• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những câu nói bất hủ của người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những câu nói bất hủ của người Việt

    Những câu nói bất hủ của người Việt


    “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” là câu nói nổi tiếng của danh tướng Trần Bình Trọng, vang mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt về biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

    Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ..."

    Bà Triệu ẩu huý là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm bính Ngọ (226), tại huyện Quân Yên, quận Cửu Chân (Yên Ðịnh ngày nay).

    Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận, thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy, Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cũng giống Trưng Trắc và Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục.

    “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.

    Trần Thủ Độ: “Nhổ cỏ phải nhổ cả rễ sâu”

    Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; là người có công lớn nhất sáng lập triều đại nhà Trần, đồng thời nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264.

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi : “Năm 1226… mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.

    Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.

    Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.

    Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”. Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”. Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.

    Thượng hoàng Lý Huệ Tông bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.

    Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”

    Trần Bình Trọng (1259-1295) vốn là họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành. Tổ phụ Làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng, nên được mang họ vua.

    Năm 1285, quân Nguyên Mông sang xâm chiếm Đại Việt, ông được giao coi giữ thiên trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Khi giặc đánh xuống, vì lực lượng yếu, Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng, liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi: "Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?".

    Bình Trọng trả lời: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt
    thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi".

    Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến phục, cũng không nỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm, lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Trần Bình Trọng bấy giờ mới 26 tuổi.

    Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo"

    Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly, anh của Hồ Hán Thương. Ông là một tướng tài có công trình quân sự lỗi lạc và là người phát minh Thần cơ hỏa sang, một loại súng trường nhưng không được phổ biến. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và sáng lập triều Hồ, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc thời nhà Hồ.

    Trong cuộc kháng chiến chống nhà Minh xâm lược, Hồ Nguyên Trừng đã nhiều lần thân chinh đi đánh giặc. Năm 1405, trước sức mạnh vũ bão của quân địch, Hồ Quý Ly cho họp quần thần để bàn kế chống giặc. Khi được hỏi, Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Câu nói đó phản ánh nguyên nhân cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của cha con Hồ Quý Ly thất bại chính là không tập hợp được sức mạnh của nhân dân.

    Bùi Thị Xuân: "Con nhà tướng không được khiếp nhược trước quân thù"

    Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh trở về Phú Xuân, đem Vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù. Tất cả các võ tướng đều bị tử hình, Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người trảm quyết. Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Nguyễn Phúc Ánh dùng hình phạt khốc liệt nhất quán cổ kim.

    Trước đó, Nguyễn Phúc Ánh từng hỏi Bùi Thị Xuân "có muốn xin ân xá không?" thì nữ kiệt đáp: "Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?". Nguyễn Phúc Ánh căm gan, dằn từng tiếng: "Không chịu nhục? Ta sẽ làm cho mi biết nhục" và truyền lệnh: "đem Bùi Thị Xuân về Bình Ðịnh, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ".

    Khi Bùi Thị Xuân bị giải về Phú Xuân, Nguyễn Phúc Ánh hỏi: "Ðã biết nhục chưa?", nữ kiệt đáp: "Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đổ lên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ".

    Nguyễn Phúc Ánh tức giận, truyền bắt mấy người con của Bùi Thị Xuân đem ra giết trước mặt. Mấy người con nhỏ thì sai lực sĩ bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên: "Mẹ ơi! Cứu con với!". Nữ kiệt hét lớn: "Con nhà tướng không được khiếp nhược".

    Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rỉ...

    Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”

    Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, phối hợp với Trương Định, ông đã chỉ huy đánh thắng một trận rất lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Étpêrăng (Hy Vọng) của giặc Pháp, giết chết nhiều địch và làm chết đuối nhiều tên khác, khiến Bôna vô cùng hoảng sợ.

    Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10/1868.

    Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.

    Vĩnh Khang ( Đất Việt )
    Similar Threads
  • #2

    Nam quốc sơn hà nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư!
    Thái Úy Lý Thường Kiệt

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi HoaiVienPhuong View Post
      Nam quốc sơn hà nam đế cư,
      Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
      Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
      Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư!
      Thái Úy Lý Thường Kiệt
      Dịch ra đi anh 2. Thanks
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #4

        &quot;Nam quốc sơn hà”

        Sinh ra trong binh lửa, bất tử cùng chủ quyền non sông, lời thơ "Thần” - "Nam quốc sơn hà” chỉ với 28 từ (thất ngôn tứ tuyệt) mà nội dung ý tứ sâu xa. Để bảo vệ đất nước, tất thảy người dân Việt quyết đánh tan ngoại xâm dù chúng có mạnh đến mức nào. Ngày nay, lời thơ "Thần” khắc trên bia trong am thờ ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Tổ quốc vẫn ngày đêm vọng vang cùng sóng nước.


        Tháng giêng năm 1072, triều đình nhà Lý "lục đục”. Vua Lý Thánh Tông băng hà, vua Lý Nhân Tông 6 tuổi nối ngôi. Phe theo Thái hậu Thượng Dương và Thái sư Lý Đạo Thành, phe kia theo Thái phi Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt. Tuy Thái hậu Thượng Dương và Thái sư Lý Đạo Thành xét về vị trí chức tước trong triều thì hơn hẳn Thái phi Ỷ Lan cùng Thái úy Lý Thường Kiệt nhưng "vị thế” lại không bằng. Vì lẽ: Thái phi là thân mẫu của vua Lý Nhân Tông còn Thái úy thì nắm giữ quân đội. Việc tranh giành quyền lực tột độ đã nảy sinh sự biến. Đại Việt sử ký toàn thư viết, Thái phi Ỷ Lan nói với vua trẻ: "Mẹ già đã khó nhọc nuôi nấng con, mới có ngày nay. Bây giờ đã được phú quý thì người khác giành mất chỗ, biết đặt mẹ già vào chỗ nào”. Vua Lý Nhân Tông bèn sai giam Thái hậu Thượng Dương và 72 thị nữ rồi ép phải chết theo vua Lý Thánh Tông. Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả Gián nghị đại phu phải ra coi châu Nghệ An. Ỷ Lan trở thành Thái hậu nhiếp chính còn Lý Thường Kiệt được phong làm Phụ Quốc Thái úy, trông coi cả việc văn lẫn việc võ trong triều.
        Bị giáng chức "đày” ra Nghệ An, Lý Đạo Thành lập Viện Địa tạng trong thờ tượng Phật và vị hiệu vua Lý Thánh Tông.
        Xưa nay, ngẫm lịch sử: Cứ mỗi khi nội bộ triều chính của nước ta "bất hòa” thì mối nguy họa ngoại xâm phương Bắc là điều rất dễ xảy ra. Vào thời điểm những năm sau 1072 này, nhà Tống quyết định thôn tính nước ta vì mấy nguyên nhân sau: Thứ nhất, việc mất đoàn kết trong triều đình nhà Lý khiến thế nước suy giảm. Thứ hai, nhà Tống lo ngại việc thay đổi "nhân sự” trong triều đình Đại Việt sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Và điều thứ ba còn quan trọng nữa: Tháng 2 năm 1075, nước Liêu đe dọa biên giới phía Bắc nước Tống. Liệu thế không cự nổi, Tể tướng Vương An Thạch hiến kế với vua Tống cắt 700 dặm đất Hà Đông biếu nước Liêu để hòa hoãn, tiếp đó, tập trung binh lực đánh Đại Việt để tăng cường thế mạnh áp đảo lại nước Liêu. Đó cũng là kế sách đẩy mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài của Vương An Thạch khi bị các phe phái khác trong triều công kích... Trước khi động binh, nhà Tống "xúi giục” Chiêm Thành quấy nhiễu phía Nam nước ta.
        Trước tình cảnh này, Thái hậu Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt đã làm được một điều vĩ đại mà ít người nhắc đến: Hòa hợp phe phái, đoàn kết nhân tâm cùng nhau bàn cách chống họa ngoại xâm.
        Thái úy Lý Thường Kiệt nhận mệnh vua đích thân vào Nghệ An phong chức Thái Phó, Bình chương quân quốc trọng sự cho Lý Đạo Thành và mời ông trở lại kinh đô. Chức quan này của Lý Đạo Thành trông coi tất cả việc triều chính trong nước. Còn với Lý Thường Kiệt, ông nắm quân đội lo việc đối phó với giặc ngoại xâm.

        Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - Được coi là
        Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt
        Gạt bỏ thù hận, Thái Phó Lý Đạo Thành mạnh dạn "đề xuất” nhiếp chính Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông thực hiện việc tuyển chọn hiền tài giúp nước. Đây cũng là thực hiện tiếp nguyện ước còn dang dở của ông với vua Lý Thánh Tông từ năm 1070 khi lập Văn Miếu. Năm 1075, ở kỳ thi Nho học đầu tiên của dân tộc đã tuyển được mười người hiền tài nhất, trong đó Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu và được giao việc giúp Vua học. Chỉ chưa đầy một năm sau, khi ngọn lửa chiến tranh bắt đầu, Lê Văn Thịnh được Vua tin tưởng phong ngay chức Binh bộ Thị lang (tương đương Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ). Như thế, bên cạnh vị võ tướng kiệt xuất có vị quân sư văn lược tinh thông.
        Lịch sử nước ta từ cổ chí kim thường chống giặc ở tư thế tự vệ khi địch đã xâm phạm bờ cõi. Duy chỉ có Lý Thường Kiệt dám nghĩ tới việc "Tiên phát chế nhân”, ông khẳng khái tâu Vua: "Ngồi im đợi giặc không bằng chủ động đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”.
        Phán đoán quân Tống vào đánh nước ta qua hai đường chính: Đường bộ từ Ung Châu và đường thủy từ cửa bể Khâm, Liêm, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động tấn công trước. Từ Vĩnh An (Hải Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh), đại quân đường thủy do Thái úy Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đánh vào ven biển Quảng Đông. Cánh quân bộ từ biên giới miền Quảng Nguyên kéo sang đánh Tống ở vùng Quảng Tây do Nùng Tôn Đản quản lĩnh. Vùng Môn Châu có Hoàng Kim Mãn thống lĩnh, vùng Lạng Châu có phò mã Thân Cảnh Phúc và vùng Tô Mậu do Vi Thủ An cầm quân. Hành quân táo bạo, bất ngờ, thêm mưu lược tài tình, quân đội nhà Lý mau chóng phá tan các cứ điểm xung yếu chứa lương thực, vũ khí. Đại quân do Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong 7 ngày là đã tới vây thành Ung Châu (Nam Ninh, Trung Quốc). Để tránh xung đột với dân Tống và bất lợi về lương thực, Lý Thường Kiệt đã tìm một danh nghĩa cho cuộc tiến công. Ông yết bảng "Phạt Tống lộ bố văn” kể tội quân Tống, nêu cao đại nghĩa tự thủ chủ quyền và giúp dân Tống chống lại phép Thanh Miêu, Trợ dịch hà khắc của triều đình nhà Tống. Người dân Tống đọc lời lộ bố vui mừng đem lương thực tới giúp quân đội nhà Lý... Với chất lượng vũ khí hơn hẳn nhà Tống cộng với mưu lược tài trí, chỉ trong 42 ngày đêm công kích, thành Ung Châu kiên cố đã thất thủ. Đại quân nhà Lý thừa thắng kéo tiếp lên phía Bắc phá thành Tân Châu rồi mau chóng kéo quân về, trước khi quân nhà Tống đang ồ ạt kéo xuống.
        Sau gần một năm khắc phục thiệt hại, quân đội nhà Tống do Nguyên soái Quách Quỳ và Triệu Tiết (Phó Nguyên soái) chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Đó là tháng 11 năm Bính Thìn (1076).
        Tránh thế giặc cuồng bạo, Lý Thường Kiệt đã sớm chuẩn bị. Ông cho nhiều toán quân tập kích giặc trên đường hành quân nhằm tiêu hao lực lượng. Thời gian này, phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) được xây dựng kiên cố để cố thủ. Nếu địch vượt qua được chiến tuyến này, lăng tẩm nhà Lý sẽ bị san phẳng, Thăng Long có thể thất thủ trong chốc lát, vì phòng tuyến chỉ cách Thăng Long 20 km. Phòng tuyến dài ngót 100 km được đắp đất và rào tre làm giậu (nay là đoạn từ huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) đến Phả Lại). Hỗ trợ phòng tuyến, thuỷ quân Đại Việt đóng ở Lục Đầu Giang sẵn sàng tiếp ứng cùng các cánh quân thuỷ khác ở sông Thương, sông Bạch Đằng... Các cánh quân người thiểu số do Lý Kế Nguyên, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Nùng Trí Cao, Nùng Thuận Linh chỉ huy sẽ quấy nhiễu hậu phương địch.
        Quân Tống đổ dồn tụ tập trước phòng tuyến từ địa phận Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang) với chiều dài khoảng 30 km. Do lực lượng địch áp đảo, cũng có lúc phòng tuyến tưởng chừng khó giữ, nhưng bằng quyết tâm sắt đá, phòng tuyến luôn luôn được củng cố. Trong một lần tập kích sang trại giặc, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng hơn 500 quân ta tử trận. Thế giằng co tới mùa hè năm sau. Thời tiết nóng nực khiến quân Tống mỏi mệt, bệnh tật lan tràn, tinh thần suy sụp còn lương thực sắp cạn. Quân tướng Tống tiến thoái lưỡng nan.
        Thời cơ phản công đã đến. Vào một đêm, từ đại bản doanh trên núi Thất Diệu (đền Núi, Yên Phong, Bắc Ninh) Lý Thường Kiệt sai người tới ngôi đền thiêng thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) ở ngã ba Xà (nơi hợp lưu sông Cà Lồ, Như Nguyệt) nơi gần đại bản doanh Triệu Tiết, tựa như thần nhân đọc vang lên bài thơ mắng giặc:
        Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
        Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
        Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm
        Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
        Dịch nghĩa:
        Sông núi nước Nam vua Nam ở
        Rành rành định phận tại sách trời
        Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
        Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

        Khí thơ hùng tráng, quật cường này sống mãi trong lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, được coi là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt ta.
        Phút chốc, lời thơ "Thần" như một liều thuốc tinh thần cực mạnh, nhuệ khí quân dân Đại Việt vụt bùng lên, ngược lại, quân Tống thất vía kinh hồn. Quân Đại Việt bất ngờ tập kích. Sau ngót ngàn năm, đến nay, nhân dân vùng Hiệp Hòa vẫn còn gọi một cánh đồng rộng là cánh đồng Xác – nơi xác giặc chết la liệt ngày xưa và có một ngôi chùa Xác – ngôi chùa cầu siêu cho vong linh lính bại trận năm nào.
        Tổng kết chiến tranh, không tính thiệt hại vô kể của lần bị quân Đại Việt sang đánh, Chính Thúc, sử gia nhà Tống viết: "8 vạn phu vận lương và 11 vạn chiến binh chết vì lam chướng. Còn được 28 ngàn người sống sót về, mà trong đó còn ốm yếu nhiều. Kể cả số trước bị địch giết thêm mấy vạn, cả thảy không dưới 30 vạn”. Phí tổn tiền vàng tính ra là 5 triệu 190 ngàn lượng vàng”.
        Chiến thắng vang dội, thế nước cường thịnh, Đoàn ngoại giao do Binh bộ Thượng thư Lê Văn Thịnh (tương đương Bộ trưởng Quốc phòng) sang trại Vĩnh Bình đàm phán thắng lợi, giành lại cương thổ đã mất về tay nhà Tống trước và trong chiến tranh.
        Lập võ công hiển hách, nhưng để giữ hòa khí bang giao (nhà Tống đòi xử người cầm đầu cuộc chiến ở Đại Việt), Lý Thường Kiệt tự nguyện rời triều đình vào Thanh Hóa trấn nhậm. Song đó cũng là sách lược để giữ yên cương thổ phía Nam Tổ quốc.
        HVP sưu tầm
        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 05-12-2011, 05:15 PM.

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom