• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đầu Xuân Nói Chuyện Tử Vi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đầu Xuân Nói Chuyện Tử Vi



    Đầu Xuân Nói Chuyện Tử Vi

    Sau 34 năm gặp lại người bạn cũ: chúng tôi rất thân từ ngày còn cắp sách ở bậc trung học, hồi ấy đám học trò Bắc kỳ chúng tôi quây quần tụ lại với nhau như những con thú bị lạc bầy, gần gũi với nhau thắm thiết vì cùng một tâm trạng trước những lời châm chọc nhạo báng của học sinh trong Nam, chúng tôi lúc nào cũng có nhau, trong lớp cũng ngồi chụm lại.
    Khi hết bậc trung học, hắn đi du học, rồi đến ngày đất nước điêu linh bạn tôi không trở về, tôi ở lại theo con nước nổi trôi, cho mãi đến khi chúng tôi bất ngờ gặp lại nhau trong một buổi họp mặt tình cờ không hẹn trước, ở Cali . Thế là chúng tôi lại quấn lấy nhau, như ngày xưa, có điều hắn và tôi bây giờ thật khác: mỗi thằng mỗi hoàn cảnh và hình ảnh…thằng thì mặt nhăn nheo tóc bạc mầu, thằng thì đầu sói mắt sưng với vết nám già nua như đồi mồi đọng lên làn da mặt. Biết nói gì hơn khi mà thời gian vẫn là một đơn vị tuyệt đối cho sự tàn phá và đổi thay, nhưng điều ấy không quan trọng vì nó không là một khoảng cách phân ly đối với tình cảm của chúng tôi mà ngược lại. Gặp lại, hắn và tôi có biết bao nhiêu điều để nói, có cả một trời tâm sự, cả một núi đồi kỷ niệm ẩn khuất trong tim. Hắn hỏi tôi, tôi hỏi hắn những thắc mắc ấp ủ trong suốt thời gian dài xa cách cho mãi sau 34 năm mới có câu trả lời.
    Đôi mắt hắn nhìn xa xôi về phương trời vô định cùng với tiếng thở dài, não lòng, giọng chùng lại, khi nói về chuyện tình của hắn:
    Tao với Thủy không lấy nhau như mày nghĩ. Chỉ vì một định kiến thật “quái gỡ” của người xưa. Bố Mẹ tao là một điển hình, mà phận làm con tao không thể vượt qua. Tao và Thủy không hạp tuổi còn xung khắc, nên bố mẹ tao nhất định không tán thành chuyện hôn nhân. Tao tuổi Giáp Ngọ. Thủy tuổi Canh Tý. Cả hai vừa xung vừa khắc vừa kỵ, ông bà già sợ tao lấy Thủy…bị khắc kỵ làm tao chết! Còn mày thì sao vợ con thế nào?
    Tôi cười cười:
    Cũng may, tao giống Ba tao, nghĩa là không kỵ…em nào cả miễn… em là nữ không là nam, thì có chết cũng là chết trong nỗi vui: “May mà có em đời còn dễ thương!” và tôi bắt đầu với một giọng triết lý Socrate: Là người đều phải chết, thế thì lấy em nào thì mình cũng chết, nên mình gỡ gạc được chừng nào hay chừng đó, kỵ kiết…thiệt lấy ai bù. Hắn đánh lên vai tôi: Mày lúc nào cũng giỡn được.
    Chúng tôi và các bạn cùng tuổi đứng trước buổi giao thời giữa hai nền văn hóa xung đột Đông –Tây. Chúng tôi phải có thái độ nào đây? Phải chăng quán Đông (tìm hiểu) và triệt Tây (hiểu biết) là một điều cần thiết cho thế hệ chúng ta và tìm một khuynh hướng quân bình trong cuộc sống hiện tại. Hạnh Phúc phải chăng đến từ sự quán triệt ấy mà đạo Phật gọi: Ngộ.
    Tìm hiểu những điều xung khắc qua Tử Vi.
    1)Lịch Số
    Cho đến bây giờ, qua bao ngàn năm sự giải thích về Lục Thập Hoa Giáp (60 năm, một chu kỳ) trong khoa tử vi vẫn còn là một điều rất mơ hồ, khó thuyết phục. (Có lẽ sự hiểu biết của người viết hữu hạn và bế tắc), dẫu có nhiều nhà chiêm tinh học giả giải thích, thế nhưng lời giải thích một cách gượng ép để rồi phải chấp nhận như một định đề. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao và dựa vào đâu để đặt ra 12 địa chi tý; sửu; dần…thành những con thú như con chuột, con trâu, con cọp…để rồi dựa trên tính của con thú tán ra tán vào hóa thành “số”! Trong khi khoa thuật số có từ ngàn xưa trước khi có khoa tử vi, những danh từ trong Lục Thập Hoa Giáp: Giáp Tý, Ất Sửu…ở thời gian ấy không có hình ảnh của các con thú. Bói rùa chỉ sự từ thời phôi thai của Chữ Hán đã có những danh từ trên mang tên: năm, tháng, và ngày (đơn vị giờ chưa được xác định vào thời gian ấy). Điều này chứng tỏ những danh từ ấy chỉ thời gian hơn là không gian. Lịch Vạn Niên xuất hiện thời gian nào thì không rõ. Theo truyền thuyết: (trong Ngự Phê thông giám tập, truyện Văn Lang Quốc, kinh hùng khải triết của Kim Định) nói về: Việt Thường năm thứ 6 cống vua Nghiêu con Rùa lớn sống ngàn năm, vuông hơn 3 thước, mu rùa có 64 chữ khoa đẩu - gạch ngắn dài- nói mọi sự trong thiên hạ từ thời hồng hoang. Đây có lẽ chính là quyển kinh dịch Quy Tàng của Việt tộc thất lạc vào thời nhà Ân (chỉ là suy nghĩ chủ quan của người viết theo phương pháp lý luận truy chứng của Bergeron trong khoa học thực nghiệm: Nếu một sự vật hiện diện nhiều lần trong cùng một sự kiện thì sự vật đó có thể là nguyên nhân của sự kiện. Hình ảnh Rùa được nhận ra trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa cũng như hiện diện khắp nơi: miếu và đền thờ), cùng với Lịch Vạn Niên, còn gọi là lịch rùa của nhà nông (viết đến đây lại có thêm một chi tiết về xuất xứ của kinh dịch: theo sách Tầu thì vua Văn Vương đời nhà Chu, (sau vua Nghiêu và Thuấn), bị tù, trong thời gian ở tù sáng chế ra Hậu thiên bát quái, phối hợp với Tiên thiên bát quái thành ra 64 quẻ dịch!!! Nên nhớ dân Việt gắn liền với rùa cũng như văn minh nông nghiệp là của Việt Tộc)
    2) Lạc Thư gắn liền với Văn Hóa Việt.
    Từ ý và số trên lạc thư đồ, người dân Việt chia ruộng vườn đất đai, đơn vị giao dịch trao đổi, thương vụ đo lường theo hệ thống: bó có 15 đơn vị trong khi đó thì một tá có 12 theo hệ thống quốc tế. Hùng Vương chia nước thành 15 quận (3 năm thành 1). 15 số thành của Matrix, với chín ô vuông của mu rùa, lạc thư. Truyện Kinh (gọi là kinh để tụng, niệm, chắc hẳn phải có nguyên do) Mẹ Âu Cơ với Lạc Long Quân có: 100 con = 45 số âm chẵn và 55 số dương lẻ. Cộng tổng số âm và dương: S(1- n) = n /2 (a 1 + an) = 100/2 (1 + 100) = 5050 (50 theo mẹ, 50 theo cha) một con số quân bình nếu đi từ nhỏ đến lớn. Cộng các con số mã: 5+0+5+0= 10. 1+0= 1. Khi từ lớn quy về nhỏ thì là 1. Đó là góc của vạn vật. Mặt khác ông bà chúng ta dậy rằng: 9 bỏ (tha thứ) làm mười. 10 thành một. Một đạo sống, ẩn chứa một sức mạnh vô biên (hình ảnh còn rùa, quy về), hay ngược lại, 1 sự nhịn, 9 sự lành. Chỉ có cái nhìn từ một nội tâm trong sáng và thương yêu lẫn nhau trong một bọc trăm con (lá lành đùm lá rách) thì mới nhận ra một chân lý của tình yêu. Rùa còn có ý: kiên nhẫn, chịu đựng, chậm chạp, tiệm tiến, khi nói đến hành sự trường kỳ để đi đến thành công, đi đường tắt, tiến nhanh tiến mạnh, chỉ đem đến đau thương. Từ những con số và danh xưng chúng ta hiểu thế nào là đạo vợ chồng. Cha Lạc long Quân: số dương với mẹ Âu Cơ: số âm. Tồn hữu dư, bổ bất túc. Lấy chỗ dư, số dương nhiều hơn số âm, bỏ vào chỗ thiếu thành quân bình 50-50, và lấy gia đình làm nền tảng cho cơ cấu xã hội gọi là “Đạo” quy về 1, Đạo của đất trời: Thiên Nhân tương hợp.
    Đó là những khái niệm về tượng số. Từ những con số ẩn chứa những ý niệm về cách sống, cách ăn-ở cho toại lòng nhau (50-50), cũng như sinh hoạt của cá nhân với ảnh hưởng của xã hội bởi hai chiều qua lại: đi (tiến) và về (quy). Từ đó, Số còn được hiểu một cách trừu tượng là: chuỗi dài sự kiện biến thiên theo thời gian.
    3) Số Tử Vi.
    Số: được hiểu theo khái niệm trên. Tử Vi: tên Sao, (trong khi danh từ sao để chỉ chòm sao Bắc Đẩu đã có từ thời nhà Đường) theo truyền thuyết dựa theo những giai thoại về Tử Vi, Hi Di Trần Đoàn thời Nhà Tống (thời loạn ly) khi nhìn lên bầu trời, phương hướng và vị trí thì không nói đến, chỉ nói đến hai vì sao luôn đi cặp song hành, gọi là Tử Vi và Thiên phủ, và rồi khoác lên các vị sao ấy, mang hình ảnh và đặc tính của một đấng quân vương, theo quan niệm quân chủ với tư tưởng Khổng – Mạnh nói lên giá trị Thiện - Ác của con người, Vua là Thiên Tử: con trời nên có tính đại ngã cho vừa lòng dân. Mang hình thái cơ cấu chính trị, xã hội và chữ thời, thành khoa thuật số Tử Vi. Cũng như nhiều khoa thuật số khác, có trước Tử Vi đều dựa vào Kinh Dịch làm nền tảng, trong đó Âm Dương và Ngũ Hành làm cơ sở lý luận biện chứng. (Phương pháp luận không nằm trong phạm vì bài viết)
    Theo sử liệu, (nguồn góc Tử Vi vẫn còn nhiều nghi vấn) thì Tử Vi truyền sang Việt Nam (VN) khi mà quân Nguyên chiếm toàn cõi Trung Quốc (TQ). Các quan lại nhân sĩ đời nhà Tống trốn sang VN dưới thời nhà Trần, và được nhà Trần chấp chứa, trong đó có vị tiến sĩ Hoàng Bình với chức quan Đại Học Sĩ (năm 1253) đem cả gia tộc trên ba ngàn người xin làm cư dân Đại Việt. Để tỏ lòng cảm tạ đã dâng cuốn Tử Vi Kinh, điều này được biết trong Đông-A Chỉ Sự, bộ sách ghi chép các học thuyết đời nhà Trần (Cốt Tủy Khoa Tử Vi của Trần Đại sỹ). Vì là một môn học uyên thâm liên đới với Chính Trị và Nhân Sinh, nên các vị vua nhà Trần giữ làm của riêng để bảo vệ triều đại, chỉ truyền cho gia tộc. Từ đấy khoa Tử Vi được xem như một môn học bí truyền. Truyền cho con cháu nhà Trần những cái bí (bế tắc) luôn! Nên khoa Tử Vi mỗi ngày trở nên tối tăm, người học hỏi sau này chỉ có mò mẫm…thành thầy mò. Và có thể từ đó tên các Địa Chi được chú giải: “Nhân linh ư văn vật” biến người thành thú vật cho tiện xem số như Chuột; Trâu, Cọp, Mèo (người Tầu thì: Mão là Thỏ); con Rồng thì Tầu và Việt chưa bao giờ thấy…còn Dậu thì Việt cho là gà nhưng là con gà trống (đực) còn Tầu cho là con Công, chim Phượng nhìn cho đẹp! (Hiểu và lý luận như vậy…Mỹ đen chắc là “số” con Khỉ hết, nên cả đời khổ thân!)
    Có tác giả sách Tử Vi lý luận: đã không dùng những nguyên lý từ Dịch học: âm dương, mà dùng đại số học biến Tử Vi thành Hàm Số để rồi đi tìm ẩn số cuộc đời với nhiều…m! (thông số). Và có vị tìm đáp số cuộc đời qua Tử Vi bằng Quang Học, ánh sáng đời người từ những giao thoa của ánh mặt trời và mặt trăng. Còn có tác giả cao thâm bí hiểm thì: Tử Vi…Ảo rồi bí luôn, (hết nói, hết ý). Vậy mà quê hương tôi đã có một thời…Tử Vi làm đảo lộn Càn – Khôn trong chính trường: Đất nước đảo điên liên miên từ các vị tướng lãnh (Quân Nhân Pháp Hóa) có binh quyền thế nhưng thiếu thời, tìm thời qua lăng kính Tử Vi kiếm công hầu qua những cuộc đảo chánh, tin vào Hàm Số Tử Vi cũng như tia sáng mặt trời qua góc độ ngày sanh! Kiếm vinh quang trong vũng rối bời bời… Tử Vi!!! Còn có một số nhà lý luận Tử Vi khác dựa vào tính thú của 12 Địa Chi, làm lịch và giải nghĩa sự Xung, Khắc (biến người thành thú như chủ nghĩa duy vật). Xung theo họ có nghĩa là ngược lại, tương phản: Tý (chuột) xung Ngọ vì: Chuột nhỏ, ngựa to, ngựa khoẻ nên hiên ngang chuột yếu nên mánh khoé v.v… cứ thế mà tán hết đời này sang đời khác thành một tập tục. Còn Khắc thì cho là xui xẻo, theo nguyên lý của Ngũ Hành sinh khắc.
    Từ những suy nghĩ mang tính lợi lộc (ảnh hưởng của các chú Ba Tầu bán buôn) lâu đời đó, không những bố mẹ của người bạn tôi mà còn bao muôn người khác đều cùng một quan niệm đó, đưa đến vạn sự đắng cay cho người cho đời. Nhìn khuôn mặt u uẩn của người bạn, những kỷ niệm đẹp của tình yêu như lần hiện trước mặt hắn:
    Tôi không những là một chứng nhân chuyện tình của hắn, mà chính tôi còn là nạn nhân tình yêu của hắn. Tôi nhớ: ngày hôm ấy tôi với nó ngồi ở quán cà-phê nhạc góc đường Nguyễn Thiện Thuật, nơi có cô em rất xinh mà bọn chúng tôi vẫn thích ngồi, nhìn ngắm hay nói những câu chuyện bâng quơ giễu cợt. Thật ra là tôi thích đúng hơn, cũng cái tật…nhìn em là quên mất đường về! Hôm đó…Vân đẹp quá, áo hở cổ, da trắng ngà như vầng trăng sáng lung linh chiếu rọi trong tâm hồn tăm tối của tôi. Tôi lúc đó mới hiểu vì sao: da em trắng anh chẳng cần ánh sáng. Trong khuôn tiệm ánh đèn mờ ảo, tôi vẫn thấy làn da cổ với cái gáy bồng bềnh tóc mai sợi ngắn sợi dài, có lúc tôi miên man gởi hồn theo những sợi tóc mong manh gợi cảm ấy với ước mơ ngọt lịm bên ly cà phê thật đắng, để hiểu rằng: hạnh phúc tình yêu phải chăng không là những chiếc hôn nóng bỏng, mà còn là những vu vơ ẩn hiện lấp ló của bờ gáy với làn tóc mỏng như tơ nhưng đầy vương vấn. Tôi mải mê nhìn vầng gáy của Vân từ một góc ngồi xa xa, thì thằng bạn tôi bỗng nhiên ghé tai nói nhỏ: Mày ngồi đây chờ tao, tao nhớ Thủy, tao đi đón Thủy đến ngồi chung cho vui. Tôi đưa chìa khóa xe cho hắn. Một mình với từng ngụm cà phê đen đắng, ánh mắt không rời cô em xinh xinh học trò, tôi vẫn yêu dáng dấp mảnh mai tơ liễu buông mành như sương như khói của người con gái Việt Nam, e ấp thẹn thùng, mặt đỏ hây hây mỗi khi thấy ánh nhìn đắm đuối của tôi. Thói quen nhìn cô gái xinh xinh đến giờ vẫn không thay đổi, không hiểu: có phải vì tui tuổi “Mùi” hay tại vì tui đam mê cái đẹp của đất trời, của tạo hóa, của thiên nhiên với cái nét cong cong hữu tình, để rồi quên mất thời gian đã về trên mái tóc, cũng như ngày ấy tôi quên mất thời gian chờ đợi thằng bạn tôi. Tôi chờ, tôi vẫn chờ trong kiên nhẫn, trong nỗi vui, trong những dãi suy tư bay vút tận trời cao…cao ngất ngưởng tựa áng mây bay bay, cho đến khi tiệm đóng cửa, đuổi tôi ra, vẫn không thấy người bạn tôi trở lại. Tôi ngồi bệt bên ngoài, trước cặp mắt đầy nghi ngờ, thiếu thiện cảm và còn có vẻ răn đe như muốn đánh lộn của ông bố cô nàng: “mày muốn gì đây…dê con gái tao à! Chết đấy nhe con…” Tôi biết nói gì hơn…lẩm bẩm: Con ông đẹp, còn ông… thôi đành xa nhau. Khi thằng bạn trở lại, trời đã khuya, tôi và hắn trên đường về thì bị: tó ở tù vì vi phạm giờ giới nghiêm. Nằm trong tù, tôi thấy hắn có vẻ sung sướng hơn lúc nào hết, nhìn tôi cười cười: V.T. An: xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em…dởm ơi là dởm. Tao với mày hết sẩy, lấy giấy ra tù làm bằng chứng yêu em! Tao chở em đi chơi, mày nhìn em đã đời suốt đêm, ở tù cũng đáng...để được yêu. Nó thì sướng rồi, còn tôi nhớ lại khuôn mặt của ông bố cô nàng…hết muốn yêu.
    Tôi có hỏi hắn về Thủy, câu trả lời hửng hờ ngoài dự kiến: Thủy có chồng, một gã đàn ông thật hạnh phúc mà không biết.
    - Dựa vào đâu mày nói như vậy!
    - Người đàn ông chỉ đòi hỏi và ghen tương, dĩ nhiên sẽ không mang hạnh phúc đến cho người khác. Tiếng thở dài theo đó, như không muốn nói thêm. Tôi và nó đều im lặng, tôi không biết nó nghĩ gì, riêng tôi thì xót xa cho người bạn của mình.
    Nếu hiểu hạnh phúc lứa đôi là hạp tuổi, ăn nên làm ra theo suy tính quyền lợi dựa vào “số” Tử Vi, thì không hiểu gì là Tử Vi. Như đã viết: Tử Vi là một trong khoa thuật số, mà cơ sở lý luận căn bản từ Dịch Học ẩn chứa nền Đạo Học Đông Phương, trong đó bản đẩu số an “sao” (Thiên Bàn) phát xuất từ Lạc Thư Đồ, với một cơ cấu lý luận triết: an thổ (thìn, tuất, sửu, mùi), sự an lạc bình yên của tâm hồn. Thổ: nơi nghỉ ngơi, an dưỡng của vạn vật (mộ cung). Từ sự chuyển hóa di dộng âm dương: tiêu và trưởng, thịnh và suy, không rời của vũ trụ, tạo nên một sự quân bình động, nhìn thấy qua địa bàn toán số Lạc Thư với các cặp số đối nhau 4 phương, 4 hướng: 9-1 Nam đối Bắc, 8-2 Đông Bắc và Tây Nam, 7-3 Tây và Đông, 6-4 Tây Bắc và Đông Nam. Khi hợp (cộng) chung lại thì bằng 10, một con số trọn vẹn đối nhau qua số 5 (số thổ). Và Ngôi sao Tử Vi và Thiên Phủ luôn đối nhau qua trục âm dương tiêu trưởng (Hoàng Đạo: Dần Thân) mặt Trời mọc và lặn. Thế nên đối và xung còn được hiểu là hai đối cực của một thể để tạo nên sự quân bình chuyển động sinh sinh hóa hóa theo định luật bảo toàn năng lượng, tổng số luôn là zero. Nếu Tử vi là hình thì Thiên Phủ là bóng và ngược lại, cũng như tất cả những danh từ sao đi với nhau thành cặp trong lá số Tử Vi đều phân phối theo hai chiều thuận nghịch âm dương, gía trị tốt xấu, hay hoặc dở tùy thuộc vào không gian và thời gian. Khắc và kỵ được hiểu qua nguyên lý ngũ hành, thế nhưng khắc được hay không lại tùy thuộc vào yếu tố cường độ: mạnh-yếu. Đây chính là sự đo lường tài năng cá nhân, có vượt qua những đố kỵ, đối diện với khó khăn, để tạo cho mình một thế đứng trong xã hội với nhiều yếu tố vây quanh: công danh, quan trường, tài lợi, tình yêu v.v…
    Vấn đề xung: tứ hành xung (dần thân, tý ngọ, tỵ hợi, mão dậu) là những trục dối xứng âm dương để nói lên sự bổ túc, đầy vơi, thừa thiếu, thịnh suy âm dương của vạn vật. Thực tế, những đôi vợ chồng có tuổi xung đối thường hạnh phúc hơn bao giờ. Vì âm dương bổ túc cho nhau trừ khi những cặp, đôi ấy là những kẻ đồng tính! (nghịch vị) Hay là phát xuất từ một lối suy nghĩ “số” theo cái tính thú (duy vật): con thú này với con thú kia qua lăng kính lợi lộc, để chỉ thấy xui với xẻo quanh năm suốt tháng, người xấu nhiều hơn người tốt v.v…Quên mất con người là một linh vật, có tính thú thế nhưng có tâm linh vươn lên ngang hàng với Đất Trời.
    Nhận định về năm Canh - Dần.
    Canh, theo Vạn Niên đại lịch: Vạn vật bắt đầu kết trái, quá trình tiến hóa có kết quả.
    Dần: Sự thay đổi, chu trình diễn biến được nhìn thấy rõ.
    Canh Dần trong Thập Lục Hoa Giáp, ở vào thập niên: Giáp Thân.
    Giáp-Thân, được xem như chủ quản 10 năm. Thiên can: Giáp thuộc mộc. Địa chi: Thân thuộc kim. Kim khắc Mộc. Đất Trời gây gỗ, (vợ chồng cãi nhau), bão tố, tai ương liên miên, muôn sinh lầm than. Đây là một thập niên đầy giao động. Gặp năm Canh Dần: xung khắc “thần” chủ quản một thập niên, hiểu một cách nôm na: Canh Dần, lưu niên (một năm) như một cá nhân tưởng mình trưởng thành, lông cánh đầy đủ muốn qua mặt, xem thường, và còn chọc tức ông boss Giáp Dần (10 năm). Vừa đối nhau (thái tuế) vừa xung đột tranh dành quyền lợi (lộc tồn) lại vừa khuấy động (thiên mã). Thế nên là một năm nhiều biến động bất ngờ. Kinh tế suy sụp (xung lộc). Dân tình điêu linh (thiên mã vừa xung vừa khắc). Tóm lại là một năm không tốt để đầu tư và di chuyển.

    Trường Ta LTT
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom