• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MÀU TÍM HOA SIM

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts
  • #2

    Hình như bài này ca sĩ Ý Lan hát với tựa đề là: "Áo anh sứt chỉ đường tà" phải ko phamthanhchiem?

    Comment

    • #3

      Mình chưa được nghe Ý Lan hạt Bạn nghe Màu tím hoa sim của nghệ sĩ Quốc Anh ngâm nhé :
      [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=cqkVjSBwXp4&feature=related"]Mau tim hoa sim ( Huu Loan ) - YouTube[/nomedia]
      http://huynhthanhchiem.blogspot.com/
      huynhthanhchiem@gmail.com

      Comment

      • #4

        Huyền thoại một nhà thơ

        Huyền thoại một nhà thơ

        Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.
        Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra...
        ****
        Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
        Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
        Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại.

        "tôi bảo vệ tự do của tôi ...
        và tự do của dân tộc...
        tự do của mọi người." *
        Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”.
        “Lời Tự Thuật”

        Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi' hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”.
        “Lời Tự Thuật”.


        Hữu Loan 1916 - 2010
        Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.
        Sưu tầm
        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 31-03-2012, 05:53 PM.

        Comment

        • #5

          Thay thương lam.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom