• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Điểm sách

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Điểm sách

    Điểm sách




    Tôi vẫn chưa bỏ được thói quen khi gặp sách hay và hợp với ý mình sẽ mua hai bản ,một để đọc ,và một để tặng người nào đó hoặc để phòng hờ khi có ai đó quên trả sách .Nhưng không phải lúc nào cũng được vậy .Một quyển sách ở V.N. số lượng in chỉ khoảng 1000 bản ,có khi mình biết trễ , có khi hình thức và nội dung sách không phù hợp nhau ,có khi sự quảng cáo cao hơn giá trị thực Tôi lại có tật chỉ chọn sách của những tác giả mình yêu thích vì tư tưởng và văn phong của họ mà không quan tâm xưa hoặc nay , Âu , Á hoặc ,Mỹ , Phi Thế thì sao đây ? Hãy dạo qua nội dung và đôi chút về tác giả trước khi đem sách về nhà . Với suy nghĩ này ,tôi mong được giới thiệu với các bạn mục "Điểm sách " (tôi mượn bên trang eVan và nơi khác...) để đem lại chút lợi ích cho người thích đọc sách vào một phút nào đó.

    Rất mong sự tham gia của các bạn
    Thanks !
    G.
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 08-11-2010, 11:48 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #31

    Hẹn em ngày đó
    Guillaume Musso

    Tất cả chúng ta đều từng đặt ra ít nhất một lần câu hỏi này: nếu như có may mắn được quay lại, chúng ta sẽ thay đổi điều gì trong cuộc đời mình?

    Tên sách: Hẹn em ngày đó
    Tác giả: Guillaume Musso
    Dịch giả: Hương Lan
    Nhà xuất bản Văn học

    Thông điệp ấy của Guillaume Musso dẫn dắt độc giả tìm đến những điều day dứt nằm ẩn khuất trong ngõ vắng của cảm xúc, và có lúc như đã chạm đến tầng sâu kín nhất trong mỗi con người.




    Bạn đang cùng bước vào một câu chuyện tình, thật đẹp nhưng nặng trĩu buồn và tưởng như đã bị chôn chặt theo thời gian.
    30 năm về trước, trong lúc không thể rời giường bệnh bởi ánh mắt u buồn của một bệnh nhân, bác sĩ Elliottt đã để vuột mất người yêu sau một tai nạn giao thông
    Năm 60 tuổi, dấu hiệu tuổi già và bệnh ung thư trong kỳ di căn dường như sắp sửa quật ngã ông. Và giữa khoảnh khắc mong manh ấy, Elliottt đã bật lên ước muốn lớn nhất trong cuộc đời mình: gặp lại một người, Ilena.

    Diễn biến phần lớn của câu chuyện khám phá giấc mơ ấy với phần sắp xếp của vô số những tình tiết ly kỳ, tạo cảm giác hồi hộp tột độ đối với độc giả. Không giấu diếm niềm khắc khoải, quãng thời gian quá ngắn còn lại buộc Elliottt phải gấp gáp trong cuộc kiếm tìm này.
    May mắn có được những viên thuốc màu nhiệm, ông đã trả giá đắt sau 9 chuyến đi dài về quá khứ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi. Niềm ân hận vùi sâu bấy lâu giờ chực bật ra với hoài vọng về một mối tình mong manh đầy ám ảnh. Ông luôn cảm giác mình có lỗi. Khi còn nhỏ, Elliottt chứng kiến cảnh chà đạp của người cha nghiện rượu, bà mẹ khổ đau đã tự tử bằng cách cứa vào cổ tay. Lúc lớn lên, Elliottt không dám có con và điều tệ hại nhất là sự ra đi quá đột ngột của Ilena, khi anh chưa cảm thấy mình mang lại niềm vui thực sự nào cho cô.

    Hình ảnh một bản sao già cả, bệnh tật và rầu rĩ, bên một Elliottt tràn trề sinh lực của tuổi 30 gieo vào người đọc những nỗi niềm day dứt bên trong, tự giày vò chính mình. Sống vốn đã chẳng dễ dàng nhưng để quay lại, đối diện với lỗi lầm còn nặng nề gấp bội. Hai con người ấy – Elliottt 60 tuổi và Elliottt 30 tuổi - đã hợp sức cùng nhau để thay đổi quá khứ, bằng chính thôi thúc khó lý giải của con tim. Một người đánh đổi bằng tất cả sức lực yếu ớt còn lại. Một người đánh đổi bằng điều quý giá nhất trong cuộc đời mình. Tưởng mạnh mẽ nhưng mà chông chênh, tưởng như với tới niềm vui song hóa ra lại đón nhận kết cục chua chát. Nhưng không một ai muốn dừng lại, vì tình yêu, vì Ilena.

    Câu chuyện tình yêu ấy đan xen giữa thực và ảo mộng. Điều này cứ chòng chành lặp đi lặp lại trong suốt hơn 300 trang sách, vừa tạo nên sắc màu lãng mạn, vừa như chạm tới tầng sâu kín nhất trong tâm hồn. Musso khiến bạn có thể gợi nhớ đến những giấc mơ của Marc Levy (Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại, Kiếp sau, Bảy ngày cho mãi mãi), nhưng anh không bị trộn lẫn trong đó. Dường như chất liệu thực tế được anh ghìm chặt hơn, bằng cách ghi chú cẩn thận trong mỗi chương sách: Ngày tháng năm, tuổi của nhân vật, mỗi lần gặp lại quá khứ. Không bắt buộc tất cả nhân vật cùng trở lại giấc mơ, với Musso, đó thực sự là nơi chỉ dành cho những ai thực sự cô đơn, thực lòng khao khát được quay về. Anh cũng không quá tô hồng sức mạnh của những giấc mơ, song lại không cưỡng lại khát vọng nhìn thấy thành quả của mình, rằng rốt cuộc con người ta phải đạt được điều gì đó mà họ đã trót để vuột mất, như hình ảnh Elliottt và Ilena gặp nhau khi cả hai đều đã già bên chiếc cầu Cổng Vàng. Người ta đã nhận định về anh với những cuốn sách đầu tiên: Skidamarik, Rồi sau đó, Cứu lấy em, Gặp em ngày đó, “Hãy ghi nhớ cái tên này, Guillaume Musso hứa hẹn một tài năng văn chương nở rộ”.

    Những chương sách dạt dào xúc cảm được thể hiện cô đọng, như những giấc mơ ngắn ngủi của nhân vật chính Elliottt, nhưng diễn biến thời gian được tác giả cố ý duy trì liền mạch. Có đủ cả 10 lần trở về của 10 viên thuốc. Có đủ hết những năm Elliottt lâm cảnh gà trống nuôi con, được đánh số lần lượt từ 1986 đến 2007... Có thể nói, Musso như không muốn hướng độc giả dành quá nhiều sự quan tâm trong hành trình "hẹn lại" của mình. Để tránh ấn tượng về cảm xúc viển vông, anh sắp xếp những cuộc hẹn đó lọt thỏm như chỉ là một góc nhỏ, của riêng một cá nhân, giữa một xã hội ăm ắp sự kiện: nào là tin trên CNN một học sinh vừa nã súng vào 12 bạn học khác trước khi nã súng vào mình ở trường trung học Columbine ở Litttletown, John Lennon bị ám sát ở New York bởi gã tâm thần Mark Chapman, sự kiện 11/9/2001 tại World Trade Center... Tất cả tạo nên sự dồn nén tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn độc giả.

    Tác giả Guillaume Musso sinh năm 1974 tại miền Đông nước Pháp, hiện là giáo viên chuyên ngành kinh tế. Từ một chuyến du lịch trải nghiệm tới New York năm 1993, trải qua nhiều công việc như bán kem, ở trọ cùng với người lao động đến từ các quốc gia khác nhau, anh trở về với đầy ắp những ý tưởng mới cho niềm đam mê sáng tác. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh với tựa đề Bởi vì yêu đã ra mắt độc giả tháng 5/2007, hiện có mặt trên danh sách best-seller của những kênh phát hành sách lớn nhất nước Pháp.
    Ngọc Mai
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #32

      Đá tiên tri

      Flavia Bujor
      Joa, cô bé 14 tuổi, chống chọi với Thần Chết bằng một giấc mơ. Cô níu kéo mạng sống lắt lay của mình bằng niềm tin vào điều-không-thể. Cuốn sách của Flavia Bujor - tác giả mà ở tuổi 14, được chào đón như một hiện tượng của văn học Pháp.

      Tên sách: Đá tiên tri
      Tác giả: Flavia Bujor
      Dịch giả: Hoàng Phương
      NXB Văn học và công ty Nhã Nam
      Cuốn sách này sẽ khiến bạn bị chấn động với câu chuyện thật buồn về bé Joa. Là tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi được viết bởi một tác giả 13 tuổi, song Đá tiên tri cô đọng những khắc khoải của con người về cái chết - nỗi niềm tuyệt vọng và sự đấu tranh giành giật vì lẽ sống.

      Joa. 14 tuổi. Mồ côi cha mẹ. Đau đớn vì bệnh tật. Cầm cự sống nhờ thiết bị máy móc ở bệnh viện. Không có ai thân thiết ở bên. Joa có người yêu nhưng chàng trai này chỉ đến thăm một lần rồi biến mất...
      Nhưng cuốn sách không rơi vào con đường ủy mị sướt mướt thông thường. Chính là nhờ giấc mơ về-điều-không-thể của Joa. Câu chuyện thứ hai kể chuyến phiêu lưu của 3 cô gái trẻ sinh ra với 3 hòn đá trong tay, đến từ 3 gia đình khác nhau nhưng lại chung một số phận. Họ cùng chịu ràng buộc bởi lời tiên tri, rằng năm 14 tuổi, họ sẽ đến gặp nhau lúc nửa đêm và trở thành kẻ thù của nhau. Đinh ninh lời dặn dò của gia đình về kẻ thù – nhưng hành trình đến với lời lý giải về thân phận cũng như sứ mạng, những cuộc đối đầu hiểm nguy với Hội đồng Mười Hai đã khiến họ xích lại gần nhau như các phần của một tổng thể hoàn chỉnh.


      Trang bìa cuốn sách.



      Nhân vật Người vô danh xuất hiện khá nhiều trong cuốn sách. Một người không có ký ức, không biết tên. Anh nổi danh như người hùng bảo vệ những điều tốt đẹp, song điều đó không làm nguôi ngoai nỗi dằn vặt sâu xa: rốt cuộc mình là ai. Cho tới lúc, Người vô danh đối diện với sự thật về mình, biết về quá khứ nhúng chàm đầy tội lỗi, nhận ra đôi bàn tay mình từng vấy máu người.... Anh không được quyền né tránh, chỉ còn cách duy nhất là đối diện với sự thật để trở thành Người lựa chọn, một vị Vua thực sự trong lòng dân chúng.

      Hai câu chuyện giữa hiện tại và quá khứ, giữa những người anh hùng cứu thế giới với một thiếu nữ nằm thoi thóp trên giường bệnh đan bện vào nhau, mà vẫn khiến người đọc nghĩ rằng cả hai đều có thực. Có lẽ bởi niềm tin của tác giả vào những điều tưởng như không thể ấy. Những trạng thái cảm xúc trái ngược - từ nghẹt thở vì sự hồi hộp của chuyến phiêu lưu với những thách thức hiểm nguy, đến nỗi niềm bi đát của bệnh nhân - cứ thỉnh thoảng lại va đập vào nhau, kết nối thành thông điệp sống. Chẳng phải ngẫu nhiên, tên của 3 nữ phù thủy được sinh ra với 3 hòn đá ấy, Jade, Opal và Amber khi ghép các chữ cái đầu là tên của cô bé tội nghiệp JOA. Còn Người vô danh - Người được chọn – Vua, mang lời giải mã về lòng vị tha cũng như niềm tin của con người?

      Sẽ có không ít độc giả bị đánh thức bởi sức mạnh toát ra từ thiếu nữ nằm trên giường bệnh ấy. Không đao to búa lớn, không nặng nề phần giáo điều – nhưng giấc mơ là có thật, giấc mơ níu kéo sự sống ở lại, giấc mơ khiến người ta nhìn thấu đáo về cuộc sống hơn, dù ở tuổi 14.

      Flavia Bujor là một nữ tác giả thuộc thế hệ 8x, cô sinh năm 1988 tại Rumani, theo gia đình chuyển sang Pháp từ năm hai tuổi. Đá tiên tri là tiểu thuyết đầu tay Flavia Bujor viết khi 13 tuổi và hoàn thành nó trong vòng 6 tháng. Tác phẩm ngay lập tức giành được thành công vang dội tại Pháp và lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất tại Châu Âu. Tính đến nay, Đá tiên tri đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng.
      Ngọc Mai
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #33

        Ngân Thành cố sự
        Lý Nhuệ (Li Rui)

        Để viết hơn 130.000 chữ trong "Ngân Thành cố sự", Lý Nhuệ mất tới một năm. Rồi ông lại bỏ bẵng 3 tháng trời để lao vào sửa sang. Kỳ công ấy sáng lấp lánh trong những áng văn hay, sóng sánh tình trong cảnh sắc, trong con người, và nhất là nỗi đau.

        Tác phẩm: Ngân Thành cố sự
        Tác giả: Lý Nhuệ
        Dịch giả: Trần Đình Hiến
        NXB Hội nhà văn


        "Tính vô lý của lịch sử trở thành nhân vật chính trong hai tác phẩm của tôi. Tính vô lý của lịch sử đã dìm chết sinh mạng con người, khiến tôi thể nghiệm sâu sắc rằng lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của mình. Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận". (Lý Nhuệ)
        Giống như Chốn xưa, cuốn sách có khoảng thời gian cách Ngân Thành cố sự 10 năm, Lý Nhuệ không thôi khắc khoải trước nhân vật mà có lẽ dù cố kìm nén, ông không khỏi thốt tên vài lần trong tác phẩm: LỊCH SỬ. Ông giãi bày suy nghĩ của mình: "Chứng kiến mọi người ra sức đi tìm cho mình lý do thiêng liêng để giết người, bạn thật sự tuyệt vọng đối với bản thân. Khi con người trao lý tính cho lịch sử, thì thường là biến lịch sử thành những lời bịp bợm có lợi cho mình. Cái gọi là "lịch sử khách quan chân thực" chớp mắt trở thành những lời dối trá về khách quan chân thực. Tất cả những lời dối trá đều coi thường sinh mạng con người. Tôi muốn vớt những sinh mạng bị chết sặc bởi những lời dối trá lên cho mọi người xem".

        Trang bìa cuốn sách.


        Ngân Thành cố sự mở đầu bằng một sọt tre máu me đầm đìa đựng những mảnh xác của viên Tri phủ của Đồng Giang – Viên Tuyết Môn. Ngay tiếp đó là những xác người không đầu với những cái đầu lấm bùn và máu lần lượt được treo trong sọt. Và suốt chiều dài của mấy trăm trang sách, cứ lúc lúc lại hình dung cảnh thịt người bầy hầy tanh tưởi. Trong đó có cái chết chất chồng của đám nông dân chưa một ngày dùng đao kiếm, có nỗi oán hận của người thợ sắt Nhạc Thiên Nghĩa bỗng dưng trở thành vị Đại Nguyên soái không biết cưỡi ngựa, có vụ tự sát dưới hầm cất giữ tiền của dòng họ Lưu danh giá, có cả những cái chết tức thì không sao cắt nghĩa nổi của viên tướng trẻ Lưu Chấn Võ...

        Dường như vì không khí tanh nồng nên có quá ít chỗ nương náu cho tình yêu. Chỉ duy nhất Lưu Lan Đình trong cơn quẫn trí lao vào người vợ đang chửa để tìm cớ giải tỏa tinh thần đang dồn nén đến kiệt quệ. Còn lại là cô gái Nhật Hideyama Hoko quỳ gối khóc than trước cái đầu thờ ơ của Âu Dương Lang Vân. Và đâu đây, giữa thế giới bọt bèo của bánh phân trâu là một tình yêu thậm chí không dám tỏa trong lòng khách trâu Vượng Tài.
        Ngân Thành cố sự có nhiều đoạn miêu tả rất lắng đọng. Nó giống như thành phố hoa lệ và sầm uất trong thế giới Nghìn lẻ một đêm, qua con mắt của những người Nhật lần đầu tiên đến đây. Từ dòng sông sâu thẳm các khúc quanh của thời gian và chứng tích. Từ 30.000 chú trâu to khỏe kéo cọn nước với 1.200 nài trâu, 6.000 phụ xe thấp thoáng khắp nơi trong không gian cũ kỹ của Ngân Thành. Từ món cá Thoái Thu với cách nấu đặc biệt cầu kỳ với loài cá toàn thân trắng như tuyết, chỉ sống trong dòng nước ngầm và được coi như món ăn dành cho thần tiên. Từ biệt thự Tùng Sơn với những lầu các sánh vai nhau... Những cảnh sắc ấy điểm xuyết trong tấn bi kịch hãi hùng của Ngân Thành càng khiến câu chuyện trĩu nặng day dứt. Nó khiến người ta chẳng tránh khỏi những tiếng thở dài khi suy ngẫm về chiều sâu của lịch sử Ngân Thành.
        Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc tới Ngân Thành cố sự mà lãng quên bốn câu thơ cổ ngâm vịnh hàng nghìn năm nay được Lý Nhuệ đưa vào làm tiêu đề cho bốn chương sách:

        "Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng
        Tòa thành cô độc giữa ngàn non
        Sáo Khương sao nỡ oán Dương Liễu
        Gió xuân không tới ải Ngọc Môn".

        Giữa một câu chuyện dài với hằng hà chi tiết mà nhà văn dày công tựa như người ghi chép lịch sử; giữa một khoảnh khắc biến động với ngùn ngụt nỗi đau chất vợi - bật lên khúc bi ca muôn thuở của người Trung Quốc, khiến người ta dường như tiếp nhận tự nhiên và thấm thía
        hơn.


        Huỳnh Mai Liên
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #34

          Người Việt biết đùa
          Lê Thiếu Nhơn

          Cuốn sách nói nhiều đến những chuyện đã được đọc đâu đó trên báo. Thế nhưng, ngòi bút của Lê Thiếu Nhơn vẫn khiến người ta muốn đọc lại, rồi ngẫm nghĩ và bật cười.

          - Tên sách: Người Việt biết đùa (phiếm đàm).
          - Tác giả: Lê Thiếu Nhơn.
          - NXB Văn Nghệ, quý 1/2007.

          [IMG]Link[1][1].jpg[/IMG]Bìa sách "Người Việt biết đùa".

          Tập sách chia làm 3 phần:
          Lang thang thế sự.org,
          Ngã bảy nghệ thuật.net,
          Dọc đường văn học.com.

          Tên gọi gợi lên hình ảnh một cây bút chịu khó nghe ngóng, "lê lết" khắp nơi. Những điều tai nghe, mắt thấy làm tim và đầu chịu không nổi, nên phải viết.
          "Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông", Nguyễn Công Trứ từng nói về khí khái của người nam nhi quân tử như thế. Nhưng cái danh ấy ngày nay bị bóp méo trăm bề, bán mua đổi chác, trục lợi. Vậy thì có cần phải bằng mọi giá để đoạt được cái danh? Bài Phải có danh gì với núi sông của Lê Thiếu Nhơn, mượn cớ phản biện cụ Nguyễn Công Trứ đã nêu lên nhiều chuyện nực cười xoay quanh danh và lợi, lẫn hại.

          Bài Sào huyệt văn minh nói về 5 mẫu nhân đặc biệt là bà Tơ Liễu, cậu Thái Tử, ông giám đốc, anh Chánh Nghĩa, bà Cổ tích. 5 mẫu nhân vật rất đời mà cũng rất "tếu" này nhan nhản trong xã hội hôm nay. Nhưng vì trú trong Sào huyệt văn minh (tựa bài viết) nên họ vẫn cứ thản nhiên sống... khỏe.
          Tuy vậy, đọc Người Việt biết đùa, vẫn còn thấy tiếc. Chen giữa những bài viết hay, đúng chất phiếm đàm và biết "đùa" (như tiêu đề sách nêu ra), còn nhiều bài như: Đặc sản quý hiếm, Thiên thần bận rộn, Thương nhớ quân tử...chất sâu, cay chưa đủ cho người đọc có thể nhớ.

          Không ai bắt nhà thơ phải quan tâm thời cuộc thế sự, nhưng từ thôi thúc cá nhân, hơn ai hết chính những nhà thơ có tấm lòng hiểu rằng: họ sẽ luôn day dứt và đau đáu khi cái xấu, cái ác, cái bất công, điều nghịch lý vẫn tồn tại trong xã hội.

          Phát hành 4 tập thơ, và đã có tới 3 tập tản văn ra mắt độc giả cả nước, Lê Thiếu Nhơn là một trong số ít những nhà thơ được gọi là trẻ hôm nay chăm viết và chăm suy nghĩ về thế sự, về chuyện nghề trong nghiệp viết lách.

          Theo tâm sự của anh ở lời giới thiệu sách, anh chàng nhà thơ trẻ này từng "hăng tiết vịt" đánh nhau với một bạn văn vì bất đồng quan điểm chuyện "tham nhũng hoành hành Việt Nam". Nhà thơ thì cho rằng, tại sao không có những người trẻ biết bật khóc vì thứ tệ nạn đang kéo rịt sự phát triển của nước nhà. Anh bạn lại cười mỉa mai, tham nhũng là điều tự nhiên, một "khoản cố định".

          Thay lời kết cho tập phiếm đàm là cuộc chat giữa nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và Nguyễn Ngọc Tư, "trái sầu riêng" ở tít mũi Cà Mau. Cuộc trò chuyện, tung hứng têu tếu giữa hai người bạn từng thân với nhau khi chưa ai "có danh gì với núi sông" thật nhẹ nhàng, tự nhiên, mà vẫn bật điều muốn nói với độc giả: Sống bằng văn chương đã khó, sống thật và sống vui bằng chính văn chương còn khó gấp trăm lần.
          Thất Sơn
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #35

            Vĩnh biệt Tugumi
            Yoshimoto, Banana


            Dịu dàng, suy tư và tươi tắn, "Vĩnh biệt Tugumi" nhắc ta nhớ rằng Banana chưa bao giờ đi vào lối mòn. Trữ tình, dễ đọc và đáng say mê, Yoshimoto xứng đáng với sự hâm mộ mà thế giới dành cho cô.

            Tên sách: Vĩnh biệt Tugumi
            Tên tác giả: Banana Yoshimoto
            Dịch giả: Vũ Hoa
            Nhà xuất bản Đà Nẵng và công ty Nhã Nam

            Một cuốn sách nhỏ mỏng. Có gì lôi kéo sự liên tưởng tới cuộc đời ngắn ngủi của Tugumi. Có nỗi buồn đọng lại. Có niềm vui kéo trở về thực tại... Tất cả những gì diễn ra thật bé bỏng so với sự hiện diện của biển bao la, trở đi trở lại trong các chương sách.

            Nhiều độc giả tìm đến Banana bởi nhân vật trong văn chương của cô đầy sự tươi mới, với một nghị lực tinh thần đáng kinh ngạc. Hình như không khó khăn nào khiến họ phải mệt mỏi, thoái lui. Kể cả với cuốn sách này, khi thách thức là cái chết.


            Bìa cuốn "Vĩnh biệt Tugumi".

            hật khó mà hình dung cuộc sống đang trôi vèo qua mỗi ngày thế này với một người lắm bệnh tật và bị dự đoán sẽ đoản mệnh như Tugumi. Cũng khó mà chia sẻ với một thiếu nữ yếu ớt, xanh xao luôn phải dựa dẫm vào người thân, song lại vô cùng bẳn gắt khó tính khiến người xung quanh phải rỏ lệ. Càng khó cảm thông với một cô gái mới lớn cùng trò giả nai để quyến rũ bọn con trai lẽo đẽo theo sau.

            Tugumi đã lớn lên trong tình yêu dịu dàng bao bọc của những người thân. Song cô dường như muốn phá bỏ cái trật tự như thể sẵn sàng tống tiễn mình vào cõi chết ấy. Cô nói năng bốp chát, hay cáu kỉnh đập phá, dành mọi thời gian để nghĩ ra những trò tinh quái nhất. Tugumi xuất hiện như thể một thiếu nữ đỏng đảnh, hư đốn.

            Nhưng phía sau vẻ hoang dại đầy xa cách đó là một Tugumi đang đốt lửa từng ngày cho sự sống leo lắt của mình. Những điều quá quắt mà Tugumi gây ra như một thứ ánh sáng khát thao toả ra từ thân hình mảnh khảnh, trắng muốt đến yếu ớt của cô. Không biết giấu mình và cũng chẳng có nhiều thời gian để làm điều ấy. Song đó là cách để chứng tỏ sự hiện diện của cô đang khắc sâu trong tâm trí mọi người đến thế nào.

            Cuối cùng thì cũng có người xích lại gần cô thiếu nữ khó ưa đó. Mối tình đầu đẹp đẽ giữa Tugumi và Kyoicho suôn sẻ tới lung linh khiến người ta phải đau nhói vì những dự cảm chẳng lành. Tugumi lường trước hơn ai hết giới hạn đó song cô lại hào hứng đón nhận nó, từ lần gặp gỡ đầu tiên cho tới khi chủ động nói lời yêu. Song người để Tugumi trút bầu tâm sự lại là Maria, một cô bạn học cũng là chị em họ. Đó là lý do để lá thư cuối cùng của Tugumi dành riêng cho Maria, nơi cô thổ lộ những ngọn ngành về mình, nhất là vụ trả thù kẻ giết chú chó đáng yêu của Kyoichi với một nỗ lực đáng kinh ngạc

            Thật khó để hiểu Tugumi đồng bóng dám đi chân trần dạo chơi trong đêm khuya khoắt với một cô trò chưa bao giờ tham dự bất cứ buổi tập trung nào ngoài sân trường. Thật khó mà gần gũi với một Tugumi ngang ngạnh đến xấc xược với một thiếu nữ dịu dàng trong mối tình đầu. Thật khó để hiểu một tình yêu luôn ấp ủ sâu thẳm trong Tugumi với một người lạnh lùng đào hố bên vườn hàng xóm để trả thù, chuẩn bị một sự trừng phạt ghê rợn dành cho kẻ xấu bụng..
            .
            Song chính vì thế mà những ám ảnh về cái chết bị đẩy lùi xa. Cô gái nhỏ nhoi chưa một lần bước chân ra ngoài thị trấn đã tự vẫy vùng bằng trái tim đầy sinh lực của mình, cho đến khi "cái kho" ấy cạn kiệt. Banana đã nói về cái kết ấy: "Phần kết của cuốn truyện này là sự bắt đầu một cuộc sống mới của Tugumi, nghĩa là "cái chết" của một Tugumi từ trước cho tới thời điểm đó. Tất nhiên, việc đọc và hiểu như thế nào là tuỳ thuộc ở độc giả nhưng tôi đã định như vậy. Từ bây giờ, Tugumi sẽ lần đầu tiên bắt đầu cuộc sống thực sự"...
            Tịnh Khê


            *****************************************


            Say ngủ
            Yoshimoto, Banana

            Với tập truyện này, Banana mang đến những câu chuyện tình u buồn với các tình tiết rắc rối tới mức chẳng ai muốn liên tưởng tới cảnh huống thế xảy đến trong đời.

            Tên sách: Say ngủ
            Tên tác giả: Banana Yoshimoto
            Dịch giả: Trương Thị Mai
            NXB Văn hóa Sài Gòn

            Bước vào thế giới của Banana, cảm giác đầu tiên là độc giả lập tức bị hút vào các nhân vật. Có lẽ vì thế, Banana tối giản các nhân vật xuất hiện trong tập truyện Say ngủ. Chỉ vừa vặn chừng đó con người, và gói gọn vào các nhân vật chính. Nhưng, điều khiến người đọc phải để mắt tới, đó là không gian im lặng bao phủ họ trong những giấc ngủ khác nhau.


            Bìa cuốn sách.
            Những độc giả từng đọc Banana sẽ lập tức nhận ra những nhân vật mang vết thương tinh thần nặng nề. Đó là Terako, cô gái trốn tránh bế tắc trong tình yêu với một người đàn ông có vợ đang sống thực vật suốt một năm (Say ngủ). Là Marie đang chống chọi với nỗi đau người yêu thiệt mạng vì tai nạn giao thông khi anh này đang tới chỗ hẹn hò (Lữ khách giữa hai màn đêm). Mizuo, dẫu đang tựa trên một bờ vai khác vẫn chưa nguôi ngoai cuộc tình tay ba nhuốm nỗi ê chề: hai cô gái cùng bị một gã đàn ông chả ra gì quyến rũ rồi gạt bỏ (Một trải nghiệm)…

            Những cô gái trong Say ngủ có tâm hồn thật mềm mại, vì thế nên sống ủy mị. Họ phó thác cho tự nhiên cứu rỗi bằng những giấc ngủ với đủ hình thái khác nhau. Terako rơi vào những giấc ngủ triền miên để quên đi thực tại mà cô chả có cách gì thay đổi. Marie hụt hẫng trong những giấc mơ như có thực để gặp lại người yêu. Mizuo lạ lùng hơn, hút vào những cơn mộng du để gặp lại tình địch cũ mới qua đời.

            Điểm đặc biệt, những tổn thương, mong manh như thế khiến người ta có thể rơi nước mắt, song lại không nhuốm sự bi quan, phản ứng bất bình sau những gì không mong muốn xảy đến. Bởi trong khoảnh khắc đó, cái tôi yếu đuối nhưng xiết bao chân thật được hiện diện ở những người phụ nữ bất hạnh này. Họ đẹp một cách lạ lùng, dẫu rơi vào nỗi đau, sự cô đơn, họ vẫn tự mình đối diện với nó. Thứ tâm lý mỏng mảnh mà trong suốt ấy khiến độc giả cảm nhận, dường như mình chạm tới nỗi đau.

            Với Say ngủ, Banana mang đến những câu chuyện tình u buồn với các tình tiết rắc rối tới mức chẳng ai muốn liên tưởng tới cảnh huống thế xảy đến trong đời. Các cuộc tình tay ba chẳng đơn giản là ham hố dục tính, hay đó là điều không còn quan trọng với họ. Mọi thứ cứ luẩn quẩn va đập rồi lại quay về tìm nhau. Những cái chết hay cuộc sống thực vật như hình ảnh tượng trưng cho sự bế tắc đang bị dồn quánh lại. Ba người phụ nữ bị dồn vào chân tường, để từ đó vuột lên một sự thanh lọc tinh thần: trong nỗi buồn, toát lên sự trong sáng, cao thượng của họ.

            Lời thoại trong tập truyện rất ngắn, đơn giản. Giả dụ như đặt phần kể chuyện sang một phía khác, độc giả sẽ có cảm nhận dường như các nhân vật đang khá thản nhiên trong tình thế ngõ cụt của mình. Như đoạn hai mẹ con Shimami trò chuyện về việc đêm qua Marie đột nhiên xuất hiện trong nhà mình, chỉ là vài câu thoại ngắn ngủn, rất ít thông tin (Lữ khách giữa hai màn đêm). Song đọc Banana còn có nghĩa bạn phải cảm nhận thấu suốt thông điệp ngầm ẩn náu đâu đó, để hình dung giữa các khoảng lặng ấy chất chứa những tiếng thở dài buồn bã, giấu diếm những điều không dễ gì chia sẻ bên trong, khiến không gian trở nên ngột ngạt.

            Nữ tác giả Nhật Bản Banana Yoshimoto đã có một hành trình đầy ấn tượng với độc giả Việt Nam qua Kitchen, N.P, Vĩnh biệt Tugumi, Amrita, Thằn lằn… Với Say ngủ, hẳn bạn sẽ cảm thấy hài lòng, khi một lần nữa đắm chìm trong không gian văn học rất riêng của Banana.
            Ngọc Mai
            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 02-07-2009, 07:20 AM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #36

              Hồi ký 50 năm mê hát
              Vương Hồng Sển

              Nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim, học giả Vương Hồng Sển dành trọn tâm huyết viết nên cuốn sách này.

              - Tên sách: Hồi ký 50 năm mê hát (Năm mươi năm cải lương).
              - Tác giả: Vương Hồng Sển.
              - NXB Trẻ, 4/2007.

              [IMG]Link[1].jpg[/IMG]Bìa cuốn "50 năm mê hát" của Vương Hồng Sển.


              Học giả Vương Hồng Sển vốn là một công chức, nhưng sau ông về hưu sớm để chuyên tâm về văn nghệ. Ông thích khảo cứu về hát bội, cải lương, nghệ thuật chơi cổ ngoạn. Quyển hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển in lần thứ nhất vào năm 1968 (cơ sở Phạm Quang Khai). Cuốn hồi ký đặc biệt ở chỗ: tác giả không nói nhiều về đời tư mà đề cập đến lịch sử cải lương Nam Bộ từ ngày sơ khai đến thời hoàng kim, cực thịnh qua cái nhìn, cách sống của một con người yêu môn nghệ thuật này với tất cả sự mê đắm.

              Tác giả tự nhận là mê cải lương, tuồng tích, đào kép với sự bồng bột năm 12 tuổi lẫn cái xao động năm 16 tuổi và sự say mê của cả một đời người. Tuy vậy, cái sự "mê" của cụ Vương rất có bài bản và ý thức rõ ràng trong việc phải lưu giữ trên trang viết những gì ông trải qua, được chứng kiến về một giai đoạn phát triển đặc biệt của cải lương. Một giai đoạn đã trôi qua và không bao giờ trở lại trong lịch sử văn hóa của dân tộc.

              Ông giữ cả từng tấm vé, thiệp mời đi xem hát, tấm quảng cáo lịch trình giờ diễn, thiệp mời. Ông chọn lọc tư liệu, sưu tầm báo chí, truyện kể, giai thoại nói về gốc tích hát bội, cải lương ở miền Nam. Hàng trăm nhân vật nổi tiếng của ngành nghệ thuật này như: Năm Phỉ, Tư Út, cô Bảy Phùng Há, Năm Châu, Thành Được, Út Bạch Lan...qua sự giáo tiếp, quan sát, cảm nhận của Vương Hồng Sển mở ra nhiều điều khá thú vị.

              Những đêm đàn ca hát xướng, các câu chuyện về những người của một thời như: Hắc công tử, Bạch công tử, cô Ba Trà sắc nước hương trời.... cũng được nhắc đến, gợi nhớ về một giai đoạn "vó xưa xe ngựa hồn thu thảo", khi mà cải lương ăn sâu vào đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân miền Nam.

              Qua từng trang sách còn hiện lên một Sài Gòn xưa với lối ứng xử, cách sinh hoạt, văn hóa đặc trưng. Đây quả thực là một kho tư liệu sinh động, tập hợp được một số hình ảnh, nhiều bài hát cổ, và nhiều tư liệu về rất nhiều ban hát, gánh hát kiếm sống nổi danh trên đất Sài Gòn, Nam kỳ lục tỉnh.

              Vương Hồng Sển cho rằng 50 năm mê hát chỉ là cuốn sách để "Mình nói mình nghe" và "biết bao nhiêu, nói bấy nhiêu". Nhưng những gì ông kể lại đã giúp người đọc hôm nay nhớ và hiểu về một thời vàng son của nghệ thuật cải lương.
              Thất Sơn
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #37

                Người Quảng Nam
                Lê Minh Quốc

                Có chuyện sử, địa, chuyện về những nhân vật nổi tiếng trong âm nhạc, văn chương, chính trị, và cả chuyện về cọng rau muống, con cá chuồn. Đây là một cuốn sách đầy ắp tư liệu về đất và người Quảng Nam.

                - Tên sách: Người Quảng Nam (ký và tản văn)
                - Tác giả: Lê Minh Quốc
                - NXB Đà Nẵng (quý II/2007).

                [IMG]Link[1].jpg[/IMG]Bìa quyển sách mới nhất của nhà thơ Lê Minh Quốc.

                Vừa qua, tại quán cà phê Miss Sài Gòn, nhà thơ Lê Minh Quốc ra mắt cuốn ký sự - tản văn của mình: Người Quảng Nam. Bên cạnh những gương mặt quen thuộc: Nhà thơ Nguyễn Lương Hiệu, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển (đều là người Quảng)... rất nhiều độc giả là con em đất Quảng xa quê đến dự buổi giao lưu. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua cuốn sách tại chỗ, chịu khó ngồi chen vai thích cánh để nghe ông nhà thơ "quảng cáo" sách của mình. Quán cà phê nhỏ chỉ chực "nổ tung" khi lượng khách tham dự tăng lên quá tải.

                Cuốn sách gần 400 trang này "ôm" rất nhiều vấn đề về đất và người Quảng Nam, một vùng đất địa linh nhân kiệt. Tác giả cho thấy mình là người chịu khó tra cứu, sưu tầm tư liệu. Thêm vào đó, anh đan cài những nhận xét, cảm nhận của một người con xa quê làm trang sách thêm độ xác thực, mà không "ngấy" với cảm giác câu nệ vào tư liệu.

                GS Trần Quốc Vượng từng đưa ra kết luận: Quảng Nam nơi sớm nhất của sự hình thành chữ Quốc ngữ. Và đây cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách từ những chí sĩ như: Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân ... đến Bùi Giáng tiên sinh - thi sĩ tinh quái của nền thi ca hiện đại, của dấu ấn Bút máu một thời từ nhà văn Vũ Hạnh, của Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên. Và, theo dòng thời gian, hàng dài những cái tên được bồi vào danh sách "nhân kiệt", như: Bà Tùng Long, nhà văn nữ có biệt tài viết truyện nhiều kỳ và đề ra mục Gỡ rối tơ lòng trên báo chí miền Nam; Nguyễn Nhật Ánh "đa tài" trong nghề chữ nghĩa từ làm thơ viết báo đến sáng tác truyện cho thiếu nhi.

                Có một phần khá thú vị của Người Quảng NamQuảng Nam hay cãi,một thành ngữ quen thuộc đến độ không cần bàn cãi gì nhiều về độ xác thực của nó.

                Không nói chung chung, trong cuốn sách, Lê Minh Quốc nêu ra những ví dụ cụ thể, sinh động, cho thấy rõ cái hay lẫn cái dở của lối nói bộc trực, "xóc hông", hay lý sự của người Quảng Nam.

                Tác giả còn đưa ra kết luận thú vị: Tính cách của người Quảng xét ra lại phù hợp với nghề làm báo. Năm 1927, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng Dân, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Trung Kỳ. Nhà thơ Phan Khôi, người khởi xướng phong trào Thơ Mới cũng là một nhà báo tiêu biểu. Và hiện tại, phần lớn các nhà báo nổi tiếng của Sài Gòn là dân Quảng chính gốc.

                Bàn chuyện ẩm thực là một phần hấp dẫn của Người Quảng Nam. Nhưng tiếc là tác giả dành cho chuyện ăn uống số trang khá ít, chừng 1/5 cuốn sách, nên đọc xong vẫn còn thấy thòm thèm vì "chưa đã".

                "Ốc bươu nấu với măng chèo
                Rau trai, rau dịu lại đèo rau lang"

                "Ai về đất Quảng làm dâu
                Ăn cơm ghế mít hát câu ân tình"

                "Giàu như người ta cơm lua cá gắp
                Khó như vợ chồng mình bột bắp với rau lang"

                Món ăn đi vào đời sống, vào câu ca dao dân ca, vào tâm linh - tâm hồn người Quảng. Con cá nục cuốn bánh tráng, rau muống chấm nước mấm "gin" (nguyên chất). Cái bánh bèo con con. Món mì Quảng sợi mì vàng óng ánh. Con bò thui bên trong nhét lá ổi, lá sả thơm phức. Chiếc bánh tráng tiện dụng ngay cả khi nhúng nước chấm nước mắm để ăn, hay dùng trong bàn tiệc sang trọng.

                Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ mà từ cách ăn đến cách chế biến cũng như tính cách người Quảng: cần kiệm, dè sẻn mà lại phóng khoáng, vui tươi. Mộc mạc mà đậm chất.

                Không chỉ có vậy, người xứ Quảng còn vốn nổi tiếng với tiếng cười, từ tiếng cười trào phúng, thâm thúy đến lối chửi xéo, nói xiên. Và người Quảng Nam là thế, không thiếu mâu thuẫn trong cá tính nhưng cũng hết sức "đặc sệt, thuần nhất" đến độ không thể lẫn vào đâu được.

                Thất Sơn
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #38

                  Biển
                  Banville, John

                  Cuốn sách đoạt giải Booker 2005 của John Banville, qua sự chuyển ngữ bậc thày của Trịnh Lữ, một "tác phẩm ngôn từ" đã được tái hiện đẹp đẽ trong tiếng Việt.

                  Tác giả: John Banville
                  Dịch giả: Trịnh Lữ
                  Nhà xuất bản Văn học

                  Biển được thuật lại bởi Max Morden, một người đàn ông mới góa vợ. Ông đến một vùng nghỉ mát ven biển nơi mình đã trải qua kỳ nghỉ hè với cha mẹ khi còn là một đứa trẻ. Bề ngoài, ông đang làm một khảo cứu về họa sĩ Bonnard, nhưng thực chất chính sự lôi cuốn của biển và quá khứ đã dẫn ông về đây. Vẫn đau buồn về cái chết của người vợ Anna, vẫn vật lộn với nỗi đau phải chứng kiến người thân yêu của mình mòn mỏi rồi ra đi, trong khi bản thân mình vẫn tồn tại, cùng nỗi khó khăn khi phải tiếp tục sống, một mình.

                  Bìa cuốn "Biển".


                  Sự lôi cuốn của biển nơi vùng đất riêng biệt này trở nên mạnh mẽ với những lý do không phải đã rõ ràng ngay lập tức. Nhưng đó không chỉ đơn thuần là nỗi hoài tiếc tuổi thơ đã mất, hay một chuyến trở về với mảnh đất hạnh phúc, an toàn và giản dị hơn của ngày xưa. Quả thực, còn có bóng tối, sự dữ dội và tiêu điều của vùng biển, gợi lại một ký ức vừa ngọt ngào vừa đau đớn.

                  Câu chuyện là sự trở đi trở lại giữa hiện tại và quá khứ, giữa chuyện mới xảy ra, cái năm tai họạ khi Anna suy sụp rồi chết, tới mùa hè thời niên thiếu khi cậu bé Max Morden trải qua cùng với gia đình Grace, một gia đình trung lưu đã đến vùng biển để nghỉ hè. Đầu tiên cậu bị người mẹ thu hút, nhưng khi đến gần hơn hai đứa con sinh đôi nhà Grace, Chloe và Myles câm lặng, thì rốt cuộc, cậu quay sang mê mẩn cô con gái.
                  Sự thất thường kỳ dị của Chloe, và mối quan hệ gần gũi của cô gái này với đứa em trai – một mối liên kết không thể hiểu nối với người ngoài - đã là một điều bí ẩn đối với Max, theo cái cách thế giới với tất cả những điều còn chưa biết đến của nó đều khiến những đứa trẻ vừa mê mẩn vừa hạnh phúc, cái thế giới nguyên sơ, tăm tối, đầy cảm giác đó. Rồi cái chết sau đó của hai chị em sinh đôi, như một chấn thương đầu đời của Max, cũng là lần đầu tiên cái chết hiện ra, đột ngột, lạnh lẽo, đơn giản, không thể hiểu nổi với một đứa trẻ. Sau này, cái chết của Anna vừa đồng vọng, vừa làm sống dậy những ký ức sâu sa đó, trên cái nền vĩ đại và sống động của biển.

                  Với Biển của Banville, ký ức cũng có thể chơi trò chơi của mình, và hành trang của Max chính là một hòa trộn giữa những sự kiện sáng rõ và những câu hỏi tự thân. Banville đã miêu tả một cách bậc thày, việc chúng ta sống lại quá khứ như thế nào - quá khứ là một hòa trộn giữa những ký ức ta chọn và những ký ức thống trị ta, và những chuyển dịch giữa sáng rõ tuyệt đối và mơ hồ mơ mộng. Max tưởng tượng mình đang sống đơn độc trong những ký ức được nhớ lại từ quá khứ, nhưng ông nhận ra - và từng bước chứng thực - rằng ký ức không thường hằng, cái dải mờ có khe rạn đó, rằng nó, quả thực như một sự cương phồng khổng lồ vĩnh viễn đổi thay, đó chính là biển cả.

                  Biển mang lại cho ta cảm giác về một câu chuyện thật tình cờ, một người đàn ông buồn khổ uống quá nhiều rượu và suy ngẫm lại cuộc sống một cách ngẫu nhiên. Những cú nhảy giữa hiện tại, quá khứ với Anna và thời thơ ấu của Max, hầu như đã che giấu việc câu chuyện đã được xây dựng xuất sắc đến mức nào, với biết bao những manh mối nhỏ về những điều khác biệt được rải rác cài trong các đoạn. Đó là cuốn sách xứng đáng để ta đọc đi đọc lại nhiều lần. Cũng như vậy, ngôn từ của Banville có thể làm độc giả choáng ngợp, với những câu như “bát nước khổng lồ kia đang cương phồng lên như một vết phỏng rộp xanh lét bóng nhẫy một cách ác hiểm” và cứ như thế... Ở đây, tình tiết đã bị đe dọa lấn át bởi phong cách.

                  Cuối cùng, chỉ xin dẫn lời của John Crowley của tờ The Washington Post dành cho tác phẩm xuất sắc đoạt giải Booker 2005 của một bậc thày về ngôn từ của không chỉ văn chương nước Anh:

                  "Dường như Max (và người sáng tạo ra mình) không chỉ tham gia vào việc tạo nên những hành động của nhân vật xuyên qua thời gian - một công việc bình thường của tiểu thuyết - mà vẽ nên những khoảnh khắc khi tất cả đã ngưng đọng lại, như trong một bài thơ hay một bức tranh... Sức mạnh, sự lạ lùng, và vẻ đẹp của những đoạn văn trong đó chính là tất cả, và là một điều kỳ diệu".

                  Sự kỳ diệu đó có thể được cảm nhận đầy đặn qua một bản dịch có thể được coi như một dấu son trong sự nghiệp dịch của bất kỳ một dịch giả tài ba nào. Quả thực, lần này nữa là với Biển, Trịnh Lữ đã làm được nhiều cho tình yêu của ông dành cho tiếng Việt mẹ đẻ.
                  Anh Minh tổng hợp
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #39

                    Những giấc mơ của Einstein

                    Alan Lightman

                    Bút pháp thông minh, nhưng vô cùng giản dị, mạch lạc như trong những bài nghiên cứu khoa học nhỏ, trí tưởng tượng dồi dào, dí dỏm, những triết lý tinh tế, sâu sắc như những mẩu truyện ngụ ngôn, "Những giấc mơ của Einstein" được xem như thuyết tương đối cho tâm hồn.

                    Tên sách: Những giấc mơ của Einstein
                    Tác giả: Alan Lightman
                    Nhà xuất bản: Hội nhà văn


                    Thuyết tương đối của Einstein, công trình khoa học vĩ đại làm chấn động thế giới loài người và minh chứng chuẩn mực cho trí tưởng tượng không giới hạn của con người đã đưa Einstein trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất. Dù có ảnh hưởng rộng lớn và mạnh mẽ như vậy, những người hiểu rõ về lý thuyết này chỉ bó hẹp trong giới khoa học mà cụ thể là Vật lý lý thuyết. Einstein khi được hỏi về Thuyết tương đối của mình chỉ giải thích được bằng một ví dụ hóm hỉnh: “Nếu bạn ngồi cạnh một cô gái xinh đẹp và trò chuyện vui vẻ với cô ta, bạn sẽ cảm thấy một giờ trôi qua rất nhanh, còn nếu cô đơn một mình bên đống lửa thì một giờ đúng là sự hành hạ đối với bạn. Trong hai trường hợp, bạn cảm nhận thời gian khác nhau. Thuyết tương đối cũng như vậy đấy”.

                    Bìa cuốn "Những giấc mơ của Einstein".

                    Cũng với tinh thần trên, Những giấc mơ của Einstein là cuộc hành trình đầy kỳ thú giữa thế giới con người trong mọi chiều kích của thời gian. Thế giới sẽ ra sao nếu thời gian nhớp nháp như hồ dính? Vì sao những ai mắc kẹt trong dòng chảy thời gian ấy thì sẽ mắc kẹt trong cô đơn. Nếu biết trước tương lai thì tiếp tục hiện tại còn ý nghĩa gì?
                    Có thể nào quá khứ là một cái kính vạn hoa, là một mẫu hình mà mỗi làn gió thoảng, một tiếng cười, một ý nghĩ lại làm cho thay đổi? Nếu thời gian của mọi người như đàn chim sơn ca và những người lớn tuổi muốn níu kéo thời gian thì đã lại quá già để bắt được chúng thì điều gì sẽ xảy ra nếu một người bắt được con chim sơn ca và nhốt trong bình kính?

                    Với trí tưởng tượng của một nghệ sĩ đích thực, tư duy mạch lạc và chặt chẽ của một nhà khoa học, kiến thức của một nhà vật lý, Alan Lightman từng bước đưa người đọc đi ngược lại con đường tư duy của Albert Einstein đã đưa ông đến với Thuyết tương đối. Qua những đêm mộng, mà mỗi đêm mộng là một thế giới vừa mới mẻ vừa gần gũi. Gần gũi bởi những thế giới ấy đang ở ngay trong thế giới chúng ta, diễn ra hàng ngày.
                    Ở một nơi nào đó, vẫn còn những người mê mải tìm kiếm sự bất tử, vẫn còn những người sống vội vã để cho đến ngày tận thế, khi thời gian chấm dứt mới thực sự bắt đầu làm những việc mình mong muốn, những người ngày lại ngày làm những công việc giống nhau, đều đều nhàm chán như thể sống trong một thế giới thời gian là một đường tròn quay quanh chính tâm của nó. Ở một nơi nào đó, vẫn có những người quay nhìn lại quá khứ như thể thời gian chạy giật lùi, vẫn có những người níu kéo, giữ mãi một phút giây như thể đang đứng ở trung tâm thời gian, nơi thời gian đóng băng.

                    Nhưng đồng thời, những thế giới ấy lại hết sức lạ lẫm và ngộ nghĩnh, bằng bút pháp hóm hỉnh, trí tưởng tượng dồi dào tác giả đã đẩy những dị biệt của những thế giới mộng tưởng ấy lên đến cực đại, như thể một chiếc kính lúp, giúp độc giả nhìn rõ hơn những chiều kích khác nhau của thời gian mà những con người thường ngày chúng ta không thể cảm nhận.
                    Tác giả đã dựng nên những thế giới, nơi người ta cố công trèo lên những đỉnh núi cao nhất, nơi thời gian chuyển động chậm để nhờ đó kéo dài tuổi thọ, những thế giới nơi con người sống bất tử và chỉ tồn tại hai loại người, loại người của hiện tại và người của chẳng bao giờ. Nhưng những con người trong những thế giới thuần giả định và lý thuyết ấy cũng có những khó khăn, hạnh phúc của riêng mình, để từ đó, độc giả nhận ra những lời nhận xét thâm thuý và sâu kín cho chính bản thân mình, cho thế giới sống thực của mình ngày hôm nay.
                    “Nếu một người trong thế giới này không có hoài bão thì y sẽ đau khổ mà không biết, còn nếu có hoài bão thì y biết rằng mình đau khổ, song rất từ từ” hay “Mỗi thời gian đều có thật, song chân lý lại chẳng giống nhau”; “Cuộc sống phát triển “muôn màu muôn vẻ nhờ sự cô lập, song cũng lại chết ngấm chính vì sự cô lập đó”.
                    Hương Giang

                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    • #40

                      Đàn bà nhẹ dạ

                      Viết "Đàn bà nhẹ dạ" với tâm thế của một người trong cuộc, Vân Lam dường như rút hết gan ruột ra để phơi bày nỗi lòng.

                      Tên sách: Đàn bà nhẹ dạ
                      Tác giả: Vân Lam
                      NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Bách Việt ấn hành

                      Vân Lam viết như cho chính mình bởi lẽ mọi thứ chợt đến như một phản xạ vô điều kiện, chị cảm, chị thương, chị đau và chị viết. Cách viết về phụ nữ của một người phụ nữ thật lạ. “Năm 18, em là một thiếu nữ nghiêm chỉnh - nghiêm chỉnh đến buồn cười. Cùng sự "nghiêm chỉnh" kia, em đã thề sẽ không bao giờ ngủ với bất kỳ ai ngoài người đàn ông em gọi là chồng. Và một khi em đã gọi là chồng, thì đó cũng sẽ là người đàn ông cuối cùng trong đời em. Năm 20, em gặp anh... em thành đàn bà... Năm 26, em gặp anh... em thành đàn bà có chồng... Năm 28, em gặp anh... em sắp thành đàn bà có chồng lần thứ hai...”.
                      Thật kỳ lạ, người ta ví nước với đàn bà, mềm mại nhưng đầy mạnh mẽ, vậy mà nước vẫn phải chịu khuất phục trước mặt trời, khi mặt trời đến, nước dù mạnh mẽ đến mấy vẫn sẽ bốc hơi và biến thành mây. Mây, trong quãng đời ngắn ngủi của mình cũng chỉ vấn vít gần mặt trời để rồi một ngày nào đó lại biến thành những cơn mưa và rơi xuống. Mặt trời là đàn ông, mặt trời thiêu đốt nước để nước rút hết sức lực của mình cũng giống như đàn bà khi yêu thì yêu đến kiệt cùng thể xác, kiệt cùng trái tim, như thế, có phải đàn bà là nhẹ dạ?".


                      Bìa cuốn sách.

                      Quay trở lại với tâm thế của một người viết, Vân Lam trước hết và sau cùng vẫn muốn kéo những người đàn bà ấy ra khỏi những mối tình mông muội và như chị nói: “Tự trong thâm tâm, tôi không thể phủ nhận rằng: tôi khao khát được nhìn thấy những người đàn bà hiểu được giá trị của hai từ “độc lập”. Đương nhiên không loại trừ bản thân tôi. Đó là một bài học không dễ dàng gì, nếu không muốn nói đôi khi phải trả giá khá đắt! “Người đàn bà độc lập” của tôi không cần phải hô hào đòi hỏi “Nam nữ bình quyền” theo kiểu “Ông ăn chả bà ăn nem”.
                      Để rồi ở một góc khuất nào đó, bản chất đàn bà vẫn ngọ nguậy như con giun mà không thể búng ra khỏi cái ao tù nhỏ nhoi do chính mình tạo ra. Tôi muốn nhìn thấy người đàn bà của tôi hiểu được các giá trị đích thực của cuộc sống, của chính cuộc đời cô ta. Khi hiểu được các giá trị ấy, đó là lúc cô ta sẽ biết cách 'chấp nhận và từ bỏ' đúng lúc”.
                      Mong muốn được thấy đàn bà yêu bằng cả con tim và nhìn tình yêu bằng chút lý trí dường như được Vân Lam gửi hết vào tập truyện này chỉ với mong muốn được nhìn thấy những người đàn bà hiểu được giá trị của 2 từ “độc lập”.
                      Nếu đàn ông đừng hứa và và đàn bà đừng quá tin vào lời hứa khi yêu nhau thì liệu tình yêu có đẹp hơn không? Xin dành câu hỏi này cho những độc giả của Vân Lam sau khi đọc Đàn bà nhẹ dạ. Bởi lẽ, biết đâu, qua mỗi nhân vật của Lam, những người phụ nữ lại có thể bắt gặp được mình ở đó.
                      B.V.
                      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                      Comment

                      • #41

                        Chuyện mình chuyện người
                        Việt Linh

                        Việt Linh viết ngắn, nhưng dư âm câu chuyện của chị ngân dài sau câu chữ. Việt Linh chọn những đề tài nhỏ nhưng miên man suy nghĩ, để vụt ra những ý tưởng lớn, đôi khi khiến người khác giật mình.

                        Tên sách: Chuyện mình chuyện người
                        Tác giả: Việt Linh
                        NXB Trẻ & Công ty TNHH Sách Phương Nam

                        Cuốn sách tập hợp 90 bài viết, đăng tải rải rác trên báo chí trong suốt 20 năm làm báo của đạo diễn Việt Linh. Nhưng không phải những con số, mà chính câu chuyện lan man chị kể đã khẳng định cái tâm, cái nghĩa và cái tầm của tác giả những bộ phim như Gánh xiếc rong, Mê Thảo thời vang bóng, Dấu ấn của Quỷ, Chung cư...

                        Chuyện mình chuyện người viết theo thể tạp bút - một thứ văn dễ viết ra "chữ" nhưng kiến tạo thành "nghĩa" mới thực khó. Không yêu cầu tình tiết, cốt truyện như truyện ngắn; không câu nệ vần vè như thơ ca... tạp bút tưởng như là thể loại dễ tính, nhưng kỳ thực nó chỉ lưu lại dấu ấn của những người thực sự tài hoa. Bằng những câu chuyện nho nhỏ, nếu chưa đủ sức khiến độc giả phải choáng váng, Việt Linh cũng đã neo lại trong lòng người những phát hiện mới, những đau đáu, những dằn vặt, hay có khi chỉ là một tiếng thở dài...

                        Qua nhiều số phận, nhiều mảnh đời khi chủ ý khắc họa, khi chỉ thoáng qua, Việt Linh thể hiện cái nhìn của một người phụ nữ đa mang, giàu lòng trắc ẩn. Cùng viết về tình mẫu tử như bao cây bút khác, chị chọn phút giây hạnh ngộ giữa người mẹ và sinh linh bé nhỏ để suy ngẫm về thứ tình yêu riêng tư đầy thánh thiện. Ngoài mẫu số chung với muôn người mẹ trên trái đất, người mẹ trong Việt Linh còn mang tâm hồn rất đỗi Á đông khi chị viết: "Có con, tấm lòng vốn không độc ác của mẹ bỗng trở nên mềm dịu, bao dung. Có con, mẹ bỗng khao khát làm thêm bao điều thiện. Không phải là động cơ duy nhất, và cũng không phải mọi lúc, nhưng rõ ràng, mẹ đã bắt đầu nghĩ đến hai chữ phúc đức mà ông bà ta thường nói... Vốn tin luật nhân quả, giờ mẹ càng tin hơn sự vay trả ở đời... Tí Teo ơi, con không chỉ làm cuộc đời mẹ có thêm nhiều ý nghĩa, mà nhiều ý nghĩa của cuộc đời, từ lúc có con, đã được mẹ nhìn bằng một con mắt khác - con mắt dấn thân". (Hạnh ngộ)

                        Trang bìa cuốn sách.

                        Bằng lối tư duy giàu tính khái quát và khả năng trải rộng suy nghĩ ra khỏi giới hạn của sự kiện, từ một bác Phêđo, chị nghĩ về cả một thế hệ nước Nga ân tình chung thủy; từ một người Việt vô gia cư trên đất khách, chị xót xa cho biết bao số phận tha hương; từ một lời cảm ơn - xin lỗi, chị khắc khoải nghĩ đến cách hành xử của con người... Như là suy nghĩ bằng trái tim và quan sát bằng đôi mắt trìu mến, thân thương với cuộc đời, Việt Linh phát hiện ra từ những con người xa lạ nét đẹp ẩn khuất, từ những sự kiện tưởng vô can nhiều niềm hy vọng nhân sinh. Đó là một anh bác sĩ khù khờ khi lần đầu tiên lên máy bay nhưng đặc biệt giỏi giang và tận tình. Đó là một thanh niên ngơ ngác sang Paris tưởng sẽ được hưởng số tiền thừa kế kếch xù của ông ngoại nhưng cuối cùng toại nguyện đến thanh thản khi được mang về chỉ một nắm tro tàn của ông... Có một cuộc đời tươi đẹp trong những chuyện mình chuyện người mà Việt Linh nhặt nhạnh.

                        Vốn là một người Việt sống xa xứ nhiều năm, Việt Linh dẫu không cố ý thể hiện vẫn chẳng giấu nổi nghĩa tình với quê hương. Có một chút thở than, có những tiếng thở dài, có cả giây phút chạnh lòng... nhưng trên tất cả là tình đau đáu thương quê của một người sốt sắng, nôn nóng khi được (phải) chứng kiến khoảng cách thăm thẳm giữa quê nhà với những quốc gia chị từng đặt chân đến, về cả kinh tế, xã hội lẫn văn hóa, văn minh. Việt Linh đã đi qua Cannes xa hoa tráng lệ để thương cho người làm phim Việt Nam đang ngụp lặn giữa cánh đồng điện ảnh như vừa vỡ vạc, đã chen chân xem Hạn hán và cơn mưa ở Paris để biết tiếc mướn cho sự thờ ơ của khán giả quê nhà; đã bội thực những lời cảm ơn, xin lỗi của người Tây để thèm khát một lời khách sáo cần có của đồng bào mình...

                        Phần 2 cuốn sách là những câu chuyện nghề - đây là khoảnh đất để Việt Linh vẫy vùng, phô diễn kiến thức của một người trong cuộc. Nhưng vẫn vậy, chị từ tốn, lắm lúc là dè dặt khi đưa ra nhận xét về một tác phẩm điện ảnh, một quy trình làm phim. Nhưng đó là cái dè dặt dễ thấy của một người dám nghĩ mới, nghĩ khác. Những bài viết của chị đã gợi mở hướng tiếp cận ban đầu tới những nền điện ảnh còn xa lạ với người Việt như Iran, Romania, Thụy Sĩ...

                        Một trong những thách thức của thể loại tạp bút đối với người viết là sự kỳ công với chữ. Một đạo diễn tưởng như mạnh về ngôn ngữ hình ảnh như Việt Linh lại rất mẫn cảm với ngôn từ. Những người sống xa quê hương, thường phải chật vật đuổi bắt với sự phát triển ùn ùn của ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhưng Việt Linh không đuổi, chị đi trước hoặc ít ra cũng thong dong với kho từ vựng giàu có, đầy biến hóa của mình. "Tim tôi nhoi nhói: sao mà giống thế cái mâm nhôm mom móp, cái lon thiếc sen sét, cái thân dáng ranh rách của tuổi thơ cơ cực nhọc nhằn... Hóa ra kỷ niệm vẫn là thứ ương bướng nhất, bấu víu, bất biến" (Miên man đậu phộng nấu).
                        Hà Linh
                        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 02-07-2009, 03:44 AM.
                        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                        Comment

                        • #42

                          Paris 11tháng 8
                          Thuận

                          Tiểu thuyết của nhà văn Thuận về trận nóng cướp đi sinh mạng gần 15.000 người Pháp năm 2003.

                          Tên sách: Paris 11 tháng 8
                          Tác giả: Thuận
                          Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005





                          Paris 11 tháng 8 là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Thuận. Bằng cách hành văn mới lạ, độc đáo, Thuận tạo được ấn tượng mạnh với độc giả người Việt sống trong và ngoài nước. Paris 11 tháng 8 được viết trên sự kiện có thật là trận nóng năm 2003, kéo dài trong nhiều ngày mà đỉnh điểm của nó là ngày 11/8. Trận nắng nóng này đã cướp đi sinh mạng gần 15 nghìn công dân nước Pháp - một nước của nền văn minh ánh sáng.

                          Paris 11 tháng 8 nói về hai nhân vật nữ, hai nhân vật đi từ Hà Nội và gặp nhau tại Paris. Họ là hai con người hoàn toàn khác biệt, một Mai Lan xinh đẹp, quyến rũ từng làm diễn viên nổi tiếng khi còn trong nước, một Liên từng làm cán bộ công đoàn, xấu xí “mặt nổi mụn như bánh đa kê”, đã vậy “mắt gườm gườm” như một vũ khí tự vệ. Dựa trên hai nhân vật nữ chính và những thân phận tha hương từ các nước như Cuba, Libăng... Nhà văn Thuận đã chỉ ra cho bạn đọc thấy phía sau “xã hội hậu-tư-bản viên mãn” đấy thực chất là gì.

                          Nhà văn Thuận sinh năm 1967, sống tại Pháp, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Pyatigorsk (Nga), Cao học Đại học Paris 7 và Đại học Sorbonne. Chị là tác giả của những cuốn tiểu thuyết Made in Vietnam, ChinatownParis 11 tháng 8. Ngoài ra, chị còn viết truyện ngắn và tiểu luận.

                          Từ Nữ Triệu Vương
                          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-11-2010, 12:00 AM.
                          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                          Comment

                          • #43

                            Cha và con và... tàu bay
                            Nguyễn Ngọc Thuần

                            Tên của tập truyện cũng là tình huống trong một truyện ngắn hay, xúc động của Nguyễn Ngọc Thuần.

                            Tên sách: Cha và con và... tàu bay
                            Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
                            Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005



                            Tập truyện dày hơn 300 trang gồm 19 truyện ngắn được yêu thích: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Cha và con và... tàu bay, Biển đã bắt đầu từ nơi không nhìn thấy, Những giấc mơ mà tôi đi tìm, 27 khoảnh khắc, Ngày bất tận và ngân dài từ đó, Quyền ăn kem...

                            Sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Thuần trong những năm gần đây khiến người ta ít nhiều nhớ đến nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupery, cha đẻ Hoàng tử bé. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Thuần được viết rất tự nhiên, phần lớn mang phong cách kể. Ngôn ngữ giản dị, nhưng ẩn chứa trong nó là những đối thoại, tranh cãi, lưỡng lự... của nhân vật. Những tiêu đề đầy chất thơ, chắc tại anh luôn có thói quen nghĩ đến một cái tên truyện trước khi ngồi vào bàn viết.

                            Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Thuần, ta thấy những con người trong tác phẩm ấy, những địa danh ấy như có thật. Những trường hợp, những tình tiết, những mâu thuẫn... đều rất cụ thể, cứ như đang hiển hiện ở một nơi nào đó. Nhưng đôi khi, ta thấy nhân vật của anh tồn tại những mối giao cảm với nhau vượt ra ngoài đời thực.

                            Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút trẻ có sức viết mạnh, sách của anh được yêu thích và bán rất chạy. Điều này cũng dễ hiểu, vì anh là một nhà văn có trách nhiệm, anh viết và sống thật với mình, với bạn đọc.

                            Từ Nữ Triệu Vương
                            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                            Comment

                            • #44

                              Bi kịch Tử Cấm Nữ
                              Lư Tân Hoa


                              Năm mươi chương sách chỉ nhằm mô tả một bi kịch có tính định mệnh của một người - đẹp - thạch - nữ, đàn bà nhưng không có khả năng trở thành đàn bà, bởi đã bị phong bế, đã bị bịt kín. Nếu người phụ nữ ấy không đẹp, đó chỉ đơn thuần là sự bất hạnh.

                              Nhưng bởi nàng là một hoa khôi, với sự hoàn mỹ về nhan sắc, học vấn, tâm hồn, nên bi kịch trở thành tiếng kêu than động cả đất trời, là câu hỏi đầy dằn vặt xát vào lòng người đọc: tất cả sự thống khổ không đáng có này, căn nguyên bởi tại đâu?
                              Chuyện bắt đầu khi cô sinh viên hoa khôi Thạch Ngọc quyết định hiến thân cho người yêu như một nghi lễ thiêng liêng. Mọi việc diễn ra không suôn sẻ, và thật kinh khủng khi Thạch Ngọc và người yêu khám phá ra rằng cô không thể thực hiện chức năng đàn bà, bởi cơ thể cô có một khiếm khuyết cực kỳ nghiêm trọng. Thạch Ngọc phải nhờ đến sự giúp đỡ của phẫu thuật, nhưng dao kéo không mang tới kết quả mong đợi. Cơ thể cô ngoan cố trở lại tình trạng ban đầu. Không thể chịu đựng nỗi thất vọng lớn trong tình yêu, không đương đầu nổi những tia nhìn dè bỉu từ bè bạn, cô phải tìm con đường thoát: ra nước ngoài, bằng cuộc hôn nhân giả với một bạn học Mỹ.

                              Chàng thanh niên Mỹ tốt bụng đã giúp cô nhanh chóng hội nhập vào xã hội Mỹ mà không hề đòi hỏi cô bất cứ điều gì. Nhưng với chính mình, cô vẫn xem thân thể mình là sự trừng phạt đày ải: "Tôi có cảm giác sai lầm rằng, một bộ phận nào đó của thể xác tôi đã biến thành Tử Cấm Thành, ngàn năm trước luôn nằm yên lặng dưới chân Yến Sơn, tuy cao quý nhưng man mác một không khí u bế và cấm cố". Căm thù bản thân mình nhưng không thể từ bỏ nó, trong bóng tối của sự tuyệt vọng đầy bế tắc, cô đã tự tiến hành cuộc thử nghiệm và khám phá ra một chân lý đáng sợ. "Tôi là một người phân làm hai, vừa là đàn ông lại vừa là đàn bà; lại hợp hai làm một, đàn ông và đàn bà đồng thời là tôi... Âm và dương, đực và cái, ở tôi đều đạt đến sự thống nhất diệu kỳ. Tôi chính là phép biện chứng, chính là sự phủ định của phủ định, chính là Bồ Tát, chính là thiên sứ... Thiên sứ và Bồ Tát đều vô tính hoặc song tính, tôi cũng là vô tính hoặc song tính".
                              Bằng cốt chuyện đầy tính ẩn dụ, tác giả Lư Tân Hoa đã dẫn dắt người đọc đi vào những éo le tràn đầy trong cuộc đời người đẹp Thạch Ngọc qua ba mối tình ở ba giai đoạn khác nhau.
                              Ngô Nguyên thời sinh viên đã nếm trải nỗi hẫng hụt lớn khi định khám phá thân thể nguyên sơ của người đẹp. Dabruce, ông bạn Mỹ kềnh càng như con gấu cũng chỉ cùng nàng chơi trò đánh đố trên chiếc giường chồng vợ nhằm che mắt nhân viên Cục Di dân. Đến mối tình thực sự với người bạn cùng trường gặp lại trên đất Mỹ thì, người hẫng hụt lại chính là Thạch Ngọc. Bởi sau khi nhờ kỹ thuật Mỹ giải phẫu thành công, sau bao năm khát khao và dồn nén, nàng vô cùng nôn nóng được tận hưởng lạc thú tình yêu, để rồi thật trớ trêu bẽ bàng khi một sự thực nghiệt ngã phơi bày: người đàn ông nàng chờ đợi, Thường Đạo, hoàn toàn không có khả năng đàn ông!
                              Lần thứ hai Thạch Ngọc thất bại cay đắng. Và trong một cố gắng trả thù đầy tuyệt vọng, nàng đã tìm đến anh chàng Dabruce kềnh càng. Điều không hề chờ đợi đã xảy ra: một đứa con lai đã được hình thành! Cuộc hôn phối dị chủng lại cho ra thành quả.
                              Người đọc có thể nhận ra rất rõ dụng ý của tác giả. Sự phong bế của người đẹp Thạch Ngọc không chỉ là một khuyết tật cơ thể. Và suy nghĩ của nàng không hề là loại nghĩ ngợi thông thường của đàn bà: "Tôn giáo của tôi, bất kể tương lai sẽ như thế nào, phương Đông hoặc phương Tây,... một điểm rất quan trọng đối với tôi - đó chính là có được không khí hiện đại và hơi thở của nhân gian; đồng thời, nó còn cần phải thật sự thông qua quan sát và giác ngộ tâm linh chính mình mà có...". Nó phản ảnh cả lịch sử một đất nước, một dân tộc trong cơn đau chuyển đổi.
                              Phải chăng vì thế mà Tử Cấm Nữ đã được người đọc Trung Quốc nồng nhiệt chào đón bằng số lượng 60.000 bản ngay trong tháng đầu tiên, và đang được Bắc Kinh khẩn trương chuyển thể để làm phim.
                              (Nguồn: Thanh niên)
                              Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 28-06-2009, 08:45 AM.
                              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                              Comment

                              • #45

                                Nửa kia của Hitler’ giả định về một chân dung thực
                                Lưu Hà

                                Từ tứ truyện giả thiết: Điều gì xảy ra nếu Adolf Hitler, tên độc tài phát xít của thế kỷ 20, trúng tuyển Đại học Mỹ thuật Viên?, cuốn tiểu thuyết của Eric-Emmanuel Schmitt là cách hình dung lịch sử thế giới từ một số phận cá nhân, lý giải cuộc đời một cá nhân từ những sự kiện tưởng như không phải là bước ngoặt.


                                Ở tuổi 20, Adolf Hitler ­nuôi giấc mộng trở thành họa sĩ.Nhưng sau hai lần bị Đại học Mỹ thuật Viên đánh trượt, Hitler trở thành gã lông bông, nay đây mai đó rồi dần dà tìm được chỗ đứng, trở thành một “con quái vật” khổng lồ của nhân loại nhờ cuộc thế chiến I. Đó là những dòng tiểu sử mà bất cứ ai muốn tìm hiểu đều có thể dễ dàng biết được về một dị nhân của thế kỷ 20, nỗi ám ảnh khôn nguôi của người Do Thái. Đó cũng là căn cứ để tiểu thuyết gia người Pháp bắt đầu một câu chuyện chỉ có trong tưởng tượng.
                                Nửa kia của Hitler (nguyên tác La part de l’autre) dựng lên hai chân dung song song và đối lập: Adolf H. và Hitler. Cuộc đời hai con người này bị rẽ đôi bởi một quyết định của Đại học Mỹ thuật Viên. Adolf H. trúng tuyển còn Adolf Hitler. trượt. Adolf H. trở thành một họa sĩ tài danh, kết bạn cùng những họa sĩ nổi tiếng như Picasso, André Breton… , tận hưởng cuộc đời bình thường với những người tình và kết thúc sự sống bên cạnh những người thân. Còn Adolf Hitler dần dà căm phẫn cuộc đời, khước từ những mối quan hệ nhân bản với con người và trở thành gã độc tài đồng trinh. Nửa kia của Hitler như một cỗ máy thời gian, giúp người đọc có cơ hội sắp đặt lại lịch sử chỉ bằng cách hình dung: Điều gì sẽ xảy ra nếu Adolf Hitler cũng như Adolf trúng tuyển Đại học Mỹ thuật Viên? Giả định đó liệu sẽ tác động thế nào đến Thế chiến II, đến cuộc đại đồ sát dân Do Thái, đến số phận của nhà nước Israel…

                                Trang bìa cuốn sách.



                                Tình huống của Eric-Emmanuel Schmitt khiến độc giả bất chợt nhận ra, thế giới rộng lớn với hàng tỷ con người thực ra là một mối liên kết vững chắc và đầy phụ thuộc lẫn nhau. Một sự cố nhỏ xảy ra với một cá nhân - một mắt xích của vũ trụ hoàn toàn có thể xô lệch cả khối kết cấu. Nhưng ở tầng triết lý sâu hơn, Schmitt thêm một lần nữa dấn thân đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Điều gì tạo nên con quái vật Hitler? Môi trường, sự ngẫu nhiên của số phận hay cá tính, sự lựa chọn có tính toán của một cá nhân đối với cuộc đời mình.

                                Chính nhà văn khẳng định: “Tôi đặt tên cho tác phẩm là La part de l’autre vì tác phẩm nói đến Hitler và nửa kia của y là Adolf H. Nhưng tên tác phẩm còn mang một ý nghĩa thứ hai đậm màu triết học. Hitler thật tự giam chặt mình, không giao tiếp với ai, trở thành một nhà kiến thiết lãnh đạm với tất cả những gì ngoài mình. Trong khi Adolf H., nhân vật tưởng tượng, lại mở lòng mình tiếp nhận người khác, anh ta sống cuộc sống của nửa kia một cách rất con người với tình dục, tình yêu, tình phụ tử, giảng dạy và cái chết… Adolf H. mở lòng ra với mọi người, Hitler thao túng người đời, Adolf H. để người đời chiếm một vị trí ngày càng lớn trong cuộc đời mình. Hitler say sưa với những điều y tin chắc, Adolf H bị sự nghi ngờ dày vò; Hitler cho mình là người xuất chúng, Adolf H. nhận ra rằng mình rất tầm thường”.
                                Eric-Emmanuel Schmitt sinh năm 1960 tại Lyon, là một trong những tiểu thuyết gia ăn khách của Pháp. Ngoài tiểu thuyết, ông còn là một kịch tác gia với những vở kịch hài hước, giàu màu sắc triết học. Văn của ông không kén độc giả bởi nhà văn chủ trương lối viết vừa chiều được giới độc giả tinh hoa bằng những tư tưởng triết học sâu sắc; vừa cuốn hút lớp độc giả bình dân với những cốt truyện giàu chi tiết, giàu tính hài hước. Hiện ông sống và làm việc tại Bỉ.

                                Tác phẩm được dịch giả trẻ Nguyễn Đình Thành chuyển ngữ sang tiếng Việt. Dịch giả cho biết: “Tôi coi đây là một thử thách, một bài tập lớn cho chính mình. Để có được một bản dịch nghiêm túc, tôi đã phải đọc rất nhiều tác phẩm của Schmitt, để có được cái nhìn hệ thống về sáng tác của ông, tham khảo hàng loạt sách về chiến tranh và cầu kiến những người làm trong ngành hội họa”.

                                Với cách nhìn của một người yêu văn chương, anh nhận định: “Tứ truyện giả định cùng lối kể pha trộn giữa hiện thực và hư cấu mà Eric-Emmanuel Schmitt sử dụng không phải là những thủ pháp mới trong đời sống văn học, nhưng tài năng của tác giả thể hiện ở tầm kiến văn rộng, khả năng kể chuyện hấp dẫn, mang đến cho người đọc nhiều nhận thức mới từ những chất liệu đã cũ”.
                                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom