• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tặng Sách

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tặng Sách

    Tặng sách

    ĐÀM LINH THẤT
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản Sách ( P1 )

    Bạn đang sở hữu một lượng tri thức nhất định ? Bạn đang có một số vốn , bạn đang đi săn sản phẩm , và đánh hơi ngành nghề để tham gia thi trường ?
    Ngành kinh doanh tri thức
    Ngành Xuất bản – Ngành In CHẤT XÁM LẤY VÀNG ? Có người còn nói vui là IN GIẤY LẤY TIỀN …
    Ngành xuất bản sách

    Sách bạn được đọc là thành phẩm của hoạt động xuất bản – in ấn – phát hành
    Nghiệp vụ Xuất bản Sách – Làm Sách ?
    Tác giả khi viết ra một tác phẩm – đó gọi là bản thảo .
    Tác giả chào bản thảo đến nhà xuất bản ?
    Nhà xuất bản tiếp nhận đọc và nghiên cứu văn hóa đọc và thi trường về sách ?
    Nếu bản thảo phù hợp nhà xuất bản ký kết hợp đồng mai lại bản thảo và tiến hành làm sách …
    Vậy lợi nhuận từ làm sách như thế nào ?
    Vd Tác giả Trần Việt Phú viết được tác phẩm THIÊN TÀI BÁN SÁCH ONLINE . Chào bán bản thảo đến nhà Xuất bản A .
    GIẢ SỬ : Nhà xuất bản đánh giá bản thảo có thể in và có thể kiếm được tiền . Họ ký kết với tác giả Phú 10 % nhuận bút trên tổng lượng in sách lần đầu ?
    Gía thành phẩm quyển sách 300 k bì cứng giá bìa là 399 .000 ( Gía bán sách – giá bìa ) vì sách có nội dung truyền thông văn hóa rất hay .
    Nhà xuất bản in 1000 cuốn và trả tiền cho tác giả là 39.900.000 . Chi phí in một cuốn là 25000
    Và các chi phí khác như Chi phí lưu kho , vận chuyển , truyền thông , chi phí bán hàng ….
    Nếu bản hết 1000 X 399000 = 399.000.000 ( trừ chi phí thương mại, CHIẾT KHẤU BÁN BUÔN 20 % là 319.200.000 ) vậy
    một tác phẩm giả sử nhà xuất bản A Lợi nhuận được 79.800.000 .
    Siêu lợi nhuận ? NXB
    Cỗ máy in tiền của ngành xuất bản là gì , đó chính là khả năng nhân bản của trí tuệ .

    Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản Sách ( P1 )
    Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 21-08-2017, 01:27 AM.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Nghề biên tập sách ( P1 )

      Nếu bạn là người đam mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt thì việc trở thành một nhà biên tập sách thực sự phù hợp . Với những người yêu thích đọc sách thì đây thực sự là công việc hoàn hảo. Việc được đọc những bản thảo viết tay của tác giả đầu tiên và khám phá ra những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới thực sự là niềm vui lớn nhất của nghề này.


      Công việc biên tập sách gồm những gì?

      Trước hết là một cái nhìn bao quát mang tính đánh giá về cuốn sách tương lai: Nó thêm được những nội dung gì cho độc giả? Nó có gì mới hơn so với một loạt cuốn sách có đề tài gần gũi với nó? Thử đặt vào vị trí công chúng để hình dung tác dụng của cuốn sách sẽ ra mắt, v.v… Bên cạnh đó là sự phát hiện những chỗ sai, chỗ yếu, chỗ thiếu…ở bản thảo cần được sửa chữa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh trước khi đưa in. Sự phát hiện này phải đi kèm với việc người biên tập có khả năng trình bày và thuyết phục được tác giả cũng thấy như vậy và cùng hợp tác khắc phục. Đó là những việc mà người biên tập viên phải xử lý được trước một bản thảo sách thông thường. Riêng đối với loại sách biên khảo, chuyên đề nghiên cứu,…, công việc biên tập còn phải thể hiện cái nhìn của một nhà nghiên cứu đối với công trình mới của nhà nghiên cứu là tác giả cụ thể này (giúp tác giả tránh những sai sót không đáng có trong dữ liệu, trong nhận định, đánh giá…), công việc biên tập cũng phải thể hiện trách nhiệm của nhà xuất bản đối với người dùng sách thông qua năng lực làm các chú thích về nhân vật, về sự kiện lịch sử hoặc văn hoá, các chú thích về từ ngữ, năng lực thực hiện những bảng chỉ dẫn tra cứu (tra cứu chủ đề, tra cứu tên riêng) ở cuối sách.
      Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó. Họ đọc bản thảo và quyết định liệu chúng có nên được xuất bản hay không và khi xuất bản thì loại sách này có bán chạy không? Quyết định này sẽ được kiểm chứng là đúng hay sai qua con mắt thị hiếu của người tiêu dùng.
      Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách
      Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.
      Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ.
      Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau.
      Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.
      Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn . Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm.

      Nghề biên tập sách ( P1 )
      Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 21-08-2017, 01:28 AM.
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản ( P2 )

        Xuất bản là gì?

        Có thể bạn đã từng cầm trên tay một cuốn sách thật thú vị và cảm động – cuốn Không gia đình của Hector Malot. Độc giả trên khắp thế giới đều đọc cuốn sách này. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng xem, cuốn sách tuyệt vời ấy sẽ mãi mãi chỉ nằm trong ý tưởng hoặc trên những trang viết tay của nhà văn người Pháp nếu như không được nhà xuất bản nào đó xuất bản ra. Và bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có cuốn sách ấy trên tay nếu như không có một nhà xuất bản khác tại Việt Nam dịch và xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt.

        Vậy đó, bạn có thể hiểu thật giản dị rằng xuất bản là hoạt động tổ chức nội dung, in ấn, phổ biến các ý tưởng dưới dạng văn bản như sách, báo, tạp chí… hay hiện đại hơn là những cuốn sách điện tử (sách ghi trong đĩa CD).

        Một số nghề nghiệp trong ngành Xuất bản:

        – Biên tập viên: là những người trực tiệp nhận và hoàn thiện bản thảo của tác giả. Họ còn là những người đưa ra ý tưởng, mời người cộng tác, nắm vai trò mắt xích chung điều phối quá trình ra đời một ấn phẩm xuất bản. Khi bản thảo được chấp nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách ra mắt bạn đọc.
        – Họa sĩ nhà xuất bản (Biên tập họa): là những người chịu trách nhiệm thiết kế, trình bày sách bằng các thao tác như vẽ bìa, vẽ hình minh họa, chọn khổ sách, kiểu chữ v.v… Họ cũng điều phối, thẩm định, biên tập phần mỹ thuật, trình bày của cộng tác viên về mỹ thuật, yêu cầu sửa chữa hoặc vẽ lại nếu cần.
        – Kỹ thuật viên chế bản: Bằng các phần mềm chế bản chuyên dụng, các kỹ thuật viên sẽ biến hóa bản thảo của biên tập viên cùng với phần trình bày của họa sĩ thành bìa sách và các trang sách. Đây là vị trí rất phù hợp với những bạn vừa học về đồ họa lại vừa có niềm đam mê với sách, muốn tham gia đóng góp công sức của mình trong ngành xuất bản.
        – Người sửa bài (người đọc mo-rat, bản bông): là những người chuyên làm công việc phát hiện và sửa lỗi chính tả, cấu trúc câu trong bản thảo. Nghề này phù hợp với những bạn tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ học hay văn học.
        – Người phụ trách, quản lý in ấn: làm việc với các nhà in, theo dõi hoạt động, số lượng và chất lượng in ấn, thời gian giao sách.
        – Nhân viên phát hành: quản lý việc nhận sách từ nhà in, giới thiệu và phân phối sách tới các đại lý, cửa hàng và tới tay độc giả, quản lý kho, xuất nhập sách v.v…
        – Chuyên viên khai thác và giao dịch bản quyền: là những người giỏi ngoại ngữ, nhạy bén, am hiểu về luật bản quyền, hoạt động giao dịch bản quyền và thị trường xuất bản. Họ làm việc ở bộ phận bản quyền của nhà xuất bản, công ty sách.
        Làm việc trong ngành xuất bản, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
        – Có tình yêu tha thiết với sách và sự nghiệp làm sách.
        – Có khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo.
        – Nhạy bén, sáng tạo, có khả năng phát hiện và đánh giá vấn đề tốt.
        – Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ.
        – Có khả năng giao tiếp tốt.
        Bạn có thể đến với xuất bản từ nhiều ngành khác nhau. Tốt nghiệp các ngành như: văn học, sử học, báo chí, toán học, vật lý học, hóa học, ngoại ngữ v.v…, bạn đều có thể trở thành biên tập viên của NXB.

        Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản ( P2 )
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          Quyền lực của biên tập viên xuất bản

          Nói không ngoa, tính theo con số sách được in thì hoạt động chính của nhà xuất bản (NXB) không phải là phát hành mà là từ chối phát hành! Một tác giả có thể bị từ chối hàng trăm lần rồi mới được xuất bản. Và tính trung bình, theo báo Le Nouvel Observateur của Pháp, chỉ 1/6.000 bản thảo được chọn phát hành thành sách.

          Nhận 4.000 bản thảo, chỉ duyệt ba

          Tùy theo quy mô, mỗi NXB thường nhận được từ vài trăm đến vài ngàn bản thảo mỗi năm. Bước đầu tiên là loại ra những tác phẩm nào không đạt tiêu chí bởi có rất nhiều tác giả “gõ nhầm cửa”, ví dụ tác phẩm thơ ca hay sách dạy nấu ăn mà lại gửi đến NXB tiểu thuyết!

          Sau khi loại xong, bản thảo sẽ được chuyển đến các biên tập viên (BTV) thẩm định, họ được đọc không hạn chế thời gian nhưng phải càng nhanh càng tốt vì yếu tố cạnh tranh.

          Việc đánh giá bản thảo thường là câu chuyện dài về “thẩm mỹ cá nhân” nhưng BTV phải biết cách lập luận bảo vệ và phản biện, phải xuyên suốt tư tưởng rằng đây mới chỉ là một sản phẩm thô chứ chưa phải là một thành phẩm.

          “Lời phán” của các BTV trong hội đồng thẩm định bản thảo luôn nặng ký khi có đến 99% bản thảo gửi đến phải ngậm ngùi nhận thư phúc đáp từ chối và tác giả phải đợi dịp may khác.

          Đài phát thanh Europe 1 hé lộ cách thức mỗi BTV chọn tác phẩm. Chẳng hạn 4.000 - đó là con số bản thảo mà BTV Denis Gombert của NXB Robert Laffont nhận được mỗi năm nhưng ông chỉ duyệt được 2-3 tác phẩm mà thôi. Và khoảng 3.998 bản thảo kia hẳn nhiên sẽ bị “xù”. Một nghề quá ư là “tàn nhẫn” chăng? NXB Robert Laffont có bảy thành viên chuyên nghiệp trong hội đồng xét duyệt, trong đó có hai người là nhà văn, một đã làm trong lĩnh vực sản xuất phim tài liệu và một là giáo viên ngôn ngữ bậc trung học.


          BTV Capucine Roche: “Không bao giờ chúng tôi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Đó là nguyên tắc bảo mật trước khi trình bày với hội đồng xét duyệt”.

          Bị các tác giả khủng bố tinh thần

          Báo Le Figaro thuật lại chuyện xảy ra tại NXB Grasset, nơi cô Martine Boutang làm trưởng nhóm thẩm định tiểu thuyết và mỗi ngày nhận được từ 10 đến 15 bản thảo để chỉ phát hành được khoảng năm tiểu thuyết mỗi năm.

          Những tác giả bị từ chối thường la ó kể cả thóa mạ, cho rằng NXB hẳn là chưa bao giờ đọc qua bản thảo của họ nên mới từ chối phát hành. Một số tác giả yêu cầu được giải thích rõ ràng lý do sau khi bị từ chối hoặc càu nhàu, “cà nanh” vì sao ông X hay bà Y kia được in mà “không phải tôi”. Có tác giả còn dẫn chứng cụ thể ra rằng: “Tác phẩm tôi viết ở trang 256 có chi tiết một sợi tóc là vật chứng của vụ án này mà quý vị không chú ý hay sao mà cho là truyện của tôi không đạt”!

          Cô Martine Boutang kể ra có nhiều tác giả quá khích “như là điên dại” vậy: “Họ gửi thư chửi rủa chúng tôi thậm tệ” và gửi thư đủ màu sắc và mùi vị! Có những bức thư khiếu nại được tẩm nước hoa, có thư được gửi kèm với một gói kẹo, thậm chí có thư kèm ảnh khỏa thân! Một số tác giả còn chủ ý gây áp lực với NXB khi tự nhận mình là một nhân vật có tầm ảnh hưởng rộng do quen biết với ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia…

          Hẳn nhiên là những thái độ đó khiến Martine Boutang bị stress nhưng dần dần cô cũng tập quen và bão hòa. Cô tự nhủ: “Dù sao thì mình cũng biết thêm được một tính cách khác thường nữa”.

          Gian nan để trở thành biên tập viên xuất bản

          Theo L’Express, trở thành một BTV xuất bản thật không dễ. Vì chỉ do bạn ham mê đọc tác phẩm và yêu thích văn chương thôi thì chưa đủ, mà phải hội đủ nhiều tố chất khác như tinh thông và nhạy bén về ngôn ngữ, một đầu óc phân tích sắc xảo tình huống bối cảnh và diễn tiến phát triển các tuyến nhân vật, cốt truyện. Song trên thực tế các NXB đều thích tuyển dụng những người đã “có chân” trong lĩnh vực này rồi, ví dụ bạn bè hay người thân bởi công việc này khá khắc nghiệt, các NXB không muốn tuyển nhầm. Thường là họ sẽ chuộng các ứng viên tốt nghiệp ngành văn chương, kế đến là tiêu chuẩn “đam mê văn học”.

          Jessica, 22 tuổi, một BTV thẩm định trẻ tuổi làm việc cho NXB Balland, tốt nghiệp Học viện Chính trị (Sciences-Po), khởi nghiệp từ một trang web cá nhân giới thiệu các tác giả và tác phẩm văn học. Chính cô đã đích thân đến gõ cửa các NXB để “chào hàng” và đã được một trong số đó mời về làm BTV xuất bản.

          Một trường hợp khác là Gilles Froger, làm việc cho NXB Denoël, được cho là một BTV “tự học một cách hoàn hảo”. Năm 1993 khi đang đi du lịch với cô bạn gái, anh đã gặp cố vấn văn chương đang làm việc cho một NXB và ông này đã nhìn ra chân tướng sao đó mà đề nghị Gilles về làm “người đọc bản thảo” cho NXB. Anh nhận lời và sau sáu năm miệt mài, Gilles đã trở thành một BTV chuyên nghiệp. Không ai nghĩ rằng một thầy giáo dạy mỹ thuật lại làm được nghề này nhưng anh cho biết là do niềm đam mê cháy bỏng là “được sống chết với những con chữ” và một niềm tin mãnh liệt vào nghề nghiệp đã giúp anh thành công.

          Niềm đam mê bất tận được đọc

          Capucine Roche, BTV của một NXB lớn tại Paris, từng là một PV báo phụ trách mảng văn học, đã đồng ý tiết lộ một số bí mật nghề nghiệp của mình. Theo cô, “không có một quá trình đào tạo chuyên biệt nào cho lĩnh vực công việc này. Tuy nhiên, những ứng viên đã tốt nghiệp ngành văn chương sẽ được ưu ái hơn”. Và quan trọng hơn cả là phải có niềm đam mê công việc, phải thích đọc và đọc bất kể thời điểm nào trong ngày. Theo cô, công việc này có cái dở là nhàm chán khi phải đọc những bản thảo quá “cẩu thả”, rồi phải dành nhiều thời gian để… giam mình trong phòng làm việc, cô đơn một mình! Song cái thích thú của nghề là ham muốn phát hiện được những tài năng văn chương mới và vui sướng biết bao khi thấy tác phẩm mà mình ưng ý xuất hiện trên quầy sách.

          PV hỏi: “Có khi nào cô chỉ cần đọc một vài trang là có thể thẩm định được chất lượng tác phẩm đó không?” - “Không. Bởi vì như vậy thì bạn có thể rơi vào những nhận xét rất phiến diện đấy. Có một lần nọ, tôi đọc một tác phẩm mà câu chuyện bắt đầu một cách rất tuyệt vời. Sau mấy chương đầu, tôi rất hứng khởi và nghĩ rằng đã tìm ra được một kiệt tác văn học. Nhưng hỡi ôi, đến chương thứ năm thì mọi kỳ vọng của tôi tan biến. Sao mà câu chuyện lại xàm đến thế! Nhưng dù sao thì tôi cũng đọc được quá nửa bản thảo nên chắc chắn là không nhận xét nhầm” - một BTV kể.

          Giữ quan điểm thẩm định tuyệt mật

          Capucine Roche, BTV thẩm định bản thảo: “Không bao giờ chúng tôi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Đa số chúng tôi không quen biết nhau, có thể chúng tôi gặp nhau trong phòng bản thảo nhưng rất hiếm, mà nếu có gặp nhau thì chúng tôi chỉ gật đầu chào nhau rồi thôi. Theo quy định bảo mật của NXB, chúng tôi không trao đổi hay tham khảo ý kiến của nhau khi đang cùng làm việc trên một bản thảo. Hẳn nhiên, mỗi BTV đều có một sở trường riêng và khi xin việc, chúng tôi phải nói rõ cho NXB biết sở trường của mình. Bởi không thể giao một tác phẩm thơ ca cho một BTV chuyên về khoa học giả tưởng thẩm định, ví dụ như vậy. Tôi thì chỉ xử lý thể loại tiểu thuyết mà thôi”.

          Hội đồng xét duyệt tranh cãi kịch liệt

          Hội đồng xét duyệt của một NXB có nhiều hay ít người là tùy vào quy mô NXB lớn hay nhỏ, có thể có 1-5 thành viên hoặc hơn. Đội ngũ BTV này sẽ nhận và đọc bản thảo, sau đó ghi lại tất cả đánh giá vào một mẫu phiếu nhận xét theo hình thức trắc nghiệm chọn a, b, c,… để chấm điểm nội dung bản thảo tác phẩm, như các tuyến nhân vật, diễn tiến của câu chuyện, kết thúc có hậu hay không,…

          Hội đồng xét duyệt sẽ họp định kỳ mỗi tuần hoặc mỗi tháng để thảo luận thống nhất chọn ra tác phẩm nào sẽ được in. Kết quả thẩm định và bình chọn này thật sự đôi khi mang tính chủ quan, tùy theo “gu” thẩm mỹ văn học của các BTV khác nhau trong một hội đồng nên đôi khi là tranh luận kịch liệt, cũng giống lời phê của giáo viên vào bài làm của học sinh sẽ thay đổi tùy theo quan điểm đánh giá của mỗi người thầy.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            7 nghề dành cho người thích đọc

            Viết blog, tiểu thuyết gia, biên tập sách hay trông coi thư viện... là những nghề được đánh giá là thú vị đối với những ai yêu thích đọc sách.
            Nhiều người thích những công việc liên quan đến đọc sách, nhưng rất ít người kết hợp được sở thích đọc sách với công việc chính hằng ngày của họ.

            Dưới đây là một số công việc tuyệt vời mà những người ham mê đọc sách sẽ đánh giá cao và thậm chí là mục tiêu rất nhiều người đang săn tìm:

            7 nghề dành cho người thích đọc

            Nhiều người thích những công việc liên quan đến đọc sách

            Blogger

            Viết blog là một công việc hoàn hảo cho những người thích đọc, bởi vì khi bạn chuyên về một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể phải đọc rất nhiều các bài báo và sách liên quan đến chủ đề để tìm hiểu và nắm bắt được thông tin, giúp cho bài viết của mình có giá trị hơn, được nhiều người đọc hơn.

            Viết blog trở thành một nghề "hot" trong những năm trở lại đây, thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

            Tiểu thuyết gia

            Một trong những đặc quyền của người viết tiểu thuyết là việc đọc những cuốn sách khác để có được cảm hứng trong công việc của riêng mình. Thành công trong lĩnh vực này là rất khó khăn và nhiều tác giả bắt đầu bằng việc kết hợp việc viết với một công việc khác cho đến khi bán được sách, việc viết lách trở thành công việc toàn thời gian, giúp họ duy trì cuộc sống.

            Nếu các đại lý đáp ứng được việc phân phối sách, cho bạn nguồn thu nhập ổn định, bạn có thể muốn tìm kiếm việc tự xuất bản các cuốn sách của mình.

            Người trông coi thư viện

            Khi bạn nghĩ về công việc mà các con mọt sách sẽ thích, làm việc ở thư viện ngay lập tức có thể xuất hiện trong tâm trí bạn. Mặc dù có thể không chính thống bạn sẽ được đọc trong khi làm việc nhưng đó chắc chắn là một công việc mà bạn có thể chia sẻ tình yêu đọc sách của mình với những người khác. Thêm vào đó, bạn có thể có trong tay những ấn bản mới nhất, và nếu bạn đang phát triển bộ sưu tập, bạn có thể giám sát việc lựa chọn sách.

            Nhà xuất bản

            Nếu bạn làm việc tại nhà xuất bản, bạn có thể là một phần của quá trình lựa chọn các quyển sách tiềm năng cho việc in ấn. Trách nhiệm của nhà xuất bản bao gồm việc đánh giá các bản thảo, chỉnh sửa và tìm ra thiết kế bìa, phương pháp để tiếp thị tốt một cuốn sách... Chính vì vậy, khi làm việc ở nhà xuất bản, bạn sẽ có cơ hội được đọc rất nhiều.

            Biên tập sách

            Trong các công ty kinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sách, có những vị trí đòi hỏi nhân viên phải đọc rất nhiều. Nhiệm vụ của người biên tập sách không chỉ có hợp tác với các tác giả để phát triển công việc của mình mà còn liên quan đến việc đánh giá các giá trị tiềm năng một cuốn sách mang lại.

            Ngoài ra, nhiều vị trí biên tập sách đòi hỏi người biên tập phải đọc và đọc, đọc để tìm ra những cuốn sách mới, sách hay để từ đó có kế hoạch mua bản quyền cuốn sách ấy.

            Chủ sở hữu nhà sách

            Nếu bạn mong muốn bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ và muốn kết hợp với lòng yêu thích đọc sách của mình thì làm chủ hiệu sách độc lập có lẽ là con đường phù hợp với bạn. Được cảnh báo rằng việc sở hữu một hiệu sách độc lập có thể là một trận chiến đầy khó khăn nhưng một khi đã có tình yêu và đam mê, bạn đừng ngần ngại thử sức.

            Người kết nối giữa tác giả và nhà xuất bản

            Công việc của người kết nối này có thể là toàn thời gian, hoặc bạn có thể coi đây là một công việc làm thêm thú vị. Người kết nối đóng vai trò trung gian giữa tác giả và nhà xuất bản, hỗ trợ trong việc trao đổi, đàm phán và các điều khoản thanh toán... Hầu hết, các nhà xuất bản đều thực hiện các giao dịch này thông qua người môi giới hoặc các đại lý trung gian.
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Tự xuất bản sách (P1)

              Blogger
              Viết blog là một công việc hoàn hảo cho những người thích đọc, bởi vì khi bạn chuyên về một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể phải đọc rất nhiều các bài báo và sách liên quan đến chủ đề để tìm hiểu và nắm bắt được thông tin, giúp cho bài viết của mình có giá trị hơn, được nhiều người đọc hơn.
              Thường để xuất bản sách chúng ta sẽ phải qua nhà xuất bản, họ sẽ chịu trách nhiệm xin giấy phép xuất bản, sau khi xin giấy phép này thì chúng ta sẽ có hai sự lựa chọn. Một là chúng ta tự xuất bản, hai là nhờ nhà xuất bản phân phối sách của chúng ta.

              Thường xuất bản một cuốn sách như vậy các bạn sẽ có thể phải mất nửa năm hoặc một năm (có thể lâu hơn nữa). Bạn có kiên nhẫn đủ để chờ được thời gian này và tích góp một khoảng kinh phí lớn vài chục triệu để xuất bản. Hãy sử dụng cái đầu của mình tập trung viết sách thật tốt và bán sách ngay trên internet. Internet mở ra là để cho bạn cơ hội.bạn sẽ không phải nhận được 1 hoa hồng bán sách thấp, bạn sẽ không bị nhà xuất bản chèn ép, bạn sẽ viết tác phẩm theo ý của mình , sửa chửa, nâng cấp và thay đổi sách cho phù hợp tùy ý.
              Khi muốn viết một cuốn sách chúng ta sẽ nghĩ tới rất nhiều vấn đề về sách. Như viết cho ai viết để làm gì, và cuốn sách này có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập như thế nào?
              Hãy đơn giản suy nghĩ đó là cuốn sách viết cho mình tổng hợp lại những kiến thức của mình hoặc là mình cũng có thể dùng cuốn sách đó làm quà tặng cho mọi người . Hãy cứ viết thôi , có hàng trăm, hàng ngàn chủ đề để bạn chia sẻ.

              Các bước để viết một cuốn sách

              Đầu tiên bạn phải nghĩ về mục đích của cuốn sách viết cho ai, viết để làm gì, từ đó lên bố cục của cuốn sách. Đó là định hướng và cũng là bản chi tiết cho kế hoạch viết sách.

              Khi viết bạn đừng quá cầu toàn, hãy cứ viết theo cảm xúc, bởi vì theo dòng cảm xúc, những con chữ của bạn cũng sẽ tuôn trào giống như những con suối. Bỗng chốc bạn nhìn lại bạn sẽ thấy mình viết được rất nhiều.

              Cứ viết dù đúng, dù sai, dù hay dù dở. Những lỗi nội dung, lỗi chính tả có thể chỉnh sửa lại sau.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                Những bí quyết giúp bạn chọn được những cuốn sách hay

                Đừng để ta bị lừa vì mất tiền mua phải những quyển sách “đẹp mã” nhưng “ruột rỗng tuếch” những quyển sách này đầy rẫy ngoài thị trường và ngay cả những nhà sách uy tín như NXB trẻ , Thaihabook , Alphabook , Nhã Nam …cũng có loại này . Và bỉ ổi hơn là họ bán với cái giá trên trời quá đắt đỏ với giá trị của quyển sách .

                1. Xác định trước loại sách mình cần

                Khi quyết định đi mua sách, hãy xác định ngay mình muốn mua loại sách nào trước khi bước ra khỏi nhà. Việc xác định được cuốn sách mình cần mua giúp bạn không mất thời gian vào việc tìm kiếm và có thể dễ dàng chọn được một cuốn sách hay và đúng chủ đề. Ngược lại, nếu không xác định trước, bạn sẽ bị hút vào những cuốn sách khác nhau và bạn chẳng biết nên mua sách nào, từ đó dẫn đến mua phải những cuốn sách “đẹp mà không hay”, chưa kể mua về mà chẳng bao giờ động đến.
                2. Phân loại các thể loại sách

                Để chọn được một cuốn sách hay, bạn cần có một kỹ năng cơ bản là phân biệt được các loại sách. Có nhiều cách để có thể phân loại những cuốn sách, nhưng về cơ bản có 4 loại sau đây:
                Đầu tiên, sách chuyên môn. Với mỗi đối tượng thì lại có một loại sách chuyên môn khác nhau và cụ thể với học sinh, sinh viên chúng ta là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập,…
                Thứ hai, sách nâng cao. Đây là những cuốn sách có liên quan trực tiếp đến sách chuyên môn, nhưng kiến thức ở tầng mở rộng hơn, sâu hơn các kiến thưc cần có. Những cuốn sách này giúp bạn mở mang kiến thức và có sự nghiệp rộng mở hơn.

                Thứ ba, sách “hạt giống tâm hồn”. Với nhiều người, những loại sách này chỉ là loại sách “thị trường” không lợi ích gì cả, nhưng hãy khoan coi thường chúng. Bạn không nên chỉ đọc những cuốn sách thiên về kiến thức, bởi nó khiến bạn bị đau đầu và cằng thẳng. Những lúc như vậy, bạn rất cần những cuốn sách “lợi thần kinh” này. Những cuốn sách về truyện ngắn, thơ, truyện ngôn tình,… tạo nguồn cảm hứng, tạo cân bằng, giúp cuộc đời đáng sống hơn.
                Cuối cùng sách nền tảng. Là những cuốn sách về phương pháp, nhận thức, bí quyết,… Các loại sách tư vấn về các lĩnh vực. Ví dụ như cuốn sách: “Đọc sách như một nghệ thuật” của hai tác giả J. Adler và Van Doren… Vì thế, đọc loại sách này giúp hấp thụ 3 loại trên.
                Tuy nhiên, một điểm chú ý là bạn nên cân bằng các loại sách với nhau, việc cân bằng các loại sách nặng về kiến thức và các loại sách giải trí sẽ giúp bạn tiếp nhận tri thức tốt hơn.
                3. Xác định thời điểm mua sách

                Mỗi thời điểm khác nhau thì nhu cầu tiếp cận tri thức lại khác nhau. Vì vậy bạn cần phải xác định được thời điểm này ta cần mua loại sách nào.
                Ví dụ: Khi bạn chuẩn bị thi, bạn nên mua các loại sách chuyên môn để giúp nắm vững các kiến thức. Hay khi bạn thi xong rồi, những kiến thức cơ bản đã được nắm bắt, thì những cuốn sách nâng cao lại cần thiết, giúp bạn có được nền tảng kiến thức rộng lớn hơn. Tất nhiên nếu đọc được trước khi thi thì càng tốt.
                4. Tham khảo từ bạn bè

                Không gì nhanh bằng việc “tiếp thu thành tựu” của người đi trước. Họ có thể là bố mẹ, có thể là anh em, có thể là bạn bè, có thể là thầy cô… những người từng trải sẽ cho bạn những lời khuyên vô cùng hữu ích.
                Một trong số các nguồn tham khảo hiệu quả khác nữa là: Các trang mạng xã hội, các trang mạng của các công ty sách. Một lưu ý là bạn nên đọc qua những phần bình luận của những người đã mua trước để tham khảo ý kiến của họ,… việc này giúp ích cho bạn rất nhiều.

                Để viết hay trước hết phải hay đọc , tham gia vào cộng đồng yêu sách và goodreads

                5. Nắm bắt nội dung cuốn sách

                Đây chính là điểm mấu chốt và quan trọng nhất giúp bạn chọn được một đầu sách hay.

                Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao để nắm bắt được nội dung của một cuốn sách khi mà thời gian của ta không nhiều?

                Giai đoạn đầu tiên là đọc tựa cuốn sách và xem mục lục. Việc này giúp ta biết được một cách tổng quát nhất về cuốn sách. Trả lời câu hỏi: nó viết về cái gì?
                Giai đoạn hai là đọc lướt các đầu đề bài trong sách và xem tranh ảnh, phần in đậm. Công việc này giúp ta có thể nhìn chi tiết hơn về nội dung cuốn sách. Trả lời câu hỏi: Nó viết như thế nào?
                Còn giai đoạn ba và cũng là cuối cùng, bạn nên đọc qua các bài, các phần bạn thấy ấn tượng. Điều này giúp bạn trả lời câu hỏi: Có hay không?
                Khi đã trả lời được các câu hỏi: Cuốn sách viết gì? Viết như thế nào? Và có hay không? Thì câu hỏi “liệu bạn có mua” sẽ có câu trả lời.
                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                • #9

                  Viết ra điều gì đây ?

                  Mình là một người thích viết, có thể là viết nhật ký, viết blog cá nhân hay viết báo,… miễn sao được truyền tải suy nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ viết là cảm thấy thoải mái rồi.


                  Mình không phải là một người viết hay, lại càng chẳng phải là dân viết chuyên nghiệp. Nhưng nhờ kỹ năng viết, mình hệ thống được kiến thức mình tìm tòi học hỏi thành một xâu chuỗi kiến thức bổ ích khiến mình nhớ lâu.

                  Vậy làm sao để viết? Và làm sao để lại có tinh thần khi lỡ chẳng may tụt mood khi đang viết? Sau đây là những kinh nghiệm của Ngân Sâu , từ đơn giản đến nâng cao một chút .

                  Trình độ: Sơ cấp — Đơn giản — Dành cho mấy bạn mới tập tành viết

                  1. Tập viết như thế nào?

                  Người mới bắt đầu viết lách hẳn là sẽ chật vật vì không biết viết làm sao cho ra được một bài diễn văn dài thườn thượt. Kinh nghiệm của mình là cứ chăm chỉ viết hàng ngày là sẽ lên tay. Nghĩa là hôm nay bạn chưa biết viết gì, bạn viết được một câu “Hôm nay tôi buồn”, sang ngày hôm sau, bạn tìm thêm một câu khác “Hôm nay tôi buồn mặc dù mặt trời vẫn sáng bừng”. Viết linh tinh cũng được, viết vô nghĩa cũng được, viết chưa có logic cũng được, quan trọng ở bước này là phải quen dần với việc “phải viết một cái gì đó dù ít ỏi trong một ngày”.

                  2. Đặt mục tiêu siêu nhỏ cho nội dung viết

                  Mới tập viết đừng cố gắng tạo ra những vấn đề lớn lao phải giải quyết. Mẹo vặt ở đây là bạn chia nhỏ mục tiêu truyền tải nội dung ra thành những phần tiếp cận nhỏ hơn và xử lý nó gãy gọn là được.

                  Ví dụ bạn muốn viết về chủ đề “Tình hình thời tiết nóng lên trên toàn cầu” thì trong chủ đề đó, bạn cần chia ra những ý tứ mình muốn truyền tải. Ban đầu ý tứ lộn xộn cũng được, cái này chưa suy ra được cái kia hay đoạn này còn nhiều vô lý cũng không sao. Bạn chia ra 10 vấn đề bạn muốn nói trong chủ đề lớn đó và tập viết thành từng đoạn nhỏ.

                  3. Đọc sách để bổ sung vốn từ

                  Hãy đọc sách ! Đọc càng nhiều càng tốt, không kén chọn bất cứ sách nào. Sách giúp bản thân mình có vốn từ vựng phong phú, khi bạn viết lại những từ ngữ bạn cóp nhặt được từ các sách khác nhau, nó sẽ trở thành của bạn. Bạn đọc thì chỉ nhớ 1 nhưng khi bạn viết lại chắc chắn bạn sẽ nhớ đến 10 lần.

                  4. Hãy chân thật trong việc thể hiện kiến thức

                  Mình luôn nhớ một bài học này và nó đã trở thành bài học để đời của mình.

                  Ngày xưa mình là học sinh giỏi văn (trộm vía là nhờ chữ nghĩa cũng dày dặn đầy đặn đẹp đẽ), có một lần khi phân tích về bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, mình đã cao hứng miêu tả thêm về chiến lược ngà ấy đã “nhuộm màu cũ kỹ của thời gian”.

                  Và đó trở thành một bài văn tệ hại của mình. Cô giáo chủ nhiệm kiêm người dạy văn nâng cao của mình nói rằng: “Khi em không có kiến thức thực tế về thứ mình muốn viết, hoặc là đừng viết, hoặc là phải viết một cách chân thật, có sự quan sát và chiều sâu. Chiếc lược ngà là loại chất liệu khi càng dùng nó càng sáng bóng, nên không thể nào là cũ kỹ như em miêu tả được.”

                  Mình vỡ oà và từ đó trở về sau mình tự nhủ: phải có kiến thức thực tế trong lúc viết và khi viết, phải tôn trọng sự thật.

                  Trình độ: Nâng cao một chút dành cho các bạn thích viết lách

                  1. Đừng bao giờ tham lam

                  Người thích viết thường tham lam trong việc truyền tải thông điệp hay nội dung đến nhiều đối tượng người đọc khác nhau, nhằm mục đích phủ sóng rộng rãi nội dung của mình. Theo kinh nghiệm từ cá nhân Sâu thì đừng bao giờ tham lam, nên chọn lọc và định vị một nhóm đối tượng đọc mà mình hướng tới rõ ràng và truyền tải thông điệp vào nội dung chỉ dành cho đối tượng đó.

                  Ví dụ như Sâu từ trước tới nay chỉ trung thành trong việc chia sẻ thông tin đến nhóm đối tượng khởi nghiệp khoa học công nghệ, một nhóm đối tượng rất nhỏ nhưng dần dà dần dà tích cóp hàng ngày thì cũng nhiều mà. Và như vậy, cái tên Ngân Sâu thường được nhắc tới khi mọi người nghĩ đến “Startup” hay “Khởi nghiệp” mặc dù chỉ khoảng 10% những người giới thiệu về mình mới hiểu rõ mình làm nghề (chính) là gì.

                  Nhét nhiều kiến thức vào trong bài cũng là một sự tham lam. Đôi lúc có nhiều người vì muốn thể hiện sự hiểu biết của cá nhân mà nhét vào những kiến thức hàn lâm không đi kèm giải thích làm nội dung trở nên quá bác học. Nguồn thông tin dùng để tham khảo và kiểm chứng, hay chứng minh một lập luận nào mình chuẩn bị sử dụng thì là tốt, nhưng cẩn thận kẻo “cố quá thành quá cố”.

                  2. Nội dung mang dấu ấn cá nhân

                  Mình rất thích một câu nói của bà Arianna Huffington — người sáng lập HuffingtonPost, tôn chỉ của bà ấy là phóng viên phải có góc nhìn cá nhân, những nhận định chủ quan đầy dấu ấn cá tính, và nó tạo ra giá trị của một bài viết hơn là sự đánh giá khách quan nhàn nhạt như thông thường.

                  Để làm được điều đó thật khó, nhưng không phải là không làm được. Để nội dung mang dấu ấn cá nhân, nó đòi hỏi người viết phải bỏ thời gian và công sức đầu tư cho nội dung, không chỉ là kiến thức thông thường mà còn những lập luận sắc bén dựa trên nền tảng thông tin tìm kiếm được. Chính bản thân mình ngày trước khi viết cái gì ra cũng muốn “chừa đường lui” cho bản thân, bằng việc những câu kết để mở hoặc nước đôi để khỏi mất lòng ai. Nhưng bây giờ nghĩ lại, điều đó đúng thật như bà Arianna nói, thật tẻ nhạt.

                  3. Tụt mood khi viết? Kéo lên dễ ợt.

                  Khi bạn đang viết hăng say giữa chừng tự nhiên không còn cảm hứng viết nữa? Đừng vội xoá, cứ để nguyên đấy, ngày mai quay lại viết tiếp.

                  Khi bạn không hề có chút hứng khởi khi để viết bài khi deadline nộp bài tới gần? Ra ngoài, phỏng vấn nhũng ai đó liên quan tới bài viết, hãy trò chuyện trực tiếp, đừng phỏng vấn qua email hay điện thoại sẽ rất dễ làm bạn mất cảm hứng.

                  Khi bạn quá chán chường việc viết lách nhưng bạn đang sống bằng nghề này? Mình nhớ mãi lời chị KL bảo với mình: “Nếu em xem việc viết lách là việc làm nghiêm túc và kiếm tiền từ nó, em phải có trách nhiệm với công việc của mình”. Hãy niệm thần chú “vì miếng cơm manh áo” để triệu hồi mood về lại nhé.

                  Tác giả: Lê Huỳnh Kim Ngân

                  Bài Viết được copy lại và có chỉnh sửa
                  Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                  Comment

                  • #10

                    Thế nào là một bài viết hay ?

                    Thế nào là một bài viết hay ?
                    Một bài viết hay là khi chúng ta không chỉ “đọc” để thu lượm kiến thức mà còn có cơ hội thưởng thức nó như một thú vui.
                    Một bài viết hay cần có nội dung hữu ích? hành văn súc tích ngắn gọn?
                    Đúng. Nhưng chưa đủ.
                    Quan trọng nhất vẫn là có được một creative concept (ý tưởng sáng tạo)

                    Không quá khó để tìm ra nội dung hay để viết. Nhưng không hề đơn giản để tìm ra một ý tưởng sáng tạo để diễn đạt nội dung này.
                    Nội dung bài viết như phần lời của một bản nhạc. Ý tưởng sáng tạo là những nốt nhạc. Có lẽ nào một bài hát lại có thể thiếu đi những nốt nhạc.? Không nhiều người hiểu hết lời bài hát “Happy New Year” của ABBA? Nhưng cả thể giới này say mê bài hát này. Đơn giản đây là bài hát có giai điệu quá hay, quá quyến rũ.
                    Khi đọc một bài viết cũng vậy.
                    Có nhiều bài viết chẳng có gì mới về kiến thức. Nhưng rất độc đáo về cách diễn đạt chính nhờ ý tưởng sáng tạo dẫn dắt. Người đọc có cảm giác tò mò ngay từ phần đặt vấn đề, thoả mãn ở phần phân tích biện luận và bất ngờ thú vị ở phần “cởi nút thắt” giải quyết vấn đề. Rất trọn vẹn về mặt cảm xúc.
                    Đối với tôi không có gì khác về cách tiếp cận khi viết một bài viết học thuật về thương hiệu và một bài viết giải trí về cái tên yêu thích MU. Có nhiều bài viết tôi chuẩn bị rất công phu về nội dung nhưng khi đọc lại vẫn không thấy “trôi’ vì thiếu ý tưởng sáng tạo để thể hiện. Bài viết thiếu ý tưởng sáng tạo như bữa ăn thịnh soạn nhưng không đủ “muối”. Rất nhạt và không thể ăn hết bữa được.
                    Bài viết mình viết ra đọc lại còn thấy chán thì khác gì “khủng bố” độc giả. Những kiểu bài viết như vậy tôi thường cho “lưu kho” cho đến khi tìm ra ý tưởng sáng tạo thể hiện.
                    Elmer Wheeler là tác giả người Mỹ của cuốn sách thú vị mang tựa đề “Tested Sentences That Sell” (tạm dịch: những câu bán hàng nổi tiếng). Ông được biết đến là chuyên gia bán hàng với khẩu hiệu “Hãy bán âm thanh xèo xèo hấp dẫn, chứ không phải miếng bít tết”.
                    Bạn đừng hy vọng độc giả “ăn miếng bít tết” (đọc nội dung bài viết) nếu thiếu đi “âm thanh xèo xèo” (ý tưởng sáng tạo).
                    Khi đọc đến câu khẩu hiệu “Hãy bán âm thanh xèo xèo hấp dẫn, chứ không phải miếng bít tết”. Thán phục ông này thiệt , như một người kén ăn , họ bị mùi vị món ăn hấp dẫn nhưng khi ăn họ chưa chắc cảm giác rằng món ăn đó ngon .
                    Đức Sơn
                    Chúc bạn thành công
                    Bài viết có chỉnh sửa
                    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                    Comment

                    • #11

                      phong cách viết tiêu đề

                      ” Content is King “ nội dung là vua , trong nội dung thì Tiêu Đề là một yếu tố vô cùng quan trọng được xem như chìa khóa thành công của content is king.
                      Phong cách 1 : Viết tiêu đề tạo sự tò mò
                      Tâm lý con người vốn tò mò , thích khám phá nhưng cái bí ẩn mới lạ …
                      1.1 Dùng từ ngữ mới lạ , bí ẩn
                      1.2 Tiêu đề kiểu mê hoặc
                      1.3 Dùng cấu trúc bỏ lửng , tạo cảm giác thiếu hụt.
                      Phong cách 2 : Viết tiêu đề sử dụng con số
                      Những con số cụ thể sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng . Hãy tạo tiêu đề với những con số đối lập hay những con số “sốc” để kích thích người đọc bấm xem.
                      2.1 Những con số đối lâp : Đạt được một con số lớn điều gì đó với một con số thật nhỏ điều gì đó.

                      Phong cách 3 : Viết tiêu đề sử dụng ngữ pháp đặc biệt
                      Bằng cách sử dụng những câu ca dao tục ngữ hay những câu “tit” quen thuộc sẽ khiến khách hàng thấy thích thú và tăng khả năng đọc bài viết hơn.
                      3.1 Sử dụng câu ca dao tục ngữ
                      3.2 Sử dụng các biện pháp tu từ
                      3.3 Dựa vào tên các tác phẩm văn học, nghệ thuật nổi tiếng
                      3.4 Sử dụng những mệnh đề trái ngược
                      3.5 Dập lại những tít quen thuộc
                      Phong cách 4 : Viết tiêu đề sử dụng câu hỏi
                      Việc sử dụng câu hỏi giúp khơi gợi cho người đọc một vấn đề gì đó và họ rất muốn biết kết quả của vấn đề đó như thế nào.
                      4.1 Kiểu câu hỏi “Làm thế nào”
                      4.2 Kiểu câu hỏi “Lý do tại sao”
                      4.3 Kiểu câu hỏi đặt vấn đề
                      Phong cách 5 : Viết tiêu đề kiểu mệnh lệnh
                      5.1 Mệnh lệnh khẳng định
                      5.2 Mệnh lệnh phủ định
                      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                      Comment

                      • #12

                        sách quý hiếm

                        Sách quý hiếm của những nhà sưu tập 'khủng' ở Sài Gòn
                        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                        Comment

                        • #13

                          Just a moment...

                          Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt thông minh đĩnh ngộ và câu chuyện ở nhà sách Khai Trí (báo chí giấu tên và cũng không cho biết trường cậu bé học, thật ra cậu là học sinh trường Pétrus Ký).
                          Thời chúng tôi còn học trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.



                          Nhà sách Khai Trí xưa.Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách.
                          Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.
                          – Tại sao cậu ăn cắp sách?
                          Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An.
                          – Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!
                          Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:
                          – Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát…
                          Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:
                          – Ba má em làm gì mà nghèo?
                          – Ba em chết, má em quét chợ An Đông…
                          – Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?
                          – Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…
                          – Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?
                          – Dạ.
                          – Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…
                          Cậu bé sợ quá lại khóc…

                          Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:
                          – Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…
                          Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô.



                          Ông Khai Trí (trái).Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:
                          – Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa…
                          Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu:
                          – Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà…
                          Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.
                          Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.
                          Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy.
                          Ông Khai Trí bị đi cải tạo vì tội “biệt kích văn nghệ”. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ. 10 năm sau, ông ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2.000 đầu sách để tiếp tục làm văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do: in trước 75. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội: Tội đã in trước 1975…



                          Ông Khai Trí những năm cuối đời.Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói:
                          – Chắc… năm 3.000 thì họ trả…
                          Ông mất năm 2005 tại Sài Gòn. Trước khi ông mất, người ta đã “không quên” đặt tên ông cho một con phố nhỏ (!?!).
                          Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…
                          Chỉnh sửa từ bài viết “Ông chủ nhà sách Khai Trí và cậu bé ăn cắp sách” đăng tại Hoatinhthuong.net
                          Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com
                          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                          Comment

                          • #14

                            Mọi người hay gọi chung là "sách", còn mình thích phân biệt chúng ra, sách và truyện khác nhau.

                            sách là phi hư cấu, truyện là hư cấu, có những cuốn truyện được viết theo sự thật cũng gọi là sách, là dạng hồi ký.

                            Sách viết về các vấn đề có thật trong xã hội, dưới cách nhìn, quan điểm của tác giả.
                            Còn truyện phần lớn là trí tưởng tượng của tác giả, qua nhân vật và câu chuyện gián tiếp truyền đi thông điệp đến độc giả.

                            Trích một số câu hay trong nghệ thuật tư duy rành mạch :
                            "Ghen tị cũng không sao cả - nhưng hãy chỉ ghen tị với người anh muốn trở thành thôi."
                            "Nếu bạn bị đưa ra chiến trường, và bạn không đồng tình với mục đích của cuộc chiến ấy, hãy đào ngũ."
                            "Cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn trước những bất ngờ tồi tệ chính là lường trước chúng."
                            "Trở ngại lớn nhất đối với việc khám phá không phải là kiến thức mình thiếu - mà là ảo tưởng về kiến thức mình có."
                            "Nếu bạn không có gì để nói, thì đừng nói gì cả" - Mark Twain
                            "Que sera, sera" (Điều gì đến, sẽ đến)


                            Dẹp về một bên thể loại sách textbook, rất có giá trị thông tin nhưng đa phần quá vất vả để đọc thì chúng ta vẫn còn vài tấn sách non-fic đáng đọc và có giá trị thông tin.

                            Trước hết là bạn muốn đọc về chủ đề gì?

                            1. Khoa học tự nhiên: nó là một cách thu thập kiến thức khoa học đỡ tốn sức lao động hơn rất nhiều so với việc đọc bài báo khoa học. Tất nhiên là bạn khong thể có được kiến thức sâu sắc, cách đặt câu hỏi, phương pháp thực nghiệm, cách thiết kế thí nghiệm như trong bài báo, nhưng bạn vẫn có thể học được cách tư duy khoa học khá chặt chẽ. Ở đây chúng ta phải chú ý đến 1 vấn đề: aii viết những sách này: 1, những nhà khoa học viết về nghiên cứu or sự nghiệp của mình; 2, những người có nghề viết (nhà văn, nhà báo) viết về vấn đề khoa học gì đó xã hội quan tâm. T highly recommend loại 1, mặc dù đa số sách chúng ta va phải ở hiệu sách sẽ là loại 2. Lý do đơn giản: Những người đầu tư cả cuộc đời vào nghiên cứu một vấn đề chắc chắn đáng tin hơn bọn nghiên cứu trong 6 tháng để viết sách bán rồi. Lý do phức tạp: 1, Sensationalism: như trên đã nói, bọn nhà báo thường viết về những topic hot, và thường thì những thứ hot có yếu tố emotion rất mạnh, bọn nhà báo không thể cưỡng lại việc thổi phồng vấn đề, thiên lệch để làm cho vấn đề thêm quan trọng hoặc định hướng độc giả theo quan điểm của quyển sách. Tất nhiên khó thể trách bọn ấy, vì nguyên tắc viết báo không ủng hộ việc đặt bộp vấn đề đấy mà không đưa ra đánh giá, hay còn gọi là định hướng dư luận. Nhưng mặt khác, điều này cũng có nghĩa là không có gì đảm bảo là bọn nó không cherry-pick những thứ hợp với quan điểm của bọn nó và đáng ngại hơn, dùng đòn tấn công tâm lý để thuyết phục độc giả. Bạn có thể cố gắng giữ một cái đầu lạnh và công bằng để đánh giá tác phẩm, double check tất cả thông tin được đưa ra, đó là bài tập thu thập và xử lý thông tin thú vị, nhưng điều này cũng có nhược điểm của nó sẽ trình bày ở lý do 2. Adept or not? Họ viết sách kiểu gì? Bước 1 thu thập tài liệu, bước 2 phỏng vấn chuyên gia, bước 3 viết. Tất nhiên các bước có thể lặp lại nhiều lần và đảo lộn cách thứ tự. Nhưng bản chất công việc không có gì thay đổi, là thu thập rất nhiều thông tin rồi xử lý. Các nhà nghiên cứu cũng làm vậy, nhưng ngoài việc mất chục (vài chục) năm cuộc đời làm việc đó, học còn có 1 thứ mà t chưa thấy nhà báo nào dùng, là meta-analysis tech. Kết quả là kết luận của nhà báo bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nhiễu việc đinh lượng thông tin, như thông tin lặp, thông tin dễ gây ấn tượng, thông tin từ các nguồn không có giá trị.
                            Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 14-05-2018, 09:25 PM.
                            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                            Comment

                            • #15

                              Niềm vui và nỗi buồn khi đi nhà sách ở Việt Nam

                              Là một người nước ngoài sống ở Việt Nam, việc đi mua sách mang đến cho tôi những niềm vui và nỗi "đau" thấy rõ.
                              Một điều không cần tranh cãi là văn hóa sách Việt Nam có một số nét đẹp. Hà Nội có phố sách và Sài Gòn có đường sách - là hai nơi thật lý tưởng để đọc sách thoải mái hay ngồi bình yên quan sát thế giới xung quanh. Người trẻ Việt Nam ngồi ở nhà sách đọc cọp hoặc lảng vảng mấy tiếng đồng hồ không mua mà không có nhân viên nào liếc nhìn khó chịu - một cảnh trí tôi ít khi gặp ở phương Tây.

                              Về mặt tiêu cực, phần lớn nhà sách Việt Nam có vẻ hơi vô tổ chức. Nhiều lần tôi vào tiệm tìm mua cuốn sách được bạn giới thiệu, tự kiếm không ra nên nhờ nhân viên tìm giúp. Đôi khi, người này kiểm tra trên máy tính xác định nhà sách còn đến 10 quyển để bán, nhưng lục lọi cả 10 phút vẫn không tóm được quyển nào. Nếu tôi không phải là kiểu “mọt sách" thích lảng vảng giữa giá sách thì chắc là tôi đã bắt đầu mua sách online lâu rồi.
                              Không gian đọc sách của trẻ em tại "Book city" ở Bình Dương.
                              Thứ đến, thật khó để tìm sách giữa một "rừng" ấn phẩm không chọn lọc. Tôi càng học tiếng Việt thì càng có hứng thú mua sách tiếng Việt, nhưng đa phần sách người ta bán không hợp gu tôi. Sách khuyên mình làm giàu nhanh chóng tôi không mua vì tôi chủ yếu đọc sách để bỏ quên chuyện kiếm tiền khó như thế nào. Truyện tranh Nhật Bản thì hình như dành cho độc giả ít hơn tôi vài chục tuổi. Cuối cùng, còn có vô số sách ngôn tình mà cốt truyện thiếu đầy đủ, nhân vật chính mờ ảo, văn phong rập khuôn máy móc, cũng như quá nhiều câu xoáy lẫn lộn mập mờ xung quanh mấy từ “xa xôi", “hạnh phúc", “trái tim", “chàng ta" mà có khi khiến tôi chóng mặt.

                              Khó hơn nữa là tôi không biết lấy đâu ra thông tin tin cậy có thể giúp tôi nhận ra sách nào thật sự hay, sách nào không. Hình như thị trường sách Việt Nam đang phát triển và thịnh vượng, nhưng ở một khía cạnh khác thì có vài ba vấn đề.

                              Thứ nhất, thị trường sách Việt Nam nhan nhản đầu sách mới dư thừa. Hình như việc xuất bản sách tương đối dễ (so với các nước phương Tây là rất dễ) trong khi chất lượng trung bình của sách nhiều khi không được chú trọng. Ở Tây, số nhà xuất bản có xu hướng giảm mạnh, một phần là vì giá thành sản xuất và phân phối sách tương đối cao. Còn ở Việt Nam, số nhà xuất bản và số lượng sách mới được in ra bán có vẻ ngày càng tăng một cách chênh lệch với nhu cầu trên thị trường - vừa về mặt số lượng sách người ta sẵn sàng mua vừa về mặt chất lượng sách mà độc giả cần. Ngành in ấn bao gồm các nhà xuất bản, các công ty sách tư nhân lớn nhỏ đủ loại, cùng ra sách ào ạt.

                              Điều này dẫn đến việc, mức độ thống lĩnh thị trường sách trong nước hiện nay dường như chỉ nổi bật ở vài ba thể loại, trong đó ngôn tình là thể loại nổi bật. Việc thuyết phục giới trẻ Việt giảm bớt số sách ngôn tình họ đọc chắc là nhiệm vụ bất khả thi vì sách kiểu này đáp ứng một nhu cầu gì đó đã ăn sâu vào máu. Nhưng thuyết phục người ta giải tỏa nhu cầu đó một cách tinh tế hơn là điều tôi thấy rất cần thiết.

                              Tôi không bị dị ứng ngôn tình Việt Nam vì đại đa số sách thuộc thể loại này chỉ có mục đích là giải trí, cũng không phải vì tôi nghĩ sách nào cũng nhất thiết phải giúp người đọc suy nghĩ sâu sắc hơn. Và tôi hoàn toàn không nghĩ rằng chủ đề như tình yêu đơn phương, mối quan hệ đổ vỡ cần thiết có gì phù phiếm. Rõ ràng chúng là chủ đề của nhiều tuyệt tác văn học thế giới.

                              Nhưng, như một nhà văn Đức từng nói, sự nhạy cảm trong văn chương cần đến nhiều hơn ánh trăng và giọt nước mắt. Tình yêu là chủ đề phức tạp, có khi mâu thuẫn đến nghịch lý, mà nó cần đến năng khiếu của nhà văn thật tâm lý, thật giàu tưởng tượng, thành thạo kỹ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật hư cấu - một số yếu tố mà tôi thấy thiếu ở mấy tác giả ngôn tình Việt Nam tôi đọc đến tận bây giờ.

                              Một vấn đề nữa, hình như ở Việt Nam có rất ít nhà phê bình có khả năng viết bài điểm sách không thiên vị. Một bài điểm sách không thiên vị sẽ giúp bạn đọc có cơ hội tìm đến cuốn sách hay, hợp thị hiếu và - quan trọng không kém - để giúp người ta mở rộng cuộc thảo luận cởi mở về sách. Thị trường sách ở các nước nói tiếng Anh có ưu điểm này - nếu bạn muốn biết ý kiến của một người thực sự hiểu biết về sách, bạn có thể đọc bài điểm sách chi tiết của một nhà phê bình chuyên nghiệp. Họ không hẳn là chuyên gia hàn lâm, cũng không phải bạn hay fan của tác giả và nhất định không phải nhân viên marketing của nhà xuất bản.

                              Ví dụ, năm ngoái, một nhà xuất bản (nơi từng in sách của tôi) thực hiện khoảng 50 ấn phẩm mới. Nhưng phòng truyền thông phải thú nhận họ không đủ thời gian để giới thiệu hết 50 tên sách cho độc giả một cách bài bản. Với hàng tá nhà xuất bản khác theo chính sách tương tự (xuất bản càng nhiều đầu sách mới càng tốt), hèn chi các bạn đọc Việt Nam ghé nhà sách không thấy trước mắt mình một bối cảnh phong phú mà chỉ thấy choáng ngợp, bối rối.

                              Nếu một số nhà xuất bản giới thiệu sách một cách không đầy đủ, một số khác làm điều ngược lại: đối với họ, nội dung và văn phong chỉ là chuyện phụ đính kèm, còn PR mới là chuyện chính. Rõ ràng, trong một thị trường tự do, công ty in ấn nào cũng có quyền bán sản phẩm của mình bằng cách mà họ mong muốn, nhưng rõ ràng không kém, độc giả Việt Nam có thể không được phục vụ tốt nếu các nhà xuất bản đẩy mạnh ra mắt các kiểu sách mà chính họ cũng thấy giá trị nội dung không cao.

                              Theo tôi, có vài ba cách để đương đầu với những vấn đề nêu trên.

                              Để tạo điều kiện xây dựng cho thị trường sách tinh tế hơn, báo giấy và báo mạng đều có thể thúc đẩy một văn hóa phê bình sách chính hiệu, cộng tác với nhà phê bình chuyên nghiệp thực sự có năng khiếu để viết bài điểm sách cho độc giả, giúp họ phân biệt rõ bài điểm sách nào thực sự có chất lượng, đánh giá một cách vô tư.

                              Các NXB có thể ưu tiên việc quảng bá ít sách hơn với chất lượng cao hơn. NXB nào có đối tượng mục tiêu là người trẻ thích đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn có thể tập trung vào sách có cốt truyện mạch lạc và những nhân vật được xây dựng hẳn hoi, được sáng tác bởi những tác giả có trình độ học vấn, không chỉ viết dựa trên kinh nghiệm mờ ảo của họ trên tình trường. Điều này giúp người đọc cảnh giác hơn khi đọc lời lẽ giới thiệu sách đại ngôn. Độc giả nên nhận được sự phục vụ tinh tế hơn ở thị trường sách, và họ có thể quyết định mua sách của tác giả có một góc nhìn thật sáng tạo, chứ không phải người chỉ có một giọng văn nghe quen quen.

                              Nếu thêm vào đó, các chủ nhà sách Việt Nam chú ý hơn trong việc bài trí, sắp xếp sách ở cửa hàng sao cho bài bản, tăng lương cho nhân viên bán sách - người có khả năng xác định vị trí của từng đầu sách trong vòng vài phút, tôi và các độc giả yêu sách khác sẽ ăn mừng lớn. Còn cứ theo tình trạng lộn xộn hiện nay, một điều có thể dự đoán là trong tương lai một số nhà sách có khả năng bị phá sản vì không cạnh tranh được nữa với các trang bán sách online.

                              Tác giả Cameron Shingleton
                              (Nguyên tác tiếng Việt)
                              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom