• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt

    Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt
    Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh
    Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt


    Sách xưa, chép dễ sai nào,
    ‘Tướng tùy tâm diệt’nhớ mau sửa mình!
    Còn câu ‘tướng tự tâm sinh’,

    Chữ tâm kia mới chứng minh rõ tường.
    Tâm mình, chính chính đường đường,
    Tướng yểu, lại được thọ trường khó chi.
    Cho dù sách cổ đã ghi,
    Vẫn còn tùy diệt vẫn còn tùy sinh.
    Nên, hư do ở tâm mình,
    Hãy lo bồi đắp tình thương giúp người.
    Diệt sinh dù đã đến nơi,
    Nghiệp duyên nhân quả, nợ đời còn vương!
    Trăm năm, dù có vô thường,
    Nhưng tình nghĩa mãi ngát hương đất trời..

    ( Theo anh manutd- khongtu.com:
    P/S: Tướng không bằng tâm. thiên đường không ở đâu xa, ở tại lòng ta. Tâm yên tịnh, tạo được không khí chung quanh yên bình, lòng yêu thương phủ khắp nhân gian. Con người không vì mình mà vì mọi người thì tướng diệt và tâm sinh.
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 25-03-2011, 06:24 PM.
    Similar Threads
  • #2

    hay lắm, thank

    Comment

    • #3

      "Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
      Thối nhất bộ hải khoát thiên không"

      Các bạn có biết bài thơ chữ “nhẫn” là của ai ?", chính là của tác giả Nguyễn Thái Bình (Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Tây):
      LỜI 1
      Có khi Nhẫn để yêu thương
      Có khi Nhẫn để liệu đường lo toan
      Có khi Nhẫn để vẹn toàn
      Có khi Nhẫn để chớ tàn hại nhau.
      LỜI 2
      Nhẫn vừa dành để yêu thương,
      Nhẫn vừa dành để tìm đường lo toan,
      Nhẫn còn dành để vẹn toàn,
      Nhẫn còn dành để tránh tàn sát nhau.

      Bài thơ chữ "nhẫn" mới có nội dung cải biến như sau:
      Có khi nhẫn để yêu thương
      Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân.
      Có khi nhẫn để chuyển vần
      Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hòa.
      Có khi nhẫn để vị tha
      Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù.
      Có khi nhẫn tỉnh giả ngu
      Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường.
      Có khi nhẫn để vô thường
      Không không sắc sắc đoạn trường trần ai.
      Có khi nhẫn để tăng tài
      Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng.
      Có khi nhẫn để khoan dung
      Ta vui người cũng vui cùng có khi.
      Có khi nhẫn để tăng uy
      Có khi nhẫn để kiên trì bền gan.
      Có khi nhẫn để an toàn
      Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai.
      Bạn bè giao thiệp cùng ai
      Có khi nhẫn để kính người trọng ta.
      Kể ra cũng khó đó mà
      Chữ tâm chữ nhẫn xem ra cũng gần.
      Nguyên tác của bài thơ “Nhẫn” đưa ra 4 trường hợp điển hình: "Có khi…" với những trạng thái và cung bậc khác nhau trong đối nhân xử thế, sao cho thích hợp và thỏa đáng xoay quanh cái sự “nhẫn” ở đời. Nếu đọc kỹ, thẩm định và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy hết cái thâm thúy, thấu đáo và chuẩn mực mang đậm tính nhân văn mà bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc.


      Hữu Tâm Ắt Thành Tựu Vô Nhẫn Bất Thành Nhân"
      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 30-03-2011, 07:20 PM.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom