• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

SÀI GÒN, lịch sử, văn hoá, và kỷ niệm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • SÀI GÒN, lịch sử, văn hoá, và kỷ niệm

    SÀI GÒN, lịch sử, văn hoá, và kỷ niệm

    Phượng Sài Gòn
    Phượng Sài Gòn anh vẫn nhớ
    Bày đỏ sân trường, từng cánh hoa tim
    Xưa thân nhau, tan lớp chung đường
    Anh mang hoa bôi má em hồng
    Để em hóa thân, nàng tiên xuống thăm trần gian

    Phượng Sài Gòn chim vẩn hót
    Xưa buổi học hè hồi trống ra chơi
    Quanh thân cây, anh khắc tên mình
    Bên tên em, em vốn tên Phượng
    Phượng thương mến thương, loài hoa vấn vương mộng mơ

    Mùa hè Cali, anh nhớ Sài Gòn
    Phượng hồng ban trưa, ve chắc gọi buồn
    Em ghé ngôi trường, phượng rơi ai bán
    Gom hết mua về, mà kết môi tim
    Làm nhớ nhau thêm
    Thiết tha kỷ niệm, để nhớ nhau thêm !!

    Chiều mòn Cali, anh nhớ Sài gòn
    Người tình khoa văn, duyên dáng mặn mà
    Năm ngón nỏn nà, bàn tay xinh xắn
    Em vẩy tay chào, ngày đó chưa phai
    Còn nhớ trong anh, áo em học trò
    Còn mãi trong anh,

    Phượng Sài Gòn, hoa đẹp lắm
    Đâu có nơi nào bằng đất quê hương
    Anh phương xa, nhung nhớ muôn trùng
    Hoa tên em, trang vỡ mong chờ
    Tình thương vẫn thương
    Màu hoa vấn vương...... lòng anh!!!














    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 29-12-2011, 08:08 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Bánh mì Sài Gòn trong thơ

    Bánh mì không chỉ là món ăn rẻ, nhanh và tiện lợi đủ đường; bánh mì còn là món quà ấp iu nhiều ký ức, và đi vào những câu thơ gợi nhớ Sài Gòn xưa...



    Một quầy bán bánh mì Sài Gòn năm 1950 - Ảnh tư liệu
    Ngày trước, bên cạnh lực lượng bán báo, đánh giày, Sài Gòn có một “lực lượng” đông đảo không kém là đội ngũ bán bánh mì dạo.

    Đó là những thiếu niên quảy trên lưng các túi vải bồng bột, màu mỡ gà, bên trong lồng thêm vài lớp bao bằng giấy dầu để giữ cho bánh mì nóng lâu, vừa chạy lúp xúp vừa rao:
    “Bánh mì nóng đê ê ê ê ...”; hoặc những ông bán bánh mì bằng xe đạp, sau yên xe chở một giỏ cần xé, phủ kín bằng bao bố. Hình ảnh đó đã gợi nên niềm xúc động cho nhà thơ Linh Châu:
    Bánh mì đây - bánh mì đây/Em bán bánh từ ngày còn thơ nhỏ/Nặng thúng bánh trong phố phường đông đảo/Để nuôi mãi cuộc đời thơ dại em ơi... 
(Phổ Thông - 1959)


    Bánh mì Sài Gòn trên báo Life
    Ôm ổ bánh mì 
làm gối nhỏ

    Dù bài thơ của Linh Châu được viết năm 1959 nhưng chắc chắn không phải là bài thơ đầu tiên viết về bánh mì.
    Ta biết rằng, bánh mì là thực phẩm đi theo gót viễn chinh của quân đội Pháp và sau này cách làm bánh mì được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường.
    Những người được nếm cái loại bánh dài, giòn và thơm mùi bột ấy có lẽ là những người giàu có và những người làm việc cho bộ máy của chính quyền Pháp rồi dần dần phổ biến trong tầng lớp Tây học, thị dân và sau một thời gian đã trở thành món ăn phổ biến khắp thành thị và nông thôn.
    Và bánh mì, thời kỳ này, trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu năm 1861, ta thấy có hai câu: Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn/ Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
    Sau này, bánh mì trở thành món quà của người đi xa mang về cho người thân.
    Ngay bến xe Petrus Ký (Lê Hồng Phong bây giờ), trước giờ xe lăn bánh, một đội ngũ bán bánh mì rong, ôm những rổ bánh mì còn nóng đi dọc theo thân xe mời khách mua đem về làm quà cho con cháu.
    Hoặc khi xe chạy đến đường vào Tân An, người ta thấy những người bán đựng trong cần xé những ổ bánh mì to bằng cái gối ôm.
    Dân trong Nam không gọi bánh mì là “cái” như người miền Bắc mà gọi bánh mì là “ổ”.
    Trước đó, ngoài Bắc gọi bánh mì là bánh tây, thì miền Nam lúc đó đã gọi nó là ổ bánh mì như nhà thơ Kiên Giang khi về quê Rạch Giá ăn tết đã viết:
    Đáp tàu khói, về quê ăn tết
    Gió bấc đầu mùa gợn sóng đêm
    Ôm ổ bánh mì làm gối nhỏ
    Đem về cho mẹ với cho em.


    Một tiệm bánh mì Sài Gòn
    Bánh mì Sài Gòn 
“Năm bờ Uon”
    Đã là người Sài Gòn chắc là không ai không biết ăn bánh mì kiểu Sài Gòn (nói về cách ăn bánh mì vì ở Hà Nội lúc trước không có bánh mì kẹp đủ thứ mà chỉ có bánh mì trét pa-tê).
    Những người Việt Nam xa xứ, hiện đang định cư ở đất nước là cha đẻ của bánh mì nhưng khổ thay lại có khẩu vị của bánh mì Sài Gòn từ ngày để chỏm, nên ngợi ca cái bánh mì Sài Gòn như thế này:
    Ai bảo bánh mì Paris ngon
    Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn!
    Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon
    Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn.
    (Công Tử Hà Đông)
    Cũng không quá khi đề cao bánh mì Sài Gòn khi ta biết rằng người Mỹ gọi tắt là bánh mì. Tiệm bánh mì Lee’ với kiểu bánh mì Sài Gòn đã làm hài lòng người Việt vùng quận Cam cũng như người Sài Gòn sang California du lịch hay thăm người thân.
    Quận 13, Paris; các vùng người Việt tại Úc không thiếu những tiệm bánh mì Sài Gòn.
    Vào tháng 3-2012, chuyên trang du lịch của The Guardian, một tờ báo nổi tiếng của Vương quốc Anh, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.
    Bởi vậy, nhà thơ Công Tử Hà Đông có quyền làm thơ ca ngợi:
    Bánh mì ăn không cũng ngon
    Ta đi trăm núi, ngàn sông biển
    Không đâu bánh mì ngon
    Bằng bánh mì Saigon.
    Thật ra bánh mì Sài Gòn đâu chỉ ăn bằng hình thức, mùi vị, mà chính là vì loại thực phẩm ăn nhanh này gợi nhớ đến quê hương của thời thơ ấu với hình ảnh những đứa trẻ vừa ôm cặp vừa gặm bánh mì đến trường…



    Bánh mì Sài Gòn trên tạp chí Life - Ảnh: tư liệu
    Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 03-07-2017, 10:06 PM.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.



      Đường Hai Bà Trưng ở trung tâm Sài Gòn. Tòa nhà bên phải là nhà máy thuốc phiện cũ.



      Đường Tự Do nhìn từ ban công của quán bar của cư xá Brinks, nơi cư trú của nhiều nhân viên quân sự Mỹ.



      Sài Gòn nhìn từ trên cao. Trục đường ở giữa bức ảnh dẫn đến sân bay Tân Sơn Nhất.




      Trung tâm Sài Gòn vào buổi tối.



      Tượng đài Lê Lợi trên bùng binh Cây Gõ ở cửa ngõ Sài Gòn.



      Nhà thờ Đức Bà.



      Đường phố Sài Gòn buổi sáng.



      Taxi Sài Gòn. Đây là mẫu xe Renault 4CV của Pháp, sản xuất từ năm 1947 - 1961.



      Một chiếc Citroen Traction Avant dừng lại bên Quốc lộ 1 để sửa chữa. Mẫu xe này được sản xuất từ năm 1934 - 1957.



      Phi cảng Sài Gòn - Tân Sơn Nhất.




      Căn cứ ra đa Phú Lâm của Mỹ nằm ở phía Tây Nam Sài Gòn



      Con đường dẫn đến căn cứ Phú Lâm.



      Xe lam chở đầy người và hàng hóa trên đường ngoại ô Sài Gòn.



      Đường đến căn cứ Long Bình.



      Xe bọc thép của quân đội Sài Gòn cảnh giới trên Quốc lộ 1.



      Hàng bán xăng bên đường.



      Ráng chiều trên cầu Sài Gòn.



      Khu dân cư ở Phú Lâm.



      Hàng bán đèn ông sao bên đường.



      Xa lộ Biên Hòa.



      Ngoại ô Sài Gòn.



      Bãi rác là nơi kiếm sống của rất nhiều cư dân.



      Nghĩa trang Bắc Việt gần sân bay Tân Sơn Nhất.



      Công trình thờ tự nằm giữa khu dân cư.


      Cậu bé bán bóng khiến con đường buồn tẻ trở nên sinh động.



      Trang trại ở ngoại ô Sài Gòn.



      Hoàng hôn trên những bãi rác.



      Một khoảnh khắc thanh bình ở ngoại ô.



      Xe tang đi trên xa lộ Biên Hòa.



      Đoàn xe lam trên xa lộ Biên Hòa, phía xa là núi Châu Thới.



      Nhà máy gạch ở ngoại ô.



      Nhà máy sản xuất hương trầm với những giàn phơi hương màu vàng gần Phú Lâm.



      Khu căn cứ của quân đội Sài Gòn gần cầu Đồng Nai.



      Căn cứ không quân Mỹ tại khu vực Tân Sơn Nhất.
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước.

        Qua khung ảnh xưa, hình ảnh những gánh hàng rong, món ăn vặt hấp dẫn ở miền Nam thế kỷ trước hiện lên thật sinh động và ấn tượng. Nhờ những bức ảnh hiếm đó, chúng ta có thể cảm nhận phần nào bản sắc ẩm thực vỉa hè thú vị của Sài Gòn xưa.Hàng rong
        Những hàng quán ven đường, xe đẩy bán hàng rong là nét đặc trưng của phố phường Sài Gòn thế kỷ 20. Hình ảnh ẩm thực vỉa hè ấy cho đến bây giờ vẫn rất thân thuộc với người Sài Gòn hiện đại.

        Hàng quán đôi khi chỉ là một chiếc xe đẩy bán mực khô và trái cây...

        ...Hay một cái mâm nhỏ bán mía ghim

        Phá lấu

        Bò bía

        Người ăn rất thoải mái tận hưởng hương vị.

        Quán vỉa hè và gánh hàng rong mưu sinh.


        Các gánh hàng rong có mặt trên khắp phố phường.

        Xôi gà

        Phố Tây ba lô ngày xưa: Một góc Đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (năm 1967).

        Bún măng

        Sài Gòn năm 1968 – Xe mì trên phố Lê Lợi


        Ăn chợ
        Một trong số những thú vui của phụ nữ Sài Gòn thời ấy là... ăn chợ. Trong lúc đi dạo phố phường hay xách làn đi mua thức ăn, các cô gái thường ngồi nghỉ chân ở một gánh hàng rong, quán ăn trong chợ để lót dạ bằng bát bún riêu hay cháo vịt.

        Em bé Sài Gòn xinh xắn, hồn nhiên ăn uống trong một khu chợ xưa.

        Cháo vịt

        Gánh trái cây các loại

        Trái cây được bày bán khắp các chợ

        Mực khô cán mỏng.

        Bánh mì nóng giòn Sài Gòn.

        Thiếu nữ Sài Gòn xưa thoải mái ngồi ăn hàng chợ.

        Dưa hấu Sài Gòn giáp Tết.

        Vừa đứng vừa thưởng thức món bún riêu.
        Tiệm ăn, sạp hàngNhững cửa hàng, tiệm ăn được bài trí đơn giản, tạm bợ bên đường, trên một góc phố hay những sạp hàng hóa nho nhỏ là địa điểm được nhiều người dân Sài Gòn xưa yêu thích.

        Quán thuốc lá vỉa hè.

        Phở là một món ăn của miền Bắc và người ta cho rằng, nó chỉ bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952.

        Các tiệm tạp hóa mọc lên như nấm, 1967-1968.

        Những ổ bánh mì Sài Gòn xưa có kích cỡ khá lớn.

        Một cửa hàng bán các loại rượu Tây, sữa ngoại.

        Dãy phố chuyên bán lạp xưởng, heo quay, xá xíu…của người Tàu

        Bán cơm trưa trên Đại Lộ Nguyễn Huệ (1966)

        Cửa hàng giầy dép và đồ lót.

        Chợ trời

        Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa.

        Trong một tiệm ăn ở gần chợ Gò Vấp năm 1920.

        Công chức Sài Gòn thời đó rất thích các tiệm mì của người Hoa.
        Giải khát
        Xe đẩy bán nước giải khát dường như xuất hiện ở mọi ngóc ngách Sài Gòn xưa. Thời tiết quanh năm nắng nóng của miền Nam khiến những địa điểm bán đồ giải khát chẳng mấy khi ế hàng.

        Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh.

        Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon.

        Rau má và nước ngọt.

        Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết sơn thủy
        như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu.

        Quán giải khát ven đường.

        Xe nước mía.
        Theo Nguyệt Nguyễn



        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Tên Sài Gòn

          Trong "Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị" của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường, trong Nam hay dùng để dồn gối, dồn nệm. Về địa danh Sàigòn thì Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: tên riêng của đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.
          Ðịnh nghĩa Sàigòn của quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị cho ta thấy rằng tên Sàigòn trước đây dùng để chỉ vùng Chợ Lớn hiện nay, còn vùng mà ta gọi là Sàigòn hiện nay thì trước đây lại gọi là Bến Nghé. Ðiều này được xác nhận nhờ hai người Anh là Crawford và Finlayson đã đến vùng này năm 1922. Cứ theo lời những người này thuật lại thì Sàigòn và Bến Nghé (mà các tác giả trên đây viết là Bingeh hay Pingeh) là hai thành phố phân biệt nhau và cách xa nhau độ 1 hay 2 dặm, Bến Nghé là nơi đồn binh và đạt cơ quan chánh phủ, còn Sàigòn là trung tâm thương mãi và là nơi cư ngụ của người Hoa kiều và các thương gia (tài liệu của Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises tức là Tập san của Hội Cổ Học Ấn Hoa, năm 1942, tập số 2). Vậy, Sàigòn và Bến Nghé là hai thành phố phân biệt nhau và có hai tên khác nhau đàng hoàng, nhưng đến khi người Pháp chinh phục ba tỉnh phía đông Nam Kỳ năm 1861, họ dùng tên Sàigòn để chỉ đất Bến Nghé cũ, mà họ dùng làm trung tâm hành chánh, vì Bến Nghé là một tiếng khó cho người ngoại quốc phát âm hơn Sàigòn. Người Việt Nam bắt buộc phải theo họ mà gọi Bến Nghé là Sàigòn, còn vùng trước đó gọi là Sàigòn thì được gọi là Chợ Lớn theo một cái tên mà sử gia Phan Khoang trong bộ Việt Sử, Xứ Ðằng Trong, cho là dường như đã có từ đời vua Gia Long.
          Cũng theo quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của thì tên Sàigòn có nghĩa là củi gòn. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã theo thuyết này mà ông cho biết là dựa vào bộ Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh Hoài Ðức. Trong tập Souvenirs historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm 1885.
          Sau ông Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong thuyết kể trên đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sàigòn Chợ Lớn hãy còn bị rừng bao phủ và tên Sàigòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei Kor tức là Rừng Gòn (Forêt des Kapokiers). Prei Kor là tên mà người Khmer dùng để gọi một địa phương mà trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày nay. Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho biết rằng người Lào (mà ngôn ngữ gần như ngôn ngữ Thái) đã gọi vùng này là Cai Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn (Brousse des kapokiers).
          Thuyết về nguồn gốc tên Sàigòn của các học giả Việt Nam trên đây sau này đã bị một số học giả khác bác bỏ. ông Vương Hồng Sến trong bộ Sàigòn Năm Xưa cho biết rằng theo tiếng Khmer thì Kor có nghĩa là gòn mà cũng có thể có nghĩa là con bò, và Prei Kor có thể là Rừng Bò chứ chưa ắt hẳn là Rừng Gòn.
          Mặt khác, các nhà học giả Pháp nghiên cứu về nước Cam.Bu.Chia đã tìm được trong bộ sử chép tay của nước ấy một dữ kiện quan trọng về vùng này. Theo bộ sử ấy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã đến Cam.Bu.Chia xin vua Cam.Bu.Chia cho đặt một số sở thuế ở vùng Prei Nokor va` Kas Krobey. Vua Cam.Bu.Chia lúc ấy có một hoàng hậu la` con gái chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Bởi đó, ông đã chấp nhận lời yêu cầu của chúa Nguyễn.
          Theo ông Etienne Aymonier thì Nokor là xứ, quốc gia và Prei Nokor là rừng của vua (forf royale). Nhưng linh mục Tandart lại bảo rằng tiếng Nokor do tiếng nam phạn Nagaram mà ra, và có nghĩa là Thành phố của rừng hay thành phố ở giữa rừng (ville de la forêt). Bởi vậy theo ông, Prei Nokor có nghĩa là thành phố.
          Nhà học giả Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sàigòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó tiếng Sàigo`n có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tribut de l'ouest). Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo V.N là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Cam Bu Chia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi vua thứ nhứt đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang).
          Một tác giả khác, ông Vương Hồng Sển, nhắc lại trong quyển Sàigòn Năm Xưa rằng người Hoa Kiều đã tập trung vào vùng Chợ Lớn ngày nay để mua bán năm 1778 sau khi Cù Lao Phố (gàn tỉnh lị Biên Hòa ngày nay) là nơi được thành lập để mua bán từ cuối thế kỷ thứ 17 đã bị Tây Sơn phá tan khi họ kéo vào đánh Miền Nam. Sau khi thành phố này đã vững, người Hoa Kiều đã đáp thêm bờ kinh Chợ Lớn, cẩn đá cho cao ráo kiên cố. Và có lẽ để ghi công việc này, họ đặt tên chỗ mới này là Ðề Ngạn, tức là bờ sông cao dốc trên có đe ngăn nước. Ðề Ngạn là tiếng Hán Việt, chớ người Trung Hoa phát âm theo giọng Quảng Ðông thì nói thành Tài Ngon hay Thầy Ngồnn. Ông Vương Hồng Sển cho rằng tiếng Sàigòn chính do Thầy Ngồnn mà ra.
          Về đất Bến Nghé thì người Trung Hoa gọi là Xi Cong. Ông Vương Hồng Sển cho rằng đó là họ đọc trại lại tiếng Sàigòn của ta và khi viết ra Hán văn thì họ dùng hai chữ mà ta đọc là Tây Cống.
          Vậy, có ba thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sàigòn:
          1. Thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát: Sàigon do tiếng Khmer Prei Kor mà ra, và có nghĩa là củi gòn.
          2. Thuyết của ông Louis Malleret: Sàigòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây.
          3. Thuyết của ông Vương Hồng Sển: Sàigòn do tiếng Thầy Ngồnn tức là Ðề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng sau này để phiên âm lại tên Sàigòn sau khi tên này được dùng đẻ chỉ đất Bến Nghé cũ.
          Ba thuyết trên đây cái nào cũng có vẻ có lý phần nào nhưng thật sự, không cái nào có thể làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Như thế có lẽ vì những người nêu ra các thuyết ấy đã quên để ý đến cách ông bà chúng ta đặt các địa danh ở Nam Kỳ trước đây. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong việc đạt địa danh này, ông bà chúng ta đã theo một số nguyên tắc:
          Các cụ có thể phiên âm một địa danh Khmer đã có và bỏ dấu cho thành tiếng Việt Nam. Thí dụ như Psar Deck thiếng Khmer là Chợ Sắt đã được các cụ gọi lại là Sa Ðéc, hay Me So tiếng Khmer là Người Ðàn Bà Ðẹp hay nàng Tiên được các cụ gọi là Mỹ Tho. Trong một bài kỷ niệm ngày 30 tháng tư, đăng trong tờ Việt Báo, ông Phạm Nam Sách khi nói về tỉnh Ba Xuyên đã nhắc đến một địa danh mà ông nói là là Bảy Sào, Bải Sào, Bảy Sau hay Bải Sau chi đó. Thật sự đó là Bải Xào, một tiếng phát xuất từ tiếng Khmer Bai Xao có nghĩa là Cơm Sống. Ðịa danh này sở dĩ có là vì trong trận đánh nhau voói người Việt Nam, người Khmer đã thua chạy về đến đó và ngừng lại nấu cơm ăn, nhưng cơm chưa kịp chín thì quân Việt Nam lại kếo đến và người Khmer phải bỏ chạy. Ðể đánh dấu việc này, họ gọi đất đó là Cơm Sống, tiếng Khmer là Bai Xao và các cụ ta bỏ dấu thêm thành Bải Xào.
          Các cụ có thể dịch nghĩa một địa danh Khmer đã có. Thí dụ như tên Bến Nghé phát xuất từ tiếng Khmer Kompong Krabei có nghĩa la Vũng Trâu. Theo sử Khmer mà ông Malleret viện dẫn thì ngoài Prei Nokor, vua Cam.Bu.Chia còn cho chúa Nguyễn đạt sở thuế ở Kas Krobey. Chữ Krobey rất gần Krabei, và có thể Kas Krobey với Kompong Krobei cũng là một và có nghĩa là Vũng Trâu, Bến Trâu gì đó.
          Nhưng tên theo hai loại trên đây là do người Việt Nam bình dân đặt ra khi mới đến một địa phương, về sau, khi đã có nhiều người Việt Nam ở và triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh, thì triều đình lại dùng tiếng Hán Việt như Trấn Biên, Phiên Trấn, Phước Long, Phước Tuy v.v... Mặt khác, khi viết sử hay viết sách địa lý mà gặp một tên nôm do người bình dân đã đặt, các cụ đã dịch phăng nó ra tiếng Hán Việt chớ ít khi chịu chép tên nôm. Như Ba Giỗng, các cụ dịch là Tam Phụ và Bến Nghé, các cụ dịch lại là Ngưu Chử khi chép vào sách chớ không chịu viết tên nôm là Ba Giồng, Bến Nghé.
          Nếu lấy các qui tắc đặt địa danh của các cụ ngày xưa làm tiêu chuẩn dể suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
          Nếu các cụ ta ngày xua muốn dịch tiếng Khmer Prei Kor ra tiếng Việt thì các cụ đã dùng tên Củi Gòn, Cây Gòn hay Rừng Gòn để đạt cho địa phương này, chớ không ghép một tiếng Hán Việt là Sài với một tiếng nôm là Gòn để thành Sàigòn, cũng nhu khi dịch Kompong Krabei ra tiếng Việt, các cụ đã gọi là Bến Nghé chớ không nói Tân Nghé, Chử Nghế hay Ngạn Nghé (Tân, Chử và Ngạn là những tiếng Hán Việt có nghĩa là cái cồn nhỏ, bến sông, bờ sông). Nếu bảo rằng gòn là một loại cây không có tên Hán Việt và các cụ đã dùng tên ấy như tiếng Hán Việt thì các cụ đã theo văn phạm Hán Việt mà gọi Củi Gòn là Gòn Sài chớ không thể gọi là Sài Gòn
          Chữ Sài là tiếng Hán Việt có nghĩa là Củi, nhưng cũng chữ ấy mà dùng làm chữ nôm thì lại đọc là Thầy. Vậy, nếu đọc theo tiếng nôm hoàn toàn hai chữ mà ông bà chúng ta dùng để chỉ tên đất ta đang nghiên cứu thì ta có Thầy Gòn. Tên này rất gần với Tây Ngòn hay Thầy Ngồnn là những tiếng Hán Việt Tây Công hay Ðề Ngạn đọc theo giọng Trung Hoa. Nhưng các cụ ngày xua rất sính dùng tiếng Hán Việt. Ðến như tiếng nôm hoàn toàn là Ba Giồng, Bến Nghé mà các cụ còn nhứt định phải dịch ra là Tam Phụ, Ngưu Chử khi viết vào sách vở thì không lý do gì các cụ lại không dùng các tiếng Hán Việt đã sẵn có là Tây Cống hay Ðề Ngạn, mà lại dùng tiếng Thầy Gòn là tiếng phiên âm theo giọng của người Trung Hoa.
          Vậy, các thuyết kể trên đây đều không vững cả.
          Cuối cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát: đó là việc ông Lê Văn Phát cho biết rằng người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn. Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
          Xét về mặt nguyên tắc đạt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay tiếng Thái lọt vào đây? Hiện nay, không có nhiều tài liệu lịch sử giúp chúng ta có một sự hiểu biết rộng rãi và chánh xác về thời kỳ người Việt Nam mới vào ở đất Nam Kỳ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số dữ kiện sau đây để suy luận:
          1. Vào đầu thế kỷ 17, nước Cam Bu Chia đã bị người Xiêm (Thái Lan hiện nay) uy hiếp nặng nề, và chính vì muốn dựa vào người Việt Nam để chống lại Xiêm mà vua Chey Chetta II đã đi cưới công chúa Ngọc Vạn (là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) về làm hoàng hậu năm 1620, rồi đén năm 1623 lại đẻ cho chúa Nguyễn đạt những cơ sở thâu thuế ở vùng Sàigòn, Chợ Lớn ngày nay.
          2. Vùng Chợ Lớn chỉ trở thành một vùng thương mãi thạnh vượng từ năm 1788 với khối người Hoa Kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố bị Tây Sơn phá hủy. Vậy, lúc chúa Nguyễn mới đạt cơ sở thuế hơn 150 năm về trước vùng này chưa có mua bán gì nhiều.
          3. Người Việt Nam chỉ vào ở Nam Kỳ nhiều từ khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên đóng thường trực để bảo vệ cho họ từ năm 1680. Vậy, lúc chúa Nguyễn đạt sở thuế ở vùng Chợ Lớn ngày nay, hơn 50 năm trước đó, chưa có đông người Việt Nam và chưa có sản xuất nhiều lúa gạo để bán.
          4. Như thế, cơ sở thuế của chúa Nguyễn chắc chỉ đánh vào một vài sự buôn bán nhỏ, không quan trọng lắm, và do đó mà vua Cam Bu Chia đã dễ dàng cho chúa Nguyễn thâu lấy nguồn lợi này, chớ nếu có sự mua bán quan trọng và quyền lợi thuế vụ lớn thì vua Cam Bu Chia lúc đó vốn còn hoàn toàn độc lập với chúa Nguyễn, chắc không phải chấp nhận dễ dàng lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Vậy, sự mua bán đó dựa vào móng hàng gì? Có thể một trong những món hàng được buôn bán thời đó là gòn, vì vùng này có nhiều cây gòn, có lẽ không nhiều đến thành rừng, nhưng cũng đạt mức quan trọng để có thể gọi là rừng chổi được. Người Xiêm có thể đã đến đó mua gòn để đem về nước dồn gối, dồn nệm. Một ít thương gia Xiêm có thể đã có mặt ở vùng này trước khi chúa Nguyễn đạt sở thuế tại đó, và vì thấy vùng này có nhiều cây gòn, họ gọi nó là Cai Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn, rồi các viên chức Việt Nam liên lạc với họ để đánh thuế lúc mới đến đã theo họ mà gọi đất này là Sàigòn, thay vì phiên âm hay dịch nghĩa tên Khmer của địa phương này.
          5. Về cái tên Khmer này, các học giả đã không đồng ý kiến với nhau, người thì nói là Prei Kor, người thì nói là Prei Nokor. Ông Malleret đã dựa vào sử Khmer mà bảo đó là Prei Nokor và theo linh mục Tandart để dịch Prie Nokor là thành phố của rừng. Vì không biết tiếng Khmer và văn phạm Khmer, chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này, nhưng vẫn thấy có những chỗ không ổn.
          Nếu Prei Kor có nghĩa là Rùng Gòn hay Rừng Bò thì văn phạm Khmer cũng như văn phạm Việt Nam đạt tiếng rừng lên trên, tiếng phụ nghĩa cho rừng ở dưới. Như vậy Prei Nokor dịch ra là rừng của vua như Aymonier thì vẫn hợp với văn phạm đó, còn dịch ra như linh mục Tandart là thành phố giữa rừng thì lại đi ngược với văn phạm đó rồi. Hiểu theo văn phạm như nói trên đây thì Prei Nokor là rừng của thành phố mới phải, nhưng tên Rừng của Thành Phố thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì.
          Mặt khác, nếu Prei Nokor là thành phố giữa rừng hay rừng của vua thì nó chỉ có thể có từ năm 1674 là năm mà vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia chua chúa Nguyễn đến đặt sở thuế tại đó thì đất này hãy còn là một thị xã nhỏ, không có vua ở nên không thể mang tên Prei Nokor là thành giữa rừng hay rừng của vua được.
          Do các nghi vấn trên đây, chúng ta thấy rằng thuyết của ông Malleret không vững. Và chúng ta có thể đua ra giả thuyết khác: địa điểm mà vua Cam-Bu-Chia cho chúa Nguyễn đạt sở thuế vẫn tên là Prei Kor vì nơi đó có nhiều gòn và là nơi mua bán gòn, nhưng sau đó, khi vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia đến đóng đô tại đó, nó có tên mới là Prei Nokor (hiểu theo nghĩa là rừng của vua hay thành phố giữa rừng đều được cả). Các sử gia Cam-Bu-Chia sau này chép lại việc cho chúa Nguyễn đến địa phương này đặt sở thuế đã chép lại tên Prei Nokor mà họ được biết nhiều hơn mà bỏ tên Prei Kor đi. Với giả thuyết này thì ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giải quyết được: đó là một tên phiên âm từ tiếng Xiêm Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp vớ tên Khmer nguyên thủy Prei Kor cũng có ý nghĩa tương tự.
          Vì không biết ngôn ngữ và văn phạm Khmer và Thái (Xiêm) nên chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này và chỉ xin nêu ra những nhận xét trên đây. Chúng tôi mong ước rằng có vị nào thông thạo tiếng Khmer hay tiếng Thái lưu tâm đến vấn đề này để làm sáng thêm ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn yêu dấu của chúng ta.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            Một thời xe điện Sài Gòn: Leng keng tiếng chuông reng





            Xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn trong ngày khai trương 27-12-1881 - Ảnh tư liệu

            Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa phân định rất rõ hai chữ “tàu” và “xe”. Tàu là phương tiện chạy dưới nước và trên không. Còn xe thì có bánh chạy trên đất.

            Cái gì có bánh, chạy được trên đất đều là xe, kể cả chiếc xe cút kít còn gọi là xe đẩy chỉ để chở hàng trên một đoạn đường gần.
            Tuy nhiên, giờ đây cách gọi đã có thay đổi, dù được chạy trên đất nhưng người ta vẫn gọi phương tiện này là “tàu” điện ngầm (bởi có những đoạn chạy dưới lòng đất).
            Từ “đường xe lửa 
mé sông” đến 
“tuyến đường cao su”
            Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1880. Do thuở ấy Sài Gòn chưa có hệ thống điện công cộng nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi khi chạy vừa bốc khói vừa thỉnh thoảng phun hơi nước ra nên dân chúng gọi là “xe lửa”.
            Còn người Pháp gọi là “tramway”. Công ty đầu tiên đầu tư vào hệ thống xe lửa nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn là Société générale des tramways de vapeur de Cochinchine (SGTVC) và chính thức hoạt động vào ngày 27-12-1881.
            Công ty này đã mở tuyến đường rầy xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn tại tuyến đường Trên, chạy từ đường Charner (Nguyễn Huệ) quãng trước chợ Sài Gòn (khu vực cao ốc Bitex) đi qua Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi vô Chợ Lớn.
            Xe thường có một hoặc hai toa, tùy theo thời điểm đông hay ít khách. Mỗi toa có hai băng ghế dài sát vách toa xe, còn lại là khoảng trống hành khách có thể đứng, để đồ đạc...
            Hành khách của xe điện hầu hết là người bình dân, người buôn bán.
            Xe chạy rất chậm, có thể chạy theo nhảy lên, mỗi khi xe sắp ghé trạm hoặc rời ga thì có tiếng chuông leng keng.
            Mười năm sau, năm 1890, Công ty đường sắt Đông Dương (Compagnie Francaise de Tramways de l’Indochine viết tắt là CFTI) ra đời.
            Công ty này đầu tư đường xe điện ở đường Dưới (nay là đường Võ Văn Kiệt) mà dân chúng thường gọi là “đường xe lửa mé sông”, chạy từ đường Nguyễn Huệ dọc rạch Bến Nghé xuống Bình Tây.
            Sau đó, từ năm 1892 đến 1913, CFTI đã mở nhiều tuyến xe điện Sài Gòn - Hóc Môn đi qua Đa Kao, Tân Định, Bà Chiểu; Sài Gòn - Phú Nhuận và tuyến Gò Vấp - Búng (Lái Thiêu), sau đó kéo dài lên tận Thủ Dầu Một (Bình Dương) và một đoạn lên tận Lộc Ninh để phục vụ việc chuyên chở cao su, thường được gọi là “tuyến đường cao su”.


            Xe điện chạy trước Nhà hát Thành phố năm 1940 - Ảnh: LIFE

            Tuyến đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn
            Điều đáng chú ý là những thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, Sài Gòn vẫn chưa có hệ thống điện công cộng mạnh để phục vụ cho xe điện nên các xe này chỉ chạy bằng đầu máy hơi nước.
            Để có điện, CFTI đã hùn với Công ty Điện lực Đông Dương (CEEI) xây dựng nhà máy điện nhằm thay đổi cách điều khiển xe và giảm chi phí.
            Năm 1896, nhà máy điện đầu tiên đã ra đời ở nơi mà nay là Công ty Điện lực Bến Thành, nằm phía sau Nhà hát Thành phố. Song nhà máy điện này cũng chưa đủ sức để điện khí hóa các xe điện.
            Gần 20 năm sau, khi xây dựng xong Nhà máy điện Chợ Quán (dân chúng gọi là nhà đèn Chợ Quán) thì việc điện khí hóa mới hoàn thành.
            Cũng trong thời điểm này, Công ty SGTVC bị phá sản do không thể cạnh tranh nổi với CFTI có vốn của nhà nước hỗ trợ, nên CFTI gần như độc quyền kinh doanh xe điện.
            Sau khi đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) xây dựng xong nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, CFTI được khuyến khích của chính quyền với một hợp đồng béo bở kéo dài 30 năm, độc quyền kinh doanh, đã bỏ tiền xây dựng tuyến đường xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn trên đường mới này.
            CFTI đã mua lại SGTVC và mở tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn đi từ đầu đường Hàm Nghi đến chợ Bình Tây với bảy ga, bắt đầu hoạt động vào năm 1925.
            Khoảng năm 1953, hệ thống xe điện Sài Gòn coi như ngưng hoạt động vì sự tranh chấp giữa chính quyền và nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn.
            Và đến năm 1955 thì chính quyền Việt Nam cộng hòa chấm dứt các hợp đồng xe điện Sài Gòn với CFTI.
            Và cũng từ đó, hệ thống xe điện Sài Gòn nói chung hoàn toàn ngưng hoạt động, dù hệ thống đường rầy mãi đến sau này mới được tháo dỡ hoặc lấp bỏ khi phát triển đô thị.
            Thay vào đó là hệ thống xe buýt, nên có tin đồn rằng chính quyền Ngô Đình Diệm có “ăn chịu” với công ty xe buýt nên “giết” xe điện. Xem ra lời đồn này thiếu căn cứ và không có gì chứng minh.
            Ga Sài Gòn có hình con cò trắng
            Để bảo đảm việc kinh doanh, tránh đi lậu vé, CFTI đã in một loại vé xe điện riêng cho mỗi một ga.
            Vé bằng bìa cứng, dài 6cm, ngang 3cm, màu xanh đậm, mỗi ga có logo riêng in trên một bảng trắng bằng kim loại tráng men.
            Ga Sài Gòn có hình con cò trắng, ga An Bình có hình con khỉ, ga Cống Quỳnh (Arras) có hình cây cào cỏ, ga Chợ Lớn có hình xe cút kít, thường gọi là xe bồ ệch (brouyette).
            Tài xế lái xe điện không ngồi mà đứng suốt, phía sau ông có hàng chữ bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp, Hoa “xin đừng nói chuyện với người coi máy”.
            Bên hông xe thường có một số quảng cáo, thông dụng nhứt là quảng cáo “thuốc dưỡng thai Nhành Mai”, “dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín”...
            TRẦN NHẬT VY


            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Sài Gòn và những điều tuyệt nhất trong mắt giới trẻ

              Giới trẻ Sài thành luôn tự hào về những điều tuyệt vời nhất nơi thành phố nơi mình sống khiến dân mạng phát thèm.

              Nói về cá tính của người Sài Gòn, ai cũng phải công nhận rằng họ phóng khoáng và sống không so đo tính toán.

              Sài Gòn hai mùa mưa nắng, nắng thì "vỡ đầu", mưa thì "phố biến thành sông", nhưng mấy ai mà bỏ được cái chốn "khổ sở" này.

              Nếu đi dọc những con phố cổ ở Sài Gòn, nhiều người rất ấn tượng với những tấm bảng quảng cáo vẽ tay.
              Dù thời nay, công nghệ in ấn khá hiện đại nhưng những tấm bảng hiệu vẽ tay vẫn đem lại cho chủ quán một niềm tự hào riêng.


              "Bánh mì Sài Gòn mười ngàn một ổ, bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm bơ" là những câu rao mà nhiều bạn trẻ đã học thuộc.
              Đây cũng là một món ăn mà nhiều người khi tới với thành phố này phải thử một lần không phí một đời.

              Hiện đại, hoa lệ nhưng rạp xi-nê cổ Sài thành vẫn là điểm đến của nhiều người yêu hoài niệm.

              Người Sài Gòn "giàu" lắm, họ sẵn sàng cho sách, bán những bữa ăn 0 đồng, với họ "cho đi" chính là "nhận lại".
              Họ "giàu" cách chia sẻ về vật chất, tinh thần.

              Người Sài Gòn không quan tâm đến việc mình có phải là dân Sài Gòn không, chỉ cần sống sao cho coi được.

              Mỗi nơi sẽ đều có một nét riêng, văn hóa riêng, và con người với cá tính và cách sống riêng.
              Sài Gòn cũng vậy và nhiều người sẽ thích thú khi xem bộ ảnh giới trẻ Sài thành khoe niềm tự hào về những cái nhất của thành phố nơi mình sống.

              Đầu tiên, các bạn trẻ Sài Gòn đã khoe những con hẻm nơi thành phố mình đang sống.
              Họ chia sẻ rằng khi bước vào con hẻm nhỏ, dường như bạn sẽ quên hết những con đường đông đúc, kẹt xe đầy khói bụi ngoài phố.

              Sài Gòn nổi tiếng với những quán cafe vỉa hè, mở cửa từ rất sớm và dọn hàng vào tối khuya, chỉ ngồi cafe cóc bạn mới nghe được âm thanh lề đường vào những giờ rất đặc biệt.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                Dinh Thượng Thơ: Chứng tích trăm năm giữa Sài Gòn

                Nằm ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng thuộc quận 1, TP.HCM, dinh Thượng Thơ có lịch sử lâu đời từ hồi Pháp đặt chân đến Sài Gòn và chiếm các tỉnh Nam Kỳ.


                Hình ảnh dinh Thượng Thơ xưa

                Dinh Thượng Thơ còn gọi là Bureaux du Directeur de l’intérieur (Văn phòng giám đốc nội vụ, 1863-1891) hay Bureaux du Secrétariat du gouvernement de la Cochinchine (Văn phòng ban thư ký chính phủ Nam Kỳ, 1894-1945) dưới thời Pháp thuộc.

                Tòa soạn báo quốc ngữ đầu tiên
                Dinh Thượng Thơ là cơ quan đầu não quản lý Nam Kỳ thi hành các nghị định, chính sách của chính phủ, chi thâu tài chánh cho các công sở, trả lương cho các công nhân viên, chi phí cho lễ hội, di chuyển, đi xa công tác, phát hành các công báo về các nghị định, quyết định, lập bản báo cáo hàng năm chi thâu tường trình cho thống đốc và Hội đồng quản hạt.
                Tờ Gia Định báo, báo quốc ngữ đầu tiên Việt Nam cũng được phân bố từ dinh Thượng Thơ tới các tỉnh thành, làng xã khắp lục tỉnh.
                Thời kỳ có nhiều cải cách và phát triển của Văn phòng giám đốc nội vụ là dưới thời giám đốc Noel Pardon, và Béliard từ năm 1881 với mục đích để tăng nguồn thu ngân sách.
                Theo đề nghị của giám đốc nội vụ, năm 1887, thống đốc Filippini ra nghị định 439 (ngày 30-9-1887) thiết lập trạm quan thuế ở đảo Phú Quốc, Côn Sơn và giao cho giám đốc thực hiện (Bulletin officiel de l'Annam et du Tonkin 1887).
                Ngoài ra các công ty chính phủ độc quyền như công ty rượu (Régie d’Alcohol), công ty thuốc phiện (Régie d’Opium) cũng đem được nhiều nguồn lợi tài chánh.
                Tài trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ đi Pháp
                Theo lệnh của thống đốc Nam Kỳ, Văn phòng giám đốc nội vụ ở dinh Thượng Thơ đã tài trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ đi qua Pháp triển lãm các sản phẩm Nam Kỳ, văn hóa, công nghệ và trình diễn hát bội ở Hội chợ thế giới Paris năm 1889; trong đó có ông Trương Minh Ký - nhà giáo và nhà văn quốc ngữ trong giai đoạn đầu (tác phẩm Như Tây Nhựt trình kể lại chuyến đi này).
                Trước đó, qua thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Viliers, văn phòng giám đốc nội vụ đã tài trợ nhà giáo Trương Minh Ký dẫn các học sinh trong đó có ông Nguyễn Trọng Quản (tác giả Truyện thầy Lazaro phiền - tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên), Diệp Văn Cương (sau này giáo sư trường Chasseloup-Laubat) qua Algier du học.
                Năm 1894, nghị định của bộ trưởng thuộc địa Pháp Delcassé đổi tên Bureaux du sécrétériat générale (Văn phòng tổng thư ký) thành Bureaux du sécrétariat du gouvernement (Văn phòng thư ký chính phủ) và thuộc quyền trực tiếp của phó soái Nam Kỳ (sau này là thống đốc).
                Khi phó soái vắng mặt, toàn quyền Đông Dương có quyền đề nghị với tổng trưởng chỉ định người thay thế (Bulletin officiel du Ministère des colonies, L. Baudoin (Paris), Imprimerie nationale (Paris), 1894).
                Năm 1900, đoàn ca tài tử Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho được tài trợ từ Văn phòng thư ký chính phủ do ông Nguyễn Hữu Vang dẫn qua Paris để dự hội chợ Paris.

                Dinh Thượng Thơ nay là trụ sở của 2 sở: Thông tin truyền - thông và Sở Công thương TP.HCM

                Cấp tiền cho các lễ, hội
                Một trong những nhiệm vụ của Văn phòng giám đốc nội vụ là báo cáo chi tiêu, thu nhập tài chính trong các bản tường trình hàng năm cho phó soái hay thống đốc và hội đồng quản hạt.
                Các tập san báo cáo của văn phòng giám đốc nội vụ cho ta biết nhiều chi tiết về chi tiêu như bảo trì, bổ dụng, trợ cấp cho nhân viên, các hạt, tỉnh, sinh hoạt lễ lạc, hội chợ …
                Ban đầu Văn phòng giám đốc đốc nội vụ tự thiết lập và quản lý nhà in chính phủ (Imprimerie imperiale sau là Imperimerie nationale) trên đường Route National (nay là Hai Bà Trưng).
                Nhưng sau này vì tốn kém nên nhà in đóng cửa và khoán lại cho tư nhân in ấn các Tạp chí Nam Kỳ (Bulletin de la Cochinchine) và các công báo.
                Văn phòng giám đốc nội vụ ngoài ra còn cấp tiền cho các quận, hạt tổ chức hội trong các ngày lễ (theo Bulletin officiel de la Cochinchine française, Imprimerie nationale, Saigon 1863-1878). Trong các phiên họp của Hội đồng quản hạt, các bản báo cáo về tình hình tài chánh, kinh tế, thương mại, hành chánh ở Nam Kỳ đều phải có.

                Dinh Thượng Thơ thời Pháp thuộc - Ảnh tư liệu

                Nơi cấp bằng sáng chế ở Nam Kỳ
                Như đã nói trên, đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Văn phòng giám đốc nội vụ được đổi tên là Sécrétariat du gouvernement de la Cochinchine, hàng năm báo cáo hoạt động của ban thư ký được ghi trong các số tập san vẫn còn lưu trữ ở thư viện quốc gia Pháp như sau: Bulletin du Secrétariat du gouvernement de la Cochinchine (Tập san ban thư ký chính phủ Nam Kỳ, 1891, 1905-1945), Bulletin administratif de la Cochinchine (Tập san hành chánh Nam Kỳ, 1902, Imprimerie coloniale)
                Ngoài các báo cáo hoạt động của ban thư ký cho chính phủ Nam Kỳ còn có các báo cáo gởi cho toàn quyền Đông Dương được ghi trong báo cáo hằng năm của chính phủ Đông Dương, Bulletin officiel de l’Indochine française (Tập san chính thức của Đông Dương thuộc Pháp) như năm 1889, tập san được in ở nhà in Imprimerie coloniale, Saigon, có phần riêng về Nam Kỳ (Cochinchine) và Cam Bốt (Cambodia).
                Ngoài ra Văn phòng ban thư ký chính phủ ở dinh Thượng Thơ cũng đảm nhiệm nhiệm vụ liên quan đến các luật nghị định ở Pháp.
                Thí dụ nghị định ngày 13-3-1911 về cấp bằng sáng chế ở Đông Dương đặt cơ quan văn phòng ban thư ký chính phủ Nam Kỳ (dinh Thượng Thơ) là nơi cấp bằng sáng chế ở Nam Kỳ theo luật sáng chế ở chính quốc năm 1844 và 1902.
                Các thí sinh học hàm thụ các trường ở Pháp, sau khi thi tốt nghiệp, bằng được gởi từ Pháp đến dinh Thượng Thơ, nơi đây sau khi đăng ký thí sinh đến nhận.
                Trong thời chiến tranh Việt Pháp, dinh Thượng Thơ có một thời gian ngắn là dinh của chính phủ Nam Kỳ tự trị của thủ tướng Nguyễn Văn Thinh thành lập và sau 1954 là bộ nội vụ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Và ngày nay là trụ sở của Sở Thông tin - truyền thông và Sở Công thương.


                Bản đồ vị trí các cơ sở ở trung tâm Sài Gòn vào năm 1870, 1878 và 1882 cho thấy dinh Thượng Thơ hiện nay có vào khoảng năm 1882 - Nguồn: Tim Doling

                Dinh Thượng Thơ được xây dựng khi nào?
                Tòa nhà dinh Thượng Thơ từ năm 1865 đến 1891 thường được gọi là Hôtel de directeur de l'intérieur (Dinh giám đốc nội vụ). Trên bản đồ chi tiết trong trung tâm Sài Gòn cho thấy trước năm 1882, hình dáng tòa nhà rất khác với tòa nhà hiện nay.
                Ngân sách chính phủ vào năm 1881 cho ta biết dinh Thượng Thơ được chính phủ trợ cấp tiền bảo trì và thắp sáng, trước khi đại trùng tu vào năm 1882.
                Bản đồ vị trí các công sở ở trung tâm Sài Gòn vào các năm 1870, 1878 và 1882 cho ta biết tòa nhà dinh Thượng Thơ ở góc đường rue Catinat (Đồng Khởi) và rue de Lagrandière (Lý Tự Trọng) có hình dáng như tòa nhà dinh Thượng Thơ trong bản đồ năm 1882 (xem hình 1).
                Như vậy tòa nhà dinh Thượng Thơ như ta biết ngày nay là chỉ có từ năm 1882 sau khi đã được xây cất lại.

                Dinh Thượng Thơ: Chứng tích trăm năm giữa Sài Gòn
                Dinh Thượng Thơ Sài Gòn qua nhiều góc ảnh
                Từ dinh Thượng Thơ đến dinh Tổng thống Bogor
                Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 12-05-2018, 04:20 AM.
                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                • #9

                  Từ dinh Thượng Thơ đến dinh Tổng thống Bogor

                  TTCT - Cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa lãng mạn như một cơn gió thổi vào văn minh phương Tây, quét đi những gì cổ điển rập khuôn, chỉ lưu ý đến tưởng tượng và cảm xúc thúc đẩy con người đạt tới điều mới mẻ hơn, rộng lớn hơn.

                  Chủ nghĩa lãng mạn Pháp ở Sài Gòn

                  Sài Gòn 100 năm trước, thẩm mỹ kiến trúc bất ngờ có lẽ là những hàng cây xanh mát lòa xòa trên nóc villa cho hương vị gắn liền với chủ nghĩa lãng mạn cùng thời ở Pháp. Với một trò nhỏ mới ngồi lớp trung học thì từ nhà đến trường đã là một "lãng mạn".
                  Từ Trường tiểu học Chí Hòa đường Lê Văn Duyệt đến Trường trung học Trưng Vương kiến trúc Pháp quét vôi màu vàng nhiệt đới... tất cả cho một cảm giác lãng mạn không có nơi xóm nhỏ.
                  Ở Trưng Vương, linh mục Trần Văn Hiến Minh giảng lãng mạn là "sóng vỗ tràn bờ". Không chỉ kiến trúc, Sài Gòn từ năm 1954 đã có nhiều cơn sóng tràn bờ.
                  Dù ảnh hưởng chính trị của Pháp đã giảm sút nhưng người Sài Gòn vẫn yêu văn hóa Pháp, từ văn học phong phú đến âm nhạc diễm lệ, phim ảnh màu sắc và thời trang quyến rũ... vẫn khiến người Sài Gòn không cần ra khỏi biên giới vẫn chạm tay vào nước Pháp.
                  Người Bắc di cư năm 1954 gọi bánh mì là "bánh Tây". Cà phê phin là thế giới người lớn vào buổi sáng. Sài Gòn 14 tuổi tóc cụp vào như Sylvie Vartan líu lo như thật "Em đẹp nhất đêm nay... Ce soir je serai la plus belle pour aller danser".
                  Sài Gòn 15 tuổi hát "C'est le temps de l'amour" như Francois Hardy. Sài Gòn 16 tuổi váy chật áo chemise đen như Brigitte Bardo, nhún nhảy điệu Mambo cha-cha-cha Nam Mỹ nhưng yên chí đó là Tây. Centre Culture Français (Trung tâm Văn hóa Pháp) gần nhà thương Grall, một Paris thu nhỏ, học trò lẫn thầy giáo cứ như tài tử.

                  Trường trung học Trưng Vương - Ảnh: Trần Thị Vĩnh -Tường

                  Chủ nghĩa lãng mạn Hà Lan ở Indonesia
                  Không xa lắm, láng giềng của Việt Nam là Indonesia, "làn gió lãng mạn" kiến trúc đưa chân du khách khắp mấy ngàn hải đảo. Hà Lan đô hộ Indonesia 350 năm, cũng như người Pháp, để lại Indo nhiều di sản: ngôn ngữ, món ăn, lối sống và kiến trúc.
                  Giành được độc lập năm 1945, Indo cũng phân vân giữa "đập phá - giữ lại" các kiến trúc thuộc địa. Suốt 45 năm giằng co... rốt cuộc người Indo chấp nhận rằng những di tích ấy đã làm nên lịch sử Indo, không thể chạy trốn hay chối từ.
                  Người Indo tự tin không đập phá, trái lại, coi kiến trúc như đại diện cho sự đa dạng của lịch sử và cũng đại diện cho sự phát triển của Indonesia.
                  Dinh Bogor là một thí dụ. Năm 1744, toàn quyền Hà Lan Gustaaf Willem Baron von Imhoff muốn chạy trốn cái nóng hải đảo nên xây dinh Bogor ba tầng giữa mảnh đất rộng 284.000m2, thả nai Nepal, nai Ấn Độ để săn bắn.
                  Năm 1834, núi lửa phun hủy diệt dinh. Dinh được xây dựng lại khoảng năm 1850 - 1860 hầu như cùng thời với dinh Thượng Thơ Sài Gòn, 59-61 Lý Tự Trọng, Sài Gòn.
                  Dinh Thượng Thơ, căn nhà xưa thứ hai ở Sài Gòn chỉ sau nơi cư ngụ của giám mục Bá Đa Lộc hiện trong khuôn viên tòa Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn.
                  Năm 1950, Bogor được chọn làm một trong sáu dinh tổng thống. Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo chọn Bogor làm văn phòng làm việc và tiếp quốc khách. Các nguyên thủ quốc gia Đức, Mỹ, Nhật, Phi, Ấn Độ, Trung Hoa... đều thoải mái được tiếp đón ở tòa dinh thự này.
                  Dinh Bogor rộng 18.492m2 vẫn ở giữa khu vườn Bogor Botanical 284.000m2, đàn nai vẫn êm đềm gặm cỏ. Dinh có sưu tập 450 bức tranh và 360 tác phẩm điêu khắc. Vườn mở cửa quanh năm cho công chúng, dinh chỉ mở cửa một số ngày. Với người Indo, được vào trong dinh là một may mắn.
                  Du khách đắm mình trong khung cảnh huyễn hoặc của quá khứ vương quốc hải đảo đã ghi dấu chân thương nhân trên "Con đường hương liệu" 2.000 năm trước.
                  Từ kệ trưng bày, văn minh bản địa, Phật giáo, Islam, Tây phương... thoáng mỉm cười nhìn nhau, thấu hiểu giới hạn của nhân tính, điềm đạm chịu đựng khiếm khuyết của con người và sự bất toàn của những quốc gia.

                  Đàn nai giờ đây vẫn êm đềm gặm cỏ trong dinh Bogor - Ảnh: RajnishPathak

                  "Làn gió lãng mạn" Indonesia
                  Chủ nghĩa dân tộc Indo ban đầu thắng thế dẫn đến một cuộc "săn lùng" dữ dội và đập phá dường như vô tận các kiến trúc thuộc địa.
                  Nhưng cũng chính sự săn lùng này đập vào những cái đầu còn biết nghĩ khiến từ năm 1980, học giả và một số nhà hoạch định chính sách ở cả Indo và Hà Lan bới tàn tích cũ và công nhận khía cạnh tích cực của quá khứ thuộc địa, đặc biệt là di sản.
                  Giới trung lưu và trí thức Indo dần dần nhận ra rằng sức mạnh của chính quyền thuộc địa là đã đúc quần đảo thành một thực thể hành chính duy nhất ngẩng mặt ra thế giới và hiên ngang đứng ở vị trí ngã ba của hải lộ Đông Nam Á.
                  Phá hủy tàn dư thời thuộc địa sẽ không làm thay đổi hoặc xóa bỏ lịch sử đó, mà chỉ làm cho phân tích lịch sử phức tạp hơn và khiến thế giới văn minh xa lánh hay dè dặt, không dám đầu tư vào Indo, hoặc miễn cưỡng vào nhưng trong dạ khinh thường như công dân hạng hai.
                  Rốt cuộc, việc ủng hộ di sản dẫn đến việc đánh giá lại kiến trúc và quy hoạch thuộc địa, bảo tồn và sử dụng thay vì bỏ bê, từ bỏ hoặc đơn thuần phá hủy.
                  Khi thế giới yên tâm
                  Kết quả là, sự dè bỉu dần dần được thay thế bằng một thái độ tích cực: báo Indonesia, đặc biệt các ấn bản chủ nhật nhằm vào tầng lớp trung lưu, thường xuyên có các bài viết về Công ty Đông Ấn Hà Lan và di sản xây dựng thuộc địa.
                  Tác giả hoặc khen ngợi thẩm mỹ và sự liên quan lịch sử của các tòa nhà hoặc nêu bật nhiều mối đe dọa mà Indo phải đối mặt. Với người Mỹ và châu Âu, Indo nhắc nhở thoải mái về quá khứ thực dân của người Hà Lan là một bất ngờ tạo nên một tương quan ấm áp ẩn giấu sau những thương thảo kinh tế thương mại và cả quân sự.
                  Tánh cao thượng của người da trắng trỗi dậy và ngấm ngầm vừa thán phục vừa không dám coi thường: "Dân tộc Indo can đảm nhìn nhận quá khứ, không đau khổ không xấu hổ. Một dân tộc vượt lên khỏi tầm thường như thế đáng được kính nể và tin cậy".

                  Dinh Thượng Thơ Sài Gòn - Ảnh: Tim Doling sưu tầm

                  Mấy ngày nay, tin tức dinh Thượng Thơ, 59-61 đường Lý Tự Trọng tức đường Gia Long cũ, sắp bị đập bỏ để mở rộng trụ sở UBND khiến quá khứ và cả tương lai Sài Gòn hiện ra rất rõ. Vai trò của dinh Thượng Thơ Sài Gòn được xây dựng những năm 1880 cũng giống dinh Tổng thống Bogor.
                  Bài học 50 năm đối phó với di sản từ hải đảo Indo vẫn còn nguyên đó. Chỉ tiếc là người Pháp đang muốn trở lại vùng Indo-Pacific đã không biết lên tiếng bảo vệ chính di sản của mình.
                  Chứ còn người Sài Gòn, tử tế và cao thượng, từ năm 1954 đã hết lòng quý mến và gìn giữ di sản cho người Pháp mà chẳng mưu cầu điều gì cho họ. Sau Thế chiến thứ hai, từ Syria qua Lebanon đến Việt Nam, người Pháp đã đánh mất thời Khai sáng, mất người mất cả lòng người.
                  Về phần Việt Nam, khá khó hiểu khi tháng 12-2014, 11 thiết kế cho trung tâm hành chính thành phố đều giữ lại tòa nhà chính phủ Pháp ở 59-61 Lý Tự Trọng, nhưng hôm nay lại đòi giật sập?
                  Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                  Comment

                  • #10

                    Nhớ tết xưa

                    Đó là cái tết trong ký ức của những người bắc ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước

                    Những ngày giáp Tết người ta dựng rạp bao quanh hai mặt phía công Trường Quách Thị Trang và đường Phan Bội Châu của chợ Bến Thành để bán hàng Tết. Đèn đuốc sáng trưng, trai thanh gái lịch dập dìu. Nhiều nhất là bánh, kẹo, rượu; và nhất là mứt các loại và hạt dưa. Hàng Tết ở đây phần nhiều là hàng sản xuất trong nước, thí dụ như khô nai, khô cá thiều Phú Quốc; rượu dâu, rượu Mận Đà Lạt; trái cây Lái Thiêu; bột gạo lức Bích Chi… Mỗi cửa hàng bắc loa với công suất cực mạnh để lấn át hàng xóm.
                    Ồn ào nhất bao giờ cũng là quầy bán thuốc đánh răng hiệu anh Bẩy Chà Hynos. Những câu rao hàng thường ngộ nghĩnh, như của quầy bán vải: “Trăm ba pô-pơ-lin, trăm sáu pô-pơ-lin, một trăm ba bán sáu chục”. Hay khi hàng đồ chơi ồn ào: “Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó chơi, em nhỏ nó mừng”, thì quầy dưa hấu bên cạnh tiếp luôn: “Xanh xanh, đỏ đỏ em nhỏ nó ăn, em nhỏ nó cười đi”.

                    21

                    Sai-gon-xua-18

                    Từ khoảng rằm tháng Chạp trở đi mẹ tôi bắt đầu tích trữ các thực phẩm khô như măng lưỡi lợn, bóng cá, gạo nếp nấu bánh chưng, đường làm mứt… Các loại rau, lá xanh như cải bẹ muối dưa, hành củ, hành lá, kiệu… thường được mua ở chợ Cầu Muối. Thịt thà các loại thì phải ra chợ Ông Tạ. Chợ này cũng là nơi cung cấp thịt cầy tơ, cả sống lẫn chín, cho dân nhậu gốc Bắc ở Sài Gòn. Thật thú vị khi được theo mẹ và mấy chị giúp việc đi chợ Cầu Muối ban đêm. Mùi ung ủng của hành, kiệu để muối dưa ở những chợ đầu mối bán rau như thế này và những ánh đèn vàng bóng tròn, khi hồi tưởng lại trở nên rất ấm áp, rất Tết đối với tôi. Hồi đó Sài Gòn hãy còn nhiều xích lô máy. Loại xe này to hơn và chở được nhiều hơn xích lô đạp. Một chuyến xích lô máy lạch bạch có thể chở tất cả rau trái cho một cái Tết của mẹ tôi.

                    7

                    Bắt đầu từ Tết ông Táo thì mọi chuyện trở nên cấp bách. Đây là ngày mẹ tôi bắt đầu làm các loại mứt. Đối với những người còn sót lại từ nền văn hóa bà Phủ, bác Phán cổ xưa thì các thức ăn, món cỗ ngoài hương vị còn phải tỏa ra được nét tinh tế, thanh tao. Mứt không những ngon, mà còn phải trông đẹp mắt. Mẹ tôi lúc nào cũng trung thành với những loại mứt cổ truyền, mà quay đi quẩn lại cũng chỉ có các loại khoai, sen, gừng, bí, chanh, quất. Không hiểu tại sao mứt cà chua cũng lọt được vào danh sách này.
                    Loại mứt phổ thông và dân giã nhất thời đó là mứt khoai lang ruột nghệ, thì không hiểu sao nay đã hoàn toàn biến mất ở Việt Nam. Khoai lang thái lát bán nguyệt, ngâm qua với nước vôi trong đã được gạn thật kỹ. Sau đó rửa xả nước vôi, luộc sơ rồi để ráo trước khi xào đường trên lửa nhỏ. Đảo đều tay đến khi khoai khô để đường có thể đóng thành lớp bột trắng, mỏng trên khoai là được. Làm như thế lượng đường ngấm vào khoai bị hạn chế, mứt khoai sẽ khô nhưng mềm và ngọt dịu. Muốn làm mứt khoai ướt, gọi là mứt khoai châu, thì nhỏ một, hai giọt chanh vào đường. Chỉ thế thôi mà khoai sẽ thấm đường nhưng không thể khô được, dù có xào thật lâu. Hiện ở Huế cũng còn có vài nơi bán loại mứt khoai lang gọi là khoai ngào gừng. Nhưng thường vì làm lối hàng chợ nên thô, và đường vón cục rất ngấy. Mứt khoai trắng ở chợ Bến Thành ngày nay không khử vôi nên đường thấm nhiều quá thành ra ngọt chát và không mềm dẻo. Chán nhất là loại khoai phơi khô được gọi là mứt khoai dẻo ngoài thị trường ngày nay.

                    Mut


                    Đêm Giao thừa
                    Đêm 30 là lúc Tết nhất của Tết. Càng gần giờ Giao thừa thì mọi người càng trở nên nghiêm túc hơn, “hiền” hơn. Bố mẹ tôi tự nhiên có vẻ nghiêm trang, nhưng nhã nhặn hơn ngày thường. Bàn thờ Giao thừa và bàn thờ gia tiên đã sẵn sàng. Bố tôi vẫn giữ được đôi tranh Thần Đồ, Uất Lũy cũ đem ra treo hai bên cửa ra vào dưới nhà, từ tối 30 Tết mỗi năm. Người Bắc xưa ngày Tết treo cặp tranh Thần Đồ, Uất Lũy hay đôi tranh Tử Vi, Huỳnh Đàn để trấn trước nhà, chứ không treo tranh Trình Giảo Kim, Uất Trì Cung như người Hoa. Cũng có năm bố tôi trổ tài vẽ và giảng giải về ba vuông bẩy tròn và cung tên bằng vôi cho chúng tôi. Vì sân trước nhỏ, nên việc này đành phải thực hiện ở sân sau nhà.
                    Rồi Giao thừa đến. Trên radio, và sau này cả trên truyền hình, bài Ly Rượu Mừng vang lên. Hương khói nghi ngút. Mẹ tôi trở nên nghiêm trang, thành kính tối đa trong mỗi cử chỉ. Phấn son, nhưng mẹ vẫn mặc áo dài của năm cũ khi cúng Giao thừa. Những kiêng cữ như tránh quét nhà, to tiếng, nói dối… bắt đầu được tuân thủ.
                    10

                    Theo phong tục cổ của người mình, thời khắc Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của năm. Lúc trừ tịch này trên không trung phải tuyệt đối tĩnh lặng để các thần năm cũ giao tiếp các thần năm mới. Trong khi đó dưới đất phải đốt pháo, đánh trống chiêng, xoong, nồi các thứ thật ồn ào để xua đuổi ma quỷ nhân đêm tối nhất của năm, khi mọi thổ, trạch thần đều vắng mặt, mà xâm nhập làm hại thế gian. Sai nguyên tắc này sẽ không bao giờ đạt được quốc thái dân an trong năm mới. Lúc mọi nhà cúng Giao thừa và gia tiên xong, ở những năm được đốt pháo, pháo bắt đầu rền.
                    Phaogiaothua

                    Sau đó bố mẹ tôi đi lễ Giao thừa. Hướng xuất hành đã được bố tôi tra xét kỹ từ lịch Tam Tông Miếu. Cũng có năm các cụ đi lễ Lăng Ông, nhưng thường là đền đức Thánh Trần. Sau này tôi mới biết là do hướng xuất hành của tùy năm. Giao thừa và ngày Tết bố mẹ tôi thường không đi lễ chùa, mà để dành đến Rầm tháng Giêng. Người Bắc ở Sài Gòn thủa ấy hay đi chùa Vạn Thọ. Đây là một ngôi chùa nhỏ ấm cúng bên bờ nước, hình như ở Tân Định. Chỉ có một vài năm bọn trẻ chúng tôi theo bố mẹ đi lễ tối 30 Tết, còn thì vừa bị khích động vì pháo, vừa còn say khói pháo nên hay ở nhà đánh bài, ăn mứt, cắn hạt dưa. Ở các đình, đền đầu năm cũng có khi có hát bội, mà hồi còn bé tôi rất sợ. Lại có nhiều người đi rao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Hành khất thì vô số kể. Khói hương nghi ngút và người đông đến ngộp thở. Tiếng lắc thẻ xin xăm vang khắp nơi. Khách đi lễ ai cũng tỏ ra vui vẻ, hòa nhã. Nhưng các ông bà bán hàng đầu năm như vôi, muối, cành lộc, hoa quả, bánh mứt, giò chả, bánh chưng, bánh tét…, thì đon đả một cách rất Tết.

                    Lúc trở về bao giờ bố mẹ tôi cũng có một cành lộc, mà chẳng hiểu tại sao năm nào cũng là một đọt trúc đằng ngà. Vì ỷ là người được mời đi xông đất đầu năm rất nhiều, nên bao giờ bố tôi cũng tự xông đất. Một bánh pháo nhỏ lại được khai hỏa. Sau đó cả nhà quây quần ăn nhẹ một ít bánh mứt và đánh bài. Lúc này bố mẹ tôi mừng tuổi (lì xì) các con. Mỗi đứa được một phong bao, trên đó bố tôi viết sẵn rất đẹp tên từng người, và, bằng cả chữ Việt lẫn chữ Nho, dòng chữ “nhất bản vạn lợi”. Dù lúc đó xã hội hoàn toàn theo nền giáo dục tân học mang nhiều ảnh hưởng phương Tây, nhưng chúng tôi luôn thấy cảm động, và luôn trân trọng những phong tục truyền thống đẹp đẽ này.

                    Mồng Một Tết
                    Sáng sớm mồng Một Tết được bắt đầu bằng tràng pháo đón vị khách đầu tiên của năm mới. Quần áo mới được mọi người đem ra diện. Với bọn nhỏ chúng tôi thì câu vui như Tết chỉ cảm thấy được đêm 30 và sáng mồng Một mà thôi, vì những người họ hàng và bạn bè thân thiết nhất của bố mẹ tôi đều đến chúc Tết vào buổi sáng này, và họ là những khách sộp lì xì hậu hĩ nhất. Doanh thu của tất cả thời giờ còn lại của mấy ngày Tết sau đó thường không bằng một phần ba buổi sáng mồng Một. Sau khi tiếp các vị khách này, bố tôi đi chúc Tết họ hàng bè bạn, trong khi mẹ tôi ở nhà tiếp khách. Đến gần trưa bố tôi về, và lúc đó các họ hàng và bè bạn chí thân của gia đình đã có mặt đông đủ để dùng bữa đầu năm với chúng tôi.
                    Có một cái lệ đặc biệt mà những người thuộc giòng dõi khoa bảng cũ miền Bắc ở Sài Gòn vẫn còn giữ cho đến mãi sau này, là khi đã họp mặt đông đủ ngày mồng Một Tết, người ta dở tấm Thăng quan đồ ra để chơi cờ Thăng quan, loại giải trí phổ thông nhất của giới nho sỹ, khoa bảng từ ngàn xưa, để xem vận mệnh công danh trong năm mới. Cụ Ngô Tất Tố có lẽ đã bỏ quên món này trong tác phẩm Lều Chõng.
                    Bản thăng quan đồ này to bằng một mặt bàn nhỏ. Sang thì bằng gỗ sơn son thếp vàng có thể gập đôi lại được. Thường thì in trên vải hay giấy. Trên đó chia thành nhiều ô ghi cấp bậc của hệ thống quan chế triều đình ngày xưa, từ thấp nhất là Hàn lâm Đãi chiếu (tòng cửu phẩm văn giai) cho đến cao nhất là Thái tử Thái bảo (trên nhất phẩm, đầu triều). Mỗi người chơi nhận quân của mình rồi gieo xúc sắc (xí ngầu) mà đi. Chung quanh ô của mỗi cấp bậc đều có các ô mà sa vào đấy sẽ được thăng, hay bị giáng, phạt thế nào. Ai đạt đến Thái tử Thái bảo trước hết cả là thắng. Bản bố tôi giữ được không phải thuộc hệ thống triều Lê, mà từ thời Tự Đức. Cờ Thăng Quan hồi đó đã được dịch ra chữ Quốc ngữ, và trong Sài Gòn hồi ấy có thể mua ở các tiệm tạp hóa của người Bắc ở chợ Ông Tạ. Hình như bàn cờ Thăng Quan bố tôi có hồi ấy chỉ có văn ban chứ không có võ ban. Năm 1992 tôi có mua được một bản Thăng quan đồ in trên giấy từ một cửa hàng tạp hóa ở Cửu Long, Hong Kong. Nhưng bản đó lại theo quan chế Minh triều, Trung Quốc, và cũng chỉ có văn ban.

                    Rồi cỗ bàn lúc nào cũng sẵn sàng, một phần nhờ ơn cái tủ lạnh. Ngoài những món truyền thống cố hữu của ngày Tết như bóng, chân giò ninh măng, thang cuốn, giò chả, bánh chưng, hành kiệu, thịt thà…, vì tổ tiên họ Trịnh chúng tôi ngày xưa xuất phát từ Thanh Hóa nên mẹ tôi còn được các cụ truyền cho vài món cỗ Tết đặc biệt của vương thất xứ Thanh xưa, như sơn hào hải vị thang, nộm sứa khô bát vị, v.v. Đây là những món dùng nguyên liệu khô có thể nấu được trong những ngày Tết không có họp chợ. Nguyên liệu nấu những món này như gân nai, hải sâm trắng, giò lụa lợn rừng, sứa khô, vẫn còn mua được ở Sài Gòn thủa ấy. Những món đơn giản hơn là nem ngang, giò lòng.
                    Banhchungxanh

                    Cu-kieu

                    Nem ngang hơi giống như nem Phùng hay nem bì của các vùng Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình. Thịt lợn thật tươi cắt miếng vừa phải, luộc hơi tái bên ngoài, nêm với ít nước mắm, thấm thật khô, thái nhỏ, rồi băm dập đi bằng sống dao. Bì lợn thái sợi với lượng nhiều nhất là bằng lượng thịt. Mỡ giắt luộc thái nhỏ hạt lựu. Thính giã thô. Tất cả trộn đều rồi nắm thật chặt lại bằng nắm tay. Nem ngang bao lót bằng lá ổi chứ không dùng đinh lăng như ở vài nơi khác. Sau đó gói bằng lá chuối đã rửa thật sạch, lau và phơi khô thật kỹ rồi buộc lại. Khác với nem bì nấu chín ăn ngay của Nam Định, nem ngang Thanh Hóa phải đợi ít nhất ba ngày cho chín, nghĩa là hơi chua, mới dùng. Ngon nhất là cuốn bánh tráng với rau diếp, húng, thơm, mùi (ngò) cho thật chặt, rồi thái khúc. Khi ăn chấm nước mắm ngon pha tỏi ớt.
                    Làm giò lòng thì lòng lợn, khấu đuôi, bao tử cắt mở dọc ra thành lá cắt khúc, và bì heo đã bỏ sạch mỡ thái nhỏ, với chút nước mắm, hạt tiêu, rồi để ráo. Nấu bì heo cho đến khi thành hồ, giống như làm thịt đông. Trộn lòng, bao tử đã sửa soạn sẵn như trên và ít hạt tiêu vào nấu nhừ. Rồi để ráo, cho vào hồ bì trộn kỹ và gói lá chuối cho thật chặt. Sau đó luộc chín trở lại. Một phiên bản khác là trộn các thứ lòng, bao tử đã sửa soạn như trên đã hầm kỹ, để ráo và ít hạt tiêu vào nửa phân lượng giò sống đã nêm. Gói thật chặt, buộc kỹ rồi luộc chín như luộc giò bình thường. Thử tưởng tượng ngày xưa khi chưa có tủ lạnh, nếu không có không khí lạnh giá của miền Bắc thì loại giò này có thể giữ được bao lâu. Và hồi ấy người ta vẫn còn dùng hàn the mà chưa biết sợ.
                    Chiều mồng Một bố mẹ tôi bắt đầu cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, bè bạn. Chúng tôi ở nhà tiếp khách để nhận lì xì. Bắt đầu từ chiều hôm nay cho đến chiều ngày mồng Ba Tết, đường phố bắt đầu có nhiều người hơn. Các nhóm Sơn Đông mãi võ lưu động, phần nhiều là người Hoa, đi múa lân và biểu diễn võ thuật kiếm tiền thưởng khắp thành phố. Chiêng trống inh ỏi. Người Sài Gòn múa lân (không phải sư tử) vào dịp Tết Nguyên Đán chứ không phải Trung Thu như ở Huế và ngoài Bắc. Tối ba ngày Tết nhiều đình, đền ở Sài Gòn và các vùng phụ cận có tổ chức hát bội. Vẫn ăn uống, bài bạc, nhưng bắt đầu từ tối mồng Một Tết, không khí thiêng liêng của ngày Tết đã bắt đầu nhạt.
                    Mualan2

                    Từ mồng Hai Tết
                    Sang đến ngày mồng Hai Tết thì câu “ngày vui qua mau” đã bắt đầu được cảm thấy. Vẫn có khách đến chúc Tết, ăn uống, bài bạc, nhưng sự háo hức không còn nữa.
                    Mồng Ba Tết bắt đầu phải ăn bánh chưng rán. Khách chờ đến ngày hôm nay mới đến chúc Tết có vẻ hơi thẹn, gượng gạo. Chủ nhà vẫn niềm nở nhưng quần áo, thái độ không còn được chăm chút như hai ngày đầu. Bọn trẻ thì tên nào mặt mũi cũng buồn rười rượi. Đến sau khi mẹ tôi hóa vàng tối mồng Ba thì tiếng Tết gần như bị tránh nhắc đến, mặc dù các hội hè nhiều nơi vẫn được tổ chức cho đến Rằm tháng Giêng. Để ý kỹ thì dường như thường thường tối hôm mồng Ba bố mẹ tôi không giấu được nét mệt mỏi và tiếng thở dài nhẹ nhõm, có lẽ vì đã thoát được ba ngày giữ gìn, kiêng cữ và đóng bộ hết mức. Chưa kể đến sự tiêu pha đến xót ruột và công sức bỏ ra trong cả tháng trời trước đó.




                    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom