• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CON ĐĨ ( PHẦN PHỤ LỤC)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CON ĐĨ ( PHẦN PHỤ LỤC)

    Trước khi vào chương thứ 11 một chương hết sức nhạy cảm khi mà tôi dùng một phương pháp mà từ trước đến nay có thể nói chưa từng có một ai dùng đến phương pháp này để tố cáo cái nền tư pháp thối nát của đất nước. Tôi dùng sex là một phương tiện lột tả chân dung một kẻ khốn nạn vì sex là một chủ đề hết sức nhạy cảm nên tôi muốn các bạn dành chút thời gian đọc bài tiểu luận ngắn này để hiểu tôi viết sẽ không nhằm mục đích câu người đọc mà là một thủ pháp nghệ thuật nhằm lột tả cái khốn nạn ẩn dấu trong những con người luôn mang mặt nạ đạo đức

    THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ SEX TRONG VĂN HỌC

    Tôi không hiểu tại sao sex thì ai cũng thích ( Hãy dũng cảm để thành thật với chính mình) nhưng khi đọc truyện mà gặp đoạn viết về sex thì hầu hết mọi người đều giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Tại sao vậy? Họ đạo đức giả chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Phải có điều gì đó mà chúng ta chưa lý giải được ở đây và ở bài viết này tôi cố gắng đi lý giải điều đó.
    Tôi vẫn tự hỏi : “Liệu Đức Chúa Trời có sai không khi đặt cái đẹp nhất ngay trong cái nhơ bẩn nhất? Ngài có sai không khi đặt cái sinh sôi ngay trong cái thải loại ( tiểu tiện) của cuộc đời? Và còn điều này nữa các bạn hãy suy nghĩ và trả lời tôi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Ngài tách riêng hai cái đó ra khỏi nhau và đặt cái đẹp nhất , cái cao cả nhất ra một chỗ khác dễ thấy nhất ( Thí dụ như lên trán chẳng han)? Tôi sẽ trả lời câu hỏi trên còn câu hỏi dưới để phần cho những suy tư của các bạn.


    Tôi nghĩ rằng đức chúa trời đã không sai. Các bạn có thấy không? Cái cao đẹp và cái đê tiện trong cuộc đời này gần như không có ranh giới. Một cô gái làm tiền? Chắc chắn là xấu xa rồi nhưng sẽ sao đây nếu cô ta bán mình để lấy tiền cứu vớt mẹ mình đang bị bệnh? Sẽ là một hành động cao đẹp. Một người liều mình cứu một người khác? Một hành động cao đẹp! Nhưng nếu người ấy cứu người vì người được cứu là một quan chức cao cấp và anh ta cứu vì có thể lợi dụng được người ấy? một hành động đê tiện. Các bạn thấy đấy, cao thượng hay đê tiện, đẹp hay xấu không nằm ở hiện tượng mà nằm ở mục đích. Và còn điều này nữa, trong văn học, thường ( chỉ thường thôi chứ tôi không nói là tất cả) những nhân vật chính diện vào giờ cũng rất tốt, tất cả đều là tốt còn những nhân vật phản diện lại ngược lại cái gì cũng xấu nhưng trong cuộc đời có thế không?Không! Trong cuộc đời ,trong một con người cái tốt, cái xấu lẫn lộn.


    Đức chúa trời đã không sai! Người đặt vào trong “Cái ấy” cả cái đẹp lẫn cái xấu. Cả cái cả cái sinh sôi lẫn cái thải loại. Đấy chính là sự minh triết của tạo hóa.


    Trong văn hóa của dân tộc ta nguyên là một nền văn hóa phồn thực, một nền văn hóa ca ngợi, tôn thờ sex. Nếu các bạn vào thăm viện bảo tàng lịch sử, các bạn sẽ thấy một chiếc khạp đồng trên đó đúc nhưng đôi trai gái đang ở tư thế giao hợp. Ở tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn tồn tại một lễ hội gọi là lễ hội Tình Tình Phốc vào ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm. Trong lễ hội đó người ta rước hai cái thực khí của đàn ông và đàn bà và cứ sau một nhịp trống người ta lại đâm hai cái đó vào nhau thể hiện động tác giao hợp. Không chỉ riêng ở nước ta, trên thế giới có rất nhiều những tộc người mà trong tín ngưỡng của họ tôn thờ sex. Ở Ấn độ có một đền thờ mà ngay ở cửa vào của ngôi đền người ta đặt hai thực khí của người đàn ông và đàn bà tạc bằng đá rất lớn. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch đi hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn cây số đến đây để chiêm ngưỡng hai thứ đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta.


    Đến đây buộc chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: “Trong tín ngưỡng con người chấp nhận sex vậy tại sao trong văn học người ta lại luôn luôn dị ứng với sex? Có gì khác nhau không giữa sex trong tín ngưỡng và sex trong văn học?”. Tôi đã nhiều lần đứng bên chiếc khạp đồng trong viện bảo tàng Lịch sử, ngắm nhìn hình những đôi trai gái đang ở trong tư thế giao hợp với một câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu mà không sao có thể trả lời được. Cho đến một hôm, tôi bắt gặp một cô gái còn rất trẻ chỉ hai mốt hai hai đổ lại đang say mê ngắm nhìn những hình ảnh đó một cách thích thú. Cô ta còn quay sang bảo tôi.
    –Trông ngộ ghê bác nhỉ



    Trong tôi cứ tưởng rằng những cô gái trẻ chưa chồng khi gặp những hình như vậy thì sẽ đỏ mặt bỏ đi. Tôi đã nhầm và chính cô gái trẻ này đã làm cho tôi bật ra được câu trả lời. Thì ra là như vậy! Sex trong tín ngưỡng không gợi cảm! Không gợi dục. Nó chỉ gợi cho con người những suy tư và đó chính là sự khác nhau giữa sex trong tín ngưỡng và sex trong văn học. Khi dự một lễ hội phồn thực hay đứng truớc những thực khí của đàn ông và đàn bà dùng trong lễ hội, trong ta tính “Dục” không bao giờ trỗi dậy mà chúng chỉ gợi cho ta những suy tư về sự huyền diệu, cái cao cả đến thiêng liêng của sex. Chính vì lý do đó mà những khí cụ dùng trong lễ hội chỉ là biểu tượng (Kể cả vật được đặt trong đền thờ của ấn độ cũng vậy) Tôi không nghĩ là những nghệ nhân về điêu khắc của chúng ta cũng như của Ấn độ không thể tạc được những khí cụ ấy giống như thật.Họ làm được nhưng họ đã không làm vì lý do trên.


    Khác hẳn với tín ngưỡng, văn học khi viết về sex không những nó phải gợi cho người đọc những suy tư mà nó còn phải gợi cảm. Sao có thể viết về sex mà không gợi cảm được khi đó là sự thăng hoa tột đỉnh của tình yêu? Cũng chính vì vậy viết về sex là cực khó. Trong lúc tâm hồn của người viết phải bay lên cùng những tình cảm tha thiết, cháy bỏng, cuồng nhiệt thì cái đầu của anh ta lại phải tỉnh táo , sáng suốt để ngòi bút của mình không đưa chính anh ta thoát khỏi thực tại để bay đến địa ngục của búa rìu dư luận. Viết về sex cũng giống như một người đang leo núi. Trên đầu anh ta là một bầu trời kì ảo với những thiên thần đang vẫy gọi. Dưới chân anh ta là một vực thẳm đen ngòm. Chỉ cần một giây thôi không giữ mình là lập tức ngã ngay xuống vực. Mà để giữ mình khi viết về sex không phải ai cũng có nổi cái bản lĩnh ấy.


    Người đọc dị ứng với sex vì khi viết về sex, người viết chỉ làm được mỗi một việc là “Gợi cảm” và bao giờ cũng là “Quá gợi cảm”mà mất đi cái phần suy tư trong sex. Những con người khác nhau thì hành vi của họ cũng khác nhau. Không những khác nhau trong khi yêu mà còn khác nhau cả trong hành vi quan hệ tình dục. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã viết: “ Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi” Ba từ “Vị làng chơi” nói về cái gì đây? Và nhất là hai từ “Gay gắt” nó gợi cho người đọc một cái gì đó cuồng bạo .



    Hay trong truyện Kiều, theo bạn ,con người thực sự của Mã giám Sinh được cụ Nguyễn Du lột tả được hết trong hoàn cảnh nào? Chính là trong sex:
    Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng


    Chỉ một câu thôi, ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong sex, con người Mã giám sinh đã bộc lộ tất cả.Sự giằng xé nội tâm, sự đấu tranh khốc liệt của một con buôn với cái ham muốn tột cùng của một con vật. Cuối cùng cái ham muốn đã thắng nhưng lại không thắng hoàn toàn “Khi ra vội vàng” và chính cái không thắng hoàn toàn ấy lại nói lên được cái đê tiện của Mã giám sinh.


    Còn với Từ Hải ông lại viết:
    Nhìn nhau trông mặt cả cười
    Dan tay về chốn đình mai tự tình
    “Dan tay” chứ không phải là “Dắt tay”, Chứ không phải là bế thốc Kiều lên như trong các phim của Mỹ mà ta vẫn thường xem hay những truyện về sex hiện nay vẫn viết.


    Trong hành vi tình dục, anh hùng khác hẳn với ma cô. Người có học, hành vi tình dục khác hẳn với người vô học. Nếu như khi tả về sex mà qua đó người đọc có thể nhận ra chân dung một con người thì chắc viết về sex sẽ không bị phản ứng dữ dội đến thế.


    Đức chúa trời đã trộn lẫn cái cao đẹp với cái đê tiên, Trộn lẫn cả phần “Con” với phần “Người” để làm nên cái kì diệu nhất của tạo hóa. Tiếc rằng khi viết về sex các nhà văn chỉ viết được mỗi phần “Con” còn về phần “Người” thì chẳng ai viết được kể cả truyện ngắn ”Dị Hương”, một tác phẩm được giải thưởng của hội nhà văn Việt nam.


    Tôi đã đọc cái truyện ngắn dị hương này đến hai lần mặc. Tôi cũng đã đọc một vài bài tranh luận quanh cái truyện ngắn này. Những bài ca ngợi hết lời đã làm tôi hết sức ngạc nhiên và cuối cùng tôi đi đến một kết luận: “Chớ có tin vào mồm những thằng cha phê bình văn học” Chuyện chẳng có gì đáng phải để tâm đến. Khi viết về một nhân vật lịch sử, nhất là một vị vua lập nước thì ta phải hiểu ngay rằng : Lập quốc là một việc thiên nan, vạn nan. Phải là một người đặc biệt lắm, phải là một người khác thường lắm, giỏi giang lắm mới làm nổi điều đó và câu chuyện phải làm bật lên được cái đó. Trong tình yêu cũng vậy phải làm nổi lên được đây là tình yêu của một vị vua lập quốc. Tiếc rằng truyện chỉ nói được đây là một ông vua mà “ chuyện ấy” quá khỏe. Chấm hết! Những đoạn tả về sex tác giả của nó dùng một thủ pháp ma mị cho khác bình thường , một chút liêu trai không gây được những cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc. Đến đây tôi xin kể lại cho các bạn nghe một chút trong Đông chu Liệt quốc : Vua Ngô chiếm được nước Sở nghe nói mẹ vua Sở (Tên là gì tôi không nhớ. Tôi vẫn biết câu “Cái gì không biết thì tra hu gồ” nhưng tôi không có thời Gian là người tuyệt đẹp nên sai người đến bắt vào hầu. Bà ta cầm kiếm đập vào cửa bảo rằng “Vua là biểu tượng của đất nuốc. Vua không giữ lễ thì ta thà tự đâm cổ chết chứ không dám vâng mệnh” Vua Ngô xấu hổ phải tạ rằng: “Ta vì mến mộ tài sắc của phu nhân mà muốn được gặp mặt chứ thực không có ý gì” Vua ngô nói câu này khi mà Ngũ viên sui ông ta rằng “Nước còn chiếm được huống chi là người”. Đấy! bậc quân vương lập quốc phải là những người như thế. Dâm loạn thì các ông vua có nhiều nhưng không phải là điều mà một ông vua lập nước mắc phải. Còn về nàng công chúa thì càng đáng buồn hơn. Nên nhớ câu chuyện viết về người phụ nữ cành vàng lá ngọc của thời kì phong kiến cực thịnh. Thời kì mà lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào trong tâm thức của mọi người thế mà đọc truyện này tôi cứ tưởng đây là một cô gái thực dụng của việt nam vào những năm đầu của thế kỉ thứ 21.Thằng chồng này chết bà kiếm một thằng chồng khác giầu hơn. Thế mà có một nhà phê bình dám nói “Câu chuyện đề cập đến thân phận người phụ nữ”. Tôi thì lại cho rằng câu chuyện hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ. Chịu! Chắc tôi không có tư duy của phê bình văn học.


    Viết về sex đã khó nhưng đọc về sex, thưởng thức được những đoạn viết về sex còn khó hơn. Dù sao khi viết, người viết luôn luôn có một dự định sẽ viết thế nào, mức độ đến đâu ở trong đầu. Chính những dự định này sẽ kiềm chế người viết không làm cho anh ta đi quá đà (Trừ nhưng người viết về sex với mục đích câu kéo người đọc thì không kể) còn với người đọc, không có gì kiềm chế anh ta cả. Người đọc bị những tình cảm bay bổng của người viết cuốn đi mà không nhận ra được những dụng ý kín đáo của người viết dấu kín trong những đoạn tả về sex đó. Có một họa sỹ nổi tiếng thời kì phục hưng chuyên vẽ về phụ nữ khỏa thân đã nói rằng “Dâm hay không nằm ở trong đầu người xem”. Còn bạn Yone thì bảo với tôi rằng “Bạn sex chưa đã lắm” Thế là chết tôi rồi! Bao nhiêu những tâm huyết của tôi dấu kín trong đoạn tả về sex trong truyên ngắn ấy thế là đổ xuống sông xuống biển hết.


    Thực ra việc tự phê bình truyện mà mình viết cũng chẳng hay ho gì nhưng biết làm sao được vì chẳng có một ai, kể cả mấy người vẫn gọi tôi bằng thầy, bênh vực cho tôi nên tôi đành phải tự bào chữa cho mình vậy
    Khi truyện ngắn “Không thể tha thứ” lần đầu được đănglên , tôi đã bị phản ứng dữ dội. Nhưng bạn hãy rời bỏ trang sách một lúc rồi quay lại và chỉ đọc lại mỗi một đoạn viết về sex ấy thôi bạn sẽ thấy đoạn ấy không nhằm tả về sex mà nhằm lột tả con người mà lại là chỗ lột tả con người thành công nhất (Tôi nghĩ vậy) . Xin hãy đọc lại đoạn nói về sex này.


    “Thằng đàn ông trong tôi bùng nổ. Tôi ôm riết lấy nàng. Đôi môi, đôi bàn tay tham lam của tôi cuồng loạn khám phá khắp nơi trên cơ thể nàng. Nàng nằm im, không nói một lời, thân hình không hề động đậy. Tôi trườn lên trên người nàng. Thằng nhỏ của tôi căng cứng. Mặt tôi cúi xuống áp sát vàp mặt nàng, đôi môi thèm thuồng khao khát của tôi vươn tới đôi môi hồng tươi của nàng”.


    Đoạn văn hoàn toàn là một sự liệt kê không hề miêu tả để tránh gây gợi cảm cho người đọc. Nhịp văn nhanh hơi có phần bạo liệt nhằm mô tả đúng về hành động bản năng của chàng trai. Xin hỏi nhỏ các chàng trai một câu Liệu trong hoàn cảnh như đoạn văn mô tả mà cô gái lại nằm im không hề kháng cự liệu các bạn có dừng lại được không? Thú thật, nếu là tôi thì tôi không thể dừng lại được. Khi viết truyện, nhất là truyện ngắn đừng bao giờ viết rằng “ Đó là một chàng trai tốt” hãy dấu kín điều ấy đi và đặt nhân vật vào những hoàn cảnh thật đặc biệt để tự nhân vật bộc lộ mình.


    Còn về cô gái, lúc đầu cô ta đến với chàng trai rõ ràng là một toan tính nhưng cô ta bị nhân cách của chàng trai chinh phục.
    “Người tôi chưa chui ra khỏi cái màn thì cô gái nhỏm ngồi dậy ôm chặt lấy tôi, đầu cô gục vào vai tôi. Không nghe thấy tiếng khóc nhưng người cô rung lên và vai tôi ấm nóng. Chúng tôi cứ ngồi im như thế rất lâu. Cô xoay người tôi quay lại, nép vào ngực tôi một cách tin cậy rồi thầm thì.
    -Em xin lỗi. Anh hãy ở lại đây với em đêm nay. Em xin anh.
    Mùa xuân gần lại môi tôi và lần này thì đến lượt nàng cuồng nhiệt. Ánh mắt của nàng nồng nàn, thiêu đốt. Nàng rên lên khe khẽ, người cong lên đón nhận và dâng hiến.”


    Đoạn này nhịp văn chậm rãi và dàn trải và đầy gợi cảm diễn tả đúng tâm lý nhân vật. Gợi cảm! Tôi công nhận điều đó! Nhưng không sex! Mà tôi đã nói rồi sao không gợi cảm được khi viết về cái điều thăng hoa nhất của cuộc đời. Tuy nhiên đoạn này lại lột tả được nhân vật cô gái. Trong quan hệ tình dục, con người khác với con vật là ở chỗ ngoài sự thỏa mãn về sinh lý con người còn một sự hưởng thụ khác đó là sự thỏa mãn về tinh thần, tình cảm. Sự thỏa mãn về sinh lý có thể là giống nhau trong các lần quan hệ nhưng sự thỏa mãn về tâm lý, tinh thần không bao giờ giống nhau. Cô gái đã nhiều lần quan hệ nhưng chắc chắn rằng đây là lần đầu tiên cô được hưởng thụ từ sex về phương diện tinh thần, tình cảm. Cô gái đã từng lầm lỡ, không thể coi đây như là một lần quan hệ bình thường. Phải coi đây là biểu hiện của sự tha thứ vì chàng trai đã dừng lại. Cái hành vi bản năng đã chấm dứt. Quan hệ tiếp theo đằng sau sự dừng lại đó tính chất của nó đã thay đổi và chính vì điều đó chàng trai mới quyết định giữ đứa bé lại. Thế mà cô ta lại bỏ đi. Thật đáng giận biết bao. Trong cuộc đời của một con người không thể tránh được những sai lầm nhưng phải nhớ rằng có những sai lầm là không thể tha thứ. Đó chính là thông điệp tôi muốn gửi đến những cô gái trẻ nằm sâu trong đoạn sex này.


    Viết về sex không dễ. Đọc về sex cũng không dễ. Sao ta phải né tránh sex? Khi mà thông qua sex có thể lột tả được sự kì diệu của tình yêu. Chỉ có điều hãy nhớ trong sex có cả cái cao thượng lẫn với cái nhơ bẩn, cả cái xấu lẫn cái tốt cả cái dục vọng thấp hèn lẫn cái cao đẹp của con người.


    Hà nội 20–8–2011
    Nguyễn thế Duyên
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom