tức giận mới nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Từ Đạo Hạnh, vì vậy, mang mối hận cha bị giết, nên quyết chí học pháp thuật để trả thù cho cha. Khi đã có pháp thuật rồi, Từ Đạo Hạnh tìm giết Đại Điên để trả thù. Thù trả xong, Từ Đạo Hạnh mới giác ngộ được lẽ ân oán trói chặt con người trong thù hận và sinh tử, cho nên mới tầm sư học đạo cầu giải thoát.

                          Khi nghe vua Lý Nhân Tông muốn phong một đứa bé kinh dị tên là Giác Hoàng làm thái tử để truyền ngôi, Từ Đạo Hạnh xúi chị mình lẻn vào cung để phá. Vua truy tìm và biết được Từ Đạo Hạnh chủ mưu nên bắt giam vào ngục để xử. Một hôm, Sùng Hiền Hầu, em trai của vua Lý Nhân Tông, đi ngang qua ngục, Từ Đạo Hạnh kêu cứu và hứa sẽ trả ơn trọng. Nhờ Sùng Hiền Hầu nói giúp với vua Lý Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh được tha. Từ đó Từ Đạo Hạnh mang ơn Sùng Hiền Hầu và có lòng báo đáp. Ngày kia, Từ Đạo Hạnh đến nhà Sùng Hiền Hầu thăm và tạ ơn thì được Sùng Hiền Hầu cho biết là đã cầu tự mà vẫn chưa có con trai để nối nghiệp nhà. Từ Đạo Hạnh nhân đó mới có cơ hội để trả ơn bằng cách về núi Phật Tích thoát xác và đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu. Khi đứa bé sinh ra thì tướng mạo khôi ngô tuấn tú và thông minh khác thường, nổi bật trong đám trẻ con của hoàng tộc nhà Lý. Do đó, vua Nhân Tông mới nhận làm con nuôi, phong thái tử và truyền ngôi vị thành vua Lý Thần Tông vào năm 1128.

                          Sau khi lên ngôi vua, Lý Thần Tông mắc chứng bệnh kỳ lạ là toàn thân lông lá mọc đầy, tánh tình trở nên hung dữ, tối ngày la rống chẳng khác một con cọp. Triều thần mời đủ danh y, pháp sư đến chữa trị mà vẫn không ai trị lành. Lúc bấy giờ ngoài dân gian, mấy đám trẻ nít lại hay hát câu:

                          “Muốn trị bệnh thiên tử
                          Phải có Nguyễn Minh Không.”

                          Triều đình nhân đó mới sai người đi tìm thiền sư Nguyễn Minh Không để trị bệnh cho vua Lý Thần Tông. Đến đây, xin nói qua về mối liên hệ nhân duyên giữa thiền sư Nguyễn Minh Không (1066-1141) và vua Lý Thần Tông, hóa thân của Từ Đạo Hạnh.

                          Nhân duyên như thế này, thiền sư Nguyễn Minh Không ở Chùa Thiên Phúc trong núi Phật Tích nằm ở huyện Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Từ Đạo Hạnh trên đường tầm sư học đạo đã đến Chùa Thiên Phúc để nhập chúng tu học. Ngày nọ, Từ Đạo Hạnh nói với thiền sư Nguyễn Minh Không rằng nghiệp cảm của ông trên thế gian vẫn còn, nên ông sẽ phải sinh ra và làm vua một đời nữa rồi sau đó mới thoát ly ba cõi. Khi làm vua ông sẽ bị một kiếp nạn rất lớn, nên xin thiền sư Nguyễn Minh Không lúc đó giải nghiệp dùm cho. Chính vì nhân duyên này mới có chuyện thiền sư Nguyễn Minh Không đến trị bệnh hóa cọp của Lý Thần Tông.

                          Bây giờ, kể lại chuyện Nguyễn Minh Không chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Khi triều đình triệu thỉnh được thiền sư Nguyễn Minh Không vào cung, thì có nhiều thầy thuốc, pháp sư cũng có mặt. Họ thấy Nguyễn Minh Không ăn mặc theo kiểu một ông sư quê mùa nên có ý khinh chê, nghĩ là ông thầy quê này không tài nào chữa lành bệnh được cho vua. Thiền sư Nguyễn Minh Không mang theo một cái đinh lớn dài 5 tấc. Ông dùng tay đóng đinh vào cột và nói rằng nếu ai rút đinh ra được thì người đó sẽ chữa bệnh cho vua. Trong đám pháp sư và thầy thuốc đó không ai làm nổi. Ông lấy hai ngón tay kéo cái đinh ra một cách nhẹ nhàng, rồi sai nấu một vạc nước sôi và bỏ đinh vào đó. Rồi thì ông nhúng tay vào vạc nước sôi, quậy mấy vòng, xong, bỏ Lý Thần Tông vào vạc, dùng nước sôi xối lên mình của Lý Thần Tông. Tức thì lông cọp trên mình Lý Thần Tông rụng hết và bệnh cũng lành luôn. Chuyện này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Thiền Uyển Tập Anh, v.v…

                          Đó là chuyện vào thời nhà Lý, cách nay gần một thiên niên kỷ. Chuyện cọp quy y đầu Phật với các thiền sư thì thời nào cũng có, không riêng gì đời xưa, ngay trong thế kỷ 19 và 20 gần đây cũng xảy ra. Nay xin kể vài chuyện để hầu độc giả.

                          Đệ Tử Bạch Hổ Của Tổ Hữu Đức

                          Sử truyện kể rằng Tổ Hữu Đức sinh quán tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh năm 1812 và tịch vào năm 1887. Tổ xuất gia từ thời thiếu niên và vân du đây đó để học đạo. Ngài đã vào tận Phan Thiết để tầm sư tu học. Nghe danh tiếng của Tổ Bảo Tạng, vốn là đệ tử của Tổ Giác Ngộ là vị thiền sư đắc đạo khai sơn Chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, Phú Yên, cũng vào Phan Thiết, nên Tổ Hữu Đức lần tìm đến để xin thọ giới.

                          Nhắc đến Tổ Giác Ngộ và Chùa Long Sơn Bát Nhã ở Phú Yên, thì người viết xin được dừng câu chuyện của Tổ Hữu Đức để kể thêm về vị thiền sư và ngôi chùa nổi tiếng tại Phú Yên này. Sở dĩ nói thêm vì chính người viết bài này đã có cơ duyên đến tận Chùa Long Sơn Bát Nhã lúc còn ở trong nước. Tên Chùa nói cho đủ là Sắc Tứ Long Sơn Bát Nhã Tự. Chùa có chữ “Sắc Tứ” vì đó là ngôi chùa được vua sắc phong vì có công lớn với triều đình. Chùa Long Sơn được vua Minh Mạng phong Sắc Tứ vì Tổ Giác Ngộ đã trị lành bệnh cho Hoàng Thái Hậu là mẹ của Minh Mạng. Chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ đường quốc lộ số 1 ở thôn Phú Tân đi lên núi khoảng 3 cây số. Đường đi toàn là núi non rừng rậm. Khi lên tới đỉnh thì chỉ nhìn thấy núi rừng trùng trùng điệp điệp, nhìn hướng đông thấy Đầm Ô Loan và biển Đông xa thẳm tít chân trời. Đứng ở Chùa Long Sơn Bát Nhã nhìn ra biển, sẽ thấy 5 hòn núi nhỏ nằm thẳng hàng từ trong ngọn núi Long Sơn ra đến biển. Năm ngọn núi này, người dân ở đây gọi là Ngũ Qủy Sơn. Truyền thuyết kể rằng khi Cao Biền thời nhà Đường sang Đại Việt để tìm long mạch mà trấn, lúc đến đây vì thấy ngọn núi này long mạch rất thịnh nên đã dùng phép thuật đá tung ngọn núi chính để phá long mạch, đất đá từ ngọn núi chính văng xuống tạo thành 5 hòn Ngũ Qủy. Trên đầu núi Chùa Long Sơn Bát Nhã có một cái giếng đá thiên nhiên, nước trong veo. Giếng này quanh năm suốt tháng không khi nào cạn nước. Thiền sư Giác Ngộ đến đây để ẩn tu. Lúc ngài đến đây, rừng núi âm u, là nơi tụ tập của nhiều thú rừng, trong đó có cọp. Nhưng ngài vẫn an nhiên tự tại tham thiền nhập định ở đây.

                          Nay nói lại chuyện Tổ Hữu Đức. Sau khi thọ giới với Tổ Bảo Tạng, Tổ Hữu Đức lên núi Trà Cú, có chỗ gọi là Tà Cú, để tìm nơi vắng vẻ tịch mịch mà ẩn tu. Ngài một mình leo lên núi, đi thật xa và cao trên núi để không còn ai có thể biết đến mà quấy rầy chuyện tu tập. Nơi đó chỉ có suối nước và rừng rậm thâm nghiêm, không một bóng người lai vãng, ngoài thú rừng cọp, beo, rắn, rít. Ngài vào một hang núi để tĩnh tọa thiền quán, lúc đói thì hái trái cây và đọt lá cây mà ăn. Lúc đầu thú rừng còn xa lạ, nhưng dần dần, với đức độ đắc đạo, ngài đã cảm hóa được chúng. Điều kỳ lạ là có một con cọp trắng (bạch hổ) hay đến nằm ngoài cửa hang lúc ngài tụng kinh. Lúc đầu nó nằm xa, sau dần vào gần chỗ ngài ngồi thiền. Rồi như hấp lực của kinh kệ và đạo hạnh của tổ, con bạch hổ cứ quanh quẩn bên ngài. Cuối cùng, con bạch hổ đã trở thành đệ tử quy y với ngài. Tương truyền rằng, mỗi khi có dân làng lên núi thăm Tổ, khi về vì sợ thú rừng, nên Tổ sai Bạch Hổ đưa họ xuống núi.

                          Tổ Hữu Đức ẩn tu trong hang núi Trà Cú được 7 năm như thế. Một hôm có mấy người Chàm đi săn đã phát hiện ra ngài và đồn đến tai dân làng Kim Thạnh ở dưới núi. Từ đó, thỉnh thoảng dân làng tìm đến để nghe kinh, nhờ ngài hướng dẫn tu tập và cúng dường thức ăn cho ngài. Sau đó, dân làng đã cùng nhau chặt cây rừng dựng am tranh cho ngài có chỗ che mưa, tránh nắng.

                          Do tu hành đắc đạo, ngài có oai lực chữa lành bệnh cho người dân. Tiếng đồn ấy truyền đi rất xa. Năm Tự Đức thứ 33, Thái Hậu bị bệnh nặng, ngự y trong cung đều bó tay. Quan Thủ Hiến của Bình Thuận viết thư tâu lên vua về chuyện chữa bệnh mầu nhiệm của Tổ Hữu Đức. Vua Tự Đức hạ chiếu triệu thỉnh ngài ra Kinh để trị bệnh cho Thái Hậu. Tổ Hữu Đức từ chối không đi, nói rằng ngài đã lập nguyện không xuống núi, nhưng đồng thời ngài cũng chỉ dạy cách hành trì Chú Chuẩn Đề cho sứ giả để về Kinh phục mạng. Nhờ y theo lời dạy thọ trì Chú Chuẩn Đề của ngài mà Thái Hậu đã khỏi bệnh. Vua Tự Đức cảm ân đức nên ban sắc tứ cho chùa là Linh Sơn Trường Thọ.

                          Năm 1887, Tổ Hữu Đức viên tịch. Bạch Hổ ngày ngày ra nằm bên tháp Tổ, không ăn uống gì, nên sau đó cũng mất theo ngài luôn. Dân làng chôn Bạch Hổ cạnh tháp Tổ. Cho nên, ngày nay khách thập phương đến viếng tháp Tổ đều thấy có ngôi mộ nhỏ sát bên cạnh tháp, đó là mộ của Bạch Hổ.

                          Để kết thúc bài này, người viết xin kể hầu độc giả một câu chuyện cũng liên quan đến cọp nơi cửa thiền. Đó là chuyện “Hổ Khê Tam Tiếu,” rất nổi tiếng trong thiền môn Trung Quốc.

                          Chuyện kể như thế này, Đại sư Huệ Viễn (334-416), quê quán ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây, là một bậc cao tăng đời nhà Tấn ở Trung Quốc. Ngài là một trong những vị tổ của Tịnh Độ Tông Trung Hoa. Ngài sáng lập Liên Xã để kết duyên Tịnh Độ với những ai có duyên.

                          Đại sư Huệ Viễn ẩn tu ở Chùa Đông Lâm. Trước Chùa Đông Lâm có một con suối, trên suối có chiếc cầu. Dưới suối có nhiều cọp thường đến để uống nước, cho nên suối có tên là Hổ Khê (Suối Cọp). Ngài Huệ Viễn tu ở Chùa Đông Lâm đã mấy mươi năm chưa từng bước chân qua khỏi cầu Hổ Khê này.

                          Nhưng, một hôm, vào năm 407, có đạo sĩ Lục Tu Tĩnh và thi hào Đào Tiềm (tức Đào Uyên Minh) đến chùa Đông Lâm viếng thăm và đàm đạo Phật lý, Đạo Lý và thi văn với Huệ Viễn Đại Sư. Khi hai vị khách quý này cáo biệt ra về, Ngài Huệ Viễn đích thân tiễn họ ra. Vừa đi, ba người vừa tiếp tục đàm đạo, vì tâm đắc câu chuyện đạo lý và thi văn nên qua khỏi cầu Hổ Khê lúc nào mà không biết. Ngay thời khắc ấy, có tiếng cọp ở dưới suối rống lên thật to. Ba người tức thì dừng lại. Hai vị khách nhìn Đại Sư Huệ Viễn. Rồi cả ba cùng cười sảng khoái… Từ đó trong chốn thiền môn lưu truyền câu chuyện “Hổ Khê Tam Tiếu,” tức ba tiếng cười ở Suối Cọp.
                          Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 14-12-2022, 11:22 PM.
                          Sống trên đời

                          Comment

                          • #14

                            Thịt Cọp xương Cọp

                            Thịt Cọp xương Cọp
                            Dược Sĩ Trần Việt Hưng

                            - Báo Việt Nam: 'Tiệm ăn kiêm dịch vụ nấu cao hổ '..chập tối ngày 6 tháng 12 năm 2009, lực lượng Cảnh sát môi trường Hà nội phát hiện Nhà hàng Hải Nam (Quận Hà Đông) có hoạt động nấu cao, nghi là cao hổ...Tuy chủ nhân cho biết 'trong số xương không có xương hổ chỉ có 9 kg xương khỉ, 9 kg gạc nai và 20 kg xương sơn dương.' nhưng theo nhận định của viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật Việt Nam thì trong đó có cả xương hổ. Cũng theo tin báo Việt Nam thì vào tháng 9 năm 2007, một vụ nấu cao hổ đã bị bắt ngay tại khu nhà tập thể tại quận Thanh Xuân (cũng Hà nội), công an bắt được hai con hổ đông lạnh bị cắt thành từng mảnh và giữa tháng 9 năm 2008, một vụ khác bị bắt tại Hạ Long, Quảng Ninh.

                            Giá cả hiện tại trên thị trường Việt Nam là 1kg thịt cọp tươi khoảng 20 triệu (1,120 USD), 1 kg xương=15 triệu,1 lạng cao hổ cốt khoảng 20 triệu.
                            Tại Việt Nam, cọp gần như đã bị tuyệt chủng và được liệt kê trong danh sách bảo vệ, cấm săn bắn, mua bán.. Cao hổ cốt được xem là món quà dùng để hối lộ, cầu cạnh các chuyện lớn mà giới tài phiệt, quyền thế rất ưa thích.

                            Báo Mã Lai: Ngày 5 tháng 1 năm 2009, cảnh sát Thái đã bắt giữ một xe chuyên chở 4 bộ xương cọp đã bỏ đầu từ Mã Lai sang Thái, các bộ xương này sẽ được đưa lậu sang Trung Hoa.Giá 1 kg xương vào khoảng 400 USD.
                            Đài Loan tuy không có cọp trong rừng nhưng lại nhập cảng rất nhiều xương cop và cả cọp sống từ Thái Lan. Hiện nay tại đảo quốc này có khoảng 80 con cọp được nuôi tại các chuồng tư nhân và dĩ nhiên sẽ bị hạ thịt khi chủ nhân thích!

                            Trung Hoa, tuy cũng ký vào những hiệp định bảo vệ thú đang có nguy cơ tuyệt chủng như cọp, tê giác nhưng lại là nơi hạ thịt cọp nhiều nhất trên thế giới. Việc thi hành luật pháp về cấm săn bắn thú hoang rất tùy tiện và lỏng lẻo. Ngoài ra chính phủ còn thiết lập các trung tâm, trại nuôi cọp.. và tại các nơi này việc hạ thịt cọp vẫn thường xẩy ra, những khách du lịch vẫn có thể ăn thịt cọp tươi hoặc mua rượu xương cọp thứ 'thật'..với những giải thích là được bào chế từ cọp chết vì tai nạn.. Phóng viên báo Sunday Telegraph (7 tháng 6 năm 2008) ghi nhận rượu chế với xương cọp đã được bán ngay tại trung tâm Bảo Tồn Thú Hoang ở Qinhuangdao gần khu du lịch Beidaihe, tỉnh Hà Bắc với giá 240 USD cho 500 ml và phải mua ít nhất là 3 chai. Rượu được giải thích là pha chế từ cọp bị chết trong các tai nạn (?) và đã được ngâm trong gần 2 năm. Hiện nay trung tâm này đang nuôi từ 40 đến 50 con cọp. Một số du khách còn cho biết là họ cũng được mời thưởng thức món thịt cọp tươi trong các thực đơn đặc biệt.

                            Cọp và thịt cọp:
                            Đặc tính sinh học:
                            Cọp hay Hổ, Panthera tigris thuộc họ sinh vật Felidae là một thú ăn thịt, lớn và khỏe, nặng 100-250 kg. Thân thẳng và dài 1.3-2.5 m. Đầu to, cổ và tai ngắn, mắt sáng, chân dài và khỏe có móng vuốt nhọn sắc. Đuôi dài 0.6-0.7 m. Bộ lông màu vàng nhạt đến vàng xám-nâu, vó vằn đan hoặc nâu-đen, toàn đuôi có vòng nâu-đen, không đều. Bung, sau tai, cằm và họng màu trắng nhạt. Cọp cái mang thai khoảng 3 tháng rưỡi, và sanh mỗi lứa từ 2-4 con. Mỗi lứa có thể từ 2-3 năm. Cọp con trưởng thành sau 2-3 tuổi . Cọp có thể sống khoảng 30 năm.

                            Cọp Nam Trung Hoa là loài nhỏ nhất, con đực chỉ dài tối đa 2.6 m nặng 150 kg và con cái 2.3m nặng 110 kg.

                            Theo thống kê của Tổ chức CITES (Convention on International Trade in Endangered Specie of Wild Fauna and Flora) năm 1989 thì số lượng cọp trên toàn cầu chỉ còn được khoảng 6000 con. Ba trong số 8 loài phụ gồm Cọp Javan, Bali và Caspian đã bị tuyệt chủng.

                            Báo cáo năm 1992 của Tổ chức WCMC (World Conservation Monitoring Center) về thống kê số liệu các loài đang bị đe dọa tuyệt diệt ghi nhận:

                            - Panthera tigris altaica = Cọp Tây Bá Lợi Á hay Amur , chỉ còn chừng 230-400 con, sinh sống trong vùng Tây Bá Lợi Á và Đông-Bắc Trung Hoa,
                            - P.tigris amoyensis = Cọp Nam Trung Hoa: 30-50 con
                            - P. tigris balica = Cọp Bali: đã bị tuyệt diệt trong thập niên 1940
                            - P. tigris corbetti = Cọp Đông Dương, 1000-1500 con. Tại Việt Nam, cọp hiện sinh sống trong vùng biên giới Việt-Lào và xuất hiện tại vài nơi như Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị
                            - P. tigris sondaica = Cọp Java: đã tuyệt chủng trong thập niên 1980
                            - P. t. sumatrae = Cọp Sumatra: 500-1000 con
                            - P.t. tigris= Cọp Bengal hay Ấn Độ: 3000 con
                            - P. t. virgata = Cọp Caspian tuyệt chủng trong thập niên 1970.
                            Cọp Sumatra là loài duy nhất còn lại trong số 3 loài phụ sinh sống tại Indonesia. Các nhà nghiên cứu về cọp cho rằng con số cọp ước lượng còn sống sót chỉ trong khoảng 400 đến 600 con và cũng đang bị săn bắn lậu và đi dần đến tuyệt diệt.

                            Cọp Đông Dương cũng bị săn lậu trên toàn cõi Đông Nam Á, đồng thời môi trường sinh sống của chúng cũng càng ngày càng bị thu hẹp. Tại Thái Lan, nơi được xem là một đầu mối xuất cảng cọp và các sản phẩm từ thú rừng, con số cọp Đông Dương còn lại chỉ khoảng 250 con. Riêng tại Việt Nam, có ước lượng khoảng 300 con cọp bị hạ mỗi năm trong thập niên 1970 và bộ da được xuất cảng sang Trung Hoa.Trong năm 1992, da cọp được bày và bán khá dễ dàng tại Sài gòn, Hà Nội và Nha Trang. Lào, Campuchea và Burma cũng xuất cảng da cọp. Tại Mã Lai, con số cọp từ 3000 trong thập niên 50, tụt xuống còn khoảng 500 con. Chính phủ Mã Lai đã dành một khu rừng cấm trên 50 ngàn cây số vuông và đặt ra những luật lệ khá nghiêm khắc như phạt tù đến 10 năm và phạt tiền đến 500 ngàn tiền Mã (khoảng 200 ngàn USD) cho những tay săn bắn cọp lậu Mã hy vọng số cọp sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

                            Cọp Ấn Độ hay cọp Bengal sống trong các khu rừng Bắc Ấn và Nepal, cho đến nay Project Tiger có thể được xem là khá thành công để giúp tái tạo số lượng cọp Bengal. Từ 1973 khi chương trình bắt đầu, Ấn chỉ còn chừng 1800 con cọp, và đến 1989 con số đếm được lên đến trên 4000 con chiếm hơn 1/2 tổng số cọp còn lại trên thế giới. Tuy nhiên nạn săn bắn lậu vẫn còn đang là vấn đề đáng quan ngại.

                            Thịt cọp:
                            Vì cọp là một loài đang được bảo vệ trên toàn thế giới nên thịt cọp là một món 'hàng đặc biệt' không được quảng cáo và chỉ có thể được thưởng thức trong những trường họp cọp 'nuôi' bị' tai nạn..'
                            Du khách đã được mời ăn thịt cọp (tháng 2/2006) khi một con cọp bị xe bus chuyên chở du khách đụng chết tại sở thú Thượng Hải, và xẻ thịt còn xương để ngâm rượu.

                            Tại trang trại nuôi thú hoang dã 'Xiongsen Bear and Tiger Mountain Village gần Quế Lâm, thịt cọp được bán ngay tại nhà hàng. Đây cũng là nơi chế biến rượu hổ cốt quan trọng nhất tại Hoa Lục, có đến 400 thùng lớn, mỗi thùng ngâm một bộ xương cọp!

                            Năm 2002, trại nuôi thú hoang tại Sanya, Hải Nam, đã nhập cảng khoảng 100 con cọp Bengal từ vườn Bách Thú Siracha, Thái Lan với ý định nuôi và nhân giống để hạ thịt đưa ra thị trường ăn nhậu.

                            Tại Nhật, trại nuôi cọp Tây Bá Lợi Á (Kosanjo-en) trên đảo Hokkaido ghi là nuôi 47 con cọp trong năm 1997, nhưng đến 1999 chỉ còn 9 con và đến năm 2000 chỉ còn 4 con sống sót. Số cọp mất đi đã được đưa ra thị truờng ăn nhậu, và thuốc Kampo (cổ truyền Nhật).

                            Thịt cọp hiện nay dược xem là một 'đặc sản' rất hiếm chỉ được bán tại những nhà hàng nơi các trại nuôi cọp, và nguồn gốc của thịt thường được giải thích là do cọp bị chết khi cắn xé nhau hay trong các tai nạn. Các món ăn thông thường là thịt cọp xào lăn, thịt cọp steak chiên, thịt cọp hầm và nấu súp.

                            Tại Đài Loan, trong những năm cuối thập niên 80, cọp bị hạ thịt công khai và xẻ thịt bán tại những phiên chợ được quảng cáo rầm rộ. Thịt cọp được bán với giá 32-40 USD/catty, xương 600 USD/catty, xương chân 240 USD, huyết cọp 80 USD một chai 2 lít (một con cọp cho chừng 50 chai), dương vật cọp 2400 USD. Ngày nay tuy cọp không bị xẻ thịt công khai nhưng vẫn lén lút để cung cấp cho các vị phú gia và trong số 100 con cọp trên đảo Đài Loan, 40 con thuộc về tư nhân. Năm 1990, Lin Fu-An đã mua nguyên gánh xiệc Royal London Circus, khai là phá sản khi đến trình diễn tại Đài Loan. Fu-An trở thành sở hữu chủ của 7 con sư tử, 7 con cọp và 4 con gấu. Khi cọp sanh, các cọp con hầu như mất tích! Sau đó để tránh bị truy tố, Fu-An đã tặng hết số cọp (8) và sư tử (9) cho vườn thú Đài Bắc.

                            Về phương diện dinh dưỡng, thịt cọp được xem là một loại thịt nạc: bắp đùi (phi lê) chứa đến 21.2 % chất đạm, khoảng 3.2 % chất béo (trong đó chất béo bão hòa chiếm 1.5%, chưa bão hoà mono 1.1 % và poly 0.5%), cholesterol 70mg/100 gram thịt. Thịt cọp cũng chứa các vitamins nhóm B kể cả B12 và nhiều khoáng chất như sắt, magnesium, kẽm..

                            Thịt cọp hay Hổ nhục theo quan niệm dược học cổ truyền có vị mặn, khí bình và không độc có thể trừ được 'âm tà', trị được buồn nôn, tăng sức. Mạnh Sần trong 'Thực liệu bản thảo' (đời Đường) ghi rằng ăn thịt cọp chữa được các cơn sốt rét và trừ ác khí (?). Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu, cũng dùng thịt cọp để trị sốt rét, nôn oẹ. Hải Thượng Lãn Ông ghi trong Lĩnh Nam Bản Thảo:

                            ' Hổ nhục tức là thịt con hùm
                            Chua bình, không độc, đuổi tà âm
                            Ba mươi sáu giống : tinh, lỵ vị..
                            Ích khí, trừ ngược, lợm giọng cầm.

                            Các bộ phận khác của Cọp:
                            Một số bộ phận khác trong nội tạng của cọp cũng được Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa dùng làm thuốc để trị nhiều chứng bịnh hầu như chưa được kiểm chứng:

                            Con ngươi mắt cọp hay Hổ tinh làm hoàn, tán uống, có tác dụng trấn kinh, minh mục, trị kinh phong, điên giản, mắt mờ. Theo Lý thời Trân trong Bản thảo cương mục thì mắt cọp chữa đau mắt kéo màng, giúp làm sáng mắt.
                            Mật cọp hay Hổ đởm dùng trị trẻ em bị kinh phong, cam lỵ, thương tích khi bị té ngã, đánh đập. Mật được chế biến bằng cách bóc bỏ lớp màng da bên ngoài, nghiền trong dấm, trộn với bột Phục linh và uống với rượu.
                            Đặc biệt hơn hết là bộ phận sinh dục của Cọp đực:

                            Tác giả Jerry Hopkins trong chương Genitalia của tập sách Strange Food* đã đặt một câu hỏi : 'Liệu Viagra có thể cứu được Cọp không?'

                            Năm 1996, tổ chức Wildlife Conservation Society đã phải đưa ra một quảng cáo, phát hành trên toàn thế giới, ghi hình một tô súp với hàng chữ lớn ' Nhiều vị nam nhân tin rằng cháo dương vật cọp là một phương thuốc kích dục, nhưng thật ra trong đó chỉ có dái bò'. Bản quảng cáo ghi rõ rằng một bát súp 'dương vật* cọp' có thể được bán với giá 300 USD nhưng trên thực tế chỉ là súp dái bò, nai.. đồng thời giải thích thêm là không thể đưa testosterone* vào cơ thể bằng cách ăn dương vật thú vật vì khi nấu chín thì các kích thích tố đều bị hủy diệt không còn hoạt tính. Trên thực tế, cần phổ biến thêm một vấn đề quan trọng hơn là Cọp chỉ giao hợp được 15 giây (!) rồi vào rừng để tìm giấc ngủ. Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình, trong bài 'Con cọp trong Y khoa' đăng trong Tạp chí Y học & Đời sống (Úc Châu) Số 48-2009, có ghi món Cháo cu hay chim (Dương vật) Cọp :' Tiếng Quảng Đông gọi là Phủ Pín Tành liễu, và món cháo cu này chỉ có ở Hong Kong, Đài Loan, Quảng Châu. Theo BS Bình thì một con cọp nặng đến 300 kg, nhưng của quý chỉ nặng 0.2-0.3 kg và được các tay săn bắn bán cho các nhà hàng đến 500 USD một bộ. Cũng theo nhận xét của ông thì cháo cu cọp có lẽ sẽ thua xa cháo cu chuột vì chuột là thú vật sinh sản mạnh nhất và cũng 'giao hợp' liên miên.

                            Tiến Sĩ Schwann Tunhinkorn, Giám Đốc Nghiên Cứu về đời sống hoang dã của bộ Lâm Sản Hoàng Gia Thái Lan cho biết (1998) cho biết, các bộ 'cu' cọp bày bán tại thị trường Thái đều là hàng giả, ông chưa bao giờ gặp được một bộ 'thật' (?) và đa số đều là hàng được đẽo gọt từ gân bò để tạo hình dạng giống như cu cọp..

                            Tại Ấn Độ, Nhật và Singapore: dương vật cọp thường được bán dưới dạng ngâm rượu. Rượu Houraishu được bán tại Nhật (2000) với giá 110 ngàn yen=910 USD một chai! (một bộ cu cọp khô được bán trên thị trường Nhật với giá 1250 USD).

                            Đài Loan cũng là nơi tiêu thụ rất mạnh rượu 'cu' cọp, dương vật cọp thường được ngâm trong các loại rượu mạnh, đắt giá trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Một chung nhỏ trị giá 8 USD.

                            Tại vài tiệm thuốc Bắc ở khu Heniantang gầm Tử Cấm Thành, Bắc Kinh có bày bán những gói thuốc hoàn Emperor's pills quảng cáo là chứa bột tán 'cu' cọp và hải cẩu với giá 18 USD/gói, bảo đảm làm tăng lượng testosterone và làm tăng kích thước dương vật người uống!

                            2- Xương Cọp trong Dược học cổ truyền:
                            Y dược cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam sử dụng nhiều bộ phận của cọp như thịt, bao tử, thận, gân, mật..để làm thuốc, tuy nhiên phần chính quan trọng nhất là bộ xương.

                            Xương cọp:
                            Toàn bộ xương cọp được gọi là Hổ cốt cùng các tên khác như Lý phụ cốt, Sạm miêu cốt, Xương chân là Hổ hình cốt; xương đùi là Hổ thối, xương sọ= hổ đầu; xương sống lưng là hổ tích.

                            Bộ xương được nấu và chế biến thành dạng Cao hay Hổ cốt giao và được ngâm rượu để thành Hổ cốt tửu.

                            Các tài liệu cổ như Bản thảo cương mục của Lý thời Trân, và mới hơn như Dược điển của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bộ sách 'Cây thuốc và Đông vật làm thuốc ở Việt Nam' của viện Dược Liệu Việt Nam đều có những quy định gần như giống nhau về tiêu chuẩn của xương cọp như:
                            'Một bộ xương được xem là tốt phải cân nặng ít nhất là 7 kg trong đó quan trọng nhất là* phần xương đầu chiếm 1 kg và 4 xương chân chiếm 3.4 kg. Đặc biệt hơn nữa là 2 xương cánh của chân trước, mỗi chiếc hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ gọi là 'mắt phượng' hay thông thiên. 'Răng hàm' có 3 đỉnh nhô lên gọi là 'tam sơn'.

                            Xương cọp, do quý và hiếm nên thường hay bị pha trộn, giả mạo bằng xương các loài thú khác như xương beo, gấu, bò và..chó. Trong tập 'Rare Chinese Materia Medica'* Zhang Enqin và các tác giả cùng viết, trong chương Hugu đã liệt kê một số phương thức để phân biệt xương cọp với xương các thú khác như bò, heo rừng, gấu, linh miêu.. Nói chung các xương ống chân của các loài thú khác đều cong, hay dẹp, không thẳng và tròn như xương cọp, màu sắc cũng nhạt hơn, vị trí của 'mắt phượng' khác hơn, tủy xương và mạng tủy cũng có nhiều điểm khác nhau để giúp phân biệt và nhận định xương cọp 'thật'.

                            Cao hổ cốt: Cao hổ cốt là thành phẩm nổi tiếng nhất chế biến từ xương cọp. Cách thức nấu cao cũng đã được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ truyền của Trung Hoa và qua nhiều kinh nghiệm của Nam dược.

                            Theo tài liệu của htmedsoft.com thì :..' nấu cao hổ phải dùng toàn xương con hổ, không nên thiếu miếng xương nào và không được lẫn các xương khác.. Hổ chết trong rừng lâu ngày thì xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương liền nhau, trắng ngà, để hơi vàng. Xương hổ tốt nhất nặng 10-15 kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt nhất, nếu không một bộ trên 10 kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230 g cao mềm..' .

                            Cách nấu cao, theo viện Dược Liệu Việt Nam thì : ..' Đem xương đun sôi với nước trong 30 phút, có nơi còn thêm ít lá đu đủ, loại bỏ hết thịt và gân còn bám dính trên xương, rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh cho thật sạch. Xương làm sạch được phơi nắng hay sấy khô ở nhiệt độ 50-60 độ C. Lúc này xương có màu trắng và hết mùi tanh hôi.. Cưa xương thành từng đoạn 10 cm, chẻ nhỏ, nạo hết tủy và lớp xương sốp phía trong, rửa sạch rồi ngâm tẩm với rượu gừng theo tỷ lệ 50 kg xương, 1 kg gừng và 5 lít rượu 40 độ. Xếp xương vào thùng nhôm, đổ nước cho ngập vài cm, rồi nấu.

                            Viện Đông Y Việt Nam bổ xung thêm vào giai đoạn rửa xương:
                            - lấy rau cải đã giã nhỏ (100 kg xương dùng 10 kg lá rau cải và 5 lít nưóc) tẩm trộn để 1 ngày 1 đêm. Rửa sạch, sấy khô.
                            - lấy lá trầu đã giã nhỏ (100 kg xương, 5 kg lá trầu, 3 lít nước) tẩm và trộn như trên. Rửa sạch, sấy khô và khi nấu cao thì nấu 3 nước, cô chưng trực tiếp rồi cô cách thủy.

                            Bác Sĩ Lê văn Lân, một nhà biên khảo, trong bài "Hổ cốt: Cao & Rượu: ghi thêm một số chi tiết như ..' nấu cao tức là nấu vật liệu sau khi khử những tạp chất bằng lửa cao vừa phải trong nhiều thời gian để tinh túy tan ra, mức nước sôi cạn thì phải canh chừng thêm vào.Nấu cao bằng vạc hay chảo đựng lớn'..' nước cốt được múc ra thành nhiều đợt, từ đậm rồi lạt từ từ để cuối cùng có những mẫu nước cốt cô lại thành cao đặc..'

                            Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam đều cho rằng cao hổ cốt có vị cay, tính ôn và tác động vào các kinh mạch thuộc Can và Thận với các tác dụng 'khu phong', 'hoạt lạc' giúp làm mạnh gân cốt, trị được tê bại, liệt, thường dùng trị phong thấp, nhức mỏi lâu ngày, gân cốt yếu.
                            Liều dùng của cao hổ cốt thường từ 6-12 gram, thái cao thành miếng mỏng rồi ngậm cho tan và có thể ngâm rượu để uống..

                            (Vì cao hổ cốt 'thật' rất quý và đắt giá nên thường bị giả mạo. Một số phương pháp 'dân gian' truyền miệng để xác định cao thật-giả rất khó tin và kiểm chứng như: nếu là cao thật, ngọn cỏ non cắm trên mặt cao phải héo úa; chó ngửi thấy cao phải bỏ chạy..; người uống cao phải cảm thấy có cảm giác nóng chạy rần rần trong cơ thể..)

                            Rượu hổ cốt = Hổ cốt tửu
                            Cũng theo dược học cổ truyền thì Rượu hổ cốt được chế biến bằng cách ngâm cao trong rượu (Hổ cốt cao tửu= Hugu yao jiu), thường là rượu đế hay vodka theo tỷ lệ trung bình từ 40 đến140 gram trong 1 lít rượu. Rượu hổ cốt cũng có thể được chế tạo bằng cách ngâm trực tiếp xương cọp trong rượu trắng: xương không cần phải tán thành bột nhưng phải chẻ nhỏ để dễ ngấm khi ngâm rượu và thời gian ngâm rượu càng lâu càng tốt, ít nhất phải trên 6 tháng.

                            Theo Hiện đại thực dụng Trung dược của Diệp Quyêt Tuyền thì tỷ lệ xương cọp ngâm rượu là 200 gram xương trong 700 ml rượu. Xương được sao vàng rồi tán mịn và ngâm trong rượu trong 1 tháng.

                            Dược điển của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong những ấn bản cũ (trước khi Trung Hoa phê chuẩn Thoả ước bảo vệ thú bị nguy cơ tuyệt chủng năm 1992) có ghi chép 2 loại rượu hổ cốt là Hổ cốt tửu và Hổ cốt mộc qua tửu.

                            Hổ cốt mộc qua tửu gồm xương cọp chế 40g, mộc qua 120g, xuyên khung 40g, xuyên ngưu tất 40g, đương quy 40g, thiên ma 40g, ngũ gia bì 40g, tục đoạn 40g, bạch gia căn 40g, ngọc trúc 40g, tần giao 20g, phòng phong 20g, tang chi 16g. Tất cả 14 vị này được tán thành bột thô rồi ngâm trong 15 lít rượu trắng, đậy kín mỗi ngày khuấy một lần. Ngâm khoảng 1 tháng rồi lọc và ép bã lấy rượu, pha thêm 1.3 kg đường phèn. Liều dùng được ghi là ngày uống 2 lần mỗi lần 20-40 gram.

                            Rượu hổ cốt được dùng để trị các chứng bệnh đau nhức xương, đau ngang thắt lưng do phong thấp.

                            Bác Sĩ Lê văn Lân, cũng trong bài Hổ cốt: Cao và Rượu đã ghi chép một toa thuốc trích từ sách Kinh nghiệm phương, về món rượu thuốc Hổ cốt Mộc qua tửu gồm đến 16 vị thuốc, trong đó xương cọp chỉ chiếm có 10 gram trong 190 gram của các vị, có thêm 300 gram đường cát và ngâm trong 3 lít rượu cao lương. Rượu thuốc này được cho là để* khu phong, trị đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường kiện gân cốt. Bác Sĩ Lân cũng ghi thêm một toa khác đơn giản hơn tên là Hổ cốt nhân sâm tửu chỉ gồm 2 vị hổ cốt (10gram) và nhân sâm (10gram) ngâm trong 1 lít rượu trắng hay vodka.

                            Xương cọp dùng trực tiếp:
                            Ngoài các phương thức nấu thành cao và ngâm rượu, Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa, Nhật (kokotsu), Triều Tiên (hogol) còn sử dụng xương cọp một cách trực tiếp, nghiền xương sau khi chế như tẩm rượu, sao vàng, thành bột để cho vào các hoàn, tán. Xương tốt nhất là xương ống của 2 chân trước, nặng, đặc và vàng nhạt.

                            Xương cọp chưa chế có vị tanh, tính mát và có tác dụng giải 'phong nhiệt' được dùng trị đau khớp xương, đau liệt đầu gối, tê thấp.

                            Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu)* đã ghi : Hổ hình cốt= Xương ống chân hùm. Khi dùng cần đập vỡ xương, bỏ tủy, rồi tẩm mỡ, giấm hay rượu và nướng. Vị cay, tính ấm, không độc trị các chứng đau phong, chó dại cắn, kinh phong lở loét.

                            Hải Thượng Lãn Ông (Lĩnh Nam Bản Thảo) ghi:
                            Hổ hĩnh tục gọi là ống chân hùm
                            Vị cay khí ấm, độc chẳng xâm
                            Chữa đau phong tà với thí chú
                            Chó dại lên cơn lở nước dầm..

                            Và trong Lĩnh Nam Bản Thảo, quyển hạ, Lãn Ông còn ghi rõ thêm:
                            Phong tê thấp hãy dùng hổ cốt
                            Đau xương tẩm rượu nướng cho vàng
                            Chó cắn bôi tan kinh giãn khỏi
                            Uống hết đau lưng hết nhức xương
                            Chân gối vững vàng, gân cốt khỏe
                            Truy phong định sán vị tân cường..

                            Các ấn bản của Dược điển Trung cộng, trước 1992 có ghi công thức của thuốc viên Hổ cốt mộc qua trong đó xương cọp chế cùng các vị mộc qua, bạch chỉ, hải phong đằng, uy linh thiên, xuyên khung, thanh phong đằng mỗi vị 50 gram, thêm ngưu tất 100 gram, xuyên ô và thảo ô mỗi vị 25 g, đảng sâm 8 gram. Tất cả 12 vị được tán mịn và làm thành hoàn với mật ong. Mỗi hoàn 10 gram, dùng ngày 2 lần mỗi lần 1 hoàn để trị các trường hợp tê thấp, chân tay tê bại, cứng đơ, lưng đau, mỏi gối khó đi lại..

                            Trong Danh mục các đặc chế của Trung cộng bán trên thị trường thuốc Bắc có một số loại thuốc bổ như:
                            Hải mã Bổ thận hoàn (Hai-ma Bu shen wan) gồm 20 vị thuốc trong đó xương cọp chiếm 6 %.

                            Sâm Nhung Hổ cốt hoàn (Shen Rong Hu-gu wan), gồm 6 vị thuốc, xương cọp chiếm 5 % dùng để bổ Khí-Huyết, tăng cường gân cốt, trị phong thấp, tê bại..

                            Kháng Cốt phiến (Kang Gu Pian) dùng trị đau khớp xương gồm 8 vị, trong đó xương cọp chiếm 8%.

                            Các nghiên cứu khoa học về Xương và Cao hổ cốt:
                            Đa số các nghiên cứu về thành phần cũng như hoạt tính của xương cọp và cao hổ cốt được thực hiện tại Trung Hoa, một số ít hơn tại Nhật, Đài Loan và Nam Hàn.

                            Xương cọp chứa chất béo, Collagen và các khoáng chất như Calcium phosphate, calcium carbonate, magnesium phosphate.. Collagen trong xương cọp gồm những phân tử chứa các giây polypeptides, loại giây alpha sắp xếp theo hình soắn, chưa được tìm hiểu hết.

                            Xương cọp chứa 25.05 % amino acid theo tỷ lệ sau:
                            Aspartic acid 1.89; Threonin 0.883; Serine 1.37; Glutamic acid 2.95;
                            Proline 1.30; Glycine 2.46; Alanine 2.17; Valine* 1.35; Methionine 0.503; Isoleucine 1.04 %; Leucine 2.49; Tyrosine 1.53; Phenylalanine 1.83; Histidine 1.28; Lysine 0.998 và Arginine 1.29.

                            Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng phân chất Cao hổ cốt và công bố một vài số liệu như:

                            - Lê văn Trình và Trần Trinh Thục (Tập san Dược học 4-1963) ghi
                            Cao hổ cốt nguyên chất chứa Nitrogen toàn phần :14.93-16.66 %;* độ ẩm 19.88-21.16 %; Amino acid tổng cộng 0.58- 0.74 %; Tro: 2.6 %; Chloride tính bằng acid chlorhydric: 0.67%; Arsenic 5 ppm; Calcium: 0.08 %.

                            Tập san này cũng ghi lại một bảng do Dược Sĩ TrầnLlâm Huyến lập, so sánh* thành phần của các loại cao gồm hổ cốt, gấu, khỉ, ban long cho thấy cao khỉ có nhiều acid amin nhất (0.85%) nhưng độ tro (1.88%) và calcium (0.02%) ít hơn cao hổ cốt.

                            Dan Bensky và Andrew Gamble trong Chinese Herbal Medicine Materia Medica ghi lại một số đặc tính dược lực học về xương cọp thử nghiệm tại Trung Hoa:

                            Hoạt tính kháng viêm: Các chế phẩm từ xương cọp có các hoạt tính chống sưng khi thử nghiệm trên thú vật thử nghiệm bị gây sưng xương khớp. Hoạt tính này được giải thích là do tác động trên hệ thần kinh. Hoạt tính không xẩy ra nơi thú vật đả bị gây mê hay cắt bỏ tuyến thượng thận. Xương cọp cũng có tác động làm hạ độ thẩm thấu của các vi mạch.
                            Hoạt tính trên hệ Thần kinh Trung Uơng: Xương cọp có hoạt tính làm giảm đau trên chuột thử nghiệm và giúp trấn an khi dùng dưới dạng bột tán cho uống.

                            Theo HongYen Hsu, PhD trong Oriental Materia Medica, A Concise Guide thì Xương cọp có các hoạt tính:

                            Chống sưng (antiphlogistic) và làm giảm đau (analgesic): làm giảm sưng rõ rệt trong các trường hợp sưng xương khớp đồng thời giúp giảm đau trong thời gian kéo dài.

                            Hoạt tính trên gân và xương: giúp xương bền chắc, gân chắc có thể do gia tăng sự hấp thu calcium của cơ thể.

                            Kee Chang Huang, MD, PhD trong The Pharmacology of Chinese Herbs cũng ghi nhận xương cọp có tác dụng trấn thống và giúp xương gẫy mau lành.

                            Trên nguyên tắc để thi hành Quy Uớc Bảo Vệ Cọp, Dược học cổ truyền Trung hoa đã ngưng dùng xương cọp trong các thang thuốc và đặc chế từ 1993. Xương cọp đã được chính thức lấy ra khỏi thành phần các dược phẩm và thay thế bằng xương chuột chũi = Sailong (Myospalax baileyi). Tên gọi Anh-Mỹ là Plateau zocor, Plateau mole rat.Trong các nghiên cứu đã được tiến hành trên 10 năm do Viện Sinh học Tây-Bắc Trung Hoa phối hợp với Viện Khoa Học Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa thì có thể thay thế hoàn toàn xương cọp bằng xương Sailong để trị sưng xương khớp, hoạt tính tương đương vằ xương sailong tuy nhỏ hơn nhưng lại tác động mạnh hơn xương cọp. Cao chế từ xương Sailong vẫn dùng hình ảnh của cọp nhưng ghi rõ là Musk-Tiger plaster.

                            Tài liệu sử dụng:
                            - The Market for Tiger Products on Taiwan (Keith Highly)
                            - Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược Liệu)
                            - Chinese Herbal Patent Medicines in Pill Form (Margaret Naeser)
                            -Các bài về Hổ cốt của Y học Cổ truyền Việt Nam (w*w.yhoccotruyen.hmedsoft.com)
                            - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)
                            -* Hổ cốt : Cao & Rượu (Bác Sĩ Lê văn Lân từ w*w.khoahoc.net)
                            - Các bài báo trên The Star on line, Telegraph, Bloomberg.com
                            Sống trên đời

                            Comment

                            • #15

                              Đối diện với Cọp

                              Đối diện với Cọp:

                              Tí khuyên Tèo:
                              _Này chỗ bạn bè mình nói thật, cậu phải tập thể thao chứ còm nhom thế kia, cậu gặp chuột chắc cũng sợ.
                              _ Giỡn hoài mình đã từng đối diện với Cọp rồi đấy.
                              _Thật không? Rồi sao nữa?
                              _Rồi mình sang chuồng bên cạnh xem Gấu.
                              Sống trên đời

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom