• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Mẹo vặt nhà bếp

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mẹo vặt nhà bếp



    Xác cà phê :sau khi pha cà phê xong ,xác cà phê đừng đổ bỏ ,bạn để vào chén mủ nhỏ để dưới đích dường hoặt để dưới gầm tủ ,trong tủ áo hoặt trong góc nào đó có nhiều dán ,nó giúp bạn khử mùi hôi ,khử trùng ,đuổi gián ,bạn có thể để vào nhà cầu ,nó phát ra mùi thơm của cà phê dể chịu , không có mùi hôi khi bạn bước vào nhà cầu.
    Nghìn giọt lệ kết thành sâu chuổi ngọc
    để tình đầu đọng mãi những giọt sương
    Similar Threads
  • #2



    Bạn có muốn nấu một nồi cơm trắng và dẻo ,rất dể...vo rạo xong bạn thêm vào vài giọt nước chanh hoặt vài giọt dầu ăn ,nấu xong bạn sẻ thấy cơm trắng và dẻo rất ngon ,cơm nấu không dính nồi.


    Bạn là người thích tắm biển hoặt hồ bơi ,áo tắm của bạn chẳng bao lâu đều giản và phai màu :chỉ bạn một bí quyết nhỏ ,sao khi tắm xong (ở biển hoặt hồ bơi )áo tắm bạn nhớ ngâm bằng nước ấm ,đừng giặt bằng xà bông ,lúc ngâm nước ấm nhiểu vài giọt nước ngâm đồ thôi rồi nhẹ nhẹ vò một chút thôi ,đừng dắt nước mạnh , phơi ở chổ nắng đừng quá 3 tiếng đồng hồ.
    Nghìn giọt lệ kết thành sâu chuổi ngọc
    để tình đầu đọng mãi những giọt sương

    Comment

    • #3



      Khi đi chơi hay đi làm về ,cởi dép dày ra mùi hôi ở dép và chân khiến bạn khó chịu ,bạn thử rắt một ít phấn (phấn thơm sức em bé )ở bên trong dép ,nó khử mùi hôi và làm cho dép dày của bạn khô ráo ,trước khi mang dép dày bạn rắt thêm một ít ,nó sẻ làm cho chân bạn cả ngày khô ráo dẻ chịu không mùi hôi.
      Nghìn giọt lệ kết thành sâu chuổi ngọc
      để tình đầu đọng mãi những giọt sương

      Comment

      • #4

        Lở khi hai mùi hông hợp đánh lộn với nhau.. thì càng thảm hơn...
        Mộng không thật nên đời là Ảo ảnh...

        Ngôi_Sao_Nhỏ

        Comment

        • #5

          Mâm cỗ ngày Tết

          Mâm cỗ Việt Nam bao giờ cũng thịnh soạn, nhiều màu sắc, với các bát đĩa cao, thấp, đầy, vơi khác nhau. Màu xanh của bánh chưng chen lẫn màu xôi gấc đỏ tươi, miếng măng màu vàng, chiếc nấm hương như chiếc dù xinh xinh, đĩa giò lụa hồng hồng màu má trinh nữ...

          Cỗ là một bữa ăn có nhiều món ngon, đặc biệt mà ngày thường không có. Tết người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ, nếu không có cỗ thì không thể gọi là Tết. Gọi là mâm cỗ chứ không ai gọi là bàn cỗ vì tập quán ăn cỗ là ngồi quanh mâm bày đầy đủ các món ăn, dù cái mâm hình tròn ấy có chật hẹp. Nếu là cỗ sang thì có thể xếp các đĩa thức ăn chồng lên nhau, gọi là cỗ chồng hai, chồng ba.

          Cỗ khác tiệc của phương Tây là ngồi ăn quanh bàn, mang từng món ra một, hết món này mới sang món khác, hoặc xong món này mới mang tiếp món khác ra. Gọi nó là bàn tiệc để chứng tỏ nó khác mâm cỗ Việt Nam đến thế nào.

          Người Việt Nam có từ ghép là ăn cỗ, bởi có nghèo đến đâu, Tết cũng phải có mâm cỗ. Trước hết là để cúng ông bà, tổ tiên, sau nữa là để vui vầy sum họp, có cái "nâng lên đặt xuống" cho con cháu đỡ tủi. Dù ngày nay, ở thành phố lớn, Tết đến, người ta "Chơi" Tết còn quan trọng hơn ăn Tết.

          Ngày thường, người nông dân Việt Nam nghèo rớt mùng tơi, lấy đâu ra thịt cá mà ăn, chỉ rau dưa, tương cà là chính, nhưng ngày Tết chí ít là có miếng thịt lợn ăn đựng treo trong góc bếp, có thể ngả ra vài ba món như xào xáo hoặc chỉ là đĩa thịt luộc. Còn nhà trung lưu hoặc khá giả thì mâm cỗ thật thịnh soạn, có khi linh đình là khác.
          Đĩa xôi gấc màu đỏ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

          Thông thường một mâm cỗ có 8 bát và 8 đĩa chính, không kể đĩa dưa hành, rau xà lách, bánh chưng, xôi gấc. Nhưng tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà gia giảm, thêm món này, bớt món khác cũng không sao, cái chính là mâm cỗ phải đầy đặn, ngon mắt, ngon miệng và nhất là để người ăn được no nê.

          8 bát nước nấu thông thường là bát măng lưỡi lợn hầm châm giò, nhừ tơi, đặt lên lưỡi nó đã muốn tan ra, trên mặt bát còn trang trí mấy sợi miến tàu trong vắt, vài củ hành đã chín nhưng vẫn còn giữ nguyên màu xanh lục và lồng khồng vài sợi rau mùi. Gắp một miếng măng đã nhừ ấy còn ngon ngọt hơn miếng chân giò và khi chan thìa nước măng sẽ cảm thấy chất ngọt của xương thịt đã tan vào trong đó như thế nào.

          Một bát bóng bì, đó là thứ bì lợn phơi khô, rang lên cho nở phồng, được ngâm, được tẩy, cắt thành những hình quả trám, trong suốt mọng nước, nổi lập lờ trên là xu hào, cà rốt tỉa thành hình hoa lá có trắng, có vàng, có da cam, tất cả ngập chìm trong thứ nước dùng ngọt lịm.

          Bát thứ ba là mực nấu, xu hào thái chỉ ninh kỹ, mực khô thái ngang thớ và cũng thái chỉ, xào riêng xong đặt lên chân tẩy là xu hào trắng muốt, cũng thêm vài ba sợi rau mùi làm gia vị và cũng để trang trí cho hấp dẫn.

          Bát thứ tư là nấm thả, đó là những cây nấm hương đã vặt hết chân, bây giờ nó nằm trong thứ nước dùng ngọt thanh, mỗi cây nấm ôm lấy một viên giò sống mang vị ngọt đậm.

          Bát thứ năm là vây cá thủ trong suốt giòn sần sật, trông hơi giống sợi miến nhưng là sụn cá được tẩy kỹ, giả làm yến xào. Nhà bình dân ít có món này.

          Bát thứ sáu là một con chim hầm, để nguyên cả con, nhồi vào bụng nó những cốm non, hạt sen, ý dĩ, thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ, thịt lợn vai băm nhỏ, được hầm nhừ tơi, cầm cái cánh con chim mà gỡ có thể tuột hết cả bộ xương chim xuống.

          Cũng tương tự, một bát thứ bẩy là gà tần, công thức gần giống với chim hầm. Bát thứ tám là miến nấu lòng gà, miếng mề tỉa thành hoa, cong cong những tia nhỏ như cánh hoa khô bừng nở, nằm trên những sợi miến tầu không nát chút nào mà còn giữ nguyên vị giòn của bột đỗ xanh làm miến...

          Tám đĩa được xếp quanh mâm cỗ, đĩa nọ xen đĩa kia, trước hết là đĩa thịt gà úp xấp sau khi bày, phô ra màu vàng của da gà béo ngậy, dưới lớp lá chanh thái chỉ xanh óng và lấp lánh màu cây lá vườn quê.

          Đĩa thứ hai và thứ ba là giò lụa và chả quế. Giò lụa phơn phớt màu phấn hồng, còn chả quế có một mặt là màu da cam do bột quế và được nướng trên than hoa. Một đĩa thịt đông chất thạch trong suốt làm mát tê đầu lưỡi, trong khi đĩa cá kho mặn mòi, một khúc giữa thân con cá chép hay trắm, đặt vừa hết lòng đĩa, cái ruột rỗng, bây giờ nó là một hình con thoi màu cánh gián.

          Một đĩa gà rán hay lạp xường hấp thái mỏng tang, mỗi miếng là một hình ô van xinh xinh sẽ làm cho bánh chưng đỡ ngán. Một đĩa giò thủ, tức giò xào. Đó là miếng tai miếng thủ thái xô xào lên rồi ép chặt bằng hai thanh tre suốt một đêm, khi gỡ ra nó quyện vào nhau thành một khối và mang hình gần giống con số 8 hay chiếc đàn vĩ cầm, nếu giàu tưởng tượng thì phảng phất giống cái eo con gái thanh tân.

          Ấy là không kể một khuôn bánh chưng xanh, vuông thành sắc cạnh, đặt trong lòng đĩa to đã cắt thành 8 miếng như khuôn hình ô tướng sĩ trong bàn cờ tướng. Và còn đĩa xôi gấc màu đỏ tươi lùm lùm như nửa hình cầu, điểm xuyết một vài chấm đen huyền là hạt gấc lẫn vào. Một đĩa dưa hành nén, tuy đóng vai phụ nhưng nó quan trọng vì nó là chất gây thèm ăn, không làm ngán cái lưỡi và làm đồ ăn dễ tiêu hơn vì toàn những món ăn "nặng". Có gia đình còn làm nem rán có màu nâu cánh gián, đi kèm với xà lách, hoặc đĩa nộm rau câu, nộm sứa chua cay, nộm ngó sen thi vị.

          Một mâm cỗ hoàn chỉnh thường mất rất nhiều thì giờ chuẩn bị, nhưng bà nội tướng trong nhà không quản công, đã dậy từ mờ đất làm lông con gà, tẩy bóng, thái mực, nhồi chim. Riêng món măng hầm phải ninh từ vài hôm trước cho măng nhừ.

          Mâm cỗ thường ít khi được ăn hết mà còn lại khá nhiều, nhưng tính các bà gia chủ gia đình đầy đặn, không chịu được sự bôi bác, nên hầu như năm nào trước Tết cũng nhắc nhau làm ít thôi, thế mà điệp khúc cứ lặp đi lặp lại như cũ. Riêng nước chấm cũng phải vài ba thứ riêng biệt. Muối chanh hạt tiêu để chấm thịt gà, nước mắm ngon để chấm giò lụa. Tương ớt để ai thích vị cay thì chấm gà quay hay lạp xường...

          Tết thường trùng vào cữ đại hàn, rét đậm nên món thịt đông luôn xuất hiện, cũng như món cá kho Tết không phải là cá tạp kho tương như ngày thường mà cuối năm tát ao, con cá chép to nhất thường để dành để ăn Tết. Nó được kho với nước mắm ngon, lót nồi bằng thịt ba chỉ cho miếng cá không bị khô. Và ăn nó với bánh chưng thì không có cảm giác bứ một chút nào vì nó đậm miệng.

          Mâm cỗ Việt Nam bao giờ cũng ngon lành, thịnh soạn. Không những thế, nó còn đẹp nữa với nhiều màu sắc, với các bát đĩa cao thấp đầy vơi khác nhau. Màu xanh của bánh chưng như màu cốm non mát mắt chen lẫn màu xôi gấc đỏ tươi, màu nâu của mực nấu đặt trên nền chân tẩy là xu hào trắng. Miếng măng màu vàng, những sợi miến trong suốt, chiếc nấm hương như chiếc dù xinh xinh, đĩa giò lụa hồng hồng màu má trinh nữ khi e thẹn, tất cả đều mang màu sắc ra phô diễn với mùa xuân, thực sự là cũng tổ tiên ông bà, mời các cụ về vui xuân với con cháu, nên không thể sơ sài hay luộm thuộm được.

          Thực ra một chén nước một bông hoa cũng xong, nhưng đã gọi là cỗ thì không thể sơ sài quá mà "phải tội". Cũng chính vì thế mà có cái nạn no dồn đói góp. Ngày Tết không ăn hết, gặp trời nồm, đổ đi phí của, ngày thường thì không có mà ăn (nay nhà nhà có tủ lạnh, ít phải đổ đi như xưa). Nhưng mâm cỗ Việt Nam, mâm cỗ Tết so với sức ăn của người Việt, nếu làm cho thật đầy đủ thì cũng không thể nào ăn hết được.

          Có gia đình thành thị, cần ăn món gì thì mới làm mà đã làm ra thì ăn cho hết, không để lưu cữu đến bữa sau, thế mới là hợp lý. Tuy nhiên có người khác lại cho rằng Tế là cổ truyền, là dịp để chúng ta thể hiện phong tục truyền đời, làm mâm cỗ chính là một nét đẹp, dù vất vả tí chút cũng gắng để chúng ta phát huy truyền thống của cha ông.

          Nhà văn Băng Sơn
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            Những công dụng của chanh

            Ngoài những công dụng thông thường trong ăn uống, trái chanh còn rất hữu ích khi bạn dùng để tẩy rửa hay khử mùi vật dụng gia đình.

            Tẩy vết bẩn “cứng đầu” trên đá hoa cương

            Cắt đôi quả chanh, vắt chúng vào miếng bọt biển lau chùi bàn ghế và lau mạnh lên vết bẩn ở đá hoa cương, vết bẩn sẽ biến mất. Sau đó bạn cần lau sạch mặt lại bằng nước lạnh để tránh a-xít trong chanh ăn mòn mặt bàn.

            Khử mùi hôi trong phòng

            Chanh có công dụng khử mùi rất tốt, vì vậy thay vì khử mùi phòng khách hoặc phòng ngủ bằng bình xịt khử mùi, bạn chỉ cần cho vài lát vỏ chanh thái nhỏ vào chiếc đèn đốt tinh dầu, và thêm vào một ít nước ấm, vài phút sau mùi khó chịu trong căn phòng sẽ biến mất và căn phòng có hương chanh dịu mát. Đối với phòng tắm hoặc những không gian mở, bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh, đặt vào chiếc đĩa nhỏ ở góc phòng, ngửa mặt cắt lên trên, những mùi khó chịu cũng sẽ biến mất.

            Tẩy rửa vết gỉ sét

            Áo hoặc áo nịt ngực có gọng thường bị bẩn bởi những vết gỉ sét. Bạn hãy cho một ít muối ăn lên vết gỉ, vắt nước cốt chanh lên, để trong vòng 5 phút, sau đó giặt lại bằng nước ấm, vết bẩn sẽ biến mất. Có thể làm tương tự để khử vết gỉ trong bồn rửa chén.
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Thuốc từ cá chép

              Cá chép thịt dày và béo, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon..., không những là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.

              Trong Cương mục y học Trung Quốc có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có lợi cho tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”. Các bà nội trợ có thể dễ dàng chế biến các món ngon và bổ ích cho sức khỏe từ cá chép như sau: - Cá chép hầm gạo nếp: Tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tì vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cách làm: Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín, tẩm rượu rồi cho gừng và ít táo vào nấu thành cháo nhừ. - Canh cá chép với táo: Tác dụng dưỡng huyết, trợ thai. Cách làm: Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo và ít muối vào nấu chín. Ăn tuần một lần, liên tục 2 – 3 tuần. - Cá chép nấu canh đậu đỏ: Tác dụng an thai, bổ máu, lợi tiểu, tiêu thũng. Cách làm: Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ. Ăn cả cái và nước. - Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tì, dưỡng vị. Cách làm: Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ thì cho đậu xị, hành vào, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn. - Cá chép, a giao: Tác dụng chữa động thai. Cách làm: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ. Nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối vào. Ăn liền một tuần. - Cháo cá chép, rễ gai: Tác dụng an thai, chữa mỏi lưng, phù thũng. Cách làm: Cá chép tươi một con 500 g, rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày. - Cháo cá chép, hành, nghệ: Tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa. Cách làm: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ rồi luộc chín, lóc bỏ xương. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối.

              Theo Người Lao Động
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                Cách làm nồi lá xông

                - Tùy nguyên liệu có sẵn mà nồi lá xông của chúng ta có thể bao gồm những thành phần như: lá chanh, lá ổi, tía tô, bạc hà, bưởi, quýt, sả, gừng, kinh giới, một ít quế… Mỗi nồi lá xông chỉ cần vài loại trong số trên là được.

                Bạn dùng lá tươi, cho vào nồi, cho nước vào đến ngập hết phần nguyên liệu, đậy kín nắp nồi và nấu đến sôi. Khi sôi lên thì nhấc nồi xuống để xông liền. Nên để nồi xông ở vị trí chắc chắn (tránh ngã), rồi bỏ hết quần áo ra, ngồi xuống cạnh nồi lá xông và trùm kín người lại. Tư thế ngồi cúi khom người (để phần mũi họng thẳng xuống nồi xông), rồi mở hé nắp nồi cho hơi nóng bay ra từ từ, thỉnh thoảng dùng đôi đũa để đảo lá trong nồi cho hơi nóng bay lên nhiều hơn. Hít thở sâu. Cứ làm như thế đến khi mồ hôi cơ thể ra thật nhiều thì ngưng xông. Lau khô người bằng chiếc khăn sạch và mặc quần áo vào ngay. Lưu ý, khi vừa xông xong thì không nên ra ngoài gió. Đó là xông toàn thân. Ngoài ra, đối với những người viêm mũi, viêm họng, có thể xông cục bộ bằng cách cho nước nóng vào một cái tô sạch (hay ly) rồi nhỏ vào vài giọt tinh dầu bạc hà, áp mũi sát vào để hít hơi nóng có tinh dầu bốc lên, cũng sẽ cảm thấy thông mũi dễ chịu.

                Lương y Như Tá
                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                • #9

                  Món ăn cho người cao huyết áp

                  Người bị cao huyết áp nên loại bỏ thức ăn chế biến từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, mỡ động vật, các loại thịt gia súc, gia cầm đóng hộp, một số thủy hải sản.

                  Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương cao hơn mức bình thường. Có 3 trường hợp đều được coi là cao huyết áp, gồm: Chỉ số huyết áp của tâm thu và tâm trương đều cao hơn 140/90 mmHg; chỉ số huyết áp của tâm thu cao hơn 140 mmHg và chỉ số huyết áp của tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg; chỉ số huyết áp của tâm trương cao hơn 90 mmHg và chỉ số của huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 140 mmHg.



                  Tuy nhiên, việc kết luận là có bị cao huyết áp hay không thì cần dựa vào kỹ thuật đo và ý kiến của thầy thuốc.



                  Nếu bạn bị cao huyết áp và có trọng lượng cơ thể ở mức trung bình thì hằng ngày chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm với tỉ lệ như sau:



                  - Với chất đạm, chất béo: Mỗi ngày chỉ cần 60 g - 70 g chất đạm; 25 g - 30 g chất béo từ dầu thực vật (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ); 300 g - 320 g chất bột đường; dưới 6 g muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm...); 30 g - 40 g chất xơ từ rau, củ, quả... (tương đương 300 g - 500 g rau). Một thực đơn sẽ rất an toàn nếu được chế biến bởi thịt nạc (tốt nhất là cá), dầu thực vật (đậu nành, đậu phụng, mè, ôliu, hướng dương) và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt.



                  - Với cholesterol: Mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol trong các loại thực phẩm. Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, ngọt, béo, quá mặn (hơn 6 g muối mỗi ngày).



                  Lưu ý

                  Các loại thức ăn có nguyên liệu từ cam thảo, nhân sâm, huỳnh kỳ, nhục quế, đại hồi, đinh hương... cũng không có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Trong trường hợp bệnh cao huyết áp có thêm biến chứng suy tim, suy chức năng thận, tai biến mạch máu não thì còn cần phải tuân thủ chế độ kiêng muối chặt chẽ (1 - 4 g/ngày) và có sự theo dõi của thầy thuốc.

                  Các thực phẩm thuộc nhóm có chứa hơn 50 mg cholesterol/100 g thực phẩm, gồm: Cá trích, thịt bò, thịt heo hộp, chân giò heo, thịt thỏ, sườn heo, heo xay hộp, cá chép, giăm bông heo, thịt bê béo, thịt ngựa, thịt vịt, thịt cừu, thịt ngỗng, thịt gà tây, thịt bò hộp, mỡ heo, dạ dày bò, sữa bột toàn phần chưa tách béo, thịt gà hộp, tim heo, bầu dục heo, phô mai, gan gà, lưỡi bò; đặc biệt cholesterol rất cao ở trong lòng đỏ trứng gà, não bò, não heo.

                  Như vậy, tốt nhất là nên loại bỏ thức ăn chế biến từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, mỡ động vật, các loại thịt gia súc, gia cầm đóng hộp, một số thủy hải sản (tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực...); các loại giăm bông, thịt nguội, da của gia súc, gia cầm, các sản phẩm làm từ sữa béo, từ sô-cô-la, khoai tây chiên... - Với thực phẩm ngọt: Cần hạn chế các thức ăn quá ngọt, như: kẹo, bánh, mật, kem, chè, sô-cô-la, trái cây ngọt (sầu riêng, mít, xoài chín, nhãn, vải...). Mỗi ngày, lượng glucose sử dụng tối đa chỉ 10 g - 20 g. - Với thực phẩm chứa nhiều natri: Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng natri từ 100 mg – 1.000 mg (tương ứng với 250 mg – 2.500 mg muối ăn)/100 g thực phẩm. Đó là: trứng, cá hộp, ốc, sò, bánh mì, xúc xích... Các thực phẩm có hàm lượng natri rất cao (tương đương với 2.500 mg – 240.000 mg muối ăn) gồm: thịt hộp, các loại dưa muối (cà, cải, giá đậu, dưa chuột...), mắm cá, mắm ruốc, giăm bông, thịt hoặc cá xông khói, thịt hoặc cá chà bông, các loại nước chấm (tương, chao, xì dầu, nước mắm...). - Với các thức uống từ chè: Dù các thức uống này rất có ích cho sức khỏe nhưng khi uống nhiều và uống vào buổi chiều tối cũng không tốt cho người cao huyết áp. Một số thức uống có tính kích thích như cà phê, rượu, bia đều có thể làm tăng huyết áp nên lưu ý không uống vào buổi chiều tối. Vitamin C liều cao (hơn 1.000 mg/ngày) có trong các viên vitamin C sủi bọt cũng có thể tạo điều kiện tăng huyết áp.

                  Theo Người Lao Động
                  Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                  Comment

                  • #10

                    Chữa ho, dưỡng da lúc giao mùa


                    Trời dần chuyển sang mùa đông, lúc này các bệnh như ho, khô da do thời tiết rất hay gặp. Dưới đây là những món ăn, những bài thuốc dân gian, cổ truyền theo lương y Như Tá, lương y Trần Khiết giúp chữa những tình trạng nói trên.

                    Dưỡng da

                    * Hạt sen nấu long nhãn

                    Nguyên liệu: Một ít hạt sen (độ 20-30g), một ít nhãn nhục (8-10g), 30g vị thuốc khiếm thực, 50g vị thuốc dĩ nhân, một muỗng canh mật ong.

                    Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên (trừ mật ong) vào nồi cùng 3 chén nước (độ 750 ml), nấu với lửa nhỏ trong một giờ, sau đó cho tiếp mật ong vào là có thể dùng được. Công hiệu của món ăn bài thuốc này là: giúp nhuận da, giúp cải thiện tình trạng da khô ráp khi tiết trời se lạnh.

                    Tắc (trái) là vị thuốc chữa ho do thời tiết, long nhãn - Ảnh: H.Mai

                    * Cúc hoa nấu mật ong

                    Nguyên liệu: 30g cúc hoa còn tươi, 2 muỗng canh mật ong.

                    Cách làm: Cho cúc hoa tươi vào nồi cùng 3 chén nước, nấu sôi, sau khi gần đặc lại thì thêm vào mật ong để làm thành dạng cao. Mỗi lần dùng lấy 15g đem pha với nước sôi (khuấy đều trước khi dùng), có công dụng giúp làn da sáng, chống da khô, lão hóa.

                    * Hạnh nhân cam thảo

                    Nguyên liệu: Hạnh nhân, ma hoàng (mỗi thứ 10g), 30g ý dĩ nhân, và 3g chích cam thảo.

                    Cách làm: Các vị thuốc trên đem sắc (nấu) với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn, giúp làn da trắng, không bị thô ráp trong mùa lạnh.

                    Chữa ho

                    * Xà lách xoong nấu gừng tươi

                    Nguyên liệu: 10g cải xà lách xoong, 50g lá tía tô, mấy lát gừng tươi.

                    Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cùng 750 ml nước, nấu (sắc) còn lại 250 ml, chia làm 3 lần dùng hết trong ngày; có công dụng chữa ho, nhất là ho do thời tiết chuyển mùa.

                    * Vỏ quýt nấu với cải xoong

                    Nguyên liệu: 30-40g trần bì (vỏ quýt), 100g cải xà lách xoong.

                    Cách làm: Cho cả hai loại vào nồi cùng 750 ml nước, nấu với lửa nhỏ, nấu còn lại 250 ml, chia làm 3 lần dùng hết trong một ngày.

                    * Tắc chưng đường phèn

                    Nguyên liệu: 5-6 trái tắc vừa chín tới, một ít đường phèn.

                    Cách làm: Cắt tắc làm đôi cho vào chén cùng đường phèn, rồi đem chưng cách thủy đến khi thấy chén tắc ra nhiều nước là được (cũng có thể đem chưng vào nồi cơm, khi cơm vừa cạn). Có thể cho vào thêm một ít bông khế còn tươi, dùng trị ho khi chuyển mùa sẽ rất hay. Cách làm tương tự, nhưng thay tắc bằng chanh (chanh cắt lát khoanh tròn thật mỏng) cũng được.

                    Hạ Mai
                    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                    Comment

                    • #11

                      Chuyện về đậu hũ của người Trung Quốc

                      Đậu hủ không đắt tiền, nhưng lại có chứa nhiều dinh dưỡng. Đậu hũ không có chứa cholesterol và giàu protein. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều axit amin và chất chống ung thư. Loại thực phẩm này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của mọi người.

                      Đậuhũ không có chứa cholesterol và giàu protein.
                      Dù những ghi chép lịch sử không thể ghi nhận chính xác nguồn gốc xuất hiện của đậu hũ, nhưng hầu hết các cư dân Trung Quốc đều tin vào câu chuyện về vị tướng Lưu An. Cách nay 2.000 năm, vào đời nhà Hán, Lưu An đã nỗ lực tìm kiếm những phương thuốc để trẻ mãi không già. Ông ấy tin rằng, mình đã tìm được bí quyết của sự trường thọ và bắt đầu luyện đơn. Khi nỗ lực chế biến thuốc của ông ấy thất bại, ông đã tức giận ném một nửa số thuốc đang luyện dang dở xuống sông. Lượng thạch cao tự nhiên trong nước sông đã kết hợp với những chất kỳ bí có trong thuốc được làm từ bột đậu nành của ông tạo thành những chất kết đông và như vậy, những miếng đậu hũ đầu tiên đã hình thành.


                      Đậu hũ không phải là thực phẩm thuộc dạng rau cải hay thịt. Đó là sản phẩm đặc biệt. Truyền thuyết về đậu hũ được bắt đầu từ những hạt đậu nành đầy ấn tượng. Loài cây này có thể sinh trưởng dễ dàng ở nhiều điều kiện đất đai khác nhau.

                      Đối với người TrungQuốc, việc chế biến đậu nành không hề đơn giản. Đậu hũ được làm bằng cách xay đậu nành thành bột lỏng, sau đó nấu chín để chúng kết đông lại. Như món mì Ý của người Italia, món phô mai Feta của người Hy Lạp, ở đâu có người Trung Quốc thì ở đó có đậu hũ trên bàn ăn.

                      Triết lý về văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc là sự kết hợp của nhiều nguyên vật liệu để tạo thành món ăn ngon. Cho dù đó là các nguyên liệu giản đơn như thế nào đi nữa thì cuối cùng, con người cũng được thưởng thức những món ăn được chế biến công phu và rất hấp dẫn. Đối với người Trung Quốc, những sắc màu của cuộc sống được tái hiện trong nghệ thuật ẩm thực của họ. Đậu nành có những tính chất tuyệt vời và có thể hấp thụ được mọi hương vị hoặc màu sắc từ những nguyên liệu nấu chung. Chính vì vậy, chúng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn rất độc đáo.

                      Nhiều món ăn ngon được chế biến từ đậu hủ.

                      Trong số các sản phẩm được làm từ đậu nành, sữa đậu nành là một sản phẩm tuyệt vời có chứa nhiều khoáng chất và có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá đối với con người, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nghèo khó. Khi được đun nóng, sữa đậu nành sẽ giải phóng các enzyme, giúp phá vỡ các chất có thể gây độc trong đậu, nhưng lượng protein vẫn không thay đổi. Nếu nấu sữa đậu nành ở nhiệt độ không thích hợp có thể gây nên tình trạng khó tiêu hoặc ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Điều đó có nghĩa là sữa đậu nành cần được nấu thật kỹ trước khi sử dụng.

                      Trong khi nấu sữa đậu nành, phần sữa trên bề mặt đóng lại thành một váng mỏng tựa như miếng bánh tráng. Người ta gọi đây là đậu hũ ky – một trong những sản phẩm được chế biến từ đậu nành có giá đắt nhất.

                      Sữa đậu nành cần được nấu chín ở nhiệt độ khoảng 70oC, sau đó họ giảm dần nhiệt độ để lớp ván hình thành đậu hủ ky. Cả quá trình phức tạp này chỉ có thể tạo ra một vài miếng đậu hủ ky chất lượng cao đầu tiên. Các sản phẩm sau đó có chất lượng thấp và sự suy giảm màu sắc khiến chúng có màu nhạt hơn.

                      Với miếng đậu hũ, người ta có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau để có nhiều món ăn. Một số loại đậu hũ được bảo quản để giữ tươi nguyên, nhưng đôi khi, người ta cũng để chúng chuyển sang một dạng khác. Đậu hũ lên men là sản phẩm rất độc đáo. Người ta sẽ để những miếng đậu hũ lên men một thời gian giống như cách làm phô mai. Người thợ rải men lên bề mặt của những miếng đậu hũ rồi đặt chúng trong môi trường có nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C trong 3 ngày. Những lớp nấm mỏng như tơ màu trắng dần phát triển trên bề mặt của những miếng đậu hũ. Số đậu hũ lên men này sau đó được đặt trong cái vại lớn khoảng 3 tháng để tiếp tục lên men. Quá trình lên men này sẽ giúp 18 loại axit amin phát triển trong đậu hũ.

                      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                      Comment

                      • #12

                        Những món ăn mang tên "mùa hè" của Hàn Quốc

                        Nền ẩm thực vô cùng phong phú của xứ sở Kim Chi sẽ không hề khiến bạn phải thất vọng khi lựa chọn một món ăn thích hợp giúp xua đi cái oi bức của ngày hè. Chúng mình cùng tìm hiểu xem các bạn teen Hàn Quốc “sống sót” qua mùa hè như thế nào nhé!


                        Món ăn đầu tiên làm “điên đảo” các tín đồ ẩm thực chính là món Makhui 막회 mát lạnh - “anh em họ” của món súp sashimi nổi tiếng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, món ăn này lại được chế biến đơn giản đến bất ngờ: một chút đá nghiền và nước dùng cay vừa đủ, tất cả cho vào một chiếc bát i-nox rồi để vào trong tủ lạnh. Sau đó, bạn sẽ được thưởng thức một món ăn mát lạnh đến tuyệt vời. Sẽ còn tuyệt hơn nếu bạn thưởng thức cùng với một chút tương ớt gochujang và vài lát cá thái mỏng.
                        Bạn có thể nhìn thấy hơi đá bốc lên từ chiếc bát này đúng không?
                        Món ăn thứ hai được kể đến trong danh sách này chính là món Patbingsu (팥빙수). Nhìn món ăn này chúng ta có thể liên tưởng ngay tới món hoa quả dầm được rất nhiều bạn trẻ ưa thích ở Việt Nam, chỉ khác là chúng hoàn toàn được để đông lạnh thôi. Đối với người Hàn Quốc, Patbingsu giống như một món bibimbap đông lạnh vậy! Trong một bát Patbingsu có rất nhiều đậu đỏ, kẹo, kẹo dẻo, các loại hoa quả mát lạnh và trên đó được phủ bởi một lớp đá, sữa và kem. Nhiều khách hàng lại thích thưởng thức một bát patbingsu có thật nhiều trái cây cơ! Bạn chỉ cần trộn đều chúng lên giống như bibimbap và thưởng thức chúng, đảm bảo rằng patbingsu sẽ đưa bạn đến một thế giới vô cùng mát lạnh.
                        Những buổi trưa hè nắng gay gắt hay những chiều mưa tầm tã thường làm cho bạn lười biếng khi nghĩ tới những món ăn rườm rà, nóng bức. Tất cả những điều đó dường như sẽ được giải quyết bởi Bindaetteok (빈대떡) - bánh đậu xanh và Dong Dong Ju (동동주) – một loại rượu gạo không lọc. Thưởng thức món Bindaetteok giòn tan cùng với Dong Dong Ju sẽ làm bạn thoải mái ngay tức khắc trong những ngày hè oi ả hay những ngày mưa tầm tã.
                        Trông chúng thật là hấp dẫn!
                        Nói đến Samgyetang (삼계탕) – một loại canh gà hầm với sâm - có thể nhiều người Hàn Quốc cảm thấy rằng đây là một món ăn nhạt nhẽo nhất mà họ phải ăn, thế nhưng vào mùa hè, món ăn này lại là một trong những món ăn đứng hàng đầu về khả năng giải nhiệt. Được làm từ nhân sâm, gà, và một số loại phụ gia được nhồi vào trong con gà rồi đem hầm, Samgyetang không chỉ là một món ăn có tác dụng thanh nhiệt tức thời mà còn rất tốt cho sức khỏe.
                        Món ăn này không hề nhạt nhẽo đâu các bạn nhé!
                        Hoedeopbap 회덮밥, món cá sống xắt hạt lựu trộn với rau sống, cơm và tương ớt gochujang, là một món ăn vô cùng hấp dẫn vào mùa hè ở Hàn Quốc vì bạn chỉ cần trộn các nguyên liệu vào với nhau là có thể tận hưởng một bữa trưa thịnh soạn mà không hề sợ nóng. Trứng cá sống cũng là một trong những nguyên liệu mà nhiều người thường cho thêm vào để món ăn này trở nên hấp dẫn hơn.
                        Cho dù ở Hàn Quốc, Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào thì kem cũng luôn là một trong những sự lựa chọn số một vào mùa hè. Tại Hàn Quốc, mùa hè tới mang theo vô vàn những loại kem khác nhau vô cùng đặc biệt. Nếu như kem dâu, kem sô-cô-la đã trở thành những sự lựa chọn quá quen thuộc thì bạn có thể chọn cho mình một chiếc kem cà chua, kem ngô, kem khoai ngọt, kem dưa hấu... Đặc biệt hơn nữa, bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng hay siêu thị nào ở Hàn Quốc những loại kem này với hình dáng vô cùng kì lạ như hình con cá, hình quả dứa…
                        Những loại kem “made in Korea” chính hiệu đây nhé!
                        Oi Naeng Kuk – súp dưa chuột lạnh - là một món ăn vô cùng phổ biến có thể “cứu sống” bạn khỏi cái nóng của những ngày hè oi ả xứ Hàn. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như dưa chuột, tỏi, ớt, dấm, đường, muối cùng vài viên đá, bạn đã có thể làm nên một món ăn khiến bạn vô cùng sảng khoái đấy!

                        Món súp dưa chuột lạnh ở trên là một phần của món thịt nướng Hàn Quốc nổi tiếng này. Mặc dù đây là một món ăn có vẻ không phù hợp vào mùa hè cho lắm nhưng chẳng ai lại từ chối một buổi tiệc thịt nướng vào ban đêm cùng gia đình hay bạn bè cả. Thưởng thức Galbi (sườn) và Samgyeopsal (thịt ba chỉ) nướng nữa thì thật là tuyệt vời.
                        Gà rán dường như là món ăn được yêu thích ở khắp nơi trên thế giới. Ở Hàn Quốc cũng vậy, vào mùa hè, những tiệm gà rán luôn đông nghịt khách. Đây có thể nói là một trong những món ăn thích hợp vào mọi mùa trong năm. Và về độ “ngon” của chúng thì chắc hẳn chẳng ai trong chúng ta là không biết cả.

                        Món ăn cuối cùng, cũng là món ăn được yêu thích nhất vào mùa hè ở Hàn Quốc, chính là Naengmyeon - món miến lạnh được làm từ miến, rau và nhiều loại phụ gia khác. Và tất nhiên, ăn miến thì khó mà có thể béo được thế nên các bạn cứ yên tâm vì không phải ám ảnh tăng cân nhé!
                        Chắc hẳn rằng danh sách này chưa phải là tất cả những món ăn ngon vào mùa hè ở Hàn Quốc. Xứ sở kim chi với nền ẩm thực phong phú còn vô vàn những món ăn hấp dẫn đang chờ đợi các bạn. Nếu có cơ hội tận hưởng một kỳ nghỉ tại Hàn quốc vào mùa hè này thì các bạn hãy thử thưởng thức những món ăn mà chúng mình giới thiệu xem sao nhé!
                        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                        Comment

                        • #13

                          Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà

                          Từ lâu thịt gà là món ăn thường nhật và khoái khẩu của người dân. Thế nhưng, để dùng theo góc độ khoa học và quan điểm của Đông y thì không phải ai cũng biết.

                          Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.



                          Sau đây xin giới thiệu một số thực phẩm gia vị không nên phối hợp với thịt gà để bạn đọc tham khảo.



                          Kiêng tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.



                          Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

                          Cần phối hợp các thực phẩm, gia vị đúng với thịt gà để không làm mất

                          giá trị dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
                          Kiêng muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.



                          Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.



                          Kiêng ăn thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng khí" sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.



                          Kiêng ăn với cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.



                          Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.



                          Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.



                          Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.



                          Không ăn với mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.





                          Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...
                          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                          Comment

                          • #14

                            Bánh bột lọc VN sánh cùng 30 món bánh ngon thế giới

                            Bánh bột lọc làm từ bột năng, có nhân tôm thịt, dùng với nước chấm chua ngọt, được trang CNNGo giới thiệu là một trong 30 món bánh hấp ngon trên thế giới, bên cạnh bánh bao Thượng Hải, bánh ravioli (Italia)...



                            Đây là món bánh đặc sản của miền Trung, phổ biến ở Huế và Đà Nẵng. Bánh bột lọc có hai loại: bánh gói lá chuối (hấp) và bánh trần (luộc). Ở các hàng quán Việt Nam người ta thường bán bánh này chung với một số loại khác như bánh bèo, bánh nậm, bánh canh... giá khoảng 10.000 đến 15.000 đồng một dĩa.
                            Bánh bột lọc được CNNGo giới thiệu là một trong 30 món bánh hấp ngon trên thế giới. Ảnh: CNNGo.
                            Cách làm bánh bột lọc trần (không gói bằng lá chuối) khá đơn giản: chuẩn bị khoảng 200 gr tôm tươi và 200 gr thịt ba chỉ đem rửa sạch, cắt miếng, ướp với nước mắm, muối tiêu, hành, đường, ớt. Sau đó cho tất cả vào chảo, phi hành tỏi thơm rồi rim chín.
                            Nhào bột: Chuẩn bị 400 gr bột năng chia làm 2 phần: 100 gr cho vào chén, 300 gr cho vào tô lớn. Đầu tiên lấy 250 ml nước đun sôi đổ từ từ vào chén bột cho đến khi bột chín chuyển sang màu trong. Chén bột chín để nguội rồi đổ vào tô bột lớn, cứ thế nhào đều. Lúc này hỗn hợp bột đã mềm mà không dính tay, ngắt tảng bột thành từng viên nhỏ đều bằng ngón tay, vo tròn và đựng vào bọc nilon để không bị khô.
                            Phi hành lá: Cho dầu ăn hoặc nước mỡ lợn vào chảo đun nóng rồi cho lành lá vào đảo sơ rồi nhắc xuống.
                            Dồn nhân bánh: Lấy từng viên bột đã vo tròn đặt xuống dĩa dẹt, dùng ngón tay cái cán đều để miếng bột dẹt ra. Sau đó cho vào giữa tấm bột một miếng tôm, một miếng thịt rim. Cuối cùng dùng tay gấp hai mí bánh lại và ấn vào nhau cho khít.
                            Luộc bánh: Cho nước vào nồi đun sôi rồi thả bánh vào luộc khoảng 10 phút, đến khi bánh có màu trong là được. Sau đó vớt bánh ra ngâm vào một thau nước lạnh rồi đổ ra rổ, cho mỡ hành vào phết đều để bánh khỏi dính vào nhau.
                            Pha nước chấm chua ngọt: Giã nhỏ một ít tỏi, ớt. Lấy một chiếc chén nhỏ cho vào 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng nước mắm, 10 muỗng nước (theo tỷ lệ 1:1:5). Sau đó cho tỏi ót đã giã nhỏ vào chén, vắt thêm một muỗng nước chanh.
                            Trong danh sách 30 món bánh ngon thế giới do chuyên trang du lịch CNNGo của hãng thông tấn CNN bình chọn còn có: bánh bao Thượng Hải, bánh ravioli của Italia, Manti của Thổ Nhĩ Kỳ, Pelmeni (Nga)... ...
                            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                            Comment

                            • #15

                              12 món ăn Việt được công nhận giá trị ẩm thực châu Á

                              Danh sách 12 món được công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á gồm:
                              1. Phở Hà Nội:
                              Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị rất ngon và bổ dưỡng, được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau, kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai.
                              Phở Hà Nội. Ảnh: VK. Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
                              Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.
                              2. Bún chả Hà Nội:
                              Bún chả được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam.
                              Bún chả Hà Nội. Ảnh: VK. Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường, giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.
                              Khi ăn sắp bún tươi bên dưới, bên trên là đu đủ, cà rốt, chả miếng, chả băm vào tô, kèm theo các loại rau thơm của miền Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế. Sau đó chan nước chấm lên, có thể thêm ớt, tiêu tùy thích.
                              3. Bún thang Hà Nội:
                              Bún thang Hà Nội. Ảnh: VK. Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật mỏng thái nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm hương…
                              Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò lụa… vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho món bún thang.


                              4. Bánh đa cua Hải Phòng:
                              Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.
                              Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: VK. Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp, miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó quên cùa vùng đất cảng.
                              5. Cơm cháy Ninh Bình:
                              Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô, tránh ẩm mốc.
                              Cơm cháy, đặc sản Ninh Bình. Ảnh: bepgiadinh. Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua… tạo nên sự kết hợp độc đáo cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.
                              6. Miến lươn Nghệ An:
                              Miến - một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong nguyên chất - sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào tô.
                              Miến lươn Nghệ An. Ảnh: VK. Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn, xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên.
                              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom