• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu về sao diêm vương (pluto)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts
  • #2

    Sự thật "Hành tinh thứ 10" chưa được khám phá trong hệ Mặt Trời?

    Rìa bên ngoài của hệ Mặt Trời che giấu một vật thể to lớn với kích thước bằng sao Hỏa, và đây rất có thể là hành tinh thứ 10 quay quanh Mặt Trời.


    Thế giới chưa xác định này, tạm gọi là "Hành tinh thứ 10", đã được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng các vật thể băng giá trong một khu vực ngoài Hải vương tinh có quỹ đạo kỳ quặc.
    Lý do cho quỹ đạo kỳ lạ này chưa được lý giải, và các nhà nghiên cứu nghĩ rằng một khối lượng lớn hành tinh, có thể gây ra những thay đổi kỳ lạ này.
    Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Arizona (Mỹ), nhóm vật thể vũ trụ bí ẩn này đã chỉ ra sự hiện diện của nó bằng cách kiểm soát các mặt phẳng quỹ đạo của một quần thể các loại đá vũ trụ gọi là các vật thể vành đai Kuiper (KBO) ở vùng ngoại vi băng giá của hệ Mặt Trời.


    KBO là những mảnh vỡ còn sót lại từ sự hình thành của hệ Mặt Trời.
    Trái Đất và các hành tinh tương tự quay xung quanh Mặt Trời trên cùng một mặt phẳng, nhưng các KBO nhỏ hơn đủ xa so với ảnh hưởng trọng lực của các hành tinh lớn hơn mà chúng có thể quay quanh Mặt Trời ở các góc đối với mặt phẳng này trong "quỹ đạo nghiêng".
    KBO là những mảnh vỡ còn sót lại từ sự hình thành của hệ Mặt Trời, và hầu hết chúng đều quay quanh quỹ đạo quỹ đạo, còn được gọi là sự nghiêng, ở những gì mà các nhà khoa học gọi là "mặt phẳng không đổi".
    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng các KBO ở các cạnh ngoài của quỹ đạo vành đai Kuiper ở độ nghiêng tám độ so với mặt phẳng không đổi.
    Điều này, theo họ, có nghĩa là lực hấp dẫn của một khối lượng lớn - có thể là một hành tinh mới - đang kéo chúng lên.
    Vành đai Kuiper là một vùng băng giá giống như vầng hào quang mở ra từ sao Hải Vương tới khoảng cách xa hơn Mặt Trời khoảng 55 lần so với Trái Đất.
    Nó được cho là tàn dư của các va chạm và hỗn loạn đã dẫn đến sự hình thành của các hành tinh.
    Có khoảng 33.000 vật thể trên phạm vi 60 mét trong vành đai này và ba hành tinh lùn.
    Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra góc nghiêng của các mặt phẳng quỹ đạo của hơn 600 vật thể trong vành đai Kuiper.


    Hình ảnh mô phỏng vành đai Kuiper.

    Họ phát hiện ra rằng các KBO vượt quá 50 AU từ Sao Hải Vương có xu hướng nghiêng của chúng, những phép tính cần phải được cho là do một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa. AU là một đơn vị độ dài quy ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian. Độ dài của đơn vị này là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km.
    Tiến sỹ Volk nói với New Scientist vật thể này, có thể là hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời của chúng ta, có thể đã đến vùng vành đai ngoài sau khi va chạm với một hành tinh khác.
    Tiến sỹ Volk cho biết: "Nếu nó có kích thước của sao Hỏa, đó là một vật thể to lớn".
    Vật thể mới này khác biệt, và gần Trái Đất hơn nhiều, so với vật thể được gọi là Hành tinh thứ 9 được phát hiện vào năm ngoái, một hành tinh mà sự tồn tại của nó vẫn chưa được xác nhận.
    Một nghiên cứu được công bố vào tuần này đã cho thấy sự tồn tại của Hành tinh thứ 9 sau khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện vật thể lớn này trong vành đai Kuiper hồi năm ngoái.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Tìm thấy dấu hiệu sự sống trong hệ Mặt trời?

      Chris McKay đã không còn thích thú với sao Hỏa. Hành tinh bao phủ bởi màu đỏ, bụi bặm và đang bị ăn mòn đã mất đi sự lôi cuốn trước đây.
      "Tôi từng bị ám ảnh bởi sự sống trên sao Hỏa trong nhiều năm," nhà khoa học nghiên cứu hành tinh của Nasa, người đã dành nhiều năm tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, thú nhận.
      "Nó cuốn hút tôi ở mức cao nhất," ông nói. Nhưng giờ đây, "tôi đang từ bỏ tình yêu đầu của mình và đi theo một tình yêu khác, điều đã cho tôi thứ mình muốn thấy."


      Mối quan tâm mới của McKay là Enceladus - mặt trăng được bao phủ bởi lớp băng bên ngoài của sao Thổ. Là một trong các đối tượng nghiên cứu của tàu thăm dò Cassini thuộc dự án chung của Nasa và Cơ quan không gian vũ trụ châu Âu (Esa), mặt trăng này đang sinh ra những đám hơi nước từ cực Nam của nó - có vẻ như từ một đại dương nằm sâu dưới bề mặt hàng km.
      Cassini đã phát hiện ra lượng nước này chứa tất cả các thành phần cho sự sống như carbon, nitrogen và nguồn năng lượng có sẵn dưới dạng hydrogen.
      "Tôi nghĩ đây chính là thứ mình cần tìm," McKay nói. "Từ góc độ sinh học vũ trụ, đây là câu chuyện vô cùng thú vị."

      Mặt trăng Europa của sao Mộc cũng được cho là nơi nhiều khả năng có sự sống trong hệ Mặt trời
      Nhưng Cassini chỉ còn vài tuần trước khi mặt trăng này chết đi trong bầu khí quyển của sao Thổ.
      "Chúng tôi phải bay xuyên qua đám hơi nước và tìm kiếm sự sống," ông nói. "Chúng tôi vừa lên dự án để làm điều đó, chúng tôi sẽ bay chậm và thấp qua các đám hơi nước, thu thập một số lượng lớn các mẫu thử nghiệm và tìm kiếm bằng chứng của sự sống."
      Dự án đó hiện đang phải cạnh tranh với năm sứ mệnh khác đối với sao chổi, các hành tinh và tiểu hành tinh để nhận tài trợ từ Nasa.
      "Hiện tại chúng tôi có cơ hội để cạnh tranh," McKay nói. "Tôi nghĩ chúng tôi có một câu chuyện rất thuyết phục: Chúng tôi sẽ đi tìm sự sống. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng vì nó thực sự là một mục tiêu hấp dẫn."
      Lực lượng nào bảo vệ nhà máy điện hạt nhân của Anh?
      Khi bị sét đánh cảm giác thế nào?
      Nguồn nước ngọt thế giới đang cạn dần?
      Enceladus, tuy nhiên, chỉ là một trong số rất nhiều hành tinh được băng bao phủ trong hệ mặt trời có nước lỏng. Sự sống ở đó có thể là cực nhỏ. Các ứng viên khác gồm ba mặt trăng của sao Mộc: Europa, Callisto và Ganymede. Ngay cả mặt trăng xa xôi của sao Hải Vương, Triton, cũng có thể có sự sống.
      Europa có lẽ là mục tiêu khám phá được biết đến nhiều nhất.
      Từ những năm 1960, các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết rằng đó có thể là nơi trú ngụ của sự sống. Tác giả của cuốn sách 2001, Arthur C Clarke, thậm chí còn tưởng tượng một hành tinh rộng lớn phía dưới lớp băng.
      Quan sát từ vệ tinh Galileo của Nasa vào cuối những năm 1990 đã chứng minh rằng Europa có một đại dương nằm 15-20km dưới lớp bề mặt bị nứt bao phủ bởi một lớp băng. Ngoài ra có thể còn có những vùng hồ nước bị kẹt dưới lớp băng cách bề mặt vài km.
      Trong khi chúng ta có thể phải đợi hàng thập kỷ với Enceladus, Europa sẽ sớm được nghiên cứu chi tiết.
      Esa đang cho xây dựng một tàu vũ trụ tên là Juice. Được dự kiến sẽ phóng đi vào năm 2022, con tàu sẽ chuyển động quanh quỹ đạo của sao Mộc và nghiên cứu chi tiết Europa, Ganymede và Callisto.

      Nước lỏng rất có thể sẽ được robot thu thập bằng cách khoan sâu xuống các lớp băng trên bề mặt
      Nasa cũng đang lên kế hoạch cho sứ mệnh vào giữa những năm 2020 của mình, với tên gọi Europa Clipper. Vệ tinh thăm dò không gian tự động này được thiết kế để bay qua Europa chừng 40 lần và nghiên cứu chi tiết bề mặt của nó.
      Trong khi đó, tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) ở Pasadena, California, các kỹ sư cũng đang tiến hành các bước tiếp theo: Thiết kế các robot hạ cánh và hệ thống thu thập mẫu thí nghiệm từ các mặt trăng bị bao phủ trong băng này.
      "Mặt trăng băng là đối tượng nghiên cứu mang lại rất nhiều thách thức," kỹ sư robot Hari Nayar nói. "Chúng lạnh giá, xa xôi và gồ ghề. Chỉ nguyên việc vượt qua tầng băng dày vài km để tới được nơi có chất lỏng cũng đã là một thách thức vô cùng khó khăn."
      Nayar đang lên kế hoạch cho một loạt các sứ mệnh của các robot có thể khoan băng và thu thập mẫu. "Chúng tôi hiện chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề," ông nói, "nhưng có rất nhiều người giỏi ở JPL."
      Nhóm của ông đã phát triển nhiều ý tưởng, gồm cả robot điều khiển từ xa và hệ thống neo đậu để giữ các thiết bị cố định trong băng. Các công nghệ lấy mẫu thử nghiệm từ dưới lòng đất bao gồm một robot được làm nóng bằng hạt nhân có khả năng làm tan băng. Một thiết kế khác sử dụng mũi khoan để cắt băng rồi lấy mẫu phân tích thông qua một cái ống.

      Hiện tại, các thiết bị này mới đang ở bước "triển khai ý tưởng", và có lẽ chính xác nhất là gọi chúng đang trong tình trạng tạm thời. "Chúng tôi đã làm một số mẫu ở phòng thí nghiệm nhưng để hoàn thành sứ mệnh thì phải ít nhất 15-20 năm nữa," Nayar nói. "Hiện tại, tôi không nghĩ chúng tôi có giải pháp chắc chắn, nhưng điều cho chúng tôi thời gian để phát triển sứ mệnh của mình."
      Việc tìm ra bất cứ sự sống nào, dù nhỏ đến đâu, trên những nơi từng được coi là các mặt trăng chết, sẽ là một trong những khám phá quan trọng nhất. Nó sẽ dẫn đến kết luận rằng sự sống có vẻ như là giống nhau ở khắp vũ trụ.
      Tuy nhiên, có một vấn đề lớn khi tìm kiếm sự sống ở vũ trụ: Những người tìm kiếm thực sự rất muốn tìm thấy nó.
      "Việc bạn muốn tìm ra câu trả lời trong cuộc tìm kiếm sự sống này là hoàn toàn tự nhiên," McKay nói. "Tôi từng đọc một số nghiên cứu được công bố với những kết luận rất táo bạo về cuộc sống trên sao Hỏa. Thế nhưng chúng là những diễn giải dựa trên dữ liệu rất hạn hẹp."
      Để có được câu trả lời đòi hỏi việc thu thập nhiều mẫu thí nghiệm và một môi trường vô trùng trên tàu vũ trụ để đảm bảo các mẫu lấy được là từ các mặt trăng băng chứ không phải từ Trái Đất.
      "Các kết luận gây choáng ngợp đòi hỏi những bằng chứng gây choáng ngợp," McKay nói. "Với tôi, không có kết luận nào tuyệt vời hơn rằng chúng ta đã tìm thấy sự sống ở một hành tinh khác."
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Sao Diêm Vương có một đại dương ẩn ?


        Sao Diêm VươngẢNH: NASA
        Phát hiện mới nhất về sao Diêm Vương vừa được các nhà khoa học công bố thông qua dữ liệu gửi về trái đất từ tàu vũ trụ New Horizon. Trang IB Times ngày 22.6 dẫn lời các nhà nghiên cứu cho hay bên dưới lớp băng đá trên bề mặt sao Diêm Vương có thể là cả đại dương.

        Các nhà nghiên cứu sử dụng các đầu mối địa chất trên hành tinh lùn này (sao Diêm Vương) kết hợp cùng dữ liệu của tàu vũ trụ, tiết lộ sao Diêm Vương đã bị co lại khiến bề mặt đại dương đóng thành băng từ hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, dưới lớp băng này là cả đại dương mênh mông, mở rộng khắp cả hành tinh lùn.
        Tiến sĩ Noah Hammond, thuộc Đại học Brown (Mỹ) - người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Sao Diêm Vương đã trải qua một sự phát triển toàn diện với khả năng kiến tạo vô hạn. Lớp nước bề mặt đang bị đóng băng sẽ dần lan rộng. Chúng tôi nhận thấy các hoạt động địa chất trên sao Diêm Vương không phải từ bất kỳ yếu tố nào khác như vật chất lạ hay các biến đổi bất thường về vật lý, mà hoàn toàn do băng di chuyển”.
        Dữ liệu về nhiệt độ cũng được cập nhật, cho rằng có giai đoạn nhiệt độ và áp suất tại đây đã tăng lên, làm các khối băng tan chảy thành dạng lỏng. Đáng nói, áp suất này cho ra băng vĩnh cửu loại 2, một dạng tinh thể có trật tự của băng vĩnh cửu, với độ dày vỏ băng đến 260 km. Nếu lý thuyết của Hammond được chứng thực, thì rất có khả năng toàn bộ những hành tinh chung cấu trúc trong vành đai Kuiper gần sao Hải Vương đều có đại dương.

        .................................................. ....


        Bí ẩn hành tinh giấu mặt ở rìa hệ mặt trời


        Sau khi sao Diêm Vương mất danh hiệu "hành tinh thứ 9" của hệ mặt trời, kết quả phân tích mới cho thấy khả năng một thiên thể đang lẩn khuất ở rìa hệ mặt trời, có thể là một hành tinh lớn cỡ sao Hỏa.

        Đã 11 năm trôi qua kể từ khi Pluto (tức sao Diêm Vương) bị giáng cấp làm hành tinh lùn. Kể từ đó, cuộc săn lùng cái gọi là Hành tinh X, hiện có thêm biệt danh là Hành tinh thứ 9, đang thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận.
        Giờ đây, các nhà khoa học Kat Volk và Renu Malhotra của Phòng thí nghiệm Thiên thể và Mặt trăng thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã đưa ra một giả thuyết mới về một hành tinh khác có thể đang nằm đâu đó trong Vành đai Kuiper - là dải các tiểu hành tinh và những thiên thể băng giá dao động một cách hỗn loạn bên ngoài phạm vi sao Hải Vương.
        Các vật thể đá, kim loại và băng giá của Vành đai Kuiper không tuân theo những quỹ đạo dễ đoán như hành tinh lớn, vì chúng vô cùng bất ổn. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học vẫn có thể tìm được một mẫu chuyển động cụ thể, theo trang tin Gizmodo ngày 23.6.

        Theo đó, họ phát hiện mặt phẳng quỹ đạo của một số vòng đá ở Vành đai Kuiper đang nghiêng khỏi trục, mà theo các chuyên gia cho rằng có thể là do ảnh hưởng trọng lực từ một thiên thể khuất mặt.
        Họ đo được mặt phẳng này nghiêng trung bình 8 độ.
        “Theo tính toán của chúng tôi, một thứ gì đó cỡ kích thước sao Hỏa đã tác động gây ra tình trạng lệch này”, nhà thiên văn học Volk trình bày trong báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal.

        Kính viễn vọng Khảo sát Tổng quát LớnLSST.ORG


        Thế nhưng tại sao giới chuyên gia vẫn chưa tìm hiểu rõ ràng hơn về "ứng cử viên" hành tinh thứ 9 này? Các nhà khoa học Volk và Malhotra cho biết nhân loại vẫn chưa thể quan sát kỹ Vành đai Kuiper.
        ..............................................
        Giới thiên văn học phát hiện 12 mặt trăng mới của sao Mộc

        Một trong số 12 mặt trăng vừa lọt vào ống kính của giới thiên văn học Trái đất đang xoay quanh sao Mộc trên quỹ đạo “tự sát”, có nghĩa không sớm thì muộn sẽ xảy ra vụ va chạm hủy diệt.


        Hình ảnh cho thấy 2 trong số các mặt trăng của sao Mộc
        Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tình cờ tìm được số mặt trăng trên trong lúc săn lùng hành tinh thứ 9 bí ẩn của hệ mặt trời, vốn được cho là đang lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh, hành tinh xa nhất của hệ mặt trời hiện nay, theo Guardian hôm 18.7.
        Nhóm chuyên gia lần đầu tiên bắt được hình ảnh của các mặt trăng từ tháng 3 năm ngoái, nhờ vào Đài Thiên văn liên châu Mỹ Cerro Tololo ở Chile, nhưng cần thêm hơn một năm để xác nhận rằng chúng thực sự bị khóa chặt trên quỹ đạo xung quanh hành tinh khổng lồ khí.

        Hệ thống mặt trăng đông đúc của sao Mộc
        VIỆN CARNEGIE VỀ KHOA HỌC
        9 trong số 12 mặt trăng mới thuộc vào nhóm bên ngoài, xoay quanh sao Mộc theo hướng đối nghịch. Chúng được cho là tàn tích của các thiên thể lớn hơn đã bị phá hủy trong quá trình đụng độ với các tiểu hành tinh, sao chổi và những mặt trăng khác. Mỗi cá thể trong nhóm này mất khoảng 2 năm để hoàn tất vòng quay quanh sao Mộc.
        Đặc biệt nhất vẫn là mặt trăng thứ 12, được gọi là Valetudo. Có bề ngang chưa đầy km, mặt trăng nhỏ bé di chuyển trên quỹ đạo cắt ngang đường đi của các mặt trăng khác. Nó giống như trường hợp một chiếc ô tô chạy trên đường cao tốc nhưng ngược chiều. Dự kiến trong tương lai, một vụ va chạm giữa Valetudo với các mặt trăng khác sẽ xảy ra.



        “Đó là một quá trình dài hơi”, theo trưởng nhóm Scott Sheppard đang công tác tại Viện Carnegie về Khoa học ở thủ đô Washington D.C.
        Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, tất nhiên chẳng thiếu mặt trăng. Số thiên thể vừa tìm được giúp nâng tổng số các vệ tinh tự nhiên xung quanh sao Mộc lên đến 79, nhiều nhất so với bất kỳ hành tinh khác cùng hệ.












        Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 19-07-2018, 09:19 AM. Lý do: sửa
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom