• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lại.... sưu tầm....Thư pháp

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lại.... sưu tầm....Thư pháp

    Lại.... sưu tầm....Thư pháp





    Thư pháp Việt-điều thần diệu nơi tâm hồn

    Thư pháp tiếng Việt cứ le lói, âm ỉ như một ngọn lửa nhỏ, bỗng bùng lên mạnh mẽ từ đầu thiên niên kỷ này. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp tiếng Việt. Thư pháp trên tranh, trên bìa, trong tập thơ, đông đảo nhất là thư pháp trên lịch và tờ treo trong nhà.


    Bùi Hiển chạy khắp Bắc, Trung, Nam để triển lãm thơ Bùi Giáng mà Bùi Hiển thể hiện bằng thư pháp. Tờ thư pháp của Hiển được đón chào bằng những nụ cười hóm hỉnh là câu:

    "Dạ thưa xứ Huế bây chừ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

    Trong Sài Gòn, nhà thơ Trụ Vũ có cả một xưởng thư pháp. Ông viết thư pháp trên giấy, trên lụa, trên đĩa sành sứ. Và ông còn có cả một cửa hàng bán thư pháp.

    Ở Huế cũng hình thành một câu lạc bộ thư pháp. Tiểu biểu nhất là thư pháp của nhà thơ Nguyệt Đình. Ông trình bày thư pháp rất thành công trên những tấm gỗ xẻ chéo thân cây còn nguyên vỏ, rất được công chúng tán thưởng. Nhà thơ Minh Dức Triều Tâm Ảnh, vị sư trụ trì chùa Huyền Không, ông ở một am nhỏ trong rừng nhưng rất được nhiều chúng sinh lên xin thư pháp về thờ, về treo trong nhà.

    Theo cách định nghĩa: thư pháp là tranh chữ, thì cách trình bày chữ Việt trên giấy, trên đá, trên gỗ, trên đĩa cũng xứng đáng là một bức tranh. Tôi đã gặp trong một ngôi nhà cổ ở thị xã Hội An một đôi câu đối, mà mỗi nét chữ Nho đều được thể hiện bằng một dáng chim. Cả hai câu đối là một quần thể chim rất sinh động, như một bức tranh chim hoành tráng. Có thể gọi là thư pháp vẽ được chăng.

    Trò chuyện với nhà thơ Trụ Vũ, tôi nói với ông: "Thư pháp Trung Quốc coi như đã định hình. Đọc sách, tôi biết các nhà thư pháp Trung Quốc rất khổ công trong luyện chữ. Vương Hy Chi luyện bút trong 15 năm; cháu ông Vương Thiền Sư luyện bút trong 40 năm; Trương Chi mỗi lần tập viết xong, rửa bút ở ao, lâu ngày nước ao đen như mực. Nói về hòa thượng Thích Hoài Tố viết thư pháp, sách chép: "Hoài Tố thuở nhỏ nhà nghèo, không tiền mua giấy, phải viết chữ trên lá chuối. Nhờ xem những áng mây vần vũ, nhìn các nét rạn nứt trên tường... chợt lĩnh hội bút ý. Nét bút của ông phóng khoáng, phiêu dạt, mảnh mai thần diệu, thuận tay biến hóa như gió loạn mây cuồng, nhưng không loạn quy củ. Thật là kinh dị". Thế mới thấy thư pháp của ông điêu luyện chừng nào! Trụ Vũ đáp: "Không thần diệu không thể viết thư pháp được". Tôi hỏi: "Chữ Trung Quốc có các nét chính: chấm, phẩy, gạch ngang, xổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực, có hình tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì sao?". Ông đáp: "Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu: "Nhìn chữ biết người" là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này nhé, xưa, thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy mạc. Từ đó đến nay, mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh ấy đều được yêu mến, trân trọng và đặt cho cái tên rất đỗi tự hào: Hội họa hiện đại. Rõ ràng, không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người họa sĩ. Vậy thì chữ Nho cứ coi như một loại tranh, chữ Việt sao không thể gọi là một loại tranh được. Điều cốt yêu của thư pháp, như tôi nó, là cái thần diệu nơi tâm hồn mình".

    Với 41 năm nghiên cứu và viết thư pháp, Trụ Vũ cho biết, trước ông, ông đã thấy có hai nhà thơ viết thư pháp tiếng Việt, đó là nhà thơ Vũ Hoàng Chương và nhà thơ Đông Hồ. Năm 1964, nhà thơ Đông Hồ tới thăm hòa thượng Trí Chủ, trụ trì chùa Già Lam thọ 60 tuổi, ông đã viết tặng hòa thượng một câu đối tiếng Việt:

    "Bảo quốc 300 năm giặc nào phá nổi
    Hòa thượhg 60 tuổi pháp độ quần sanh"

    Đọc từng vế đối, thật chưa chỉnh, nhưng cái hồn của tác giả không chê vào đâu được. Một tấm lòng với nhau mà. Xin nói thêm, Bảo Quốc là chùa Bảo Quốc ở Huế, hòa thượng Trí Chủ tu hành ở đây và từ đây ra đi. Chưa nói đến nội dung câu đối, mà điều đáng nói là chữ viết thật dịu dàng, nhu hòa, chất phác mà điêu luyện. Có thể coi đây là bức thư pháp đầu tiên bằng tiếng Việt, hiện đang còn lưu giữ tại tịnh thất hòa thượng Trí Chủ ở chùa Già Lam, Sài Gòn.

    Hai lần Festival ở Huế năm 2000 và 2002 vừa qua, cùng với mấy chục điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác, ngay trên bờ sông Hương, trước cửa Quảng Đức của thành nội, bên cạnh Phu Văn Lâu có "Trại thư pháp" của Huế. Khách đến tham quan và xem tranh chữ rất đông, dù điểm ấy không hoành tráng, không kỳ công, diêm dúa, mà giản dị, chất phác, gần gụi. Khách đến và đi như ở nhà mình.

    Các nhà thư pháp viết thư pháp treo trên tường nhà. Có người đến nhờ các nhà thư pháp viết cho mình một tờ theo ý mình, tên mình hoặc một câu thơ mà mình thích. Khách xin nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh câu thơ đầy chất thiền của ông:

    "Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ
    Bỗng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô"

    đến xin nhà thơ Nguyệt Đình một câu thơ "rất sông Hương" và cũng lồng lộng tâm hồn Cao Bá Quát "Sông dài như kiếm dựng trời xanh". Đám trẻ thì cứ quấn lấy Bùi Hiến, anh dễ hòa đồng với bọn trẻ. Khách rất thích thư pháp một chữ của Hiến: "Đức", "Nhân", "Nghĩa"... Song đẹp nhất phải nói tới cách Hiến tủm tỉm nâng vạt áo thiếu nữ Huế và đề thơ lên đó.

    Thư pháp chữ Việt lặng lẽ đi, và phát triển qua bao thử thách. Giờ đây nó thật sự được yêu mến. Cuộc hành trình thư pháp tiếng Việt không ồn ào, song đầy mong chờ. Xin các nhà thư pháp một chữ "Tín" bằng thư pháp tiếng Việt mình, để tỏ lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng của chúng tôi.

    (Theo Heritage)

    sưu tầm

    ( THƯ PHÁP VIỆT NAM - motgocpho.com)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-09-2009, 09:26 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #16










    ( THƯ PHÁP VIỆT NAM - motgocpho.com)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-09-2009, 09:35 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #17







      ( THƯ PHÁP VIỆT NAM - motgocpho.com)
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-09-2009, 09:21 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #18



        08-18-2009, 04:52 PM
        ướt mi
        Nhỏ thấy ghét
        (motgocpho.com)
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-09-2009, 09:17 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #19




          ( THƯ PHÁP VIỆT NAM - motgocpho.com)
          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-09-2009, 09:29 AM.
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #20

            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #21

              THƯ HỌA đầy Tình Người của VŨ HỐI

              THƯ HỌA đầy Tình Người của VŨ HỐI


              - Biên soạn: Phan Anh Dũng






              Bút hiệu: Hồng Khôi.
              • Sinh ngày 22-11-1932 tại Quảng Nam.
              • Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế tại Hoa Kỳ, 1963.
              • Có tên trong Tự Điển Văn Học thời Việt Nam Cộng Hòa.
              • Sáng lập Trường Phái “Luân Vũ Họa” (Paintings in Motion) và Thư Họa (Handwriting Painting).
              • Trong Vẻ Vang Dân Việt II (The Pride of The Vietnamese Edition II).
              • Trong International Biographical Dictionary, London, Anh Quốc, ấn hành năm 1998.
              • Được vinh danh về Sáng Tạo Nghệ Thuật trong Đại Hội Mỹ Thuật Thế Giới ở Atlanta, Hoa Kỳ (5-11-1994)
              • Được Tổng Thống Tiệp Khắc Vacla Havel tiếp kiến và nhận tranh “The Dream of Peace” tại Dinh Tổng Thống (5-9-1995)
              • Có tên trong Tự Điển Thi Ca Anh Việt Mỹ do Đại Học Đông Nam xuất bản năm 1998.
              ĐÃ XUẤT BẢN:
              Mùa Giao Cảm (1958)
              Vần Thơ Mầu Trắng (La Poésie de Couleur Blanche), phiên dịch ra Pháp, Anh Văn.
              Chiêm Bao Trở Giấc - Thơ (1997)
              Nghìn Thương Đất Mẹ - Thơ & Thư Họa (1999)
              Truyện Kiều Nguyễn Du Thư Họa (2003)
























              Tranh vẽ của Nhà Thi Thư Họa VŨ HỐI



              TỨ MÃ




              KHUNG TRỜI LỘNG GIÓ




              NGHÌN ĐÊM THAO THỨC




              (motgocpho)
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #22

                Đông Hồ tiên sinh và Thư Pháp Việt



                Đông Hồ là một trong những vị tiền bối có công đầu khai phá cho bộ môn thư pháp Việt. Theo tôi được biết, nhà thư pháp Trụ Vũ trước đây ông học viết thư pháp Hán nhưng nhờ duyên may được gặp gỡ cụ Đông Hồ và đem lòng yêu mến nét chữ, muốn thể hiện cái hồn của thư pháp Hán bằng chữ Quốc ngữ nên sau nhiều năm mài mò Trụ Vũ đã trở thành một cái tên khá nổi tiếng trong làng thư pháp Việt.

                Ngoài ra ta còn ghi nhận được một vị khác tên là Tăng Hưng, ông là một nhiếp ảnh gia, tuy không phải là một tên tuổi lớn được biết đến trong bộ môn thư pháp Việt, nhưng ông là học trò ruột và được đích thân cụ Đông Hồ chỉ dạy cho các viết thư pháp Việt, cho nên ông có một nét chữ hao hao giống cụ Đông Hồ. Tăng Hưng từng có nhiều cuộc triển lãm kết hợp giữa thư pháp Việt với những tác phẩm nhiếp ảnh do chính ông sáng tác.

                Gần đây là kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn, do nhiều lần đến thăm và gặp gỡ nhà thư pháp Trụ Vũ, ông cũng đem lòng yêu mến đối với lối thư pháp đặc biệt này. Cũng từ nhà thư pháp Thanh Sơn mà phong trào thư pháp Việt trở nên phổ biến rộng rãi trong quần chúng mà ngày nay nhiều nhà thư pháp thế hệ sau ảnh hưởng không ít từ ông.

                Tuy khi cụ Đông Hồ ra đi, ngoài những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉ mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của cụ. Nhưng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ.

                Tưởng nhớ đến công ơn của cụ, một số người chọn ngày sinh của ông là ngày 16/02 hàng năm làm ngày họp mặt tri ân đến cụ Đông Hồ. Ngày này cũng nhằm vào mùa xuân, mùa của những hoa mai hoa đào nở rộ phản phất bên những chiếc chiếu hoa của những ông đồ cho chữ. Nên chăng chúng ta chính thức công nhận một ngày giỗ “Tổ” để những người yêu thư pháp bốn phương tụ họp về một nơi, trước là để tưởng nhớ đếng công lao của các bậc tiền nhân khai phá cho bộ môn thư pháp Việt, sau là để anh em trong giới có dịp gặp nhau sau một năm họat động và có thể gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ cho nhau những buồn vui cũng như tìm ra một hướng đi tích cực hơn cho bộ mộn nghệ thuật thư pháp Việt?






















                .

                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #23

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post








                  THANH SƠN

                  Tên thật:Nguyễn Thanh Sơn
                  Sanh năm 1949 tại Sài Gòn.
                  Nghề nghiệp chính: kiến trúc sư
                  40/1 Bùi Viện Q1 TP HCM
                  Tel: 8364002 8367580
                  Cell: 0913929692
                  Email: thanhsonnguyen@hcm.vnn.vn
                  Wedsite: THƯ PHÁP & TRÀ ĐẠO THANH SƠN

                  Đến với thư pháp như một cách để thư giãn, kts Thanh Sơn là một trong những người có công đầu tìm tòi nghiên cứu và phổ biến rộng rãi phong trào thư pháp chữ Việt đến với chúng ta . Bắt đầu triển lãm từ năm 1999 đến nay đã khẳng định được tên tuổi của mình trong làng thư pháp chữ Việt. Là chủ nhiệm danh dự CLB thư pháp chữ Việt TTVH Q1.





                  Hãy nói đi rằng
                  con yêu mẹ
                  đừng chờ đến lúc
                  mẹ ra đi
                  và cũng đừng
                  khắc lên
                  bia đấ vô tri
                  những mỹ từ
                  mà con
                  chưa hề nói.




















                  Nhẫn một chút sóng yên gió lặng



                  Khiêm Hạ




                  Thiện căn ở tại lòng ta
                  chữ Tâm kia mới bàng ba chữ tài







                  Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài








                  Gluck Erfolg
                  Hạnh phúc, thành đạt


                  Thiền trà

                  chén trà trong hai tay
                  Chánh niệm nâng tròn đầy
                  Thân và tâm an trú
                  Bây giờ và ở đây



                  Thuyền và Bến

                  Thuyền về có nhớ bến không?
                  Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền




                  Mây và trăng

                  có lúc biển trời sông nước ngủ
                  Lòng mây khao khát một vầng trăng



                  Gió và mây

                  Cũng có lúc mây hững hờ lẩn tránh
                  Gió lang thang tìm kiếm khắp trời cao
                  Mây thiếu gió mây cũng buồn rũ rượi
                  Gió thiếu mây lòng gió cũng nao nao



                  Cà phê

                  Vẫn quen như ngày trước
                  Gọi hai ly cà phê
                  Chợt nhìn chiếc ghế trống
                  Mới thấy mình tái tê



                  Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó




                  Ta phải đi một khi ngày đã tận
                  Yêu đã xong ân óan đã xong rồi
                  Ta tịch diệt giữa cõi trần bụi bặm
                  Ánh hào quang lìa hẳn cảnh luân hồi
                  Có thương tiếc đừng thương tiếc quá
                  Buồn đủ buồn như mọi cuộc chia tay
                  Ta để lại không mang theo gì cả
                  Thật nhẹ nhàng như gió lúc ra đi



                  Trời xui định mệnh quen nhau
                  mà không cho biết bao lâu kiếp này
                  Thôi thì quên những tàn phai
                  Để ta sống trọn tháng ngày có nhau
                  Thơ Hư trúc



                  Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
                  Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.


                  Vạn phúc lai môn
                  Thiên kim nhập trạch



                  Ở đâu trăng có nhớ người?
                  Ở đây đang có một người nhớ trăng.


                  .
                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom