• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những giai thoại - Điển tích Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những giai thoại - Điển tích Việt Nam

    Dốt có đuôi

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Những người kém thông minh, chậm hiểu, dốt nát, khờ dại thường bị chế giễu bằng thành ngữ “dốt có đuôi”. Thành ngữ này có xuất phát điểm và quá trình chuyển dịch rất thú vị.


    Nhiều người cho rằng, thành ngữ “dốt có đuôi” xuất hiện gắn liền với chế độ khoa cử dưới thời phong kiến. Thoạt tiên, thành ngữ này chỉ có ý chê bai một đối tượng không đến nỗi dốt nát. Họ cũng là người có đỗ đạt trong kì thi hội, thi đình hẳn hoi. Số là, sau kì thi, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất (tức đứng cuối, đứng rốt) với quần áo mũ miện nhà vua ban phát chỉnh tề. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là “có đuôi”. Rõ ràng trong mắt sĩ tử và dân chúng thì người đội mũ có đai dài trông như cái “đuôi ấy”, vẫn là người dốt hơn cả so với những người có mặt. Từ đây, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ “dốt có đuôi” để chế giễu tất cả những ai dốt nát.

    Một số người khác lại cho rằng, thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười Việt Nam. Chuyện rằng, một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Nhưng than ôi, thầy đồ gì mà chữ nghĩa chẳng được bao lăm. Đến cái tên của gia chủ là Tròn mà ông ta cũng chẳng biết viết, đành khoanh một vòng tròn. Chẳng may, có một kẻ tinh nghịch đã sổ thêm một nét vào “chữ Tròn” ông vừa mới viết. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc tên gia chủ là “Gáo”. Chủ nhà giật mình, cải chính. Ông thầy cúng biết mình nhầm, xấu hổ lắm, những mong có lỗ nào mà chui ngay xuống đất. Qua câu chuyện này, thành ngữ “dốt có đuôi” có hai cách hiểu về xuất xứ và cũng có hai biến thể khác nhau: “dốt có đuôi” “dốt có chuôi”. Dẫu hiểu thế nào thì thành ngữ này cũng chỉ biểu hiện ý nghĩa: “dốt nát và không giấu được cái dốt của mình”.

    Để biểu thị ý nghĩa “dốt nát, không biết gì”, ngoài thành ngữ “dốt có đuôi”, “dốt có chuôi”, trong tiếng Việt còn có các thành ngữ “dốt đặc cán mai”, “dốt như bò”. Tuy nhiên, các thành ngữ này không có nét nghĩa “không giấu được cái dốt, cái dốt bộc ra ngoài”, chúng chỉ đơn thuần biểu thị mức độ cao nhất của sự dốt nát mà thôi.

    ST
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Dây Tơ Hồng

    Dây Tơ Hồng

    Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉu. Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhau.

    Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu.
    Sống trên đời

    Comment

    • #3

      Giá Áo Túi Cơm

      Giá Áo Túi Cơm

      Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.

      Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.

      Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.

      Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ "Giá Áo Túi Cơm", để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi.
      Sống trên đời

      Comment

      • #4

        Châu Về Hợp Phố

        Châu Về Hợp Phố

        Thành ngữ "châu về Hợp Phố" thường được dùng hàm ý chỉ "những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó".

        Thành ngữ "châu về Hợp Phố" được hình thành từ điển tích Trung Quốc. Về nguồn gốc của thành ngữ này, cụ Đào Duy Anh đã lý giải rất rõ trong "Từ điển truyện Kiều". Ở thành ngữ "châu về Hợp Phố", "châu" là từ vốn dùng để chỉ ngọc trai, về sau để chỉ ngọc nói chung, còn "Hợp Phố" vốn là tên của một quận xa xưa của Giao Châu. Đây là một nơi sản xuất châu nổi danh.

        Tương truyền, ở thời Hậu Hán có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân lấy ngọc châu rất ngặt. Vì thế mà châu đã bỏ quận nhà để sang quận Giao Chỉ. Cho đến khi Mạnh Thường đến thay chức Thái Thú, ra những đạo luật mới, bỏ những tệ cũ, cho dân chúng tự do kiếm châu, sản xuất châu, thì châu từ quận Giao Chỉ trở về quận Hợp Phố quê nhà. Từ tích này, người ta mới dùng câu "châu về Hợp Phố" để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất.

        Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ "châu về Hợp Phố" rất linh hoạt và tài tình:

        Thoa này bắt được hư không
        Biết đâu hợp phố mà mong châu về

        Nhìn chung ý nghĩa của thành ngữ "châu về Hợp Phố" được xử dụng trong tiếng Việt không có sự khác biệt so với nghĩa gốc của nó.
        Sống trên đời

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom