• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu tâm lý sợ gắn kết ở phụ nữ hiện đại

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu tâm lý sợ gắn kết ở phụ nữ hiện đại

    Hiện nay, tâm lý sợ gắn kết cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam đặc biệt là phụ nữ hiện đại ngày nay.

    Sợ gắn kết (fear of commitment) là khái niệm tâm lý được hiểu và sử dụng rất phổ biến ở các nước phát triển do văn hóa đề cao tự do cá nhân cực điểm gây ảnh hưởng sâu rộng đến tâm lý của toàn xã hội. Hiện nay, tâm lý trên cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ hiện đại ngày nay. Biểu hiện thường là tâm lý lo lắng, mâu thuẫn, thái độ lập lờ trước quyết định công khai mối quan hệ, quyết định gắn bó, sống chung với người mình yêu.

    Tâm lý sợ ràng buộc trong tình yêu là tâm lý lo lắng, mâu thuẫn và thái độ lập lờ trước quyết định công khai mối quan hệ, quyết định gắn bó, sống chung hay kết hôn với người mình đang yêu hay hò hẹn. Tâm lý này thường thể có ở nam giới nhiều hơn ở phụ nữ.

    1. Nguyên nhân của tâm lý sợ gắn kết
    Trong lịch sử lâu dài của tình yêu, gia đình, nam giới vẫn luôn là giới có biểu hiện của tâm lý sợ gắn kết nhiều hơn nữ giới bởi một số những lý do tự nhiên và xã hội như sau:

    - Đàn ông trưởng thành về tâm sinh lý chậm hơn phụ nữ nên khả năng diễn đạt cảm xúc, mong muốn và các vấn đề nan giải trong cuộc sống kém hơn phụ nữ.

    - Đàn ông chịu những áp lực khác phụ nữ như sự nghiệp, tiền bạc, sức khỏe thể chất, những áp lực khiến nam giới muốn chậm ổn định đời sống tình cảm hoặc đời sống hôn nhân, gia đình.

    - Đàn ông có khả năng chịu đựng tổn thương cảm xúc kém hơn phụ nữ, đặc biệt là sau những mối quan hệ tình cảm sâu đậm hoặc sau li hôn. Do đó, rất nhiều đàn ông từng bị tổn thương tình cảm càng sợ gắn kết hơn.

    - Đàn ông bị ít định kiến hơn phụ nữ về đời sống tình dục phong phú. Do ít chịu định kiến, chỉ trích về số lượng bạn tình, đàn ông tiếc nuối sự tự do tìm kiếm bạn tình mới và có những trải nghiệm mới.

    Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, không chỉ có nam giới từ chối gắn kết sớm với bạn tình, số lượng phụ nữ hiện đại thích sống độc thân, có bạn tình không ràng buộc hay có mối quan hệ mở đang ngày càng nhiều. Một phần do phụ nữ hiện đại cũng chịu ít áp lực và định kiến hơn, có nhiều cơ hội tìm bạn tình mới và phát triển sự nghiệp và trải nghiệm cuộc sống hơn xưa. Do đó, càng ngày yêu cầu và mong muốn về bạn đời, bạn tình cũng càng ngày càng cao, khiến giới trẻ luôn sợ mình chưa tìm được đúng một nửa mình mong muốn.


    2. Những biểu hiện của tâm lý sợ gắn kết

    Người không muốn gắn kết thường có biểu hiện tránh thảo luận về kế hoạch hay tương lai xa, hay đưa ra những câu trả lời nước đôi như: “có lẽ, có thể, cũng được, không đến nỗi,… hay đề nghị người yêu tham gia những hoạt động không liên quan đến sự cam kết như đi du lịch, đi công tác, chọn đời sống sự nghiệp và xã hội vô cùng bận rộn và phong phú, đưa ra những hàm ý như không thích trẻ con, không đủ khả năng tài chính, có nhiều trách nhiệm nặng nề khác, sức khỏe không tốt,…

    3. Hậu quả của tâm lý sợ gắn kết

    Từ chối gắn kết trong giai đoạn đầu của việc hẹn hò và tìm hiểu là việc bình thường khi hai bên còn hiểu ít về nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian dài một số tháng, năm hẹn hò, một phía đã sẵn sàng gắn bó mà phía kia vẫn lập lờ sẽ để lại nhiều hậu quả tâm lý, sinh lý, kinh tế phức tạp. Cả hai đối tượng và những người liên quan đều có tâm lý và cảm xúc không ổn định, mất niềm tin vào ý nghĩa tốt đẹp của tình yêu và hẹn hò, mất tự tin vào bản thân và lòng tin vào đối tác, lo lắng, bất an với tương lai, ghen tuông không rõ lý do. Xã hội có nhiều cặp đôi có quan hệ không ràng buộc cũng dễ gặp phải nhiều vấn đề nan giải, phức tạp như tỉ lệ sính thấp, tỉ lệ người mắc bệnh tâm lý và trầm cảm cao do đời sống hàng ngày thiếu tình yêu thương và lòng tin vào cuộc sống.

    4. Cách khắc phục những hậu quả do tâm lý sợ gắn kết gây ra
    -Tránh tạo hy vọng giả: nhiều cá nhân sợ cô đơn, sợ mất đi sự thuận tiện khi có bạn tình ở bên nên đưa ra những tín hiệu không thật như những lời hứa hão, những hứa hẹn nước đôi, những hy vọng không thật cho bạn tình để giữ họ ở bên càng lâu càng tốt. Tuy nhiên hy vọng giả luôn gây ra thất vọng và giận dữ cho đối phương.

    -Tránh vội vàng, gây áp lực: Cho dù chúng ta có mong muốn gắn kết đến đâu mà đối phương chưa sẵn sàng, chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi hoặc chọn giải pháp chia tay, tìm bạn tình phù hợp hơn chứ không nên vội vã, gây áp lực.

    - Tránh ảo tưởng về bản thân và cũng tránh hạ thấp bản thân: cách tốt nhất để tránh sợ gắn kết là hiểu bản thân mình và đối phương, nhìn ra những mặt mạnh măt yếu và phần nào dự cảm tương lai của mối quan hệ, tránh để cường điệu hóa khả năng hay hạ thấp giá trị của mình khiến cả hai phía bối rối, mất tự tin, sợ bị từ chối hoặc sợ gắn kết với người không phù hợp. Chấm dứt gắn kết theo cách tích cực, chân thành, cởi mở: nhiều đôi khi đi đến giải đoạn không ổn trong mối quan hệ do hai phía không còn hợp, không còn hiểu nhau nữa nhưng không thể đi đến việc chia tay trong hòa bình. Hậu quả của chia tay thiếu giao tiếp lành mạnh và thiếu sự chân thành sẽ dễ dàng để lại chấn thương tâm lý, sự giận dữ ấm ức cho những bên liên quan. Do đó, dù mối quan hệ có đi theo chiều hướng nào chúng ta cũng cần chấm dứt hoặc tiếp tục bằng sự chân thành và trung thực với mình và đối tác.

    - Thảo luận chân thành, thẳng thắn: Để bản thân và bạn tình không bị lâm vào tình huống khó xử khi một hoặc cả hai bên đều không sẵn sàng gắn kết, muốn chia tay hoặc chấm dứt, cần hiểu rõ tình trạng mối quan hệ, cảm xúc và mong muốn của hai bên và chấp nhận mọi tình huống có thể xảy ra.

    Khi chúng ta giao tiếp, hẹn hò hay tiến xa hơn trong mối quan hệ bằng việc công khai, chuyển đến sống chung hay kết hôn, mọi việc đều được tạo nên từ những cuộc thảo luận chân thành, thẳng thắn và thật lòng, mọi việc sẽ trở nên bớt phức tạp hơn. Nếu thực sự hiểu và phù hợp để đến với nhau, cả hai đều hạnh phúc. Nếu không đi đến được gắn kết cũng không phải vì người liên quan không chân thành mà là do sự không phù hợp nghĩa là việc chia tay nhau là một quyết định tốt cho cả hai phía vì vậy không ai cảm thấy bị tổn thương do bị từ chối, lừa dối hay lợi dụng.



    Tổng hợp: Marieclaire.com, psychcentral.com, wikihow.com.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom