• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tài khoản online ra sao khi bạn qua đời?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tài khoản online ra sao khi bạn qua đời?

    Tài khoản online ra sao khi bạn qua đời?
    Theo HẠNH NGUYÊN (TT, Newsweek)

    Ngày càng có nhiều người có cuộc sống gắn liền với mạng ảo. Thư viết tay đã trở thành email, nhật ký được viết trên blog, album ảnh đã lên hết trên mạng. Liệu chúng sẽ tồn tại mãi mãi như... Internet? Những thông tin này sẽ như thế nào nếu chúng ta... đột ngột qua đời?

    Vấn đề khá nghiêm túc. Các website trên thế giới đang tìm cách xử lý phù hợp đối với thông tin cá nhân của người dùng khi họ qua đời.

    Khi cô con gái 21 tuổi đột ngột qua đời trong một tai nạn đầu năm 2007, cũng như nhiều người đang đau khổ vì sự ra đi đột ngột của người mà mình yêu thương, bà Weiss bấu víu vào Internet, sự có mặt trên mạng của con gái bà khi cô còn sống. Mặc dù Facebook đã đóng tài khoản của Amy ba tháng sau khi cô qua đời, trang web đã quyết định giữ lại thông tin người dùng (profile) của cô.

    Phát ngôn viên Elizabeth Linder của Facebook cho biết Facebook quyết định giữ lại thông tin người dùng sau khi các sinh viên qua đời trong vụ bắn giết ở Đại học Công nghệ Virginia, vì các bạn học của họ có nhu cầu tưởng nhớ những người đã khuất. Facebook sau đó tạo ra một “khu vực để tưởng niệm” dành cho những người dùng đã qua đời, nhưng gỡ bỏ các ứng dụng như update tình trạng (status) hay tạo nhóm.

    Cho đến nay thông tin cá nhân được xử lý thế nào nếu người dùng qua đời phụ thuộc vào các website khác nhau. Các mạng xã hội có xu hướng giữ nguyên các tài khoản đó, nhưng giới hạn người xem, đưa bình luận và người thân của họ có thể yêu cầu xóa tài khoản. Đối thủ MySpace của Facebook cũng đưa ra chính sách tương tự nhưng không giới hạn người xem. Điều này đã khiến trang MyDeathSpace.com ra đời, dùng để chứa những profile của người dùng MySpace đã qua đời.

    Các trang chia sẻ hình ảnh như Flickr cũng vẫn giữ tài khoản, nhưng các hình ảnh được ghi chú là riêng tư (private) thì Flickr sẽ không để bạn bè hay người thân gia đình truy cập vào.

    Vậy email thì sao? Khi bạn biến mất khỏi cõi trần thì email không biến mất theo bạn. Nguyên tắc của Yahoo! Mail là giữ lại tài khoản đó và vẫn tôn trọng bí mật cá nhân. Phát ngôn viên Jason Khoury nói Yahoo! sẽ tôn trọng tính riêng tư của mỗi cá nhân ngay cả sau khi họ qua đời. Nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy.

    Năm 2005, thân nhân của người lính Mỹ chết tại Iraq đã kiện để có quyền truy cập vào tài khoản email của người này. Tòa án đứng về phía họ. Nhưng thay vì giao mật khẩu, Yahoo! copy toàn bộ email vào một CD. Hotmail cũng có chính sách tương tự nếu người nào đó cung cấp bằng chứng cho thấy người thân của họ đã chết và họ có mối quan hệ sâu sắc với người này. Còn Gmail yêu cầu người đòi truy cập vào tài khoản của người quá cố đưa ra một email chứng minh hai người có mối quan hệ thân thiết.

    Thực tế đang có những công ty bắt đầu nhảy vào thị trường kinh doanh thông tin các cá nhân sau khi họ qua đời. Dịch vụ mà các công ty như Legacy Locker, Asset Lock và Deathswitch cung cấp giúp mọi người lập kế hoạch cho cái chết của mình bằng cách thu thập các chi tiết như mật khẩu email khi họ đang sống. Giá mỗi năm mà Công ty Legacy Locker đặt tại San Francisco (Mỹ) thu là 30 USD hoặc 300 USD nếu tính trọn gói cả đời. Công ty sẽ quản lý các thông tin tài khoản cho bạn, viết bố cáo khi bạn qua đời.

    Còn Công ty Deathswitch đặt tại Houston thì lưu giữ các gợi ý hướng dẫn ma chay, viết lời phúng điếu và “những bí mật không thể tiết lộ”. Thú vị là website này thường xuyên gửi mail để kiểm tra xem bạn còn sống hay không, theo mức độ thường xuyên tùy bạn yêu cầu. Nếu công ty gửi nhiều email mà bạn không trả lời, công ty coi như bạn đã qua đời.

    Ý tưởng thành lập Legacy Locker đến với Jeremy Toeman sau khi anh này đi trên máy bay và nghĩ đến tương lai của các tên miền mà mình sở hữu nếu chẳng may máy bay rơi. Jeremy dự báo trong năm năm tới con người sẽ thật sự lưu ý đưa các tài sản số (digital assets) của mình vào di chúc.
    Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 11-05-2018, 11:24 AM. Lý do: đổi tiêu đê`
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Riêng tư trên mạng: Chuyện viển vông

    Riêng tư trên mạng: Chuyện viển vông


    Trang web Multiply là nơi viết lách ưa thích của nhiều blogger. Mạng xã hội này có hơn 11 triệu người đăng ký sử dụng, trong đó có không ít blogger người Việt
    Internet đang đưa sự riêng tư của con người ra công chúng nhiều hơn bất kỳ công nghệ nào trong lịch sử.

    Các bức hình riêng tư của mỗi người lượn từ trang web này tới trang web khác. Các chương trình trên Internet thu lượm tin tức của chúng ta, hiểu từng người còn hơn chúng ta hiểu chính bản thân mình. Không phải vô tình mà các trang web gợi ý ta mua những món hàng mà quả thật trong đầu ta đang nghĩ tới.

    Riêng tư ở mức zero

    Theo phân tích của CSM, chúng ta ngày càng sống cuộc đời trên mạng, gõ những tin tức cá nhân trên các mạng xã hội và Internet trở thành phương tiện giao thiệp chính của chúng ta. Internet như là nơi lưu giữ hồ sơ, hình ảnh, video và những lá thư.

    Chúng ta ngày càng trượt chân mà không cưỡng lại được vào kỷ nguyên Internet. Mỗi ngày chúng ta lại đưa thêm đến công chúng một chút riêng tư của bản thân mình. Chúng ta gửi một truyện cười mà mình vừa trải nghiệm qua email tới bạn bè. Sáng hôm sau, có thể câu chuyện đó đã vòng quanh email của vài trăm người.

    Nhưng thường những chuyện như thế này gây khó chịu hơn. Chúng ta lên mạng mua một món hàng và con bọ web - một chương trình phần mềm theo dõi - đã lên chân dung mua sắm của chúng ta, bao gồm các thói quen, sở thích và bán thông tin cho các doanh nghiệp. Một ngày kia, email của chúng ta đầy những thư quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp lạ hoắc nào đó.

    Có thể sẽ có lúc ta ân hận với những gì mình đưa lên mạng. Nhưng có thể đó là giá mà chúng ta trả cho cuộc phiêu lưu Internet. Thực chất Internet là một lựa chọn đầy quyền lực, đem lại những điều tốt đẹp, luồng thông tin vô tận và giao tiếp với tất cả mọi người chỉ nhờ bàn phím và cú click chuột.

    Vậy chuyện đánh đổi tí thông tin cá nhân chẳng phải là vẫn đem lại lợi hơn so với việc chúng ta có thể làm rất nhiều thứ trên mạng như vậy? Scott McNealy, đồng sáng lập Sun Microsystems, 10 năm trước đã nói một câu nổi tiếng: “Các bạn sẽ có sự riêng tư ở mức zero. Quên chuyện đó đi”.

    Cần cẩn trọng

    Hầu như tất cả thông tin đều có thể tìm trên mạng chỉ bằng những cú nhấp chuột. Nên những người muốn riêng tư luôn phải nhớ trong đầu rằng tất cả thông tin mà chúng ta đưa lên mạng có thể bị thu thập và chia sẻ. Người ta có thể tìm thấy thông tin cử tri, bỏ phiếu, chi tiết vay nợ, thậm chí bố cục nhà cửa của chúng ta.

    Ayesha Aleem, SV báo chí ở Đại học Boston (Mỹ), đưa mọi thông tin, từ nhạc và phim mà cô thích, thông tin nghề nghiệp, email, địa chỉ blog lên Facebook. Nhưng cô không đưa tuổi, không đưa các quan điểm chính trị hay tôn giáo, không địa chỉ nhà riêng, không số điện thoại. “Tôi nghĩ nếu thông tin lên mạng, nó trở thành sở hữu của mọi người. Không thể trách ai đó truy cập thông tin mà bạn đưa ra cho họ thấy. Nếu không thích thì đừng đưa lên”.

    Hơi đáng sợ nếu nghĩ ai đó biết tất cả mọi thứ về bạn trước khi gặp bạn. Họ rành sở thích của bạn, nhà bạn có mấy người, con cún nhà bạn màu lông gì, bạn vừa đi nghỉ ở đâu về. Nghiên cứu của Đại học California, Berkeley (Mỹ) tháng 6 vừa rồi cho thấy top 50 website được xem nhiều nhất ở Mỹ có từ 1-100 chương trình gián điệp trên đó. Việc Google quá rành về bạn cũng dễ hiểu. Trang web này đã cài bọ web ở 92/100 trang web được ưa thích nhất.

    Vậy làm thế nào chúng ta có thể vẫn dùng Internet mà vẫn có sự riêng tư? Dễ nhất là khỏi lên mạng nữa. Nhưng điều này rõ ràng không khả thi, thậm chí là bất bình thường ở thế giới kết nối này. Các chuyên gia cho rằng nếu chúng ta cứ sợ hãi và bảo vệ sự riêng tư của mình, có thể có những ảnh hưởng tiêu cực và làm cuộc sống của mình không thoải mái.

    Có thể những bức hình chúng ta đang ở trạng thái bất bình thường khiến chúng ta xấu hổ, nhưng 10 năm nữa điều này có thể mới diễn ra. Biết đâu vào thời điểm đó, chúng ta lại coi đó là chuyện bình thường.
    Theo Hạnh Nguyên
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3


      (VNF) - Trong bản đồ tỷ giá hối đoái các đồng tiền toàn cầu so với đồng USD, tiền Việt Nam có giá trị thấp thứ 2 thế giới chỉ sau đồng tiền của Iran.

      Trong một bài báo gần đây của Reuters, các chiến lược gia thị trường tiền tệ đang dự đoán điểm yếu lớn của đồng USD trong vài tháng tới. Trang Howmuch.net ngày 26/4 đã đăng tải một bản đồ tiền tệ của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, đồng tiền các nước được so sánh với giá trị hiện tại của 1 USD.
      Khu vực Trung Đông, châu Á và Nga
      Bản đồ dưới đây thể hiện tỷ giá hối đoái của 45 quốc gia. Trong đó, đồng tiền mạnh nhất khu vực Trung Đông, châu Á và Nga là đồng dinar Kuwait. Tỷ giá hối đoái của đồng dinar Kuwait là 0,30 đổi 1 USD. Đồng tiền yếu nhất là rial của Iran, 1 USD tương đương với 30.165 rial Iran. Trong bản đồ, 4 quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD là: Kuwait, Oman, lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và Jordan.
      Trong bản đồ này Việt Nam đồng là đồng tiền yếu thứ hai khu vực và cũng là đồng tiền yếu thứ hai thế giới sau đồng rial của Iran. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với USD là 22.281 VND đổi 1 USD.
      Đồng tiền mạnh nhất
      Kuwait: 1 USD = 0,30 dinar Kuwait
      Oman: 1 USD = 0,38 Rial Oman
      Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh: 1 USD = 0,69 Bảng Anh
      Jordan: 1 USD = 0,71 dinar Jordan
      Singapore: 1 USD = 1,35 đô la Singapore
      Đồng tiền yếu nhất
      Iran: 1 USD = 30.165 rial Iran
      Việt Nam: 1 USD = 22.281 Việt Nam đồng
      Indonesia: 1 USD = 13.236 rupiah Indonesia
      Lào: 1 USD = 8.220 kíp Lào
      Campuchia: 1 USD = 4.005 riel Campuchia
      Khu vực Bắc Mỹ
      Trong bản đồ tiền tệ khu vực Bắc Mỹ thể hiện tỷ giá hối đoái so với đồng USD của 21 quốc gia khác nhau. Đồng tiền mạnh nhất là đồng đô la Quần đảo Cayman (Cayman Islands). Tỷ giá hối đoái của đồng đô la Quần đảo Cayman là 0,82 đổi 1 USD. Đồng tiền yếu nhất là đồng tiền Gourde Haiti. 1 USD tương đương với 61,4 Gourde Haiti. Quần đảo Cayman là nước duy nhất có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD.

      Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực Bắc Mỹ.
      Đồng tiền mạnh nhất
      Cayman Islands: 1 USD = 0,82 đô la Cayman Islands
      Mỹ: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
      Puerto Rico: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
      Panama: 1 USD = 1 Balboa Panama
      Cuba: 1 USD = 1 Cuba Convertible Pesos
      Bermuda: 1 USD = 1 đô la Bermuda
      Đồng tiền yếu nhất
      Jamaica: 1 USD = 121,3 đô la Jamaica
      Haiti: 1 USD = 61,4 Gourde Haiti
      Cộng hòa Dominica: 1 USD = 45,6 peso Dominica
      Trinidad và Tobago: 1 USD = 6,6 đô la Trinidad
      St. Lucia: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
      St Kitts Nevis Anguilla: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
      St. Vincent và Grenadines: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
      Khu vực Nam Mỹ
      Bản đồ tiền tệ khu vực này biểu thị tỷ giá hối đoái của 13 quốc gia. Đồng tiền mạnh nhất là đồng tiền của Guiana (thuộc Pháp). Quốc gia này sử dụng đồng Euro, trong đó 1 USD = 0,88 Euro. Đồng tiền yếu nhất là Guarani Paraguay, 1 USD tương đương với 5.666 Guarani Paraguay. Guiana thuộc Pháp là quốc gia duy nhất có đồng tiền mạnh hơn so với USD

      Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực Nam Mỹ.
      Đồng tiền mạnh nhất
      Guiana (thuộc Pháp): 1 USD = 0,88 Euro
      Ecuador: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
      Peru: 1 USD = 3,34 sol nuevo Peru
      Brazil: 1 USD = 3,61 real Brazil
      Suriname: 1 USD = 3,95 đô la Suriname
      Đồng tiền yếu nhất
      Paraguay: 1 USD = 5.666 Paraguay Guaraní
      Colombia: 1 USD = 3.019 peso Colombia
      Chile: 1 USD = 675,5 peso Chile
      Guyana: 1 USD = 205,0 đô la Guyana
      Khu vực châu Âu
      Tỷ giá hối đoái của 27 quốc gia khác nhau được thể hiện trên bản đồ tiền tệ châu Âu. Đồng tiền mạnh nhất thuộc về tiền tệ của Isle of Man - đất nước này sử dụng đồng bảng Manx, trong đó có một tỷ giá 1 USD = 0,69 bảng Manx. Đồng tiền yếu nhất là đồng rúp Belarus, 1 USD tương đương với 20.096 đồng rúp Belarus. Trong bản đồ này, 5 quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD: Isle of Man, Anh, Liên minh châu Âu, Liechtenstein và Thụy Sĩ.

      Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực châu Âu.
      Đồng tiền mạnh nhất
      Isle of Man: 1 USD = 0,69 bảng Manx
      Vương quốc Anh: 1 USD = 0,69 bảng Anh
      22 quốc gia trong khu vực châu Âu: 1 USD = 0,88 Euro
      Thụy Sĩ: 1 USD = 0,96 franc Thụy Sĩ
      Liechtenstein: 1 USD = 0,96 franc Thụy Sĩ
      Đồng tiền yếu nhất
      Belarus: 1 USD = 20.096 đồng rúp Belarus
      Armenia: 1 USD = 481,5 dram Armenia
      Hungary: 1 USD = 276,9 forint Hungary
      Albania: 1 USD = 123,7 lek Albania
      Serbia: 1 USD = 108,3 dinar Serbia
      Khu vực châu Phi
      Tại khu vực này, đồng tiền mạnh nhất là đồng tiền của Zimbabwe, nước này sử dụng đồng USD làm đồng tiền của mình. Đồng tiền yếu nhất là đồng franc Guinea, 1 USD tương đương với 7.573 franc Guinea. Không có quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với USD.

      Bản đồ tiền tệ của 49 quốc gia khu vực châu Phi.

      Đồng tiền mạnh nhất
      Zimbabwe: quốc gia sử dụng USD làm tiền tệ
      Libya: 1 USD = 1,37 dinar Libya
      Tunisia: 1 USD = 2,01 dinar Tunisia
      Ghana: 1 USD = 3,86 Cedi Ghana
      Sudan: 1 USD = 6,10 bảng Sudan
      Nam Sudan: 1 USD = 6.10 bảng Nam Sudan
      Đồng tiền yếu nhất
      Guinea (Conakry): 1 USD = 7.573 franc Guinea
      Sierra Leone: 1 USD = 3.991 leone của Sierra Leone
      Uganda: 1 USD = 3.372 shilling Uganda
      Madagascar: 1 USD = 3.183 Malagasy Ariary
      Tanzania: 1 USD = 2.186 shilling của Tanzania
      Châu Đại Dương
      Quốc gia có đồng tiền mạnh nhất khu vực này là Palau, sử dụng đồng USD làm đồng tiền của mình. Đồng tiền yếu nhất là Vatu Vanuatu, 1 USD tương đương với 109,9 Vanuatu Vatu. Không có quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD tại đây.

      Bản đồ tỷ giá hối đoái so với đồng USD của 28 quốc gia châu Đại Dương.
      Đồng tiền mạnh nhất
      Palau: quốc gia sử dụng USD
      Micronesia: quốc gia sử dụng USD
      Guam: quốc gia sử dụng USD
      American Samoa: quốc gia sử dụng USD
      Timor-Leste: quốc gia sử dụng USD
      Đảo Norfolk: 1 USD = 1,3 đô la Úc
      Úc: 1 USD = 1,3 đô la Úc
      Đồng tiền yếu nhất
      Vanuatu: 1 USD = 109,9 Vanuatu Vatu
      French Polynesia: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
      New Caledonia: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
      Quần đảo Wallis và Futuna: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
      Solomon Islands: 1 USD = 7,9 USD Solomon Islands
      Ngoài một vài quốc gia, giá trị của đồng USD hầu như cao hơn so với đồng tiền của các nước. Trong thực tế, không có quốc gia châu Phi nào có đồng tiền có giá trị cao hơn USD (chỉ có Zimbabwe sử dụng đồng USD làm đồng tiền). Các quốc gia có đồng tiền mạnh hơn đồng USD bao gồm Kuwait, Oman, Jordan, đảo Man, Vương quốc Anh, các nước khu vực Liên minh châu Âu (EU), Thụy Sĩ, Liechtenstein, và quần đảo Cayman.
      Các quốc gia có đồng tiền thuộc top có giá trị thấp nhất thế giới bao gồm Iran, Việt Nam, Guinea, Paraguay, Belarus và Armenia. Phải mất 30.165 Rial Iran mới đổi 1 USD và khoảng 22.280 đồng đổi 1 USD.

      HỒ MAI
      Theo Howmuch.net
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Những triết lý sống cực phũ phàng nhưng chính xác


        Nếu bạn đang buồn phiền về cuộc sống, hãy đọc những triết lý này, nó không chỉ giúp bạn khuây khỏa mà còn giúp bạn biết cách sống trong cái cuộc đời này hơn đấy !
        Đó là những triết lý mà đôi khi bạn phải đọc vài lần mới thực sự cảm nhận được cái sâu sắc của nó dù cho có hơi phũ phàng.
        1. Cuộc đời có hai loại người đáng sợ nhất: Kẻ có tất cả mọi thứ trong tay, và kẻ không còn gì để mất, và loại thứ hai bớt nguy hiểm hơn.


        2. Nếu phải lựa chọn giữa tình cảm và tiền bạc, tôi sẽ chọn tình cảm vì tình cảm có thể giúp bạn vay tiền, còn tiền thì không bao giờ mua được tình cảm thật sự.
        3. Đàn ông vốn dĩ chỉ có hai loại. Một loại lừa dối phụ nữ trong thoáng chốc. Còn một loại thì lừa dối phụ nữ cả đời.


        4. Vì sao linh cảm của phụ nữ thường hay đúng. Đơn giản thôi, họ thường có linh cảm về tất cả mọi thứ. Và tất nhiên chẳng may đúng vài lần là chuyện bình thường.
        5. Những kẻ ngu ngốc thường suy sụp sau thất bại, những người mạnh mẽ thì sẽ học được nhiều thứ sau thất bại, còn những kẻ thông minh thì sẽ cố gắng học hỏi từ thất bại của người khác.


        6. Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc, chính cách bạn tiêu tiền mới làm cho bạn hạnh phúc. Người nào có tiền mà không hạnh phúc là do họ chưa biết cách tiêu tiền.
        7. Muốn một người phụ nữ thích bạn, hãy đối xử tốt với họ. Muốn phụ nữ yêu bạn, hãy chân thành với họ. Còn nếu muốn phụ nữ không thể quên được bạn, hãy làm tổn thương họ.
        8. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống của mình vậy là đã chấm hết, hãy tim một nơi thật cao và yên tĩnh…, rồi nhảy xuống. Đấy! khi đó cuộc sống của bạn mới thực sự chấm hết.


        9. Tất cả mọi khó khăn chỉ là thử thách?. Dĩ nhiên !. Khổ nỗi không phải thử thách nào bạn cũng có thể vượt qua được.
        10.Khi bạn nói tâm sự mình cho ai đó biết, bạn thật yếu đuối. Khi bạn nói tâm sự của mình cho nhiều người biết, bạn thật ngu ngốc. Nhưng khi bạn có thể nói lên nỗi lòng mình với cả thế giới, thì bạn lại là một con người vĩ đại.
        11. Đừng sợ khi người khác bàn tán sau lưng bạn. Hãy sợ khi người ta chẳng thèm biết bạn là ai.
        12. Người ngốc nghếch, một mực muốn người khác hiểu mình. Người thông minh, lại nỗ lực hiểu chính mình.
        13. Cách tốt nhất để yêu bản thân mình chính là nỗ lực phấn đấu để bản thân mình trở nên ưu tú, đừng chán chường khi mình chưa tìm được tình yêu đích thực, bởi vì đến bạn còn không yêu bản thân mình, thì bạn còn mơ tưởng ai sẽ yêu bạn?






        Những triết lý sống
        Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 28-07-2017, 11:55 PM.
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          15 tuổi chìm nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân, ai cũng ngưỡng mộ

          Từ một cô gái đến bước đường cùng, chìm nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, bà chỉ sống đến 33 tuổi nhưng lại viết nên một trang sử huyền thoại.

          Tháng ngày chìm nổi

          Bà chính là Eva Perón, còn được biết đến với cái tên Evita, có một xuất thân nghèo khổ. Toàn bộ tuổi thơ của bà bị bao phủ trong màn đêm đen kịt.

          Mẹ của Evita là người phụ nữ Argentina truyền thống, sống bằng nghề may vá, lại yêu say đắm một chủ trang trại đã có gia đình, còn sinh cho ông ấy 5 người con. Bà những tưởng người đàn ông từng nói lên những lời thề son sắt này sẽ chăm lo cho mẹ con bà cả đời, không ngờ trong một lần cãi vã, người đàn ông nhẫn tâm này đã bỏ nhà ra đi ngay khi Evita còn trong tã lót, và từ đó không bao giờ quay lại nữa.

          Vì để nuôi sống mấy đứa con, mẹ bà đã ngày đêm làm việc cật lực. “Trong hồi ức tuổi thơ của tôi, tiếng máy may hầu như chưa bao giờ dứt quãng”, Evita từng hồi tưởng lại.
          Nghèo khổ, túng quẫn trong thời gian dài, 5 chị em Evita bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Evita gầy còm, yếu ớt, bị người ta đặt cho biệt danh là “cô bé còi”.
          Không có được tình thương và sự che chở của người cha, bà cùng với anh chị em thường phải chịu sự chế giễu của những bạn bè cùng trang lứa, bị miệt thị là “đồ con hoang”… Dù vậy, mẹ của bà vẫn yêu say đắm người đàn ông đó, thậm chí khi hay tin ông ấy mất, còn dẫn theo các con đến viếng tang.

          Không ngờ, khi đến nơi, mấy mẹ con bị người ta đuổi thẳng mặt, ngay đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cũng không có tư cách. Ngay lúc đó, Evita đã thề rằng: “Tôi sẽ trở thành một người khiến tất cả phải nhìn bằng con mắt khác”.

          Những người có mặt lúc đó, gồm cả mẹ bà đều cho rằng đây chỉ là lời nói bồng bột, ngây thơ nhất thời của một đứa trẻ, một đứa con riêng không có gia thế, làm sao nó có thể trở thành “nhân vật lớn” được đây?


          Nhan sắc Eva Peron thời trẻ. (Ảnh: orvokki.sk)

          Hiện thực dù sao cũng không giống như trong chuyện cổ tích, dù cho bạn có được dung mạo trời ban thì cũng không có ai bằng lòng giúp bạn vô điều kiện. Trong làng quê hẻo lánh cách biệt này, người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm chỉ có bản thân mình mà thôi.


          Năm Evita 15 tuổi, ca sĩ Agustín Magaldi đến quê bà biểu diễn. Gặp người đàn ông này, Evita dường như đã thấy được niềm hy vọng của cuộc đời mình. Suốt 15 năm qua, Evita đã chịu đủ mọi miệt thị khinh miệt, cô khao khát mong được nhìn thấy thế giới bên ngoài, càng muốn có được quyền bình đẳng: “Dù phải trả bất cứ giá nào, tôi cũng muốn rời khỏi nơi này”.

          Người đàn ông đó cũng đồng ý dẫn cô đến thủ đô, nhưng ra điều kiện rằng Evita phải bằng lòng dâng hiến thân xác của mình.
          Evita ngây thơ, hồn nhiên của tuổi 15 đã chấp thuận điều kiện đó để bản thân mình có được chỗ dựa dẫm từ người đàn ông đáng tuổi cha mình, mong sao từ đây có thể thay đổi vận mệnh. Nhưng chính điều này lại bắt đầu cơn ác mộng của cô. Chẳng bao lâu, Magaldi đã không còn hứng thú với cô nữa, ông ấy đã ruồng bỏ Evita để đi tìm kiếm thú vui khác.

          Ở nơi đô thị phồn hoa đắt đỏ, không có lấy một người thân thích, bản thân bị lừa, trong lúc tuyệt vọng lại không có bất cứ kỹ năng sinh tồn nào.

          Vì để sống sót, Evita đành phải bán nhan sắc và thân thể của mình để kiếm kế mưu sinh. Cô thường xuyên lui tới các nhà hát, quán bar. Những thương nhân, sĩ quan, đạo diễn… chỉ cần bỏ tiền là đều mua được nhan sắc thanh xuân của cô.

          Bước ngoặt cuộc đời

          Evita cứ như vậy đã chìm đắm trong vòng xoáy phồn hoa. Nếu không gặp được Juan Perón, có thể cô sẽ giống như biết bao kỹ nữ khác: “Một mai xuân tận hồng nhan già, hoa tàn người khuất chẳng ai hay“.
          Cuộc gặp gỡ giữa hai người họ hệt như được vận mệnh an bài. Trong một buổi tiệc, Thượng tá Juan Perón đàm luận hùng hồn trong phòng khách, mạnh mẽ lên án môi trường chính trị hiện thời, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lan rộng, thái độ hờ hững của những người giàu mà bất nhân, phê phán mạnh mẽ thói tham lam vô độ của họ.
          Những tân khách có mặt ở hội trường chỉ trả lời một cách khách sáo “vâng, vâng, vâng” để ứng phó. Mọi người đều không chút động lòng, chỉ có Evita ở đằng xa để tâm đến. Chỉ có bà, người đã sa ngã đắm chìm trong phóng túng, đồi trụy một cách không tự biết bỗng nhiên nước mắt chảy ướt cả khuôn mặt.

          Bà tin rằng đây mới chính là người đàn ông thực sự của đời mình. Đó là người đó có thể cứu vớt dân nghèo khổ của Argentina. Lau khô nước mắt, đè nén tâm tình kích động, bà từng bước từng bước đi về phía Thượng tá, nở nụ cười chân thành.


          Vẻ đẹp sắc sảo của Eva Peron. (Ảnh: telizlook.pl)

          Bà nói với Thượng tá Perón rằng: “Cảm ơn sự có mặt của ngài“. Hai người vốn là người của hai thế giới khác nhau, cứ như vậy bởi tâm ý tương đồng mà đến với nhau, bắt đầu tình yêu công khai.

          Tin này vừa mới truyền ra, ngay lập tức đã dấy lên một làn sóng lớn trong xã hội thượng lưu ở Argentina. Một kỹ nữ, một người đàn bà phóng đãng không biết liêm sỉ, làm sao có thể bước chân vào xã hội thượng lưu được?

          Dưới quan niệm bảo thủ thời bấy giờ, sự kết hợp của hai người họ, chẳng khác chi một đòn nặng của xã hội tầng thấp đánh vào tầng lớp quý tộc. Evita mới đầu cảm thấy e ngại, cô sợ Perón sẽ chê bai mình bởi những lỗi lầm mưu sinh ngày trước.

          Những lúc ở một mình cùng Perón, bà thường chủ động kể hết cho ông nghe về toàn bộ những gì mà bà đã trải qua từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành.
          Nào ngờ Peron căn bản không chút quan tâm, nghe bà kể xong, ông đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của bà, nói rằng: “Em lúc trẻ đã phải chịu nhiều đau khổ như vậy, đó vốn không phải là lỗi của em. Anh sẽ giúp em quên đi mọi đau khổ trước đây“.

          Ông đã nắm tay đưa bà đến khắp các buổi tiệc tùng và gặp mặt. Tuy cũng là ăn mặc gọn gàng, hào nhoáng sang trọng, nhưng so với những phụ nữ quý tộc sống trong nhung lụa thì Evita quả là khác xa.
          Bà thường tới thăm nơi ở của dân nghèo, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, thân thiết bắt tay trò chuyện với người nghèo và lắng nghe những câu chuyện cuộc đời họ.

          Bởi đã thật sự trải qua đủ mọi bất hạnh trong đời, bà muốn thay đổi tất cả những điều này. Tất cả mọi người đều bị người phụ nữ dịu dàng này chinh phục. Thân ở địa vị cao sang nhưng cử chỉ của bà lại vô cùng nhã nhặn. Bà thật sự từ đáy lòng mình, quan tâm đến nỗi khổ của người dân nghèo.

          Dân chúng Argentina, ai ai cũng biết đến danh tiếng của hai vợ chồng Perón. Nhưng thành công của đôi “nhân tình chính trị” ngọt ngào này lại chọc giận phe phản đối trong nước.

          Tình hình trong nước vô cùng rối ren, bạo lực và cải cách không ngừng diễn ra. Perón bị nhà cầm quyền tống vào ngục giam. Evita trong lúc khẩn cấp ấy vẫn không hề hoang mang, bà đã dùng hết vốn liếng đi khắp nơi tranh cử, kêu gọi sự ủng hộ của người dân.

          Bà nói: “Bởi tôi cũng đã từng giống như mọi người, vậy nên tôi hiểu được nỗi khổ của mọi người!“.
          “Nỗi khổ của mọi người, bản thân tôi đã từng nếm trải qua. Nghèo khó của mọi người, bản thân tôi cũng đã từng trải qua. Perón đã từng cứu vớt tôi, và sẽ cứu vớt mọi người.
          Perón sẽ ủng hộ những người nghèo, yêu thương những người nghèo, nếu không phải như vậy, sao ông ấy lại yêu thương tôi như vậy?“.


          Perón và Evita. (Ảnh dẫn theo tistory.com)

          Lời diễn thuyết của bà đã cảm hóa được vô số người dân nghèo đang trong cảnh thất nghiệp và tràn đầy oán hận. Hơn 300 nghìn người dân xuống đường phố, lớn tiếng hô lên: “Hãy trả lại tự do cho Perón, hãy trả lại tự do cho Perón”. Trong khoảng thời gian 5 ngày, nhà cầm quyền không chịu đựng nổi áp lực to lớn ấy, đành phải thả Perón từ trong tù ra.

          Việc làm đầu tiên sau khi Perón ra tù chính là ôm thật chặt người vợ của mình, và lập tức chính thức cầu hôn bà. Lúc đầu ông kinh ngạc và ấn tượng bởi vẻ đẹp và dũng khí của Evita, cuối cùng lại bị tấm lòng chân thành và cứng rắn của bà chinh phục.

          Một di sản tinh thần đáng ngưỡng mộ

          Thoáng chốc đã sang năm thứ hai, Perón đắc cử trở thành Tổng thống, Evita nghiễm nhiên đã trở thành đệ nhất phu nhân, khi đó bà chỉ mới 27 tuổi.


          Từ một đứa con riêng của người đàn bà may vá chịu đủ mọi lời giễu cợt, đến vũ nữ lâm vào bước đường chìm nổi trong chốn phong trần, rồi trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, sau 20 năm bà đã thực hiện được lời thề ngày trẻ mà mọi người cho là bồng bột nhảm nhí.
          Sau khi kết hôn không bao lâu, Evita tự cảm thấy bản thân phải hoàn thành những trách nhiệm trọng đại của mình, không dám trễ nại phút nào. Bà vừa mưu cầu phúc lợi cho người dân nghèo, trẻ nhỏ cùng người già, vừa bôn ba theo đuổi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà còn thành lập hội ngân sách “đệ nhất phu nhân” và trung tâm cứu trợ những người nghèo khổ, đã giúp đỡ vô số những người dân nghèo khổ.

          Có một lần, chỉ trong thời gian 48 giờ đồng hồ, bà đã liên tục lên bục diễn thuyết 7 lần. Bác sĩ cố gắng khuyên bà hãy chú ý nghỉ ngơi, bà lại tự hào trả lời rằng: “Tôi nguyện hiến dâng sinh mệnh của mình cho những người nghèo khổ“.

          Tuy nhiên ông trời đã không có cho bà quá nhiều thời gian, ngày 9/1/1949, Evita đã ngất xỉu ngay trong lúc đang cắt băng khánh thành. Bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư cổ tử cung, cũng tương đương với việc bà đã bị tuyên án tử hình.

          Trên giường bệnh, bà vẫn kiên trì làm việc. Dưới sự cố gắng của Evita, tất cả phụ nữ Argentina đều được quyền bỏ phiếu bầu cử. Bà ngày càng mệt mỏi đến cực điểm, chỉ có thể dựa vào cái giá làm từ khung kim loại giữ cho thân thể thăng bằng.

          8h 25 phút tối ngày 26/7/1949, bà gọi Perón đến bên cạnh, nói khẽ với ông rằng: “Cả một đời này của em, chỉ những lúc ốm đau mới chảy nước mắt, ‘cô bé còi’ không gắng gượng thêm được nữa, em phải đi rồi!“. Năm đó, bà mới 33 tuổi.

          Trong đêm đó, truyền hình Argentina nghẹn ngào tuyên bố với người dân cả nước: “Linh hồn của đất nước chúng ta, người lãnh đạo tinh thần của dân tộc chúng ta đã qua đời rồi“.
          Hôm diễn ra tang lễ, hơn 700 nghìn người dân cả nước đã đến thủ đô đưa tiễn bông hồng vĩnh hằng của lòng họ, có người khóc ngất ngay nơi hiện trường, có người ra sức chen lên phía trước chỉ để trao nụ hôn lên quan tài của bà.

          33 tuổi, cuộc đời của Evita đã kết thúc, nhưng huyền thoại về bà vẫn sẽ luôn sống mãi. Trước đêm kỷ niệm tròn 60 năm ngày mất của bà, tờ tiền giấy kỷ niệm mệnh giá 100 đồng của Argentina đã được phát hành, chân dung in trên mặt của tờ tiền chính là Evita. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền giấy của Argentina:


          Chân dung bà Evita được in lên mặt tiền mệnh giá 100 đồng. Ảnh dẫn theo shophang.net

          “Sở dĩ chúng ta lựa chọn phu nhân của Tổng thống Juan Perón, không phải bởi vì bà ấy là bậc thánh nhân, cũng không phải bởi bà ấy chưa từng phạm phải sai lầm, mà bởi bà ấy là một người khiêm nhường và bác ái. Một người phụ nữ mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng tầng thấp, dù cho bà ấy đã từng sa ngã, nhưng bà ấy vẫn là một thiên thần“.

          Hoa hồng dù có rực rỡ hơn nữa, cũng sẽ có ngày khô héo, nhưng điều khiến Evita sống mãi trong lòng người Argentina chính là những giá trị nhân văn sâu sắc mà một đời bà theo đuổi. Cho đến nay, “Evita” vẫn là cái tên được đông đảo người dân Argentina ưa chuộng nhất khi đặt tên cho con gái của mình.

          ST
          Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 11-05-2018, 11:29 AM.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom