• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

NGÀY TẾT VỚI BÁNH HẠT SEN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • NGÀY TẾT VỚI BÁNH HẠT SEN

    Mùa xuân là mùa của những gì tốt đẹp nhất, từ vạn vật đến con người.
    Con người ngoài những mong ước, hoài bảo thể hiện qua những lời chúc tụng trong 3 ngày tết còn là cơ hội để thể hiện tài năng, sự khéo léo qua những tác phẩm để dâng lên Tiền nhân, ông bà, cha mẹ và những người thân thuộc, bạn bè, …Một trong những phẩm vật đó là bánh mứt.
    Nói đến bánh mứt thì không đâu bằng Huế.
    Trãi qua những cái tết từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tôi chứng kiến công việc tất bật của bà nội, bà chị, chị dâu qua việc làm bánh mứt. Kể từ ngày 23 tháng chạp âm lịch, nghĩa là sau ngày đưa ông Táo về Trời là các bà đã lao đầu vào làm mứt rồi kế đến làm bánh. Nếu kể ra đây thì không xuể. Nào là mứt gừng, mứt bí đao, mứt dừa, mứt khoai, mứt cà rốt, mứt cà chua, …
    Còn bánh thì chỉ bánh in không thôi đã thấy túi bụi tưng bừng.
    Nào là bánh đậu xanh khô, bánh đậu xanh ướt, bánh bột nếp, bánh bột bình trinh, bánh dừa, bánh phu thê, bánh măng. Bánh đổ thì có bánh thuẩn (bánh bông lan) và bánh truyền thống gói là bánh tét, bánh chưng mà kỉ niệm rực rỡ với tôi trong chiều 30 tết là hình ảnh nồi bánh tét mà bà nội tôi đã khụ nụ gói suốt đêm cùng với bà chị dâu để sáng hôm sau ngủ dậy, tôi đã thấy nồi bánh với ngọn lửa hồng khói nghi ngút chờ đêm Giao thừa sẽ hạ xuống để kịp cúng.
    Nhắc đến bánh thì có thể nói quê hương của bánh in là Huế.
    Hình ảnh dĩa bánh in khi cúng xong vơi sắc màu sắc xanh vàng đỏ trắng rất đẹp mắt làm cho tôi thích thú, vui thay khi được cha tôi gọi vào phân phát.
    Hôm kia, con gái tôi cặm cụi làm bánh hạt sen. Một loại bánh mà cả nhà ai nấy đều ưa vì hương vị của bánh. Nó ngọt, bùi, khi nhai rất dịu, không khan cổ và lại rất thấm đậm do chất liệu của bánh được làm từ loại đậu trắng, hoặc đậu quyên hay đậu ngự. Hình dạng của bánh rất dễ thương tròn như viên bi và nhất là được gói trong loại giấy kiếng ngũ sắc rất bắt mắt, hấp dẫn.
    Tuy nhiên quá trình làm ra nó thì quả là rất công phu.



    1.Thành phần:
    - Đậu trắng (có thể dùng đậu quyên): 1 kg
    - Đường cát trắng: 1 kg
    2. Cách làm:
    - Luộc sơ qua đậu trắng, lưu ý không để cho chín. Mục đích là để lột vỏ.
    - Bóc vỏ đậu trắng (lớp vỏ mỏng bao bọc đậu)
    - Luộc chín đậu.
    - Dùng máy xay sinh tố xay mịn (trước đây không có công đoạn này)
    - Đường trộn với đậu vừa luộc chin. Cho vào nồi và để trên lò, nếu lò đất, lửa than âm ỉ đỏ thì rất tốt. Kẹt lắm thì dùng lò ga nhưng cho lửa vừa phải, tránh bị cháy.
    - Dùng đũa bếp (đũa lớn) và giáo đều (quậy). Công đoạn này rất công phu, mất cả buổi vì phải ngồi túc trực bên lò, quậy đều cho đên khi nào bột đậu trắng nhuyễn đặc, lưu ý có thể thử được hay chưa bằng cách cho một ít vào lòng bàn tay vo nhẹ, nếu mà không bị dính tay là được.
    - Sau đó để nguội hẳn.
    - Vo đều thành từng viên tròn.
    - Đặt lên lò lửa, sấy khô. Cẩn thận kẻo bị cháy bánh
    - Gói bằng giấy kiếng ngũ sắc (giấy dầu trong). Nhớ xắp hai đầu giấy gói thành tua để tăng tính thẩm mĩ cho bánh.
    - Tùy vào việc vo bánh to hay nhỏ mà số lượng bánh nhiều hay ít. Con gái tôi sau khi làm xong đếm được 250 cái.
    3. Tại sai gọi là bánh hạt sen?
    Theo tôi, vì hình dạng bánh là hình hạt tròn, giống hạt sen. Vả lại hương vị của bánh rất tinh khiết, ngọt mà không khắc lại thanh, mịn.
    Mùa xuân, ăn bánh hạt sen để trở về cội nguồn dân tộc.
    Ăn bánh hạt sen với tôi là sự hồi ức về kỉ niệm những mùa xuân của Huế, những ngày kị giỗ với niềm hạnh phúc được người lớn gọi vào cho bánh in, trong đó thích nhất là bánh hạt sen.
    Tuổi thơ nào lại không vui khi được cho bánh in, xanh vàng đỏ tím, trong đó có bánh hạt sen!
    Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui!
    Đã chỉnh sửa bởi Nguyễn Lương Tuấn; 05-02-2013, 06:58 AM.
    Similar Threads
  • #2


    HB cám ơn Tuan Nguyen nhiều lắm nhìn tấm hình trên HB nhớ lắm hồi xưa HB thích nhất cái bánh này và bây giờ vẫn nhớ nhưng lâu lắm rồi không được nhìn thấy mãi hôm nay tình cờ thấy ở đây thật là bất ngờ...dù chỉ là được nhìn hình thôi nhưng HB cũng cẩm thấy như đang được ăn vậy ngon và thích lắm lắm...để từ từ HB sẽ làm bánh này chắc cả nhà phải lé mắt và ai cũng mê giá mà biết sớm Hb làm để trưng tết thì thật là thú vị và tuyệt vời...hầu như chỗ HB sống chẳng thấy bánh này bao giờ...Một lần nữa HB cám ơn TN thật nhiều.Xuân gần về HB thân mến chúc bạn & gia đình một năm nhiều sức khoẻ và luôn an vui.HB

    Comment

    • #3

      Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của cây trái đơm hoa trổ quả. Vốn được thiên nhiên ưu đãi, miền đồng bằng Nam bộ có vô vàn trái ngon quả ngọt vào mỗi dịp Tết đến. Biểu hiện rõ nhất là có nhiều món mứt trong các gia đình ở làng quê. Mứt tết ở đây thật phong phú, đa dạng, khó mà kể hết, kể đủ, nhưng tạm phân loại như sau: Mứt có gốc từ các loại quả (Mứt me, mứt cà, mứt dừa, mứt mãng cầu, mứt tắc, mứt chuối, mứt chùm ruột,…), mứt được làm từ một số loại củ (mứt củ năng, mứt gừng, mứt khoai, mứt cà rốt, mứt củ sen…) và mứt được chế biến từ các hạt (mứt hạt sen, mứt đậu trắng, mứt đậu phộng,…).
      Website Under Maintenance


      Món mứt miền Nam là nét văn hóa độc đáo

      Sau ngày hai mươi ba tháng Chạp, phần lớn các gia đình chuẩn bị làm mứt ăn Tết. Tuy nói có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là ba món mứt dẻo: mứt gừng, mứt chuối và mứt khóm. Vào những ngày chợ Tết cuối năm, mấy bà nội trợ lo mua gừng, mua khóm làm mứt. Làm mứt còn gọi là xào hay sên mứt. Để có mứt gừng ngon, người ta phải chọn mua gừng ta, tức loại gừng có củ nhỏ.

      Gừng này sẽ giúp mứt có mùi thơm, vị cay nồng và dai hơn các loại gừng khác. Sau khi xắt nhuyễn, gừng ngâm nước phèn để mứt trong hơn. Ngâm xong, đem gừng đi phơi nắng độ một ngày rồi mới sên. Đầu tiên là bắt chảo lên bếp, cho đường vào rồi vắt chanh để mứt không lợi đường. Khi đường chảy tan ra mới bỏ gừng vào xào.

      Để biết khi mứt vừa chín tới, người xào mứt dùng một ngón tay chạm vào chất sền sệt trong chảo, sau đó dùng hai ngón tay kéo dài ra, nếu có dạng sợi chỉ là mứt chín. Đậu phộng rang chín, bỏ vỏ, giã sơ rồi rắt lên làm cho mứt thêm vị béo, giòn. Đối với mứt khóm, khi mua không được chọn khóm quá chín. Trái khóm gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm bốn và bỏ cùi đi rồi tiếp tục thái thành từng lát mỏng có hình tam giác. Tương tự như sên mứt gừng, khóm được cho vào chảo khi đường nóng và chảy. Thông thường, để nhận biết lúc mứt vừa ăn, người sên vít một ít mứt cho vào ly nước, nếu thấy mứt sánh lại trong nước là thành công. Bên cạnh hai loại mứt trên, mấy bà nội trợ thích làm thêm mứt chuối.

      Trước đó, họ đã chọn quày chuối sau hè để chín, ép từng trái rồi đem phơi khô, thái nhuyễn. Khác với cách làm mứt gừng, mứt chuối, khi đường thắng gần tới mới bỏ chuối đã thái vào chảo rồi mang xuống, nếu bỏ thêm đậu phộng thì ăn sẽ ngon hơn. Sên mứt là quá trình chuẩn bị thật kỹ lưỡng và khéo léo, công phu.

      Món mứt được chấm điểm là sau khi sên không bị lợi đường. Mứt bị lợi đường tức mứt và đường rời ra, không dẻo và dính lại, khi ăn rất khó vít. Lúc xào, mùi mứt thơm lừng từ trong bếp ra đến sân-một hương vị tết đang đến gần từng nhà, từng người trong các thôn, xóm. Mứt được cho vào hủ sành và để ở nơi mà kiến không thể chui lọt.

      Một số địa phương ở miền Nam nổi tiếng với nhiều món mứt tết khác nhau. Xuân về, người dân Bến Tre rất chuộng món mứt dừa. Mứt được làm từ cơm dừa cứng cạy được bào mỏng, rửa sạch và để ráo nước, ướp đường độ một đến hai giờ, rồi đảo liên tục trên chảo, khi nào thấy khô mới mang xuống.

      Người ta còn cho sầu riêng vào làm cho mứt có mùi thơm nồng nàn, quyến rũ, thật khó lẫn với các loại mứt khác. Mứt dừa không chỉ có màu trắng đặc trưng mà còn thêm màu nâu đen từ cà phê, màu xanh biếc của lá dứa, màu đỏ của gấc, màu tim tím của lá cẩm….



      Làm mứt gừng tại tịnh xá Ngọc Phương

      Dịp tết, đến miệt vườn Vĩnh Long, Tiền Giang, khách thường được chủ nhà đãi món mứt tắc. Trái tắc trĩu quả, vàng hực trên cây được tách bỏ hột, ướp và sên với đường. Mứt tắc có vị nhẫn, lợi thuốc như giúp kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, giải độc, đặc biệt chữa ho rất tốt.

      Bà con ở Cà Mau thì có món mứt lạ: mứt trái giác. Giác là loại cây mọc nhiều ở ven ruộng, bờ vuông. Trái giác khi chín có màu đỏ thẩm, cỡ đầu ngón tay. Sau khi hái xong, người ta đem trái đi rửa, để ráo rồi sên với đường. Mứt giác có màu đỏ, vị chua chua ngọt ngọt, cất trong hủ để ăn lai rai ba ngày tết. Tuy đã thất truyền, nhưng trước đây Trà Vinh nổi tiếng với món mứt gừng được làm từ củ gừng sậy. Tương truyền, mứt gừng Trà Vinh được sản xuất từ miền biển Ba Động. Mùa mưa dầm, giông bão, người làm nghề biển không ra khơi được, nên họ có thú vui ăn mứt gừng và uống trà đậm. Một câu ca dao truyền tụng:

      “Gừng sậy, mùi thơm, ít cay

      Đàn bà làm mứt khéo bày ngọt thanh

      Mứt coi trong vắt, sạch tinh

      Người ta ăn mứt Trà Vinh nhớ hoài”

      Ở Nam bộ, cứ đến tết là mấy nhà khá giả hoặc cảnh vẻ hay làm các món mứt đòi hỏi nhiều tính cần cù và độ khéo tay, nhiều kinh nghiệm như: mứt cà, mứt me, mứt chanh, mứt khế…để biếu và đãi khách. Nhưng chắc ít nhà đến nay còn làm là món mứt khổ qua, mứt ớt. Người ta chọn ớt sừng trâu trái to, chín đỏ và sao cho thật ít cay thì càng tốt.

      Ớt bỏ hột, ngâm trong nước vôi ăn trầu độ hai ngày rồi xả cho sạch. Sau đó, nấu giấm với đường, bột ngọt và cho ớt vào ngâm khoảng mười ngày mới mang đi xả nước mưa nhiều lần. Ớt được tiếp tục trộn với đường, đem đi phơi nắng cho trái săng lại và chắt bỏ nước cay chảy ra từ thân trái. Độ ba ngày sau, người ta sên ớt với đường cho thật kẹo. Sên xong, ớt được bày trong mâm, phơi nắng khoảng mười ngày nữa. Mỗi ngày, người trông phải trở mứt và thoa nước đường chảy ra vào thân ớt cho đến khi mứt khô là hoàn thành. Mứt ớt có màu đỏ thẩm, ăn hơi the the, giòn giòn, rất hấp dẫn.

      Với mứt khổ qua, khi mua phải chọn trái hơi già, hột có màu đỏ, tránh thật non hoặc quá già. Người nội trợ mổ khéo lấy hột, nhét vôi vào bụng trái, ngâm trong nước vôi. Công đoạn về sau thì tương tự như mứt ớt. Khi thưởng thức, mứt có màu xanh nhạt, vị nhẫn nhẫn, cho cảm giác vừa giòn vừa dai. Như vậy, muốn làm hai loại mứt này, người nội trợ phải bỏ công sức gần tháng trời, chăm chút hàng ngày mới đạt.



      Món mứt ớt đặc biệt

      Thưởng thức mứt tết biết cách mới đúng điệu. Ăn mứt thì phải uống trà. Vị mứt ngọt đậm đà nhấp cùng tách trà nóng, vị đắng tạo cảm giác sướng tê cả lưỡi, ấm cả bụng. Với món mứt gừng, mứt khóm, mứt chuối, người ta còn nướng bánh phồng nếp căng tròn, nóng hổi kẹp ăn với mứt bên trong. Khi ăn, vị béo và giòn rụm của bánh hòa chung vị ngọt, thơm và dẻo của mứt cùng với tiếng lộp bộp phát ra đã làm nên một hương vị và âm thanh lạ lạ, hấp dẫn vô cùng. Uống thêm một tách trà Bắc nữa thì chắc hết sẩy! Lúc đãi khách, các món mứt để trong khay tròn được chia làm nhiều ô, có nhiều màu sắc và hương vị trộn lẫn.

      Món mứt bí trong trong kề bên mứt chùm ruột đỏ thẩm, mứt khoai vàng ươm, mứt chà là đen đen và mứt dừa có màu xanh lá dứa,…như cùng mang sắc xuân của đất trời đến tận mọi nhà, mọi người.

      Mứt tết là một nét văn hóa ẩm thực ngày tết của dân tộc. Các món mứt ở Nam bộ có hương vị đậm đà, ngọt ngào, nhiều sắc màu xen lẫn, phong phú và đa dạng. Mặt khác, mứt còn có ý nghĩa dinh dưỡng, y học nếu biết cách ăn hợp lý, vừa phải. Chẳng hạn, trong cái se se lạnh đầu xuân, vị cay, nồng của mứt gừng có tác dụng làm ấm người, phòng viêm đường hô hấp, giải độc và chống đau bụng do ăn uống không điều độ. Làm mứt tết còn là dịp đo tài nghệ nữ công gia chánh và là cơ hội để trao truyền kinh nghiệm bếp núc của các thế hệ phụ nữ trong gia đình Việt Nam xưa cũng như nay.

      Dương Hoàng Lộc
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Thùy Link
        [b]Đặt phòng
        Bạn Thùy Link đã lợi dụng bài viết của tôi để quảng cáo. Đây là một việc làm tôi nghĩ không đẹp. Đề nghị Ban Điều hành, anh Hoang Vu có biện pháp, xóa bỏ bài viết này.
        Rất cảm ơn!
        Đã chỉnh sửa bởi Nguyễn Lương Tuấn; 24-04-2013, 09:19 AM.

        Comment

        • #5

          Xóa nội dung quảng cáo

          Cảm ơn Ban Điều hành, anh Hoang Vu đã rất nhanh chóng đáp ứng đề nghị.
          Rất mong các bạn, các thành viên không nên dùng bài viết của người khác để chèn quảng cáo theo ý đồ của mình.

          Comment

          • #6

            Thơm ngon các món ăn từ cốm


            GNO - Nhắc tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn người ta không thể không kể tới làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cồm từ bao đời nay, với bàn tay khéo léo cùng những bí quyết nhà nghề của bao thế hệ người đã làm nên những hạt cốm dẻo thơm, và ngon đến khó quên, mà bất cứ cốm ở nơi nào cũng không thể sánh bằng.

            Cốm xanh thơm

            Trải qua bao thăng trầm cùng cơn lốc đô thị hóa, nghề làm cốm ở làng Vòng đã, đang có dấu hiệu mai một. Tuy vậy, ở vào thời khắc hiện tại, dẫu không còn nhiều nhà, nhiều người chuyên tâm với nghề cốm như xưa nữa, nhưng chỉ còn một số ít hộ giữ nghề gia truyền trong làng ấy cũng luôn mang đến cho danh mục ẩm thực thu Hà Nội đủ đầy hương cốm thơm nồng thoảng bay trong làn gió heo may se se lạnh...
            Vâng, dẫu chỉ là món chế biến từ hạt lúa nếp non vừa qua độ ngậm sữa, nhưng sự hấp dẫn của món ăn mang đậm hương vị đồng quê dân giã này lại toát lên một nét thanh tao quý tộc, bởi trải qua một quá trình chế biến với khá nhiều công đoạn cầu kỳ, vất vả, từ hạt lúa non ấy - chỉ cần thưởng thức một lần thôi người ta đã mê, đã khó lòng quên được...
            Cốm ăn với chuối tiêu chín là ngon nhất, hợp vị nhất, vì sự kết hợp hoàn hảo giữa một bên là vị ngọt sắc của chuối, một bên là vị ngầy ngậy, beo béo, dẻo thơm của cốm. Khi thưởng thức, người ta có thể bóc chuối rồi chấm vào gói cốm, và mỗi lần đưa lên miệng cắn một miếng chuối, rồi lại chấm tiếp cốm.
            Cũng có khi người ta ăn cốm theo kiểu cắn một miếng chuối, rồi lấy tay nhúm một chút cốm bỏ vào miệng rồi nhai cùng với chuối.
            Khi ăn cốm, người ta thường nhai chậm rãi, theo phóng thái nho nhã để làm sao đấy cảm nhận đến sâu cùng vị ngon, sự tinh tế của cốm.
            Ngoài sự kết hợp cốm - chuối tiêu ra, cốm còn được ăn kèm với quả hồng đỏ ngọt thơm cũng là khá hợp, mà trong đêm Trung thu mâm cỗ Tết không thể thiếu cốm - chuối tiêu - hồng đỏ được. Cốm là món ngon dễ ăn, lành, bổ dưỡng..., vì vậy mà món quà này luôn được mọi người ưa thích dùng ăn vặt, ăn sắp trong bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Không có hồng, có chuối để ăn kèm thì ta có thể ăn cốm không thôi cũng tuyệt ngon.
            Cốm còn chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như: bánh cốm, xôi cốm, chè cốm, cốm xào... Món bánh cốm Hàng Than - Hà Nội lâu nay không thể thiếu được trong dịp tết Trung thu, lễ cưới hỏi, lễ dâng cúng... của nhiều gia đình. Nguyên liệu chính để làm nên những chiếc bánh nhỏ nhắn xinh xắn và thơm ngon là cốm.
            Cốm dùng làm bánh thường là loại cốm bánh tẻ, nghĩa là không quá già, không quá non, và bánh cốm cũng có khi là loại bánh chay không nhân, nhưng thông thường là loại có nhân đậu xanh nêm thêm chút dừa tươi nạo nhỏ, trộn cùng với vừng (mè).
            Khi ăn bánh cốm, dẫu có vài nguyên liệu pha trộn lẫn thì người ta vẫn nhận ra hương vị đặc trưng nhất là hương cốm. Bánh cốm Hà Nội bấy lâu nay còn là thứ quà trong danh mục ẩm thực đặc trưng tiêu biểu mà bất cứ du khách trong, ngoài nước khi đến với thủ đô đều ưa thích và mua về làm quà cho gia đình, người thân.
            Món xôi cốm cũng là món ăn ngon, dễ làm. Nguyên liệu chính là cốm, có thể là cốm khô, nhưng chế biến bằng cốm tươi sẽ ngon và hấp dẫn hơn nhiều. Dừa tươi nạo sợi nhỏ; đậu xanh; đường kính trắng. Các nguyên liệu, gia vị này nhiều ít tùy vào định lượng món cốm mà bạn định chế biến.
            Trước khi làm món xôi cốm, cốm được vẩy chút nước lạnh vào cho có độ ẩm ướt vừa phải. Đối với cốm khô thì phải vẩy nhiều nước hơn. Dừa nạo sợi nhỏ ướp lẫn với đường kính trắng cho đều. Đậu xanh ngâm nước, đãi bỏ vỏ, đồ chín, nghiền nát, sau đó bỏ vào chảo xào lên trên bếp liu riu lửa cùng với dừa ướp đường, để làm sao đó nó không bị cháy xém.

            Khi nguyên liệu đậu xanh xào dừa quyện vào sền sệt là được. Cốm bỏ vào chõ (thố, xửng) đồ khoảng từ 10-15 phút là chín. Dỡ cốm ra, bỏ dừa xào đậu xanh vào dùng đũa đảo tơi. Món cốm không chỉ ngon ngọt, dẻo thơm mà còn bắt mắt bởi màu xanh non như ngọc của cốm, màu trắng trong của sợi dừa, màu vàng sậm của đậu xanh. Thưởng thức món xôi cốm trong những ngày thu mát mẻ quả là không có gì tuyệt vời hơn...

            Xôi cốm

            Chè cốm cũng là một trong những món ăn khoái khẩu bổ dưỡng mà bất cứ các bà các chị nội trợ nào cũng có thể làm được một cách thành thục. Cốm dùng để chế biến món này phải là cốm tươi. Nguyên liệu kèm theo là có thể là bột bắp, bột sắn dây, bột củ năng cùng đường phèn hay đường kính trắng.
            Trước khi nấu món chè cốm, người ta hòa nước lọc với đường rồi đun lên cho tan. Một trong 3 loại bột trên cũng được hòa tan với nước lạnh, sau đó chế vào nồi nước đường đang đun sôi. Vừa đun, vừa chế vừa dùng đũa lớn khuấy đều để làm sao đấy bột không bị vón cục. Lửa cũng được đun nhỏ, để đáy nồi không bị xém tạo mùi khét.
            Khi hỗn hợp nước đường và bột chín, có độ loảng vừa phải thì tắt lửa. Đợi khi nguội bớt thì rắc cốm vào, đảo đều rồi múc ra bát thưởng thức. Món chè cốm ăn mát lành và vẫn giữ mùi vị thơm thoang thoảng của cốm. Muốn tăng thêm sự hấp dẫn cho thị giác, bạn có thể bỏ vào nồi chè vài cánh hoa nhài...
            Ngoài những món ngon chế biến khá phổ biến từ cốm trên ra, người ta còn biến tấu từ cốm ra rất nhiều món ngon khác như cốm xào đường, cốm trộn dừa, cốm rang bỏng, kem cốm... Nói chung, các món ăn từ cốm rất ngon, dễ chế biến, vì thế bạn cũng có thể trổ tài thử làm nhiều món ăn đầy sinh động từ cốm, để thết đãi bạn bè, người thân trong gia đình mình.
            Bài và ảnh: Nguyễn Thị Hải
            (Đại học Văn Hóa)


            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Bồi hồi nhớ bánh ú tro

              Thế giới trẻ con luôn đầy ắp những niềm vui và sự tưởng tượng. Những niềm vui tuổi thơ ấy, luôn gắn với từng thời khắc ý nghĩa trong năm, trong đó có ngày Tết Đoan ngọ, còn gì vui hơn là được tròn xoe đôi mắt nhìn lên cây sào đầu làng, với bao chùm bánh trái cứ treo lủng lẳng. Thích thú nhất là được nhâm nhi từng chiếc bánh ú tro vàng như mật.

              Bánh ú tro: dấu hiệu của ngày Tết Đoan ngọ

              Có một điều thật lạ, dù thời gian cứ mãi trôi, tết này nối tết kia, rồi bao điều đổi thay, nhưng cảm xúc về những ngày tết, ngày vui trong năm vẫn giữ nguyên vẹn. Tôi vẫn còn cảm giác bồi hồi bổi hổi mong chờ. Từ dịp chờ ăn bát cơm gạo mới của mẹ, cho đến lần lượt từng dịp lễ, tết.
              Những chiếc bánh quê mộc mạc, chân chất như người dân quê. Tôi thích ngắm nhìn nhất là những chiếc bánh tổ, xâu bánh ít hay đó là chùm bánh ú tro. Những chiếc bánh đậm đà tình quê. Nó không sặc sỡ màu sắc như những loại bánh quảng cáo, hay đa dạng kiểu cách như những chiếc bánh có trong các siêu thị.
              Bánh ú tro thường có hình chóp, và đây là loại bánh giản dị từ cái tên gọi, cho đến cách làm bánh. Nó không nổi trội và xuất hiện thường xuyên như bánh chưng, bánh tét nhưng từ lâu bánh ú tro góp phần quan trọng vào nét đẹp văn hóa của người miền Trung. Nghe mẹ kể rằng, bánh ú tro là thức ăn dễ làm, cũng là thức ăn gắn với những lần chạy giặc, tha phương cầu thực trước đây. Thời hiện đại, nó không có mặt thường xuyên, mà chỉ lặng lẽ xuất hiện vào mỗi dịp Tết Đoan ngọ trong mâm cơm của mỗi gia đình.
              Đây là loại bánh truyền thống và cách làm bánh ú tro khá đơn giản, không cầu kỳ, từ cách chọn nguyên liệu cho đến cách luộc bánh. Chỉ cần đôi bàn tay người làm khéo léo, và tỉ mẩn một chút.
              Nguyên liệu làm bánh ú tro chủ yếu là nếp. Chọn loại nếp to hạt, chắc mẩy, phơi ít nhất là hai nắng. Nước tro ngâm nếp, là tro đốt từ những loại rơm khô nếp, vỏ bưởi. Đổ tro vào chậu, để tro thấm nước và chờ tro lắng xuống, sau đó lấy phần nước trong rồi đổ nếp vào ngâm một đêm, sau đó vớt ra. Lá gói bánh là lá dong lau sạch trước khi gói. Cho lượng nếp vừa đủ vào chiếc lá rồi gói lại, và bẻ mép hai đầu bánh sao cho thật đẹp, buộc lạt cho chặt.
              Bánh gói xong, buộc thành từng chùm, mỗi chùm mười bánh rồi bắt đầu luộc. Kinh nghiệm luộc bánh thơm ngon và chín đều của mẹ tôi, đó là khi luộc phải canh chừng trong khoảng thời gian một cây hương. Cứ như thế hết lớp này đến lớp khác, bánh được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn vào trong nồi để luộc rồi vớt ra. Luộc bánh thật đơn giản, nhưng với tôi đó mà công việc thú vị nhất mỗi khi dịp Tết Đoan ngọ về.
              Bánh ú tro luộc xong, mẹ thường mở cho tôi xem một chiếc - chiếc bánh chín vàng ươm của nếp ngâm tro, và sau đó lần lượt được sắp xếp từng chùm ra dĩa, như những kim tự tháp thu nhỏ, để thờ cúng ông bà tổ tiên.
              Hương vị của bánh ú tro thơm ngon, nó không có vị béo như bánh chưng, bánh tét. Và cách thưởng thức bánh ú tro khác hẳn với hai loại bánh kia. Đó là khi ăn phải kèm theo mật ong hoặc đường. Bánh tro ăn nguội. Bánh tro vị lạt, dễ tiêu, màu vàng trong, mềm dẻo như miếng thạch rau câu. Trên hết, loại bánh ấy gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.
              Thân Thị Thanh Trâm
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom